Tú Văn vừa xem xong tiểu thuyết "Hãy ngủ yên tình yêu" của nữ sĩ Quỳnh Dao. Cô thấy mình sao giống nhân vật chính tên Tử Lăng của bà ghê!
Tuy không yêu Sở Liêm, người yêu của chị mình để lâm vào cuộc tình tay ba không lối thoát, nhưng hiện thời tâm trạng của cô và Tử Lăng giống hệt nhau.
Đồng là đôi vịt trời xấu xí đầu thai vào một gia đình thiên nga vọng tộc. Mơ mộng, u buồn giữa đời thường để bị xem là gàn dở, vô tích sự trước mặt mọi người.
Mẹ vừa mới nói cô là "con ăn bám" rồi vui vẻ khoác tay chị Linh Nhi ra Shop thời trang. Cha thì ho xù xụ trên lầu, tối ngày chỉ biết ôm cái tivi và ống thuốc lào, chẳng bao giờ thèm quan tâm đến con cái, gia đình. Chắc ông nghĩ với mấy chục cây vàng của nội để lại kia, đủ để ông nuôi mấy mẹ con cô suốt đời.
Lật quyển nhật ký ra, Tú Văn không hiểu sao mình lại ganh tị với Tử Lăng, cô ta dù sao cũng sướng hơn mình. Bà Quỳnh Dao đã khéo chọn cho cô ta một Văn Phàm đẹp trai, nho nhã. Vừa từng trải vừa hiểu cô ta như vậy.
Còn mình... chống tay lên cằm, hướng mắt qua ô cửa. Tú Văn thầm hỏi đến bao giờ mới được giải thoát đây? Sao cô ước ao, thèm muốn được trở thành con én nhỏ giữa trời cao kia quá. Thong dong, tự tại theo ý của mình, chẳng bị ai bắt buộc.
Cuối cùng rồi Tử Lăng kia cũng đạt thành sở nguyện. Sau bao sóng gió cuộc đời cô cũng tìm được tình yêu hạnh phúc và sự nghiệp cho mình. Từ chú vịt trời đen đủi, vụt lột xác công chúa thiên nga đẹp nhất bầu trời. Liều rồi mình có giống được Tử Lăng hay không?
Chấm một dấu hỏi to vào giữa trang phật kí, Tú Văn tự cười mình. Lại lãng mạn phi thực tế nữa rồi. Làm sao mà giống được? Cô quên Tử Lăng là nhân vật của Quỳnh Dao, chỉ có trong tiểu thuyết rồi ư?
Trong đầu cô... cô chỉ là một con bé rất tầm thường giữa cuộc đời. Tương lai, sự nghiệp của cô vẫn còn đang mịt mù trước mặt. Có phải tiểu thuyết đâu mà định sẵn được phần kết thật nhẹ nhàng, đẹp lòng người đọc?
Tú Văn à, đừng mơ mộng nữa, mãi mãi mày sẽ là con cú nhỏ bị nhốt trong lồng, rồi chết lặng thầm trong sự cô đơn chẳng người biết đến.
Không!
Tú Văn chợt hét lên, cô chẳng cam lòng đầu hàng số phận. Cô chợt muốn tìm gặp nữ sĩ Quỳnh Dao, nhờ bà viết tiếng phần tiếp theo của cuộc đời mình. Như Tử Lăng kia vụt thoát kiếp vịt trời, làm thiên nga sải cách bay tìm về khung trời mình yêu thích.
oOo
Không có bà Quỳnh Dao, không có một văn sĩ nổi tiếng nào ở gần đểy cậy nhờ, Tú Văn quyết định, tự cô sẽ viết tiếp cuộc đời mình. Bằng cách làm một cuộc phiên lưu vào cuộc sống.
Sáng nay sau khi nghe mẹ dứt khoát lập trường, một hai nếu không theo ngành du lịnh của chị Chi, thì phải học y làm bác sĩ. Tu Văn đã biết sẽ phãi làm gì để tự cứu lấy mình.
Bác sĩ là một ngành cao quý. Tú Văn biết và tôn trọng nghề này lắm, nhưng tôn trọng và bộp chộp nông nổi Tú Văn hiểu mình không thể là bác sĩ. Không bỏ quên dao kéo trong bụng bệnh nhân, cô cũng giết họ chết bởi cho nhầm tên thuốc mất.
Chờ cho bóng mẹ khuất xa xa cuối con đường, Tú Văn lập tức khoắc chiếc túi lên vai. Trèo qua cửa sộ, men theo đường ống thông hơi, đu toòng teng như một chú thạch sùng, cô tụt dần xuống đất.
Có thể mở cửa rào, đường đường chính chính, ung dung bưới ra, nhưng Tú Văn không thích thế. Trèo qua cửa sổ ở độ cao gần hai mươi mét như vậy, trong trạng thái lửng lơ, cô thấy thú vị hơn.
Đã bảo trốn nhà đi, ít ra cũng cho mình chút cảm giác hồi hộp, căng thẳng chứ? Người đi đường nhìn cô với vẻ lạ lùng lắm. Nhưng nhằm nhò gì, Tú Văn này không sơ đâu.
Các túi vải nhẹ bỗng trên vai, Tú Văn bước thong dong qua lộ. Mắt hất cao, nhún nhẩy theo mỗi bứa đi, cô thở thật sâu như lần đầu được thưởng thức không khí tự do ngoài trời vậy.
- Coi cô ta kìa, bụi ghê chưa?
- Trông cũng hay hay đó chứ?
Có hai gã thanh niên đi ngược chiều, thấy Tú Văn vừa đi vừa ăn trái chuối chiên, quay nhìn nhau rồi gật đầu bàn tán. Họ nói to đến nỗi cô cũng có thể nghe. Nhung vẫn phớt lờ. Tú Văn không thèm quan tâm đến.
Đây đâu phải lần đầu cô ra đường với cái quần Jean rách tua rua cho người ta bàn tán, xì xào? Đã lâu rồi, như trở thành phong cách, Tú Văn luôn thích mặc duy nhất loại quần Jean bạch phếch bó sát vào người và áo thun rộng thùng thình dài quá gối thôi.
Như vậy trông cô khỏe mạnh, tự tin hơn. Cô ghét nhất là loại quần áo thướt tha, mềm mại, đầy đăng ten màu mè, kiểu cách.
Giày dép dưới chân cũng thế, bao giờ cũng là đôi dép da trắng kiểu thô có dây buộc phía trên. Từ nhỏ đến giờ, chưa một lần Tú Văn ghé mắt nhìn qua hàng giày dép cao gót. Nhìn thấy chị Linh Nhi yểu điệu bước đi, cô chỉ mỉm nhẹ nụ cười, thương cho đôi bàn chân của chị làm sao.
Càng thương luôn cho tính thích đeo nữ trang của chị. Lúc nào cũng lủng lẳng, củng xoẽng trên người nào vòng xi men, cà rá, bông tai, dây chuyền, nhẫn, lắc. Nói tóm lại, Linh Chi như một người mấu nữ trang chyên nghiệp. Chị đeo vàng lên khắp người mình. Không cần biết đẹp xấu. Chỉ cần nó môden, nặng ký và khiến người ta phải trầm trồ cho sự giàu có của mình.
Phần Tú Văn, ngay từ nhỏ đã có điểm khác biệt với chị rồi. Mà cũng chính vì điểu khác biết này càng làm mẹ ghét cô hơn . Bà bảo, cô làm cho bà xấu hổ, mỗi lần lúc gặp bạn bè. Nhìn hai chị em cô, người ngoài ngỡ, Linh Chi là con ruột, còn cô là con ghẻ.
Hăm he, đánh đập, giận hờn, bà chỉ bắt được Tú Văn deo vào tay một chiếc đồng hồ mà lòng chẳng ưng một chút nào. Ai đời con gái, con đứa lại đòi đeo đồng hồ vó mặt to đùng như con trai vậy. Dây da đen nữa. Thật chẳng đẹp, chẳng có chút thẩm mỹ nào.
Đến năm mười tám tuổi, Tú Văn mới có thêm một món nữ trang. Đó là sợi dây chuyền nhỏ bằng bạch kim. Nó mỏng dính, ngắn ngủi, ôm sát cổ nhưng Tú Văn thích lắm. Chính tay cô đã mua nó cùng cái mặt nhỏ hình trái tim lồng hạt kim cương bé xíu. Chắc tại nó hạp với phong cách của mình . Tú Văn nghĩ vậy và đeo ngay vào cổ. Bốn năm rồi, từ lúc mua sợi dây chuyền, cô chưa một lần cởi nó ra hay cố ý định mua cho mình sợi khác.
- Ê! Muốn chết sao mà đi kiểu gì kỳ vậy?
Tiếng đập tay thật to vào thành xe kèm theo tiếng hét thất thanh của gã tài xế, đã làm Tú Văn giật mình sực tỉnh. Ngẩng đầu lên, thấy gã tài xế trừng mắt giận dữ nhìn mình, Tú Văn sợ quá. Đầu rụt lại, chiếc lưỡi cô lè dài tinh nghịch.
Trời hỡi! Đến nước này còn cười được. Viên tài xế thở ra, lắc đầu ngán ngẩm. Chắc cô ta không biết mình suýt nữa đã bị cán dẹp lép dưới bánh xe.
- Xin lỗi chú!
Như chưa biết sợ, Tú Văn mỉm cười đưa tay vẫy chào người tài xế rồi bước thối lui, không nhìn thấy một chiếc honda đang trờ tới.
- Ê... Ê... !
Viên tài xế hét tọ Chiếc honda lách thật nhanh. KHông cán Tú Văn nhưng... lại đâm sầm vào một chiếc xích lô đang lao đến. Hất tung lên, cả hai đồng ngã chỏng queo trên mặt lộ.
Chết chưa! Lại là mình! Nhăn mặt nhìn anh thanh niên vì tránh mình phải ngã nằm dài dưới bánh xe, khắp người be bét máu, Tú Văn ghe hối hận, như muốn bước đến, đỡ chiếc xe, nâng anh dậy nói vài câu xin lỗi, nhưng nhớ đến số tiền ít ỏi trong túi mình, không đủ mua đền anh ta dù chỉ là một cái đèn, cô đứng lại.
Thở ra một cái, thừa lúc mọi người bận lu bu không để ý đến, cô chuồn thẳng.
Để chắc ăn lần này Thú Văn không đi dưới lòng đường nữa. Mua một cây cà rem, bước hẳn lên lề, cô vừa đi vừa mút. Nghĩ đến những tháng ngày sắp tới của mình, cô không biết mình sẽ ở đâu, ăn đâu nữa. Làm gì để kiếm tiền đây? Trong túi hiện giờ còn có đúng hai chục ngàn đồng. Đủ để cô ăn quá vặt mấy ngày thôi.
- Á! Hổng biết đâu, bắt đền đi chị. Chị đá đổ đồ chơi của em rồi!
Một bàn tay chợt ôm cứng chân Tú Văn cản bước. Nhìn xuống, cô thấy nó là một đứa bé. Bên đống đồ chơi bị đá đổ tùm lum. Nó dẫy đùng đùng làm vạ.
Lại nữa rồi! Nhẹ nhún vai, ngồi xuống bên đứa bé. Tú Văn biết lỗi:
- Chị đá đổ của em rồi hả? Thôi nín đi, chị xin lỗi.
- Hông, hổng biết đâu. Chị đền đi
Đứa bé không ngừng khóc, quẫn mạnh đôi chân:
- Xây lại nhà lầu cho em như lúc nãy.
Xây nhà lầu ư? Nhẹ đưa mắt nhìn những thanh xếp hình. Tú Văn gật đầu. Trao cây cà rem ăn dở cho đứa bé, cô ngồi xệp luôn xuống đất.
Như quên mất thời gian, khung cảnh. Tú Văn không ngờ trò chơi ghép nhà lại thu hút mình như vậy. Từng thanh nhỏ, thanh nhỏ đủ màu khép kít lại với nhau, chẳng mất chóc đã tạo thành một cái biệt thự rất dễ thương, đẹp mắt.
Nếu can biệt thự này thật là của mình. Tú Văn vừa ghép vừa tưởng tượng. T hì chỗ này sẽ là hồ bơi, chỗ này là sân tennis. Vườn hoa kiểng đặt ở đay, có chuồng chim bồ câu và một căn nhỏ nhỏ xíu xinh xinh dành cho chú Mi xù.
- Chị, chị trả lại cho em đi.
Thấy Tú Văn cứ sững người, cầm mãi căn nhà gỗ trên tay, sợ cô lấy mất của mình, thằng bé lại kêu lên.
- À! Trả lại cho em nè. Đẹp không?
Xoa đầu nó. Tú Văn lại mỉm cười trách mình mơ mộng hão. Tiếp tục bước lang thang tự lúc nào không biết, cô thấy mình đang ở trong một công viên vắng. Không suy nghĩ gì hơn, cô tìm một băng đá trống, tạm cho đôi chân nghỉ mệt.
- Chị Ơi! Mua giùm em bịch táo.
Vừa ngồi xuống, chưa kịp thở đã bị một đứa bé bê mâm táo đến quấy rầy. Mới ăn xong chẳng thèm gì, nhưng... thấy đứa bé bưng cái mâm nặng quá, Tú Văn mua luôn giùm nó bịch táo tọ Hết năm ngàn, hơi tiếc trong lòng. Nhưng kệ đi, lo gì, tới đâu hay tới đó. Nhồm nhoàm ăn rồi quăng hột xuống sông, ngã lưng dựa vào thành ghế, chân gác cao lên hàng cây kiểng trước mặt mình, nghe gió lùa lồng lộng vào trong tóc, Tú Văn bỗng thấy cuộc đời mình nhàn nhã, sung sướng quá! Ước gì đừng phải làm đừng phải lo, ngày nào cũng nhởn nhơ ngắm cảnh, ngẫm chuyện đời thế này. Tuyệt làm sao!
oOo
- Ê, dạy đi, dậy đi, mày chiếm chỗ của tao rồi.
Đang ngủ rất ngon. Tú Văn bỗng bị một bàn tay lay dậy. Mở mắt ra, nhìn bầu trời đen kịt trước mặt mình, cô hơi hoảng, nhưng phải ít giây sau mới bình tâm hiểu ra sự việc.
Ăn xong bịch táo, ngẫm chuyện đời một lúc không hay nữa. Thì ra buổi tối công viên có một khuôn mặt khác, trái hẳn với ban ngày.
Như quên mất đứa bé đứng trước mặt mình đang gương to đôi mắt. Tú Văn thích thú đảo mắt nhìn đêm công viên yên tĩnh, như một ốc đảo mới hồi sinh, dưới ánh đèn mờ ảo. Công viên giống hệt một khu dân cư nhỏ.
Trong những chiếc mùng giăng lụp xụp dưới tán cây là một mái gia đình. Cũng có cha, có mẹ, có con cái, có nấu ăn, có sinh hoạt gia dình. Họ là những người vô gia cư trôi nổi bềnh bồng vì thiên tai, vì hoàn cảnh. Ban ngày tản đi kiếmsống, đêm lại về đoàn tù bên nhau đầm ấm.
Hay đấy chứ? Bỗng nhiên Tú Văn thèm được giống họ quá. Trôi nổi, bềnh bồng đâu cũng là nhà, đâu cũng ấm êm hạnh phúc. Cần gì nệm ấm, chăn êm, nhà cao cửa rộng mà lòng thì chứa những mưu sâu, lọc lừa, gian trá.
- Chị Ơi, trả chỗ lại cho em!
Con bé lại run run nhắc, dường như nó buồn ngủ và mệt lắm rồi.
- Chỗ của em ư?
Dứt cơn suy tưởng, nhìn lại con bé trước mắt mình, Tú Văn như ngạc nhiên hơn. Trời ơi, con bé sao mà dễ thương đến vậy? Mắt tròn to, gương mặt bầu bĩnh. Trong chiếc áo cũ rích xác xơ, nó vẫn toát ra một vẻ gì rất thông minh, lém lỉnh. Nó trông cũng khó lớn, mười bốn, mười lăm rồi thì phải.
- Trả cho em đây.
Mỉm cười, đứng dậy, chẳng chút phật lòng, Tú Văn bỗng đi tìm chỗ khác. Được mấy bước, như chợt nhớ ra, cô quay lại, mở túi, lấy chiếc áo mới của mình trao cho nó:
- Cho em nè!
- Cho em?
Con bé ngạc nhiên. Đôi mắt nó tròn xoe như không tin, như cảm động. Hồi lâu mới lắp bắp được vài câu:
- Sao chị tốt vậy? Em đuổi chị đi mà!
- Vì em dễ thương lắm, biết không!
Vỗ nhẹ lên má nó, Tú Văn mỉm cười dợm bước. Đứa bé lại kêu lên:
- Hay chị đừng đi nữa, ở lại ngủ với em.
- Cũng được!
Chẳng khách sáo, Tú Văn trèo lên ghế, nằm xuống cạnh đứa bé. Chật lắm, nhưng nhờ vậy mà không lạnh.
- Chị mới tới đây lần đầu hả?
Đắp chiếc áo của Tú Văn lên cánh tay trần, con bé hỏi:
- Nhà của chị đâu sao không ở?
- Chị bị đuổi rồi.
Nhìn những vì sao nhấp nháy trên cao, Tú Văn nghe gió đêm thổi:
- Bà ấy bảo, chị là đồ vô tích sự.
- Vậy thì tội nghiệp cho chị quá!
Con bé thở ra như người lớn:
- Còn em thì chẳng có mẹ cha gì, chỉ có bà ngoại thôi, bà già lắm.
- Vậy ngoại em đâu?
Tú Văn thắc mắc.
- Bà chết rồi.
Con bé trả lời gọn, tay mân mê chiếc mặt dây chuyền con cá bằng cẩm thạch. Trông đẹp quá! Tú Văn muốn hỏi lại thôi, như vậy đường đột lắm.
- Bảo vệ công viên đến, bà con ơi!
Văng vẩy từ xa tiếng một người đàn ông hét lớn. Cả công viên đang im lìm trong giấc ngủ bỗng rùng rùng thức dậy. Dây mùng bị giật đứt vội vàng, bồng bế nhau, đoàn người rần rần chạy ra giặc đến.
Đang ngơ ngácc nhìn đoàn người chưa hiểu ra chuyện gì, Tú Văn đã bị đứa bé nắm tay lôi mạnh:
- Chạy đi chị. Họ đến rồi!
Họ là ai?
Hoang mang chạy theo đứa bé mệt đến đứt hơi. Tú Văn thoáng thấy sau lưng mình ánh đèn phin loang loáng, tiếng tu huýt nghe vang vọng.
oOo
- Gì vậy em? Họ là ai? Sao lại đuổi bắt chúng ta?
Chạy một đoạn xa, thoát khỏi tầm truy bắt rồi Tú Văn mới dừng chân hào hển thở.
- Chị hỏng biết ư?
Như quá quen với cảnh này, cô bé không thấy mệt. Nó nhẹ rút vai:
- Bảo vệ của công viên đó. Họ không cho chúng ta lấy công viên làm nhà đâu. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố.
Ngưng một chút nhìn Tú Văn tối xầm đi thất vọng, nó nói thêm:
- May mà chúng ta nhanh chân chạy thoát, không thì...
- Thì sao?
- Thì đã bị nhốt gọn trên chiếc xe bịt bùng kia, chạy ù một hơi đến trại xã hội rồi.
Trại xã hội ư? Với Tú Văn nơi này chẳng lạ gì. Mấy lần theo đoàn từ thiện, cô từng đến đây cứu trợ rồi. Lần nào đến cô cũng khóc thương cho họ, cũng móc túi lấy hết số tiền có được tặng cho các em bé mồ côi.
Lúc trước, nghe những người quản giáo than phiền, bảo học viên ở đây hay vượt trại trốn ra ngòai, cô vẫn không hiểu vì sao. Họ ngu ngốc quá, có chỗ ăn ở đoàng hoàng như vậy còn muốn gì nữa chứ?
Nhưng bây giờ đứng đay, tận mắt chứng kiến cuộc sống lang thang của họ, Tú Văn mới vỡ lẽ ra. Là con người, chẳng ai muôn sống nương vào người khác. Cái cảm giác bị bỏ rơi, là nạn nhân trông chờ lòng hảo tâm bố thí cho, khó chịu vô cùng.
- Họ đi hết rồi, mình trở lại đi em.
Thấy đoàn người bảo vệ đã leo hết lên xe, rồ máy. Tú Văn kéo tay đứa bé, nghĩ đến giấc ngủ ngon giữa công viên lộng gió. Phải còn lâu trời mới sáng.
- Ồ! Không được đâu!
Con bé lại lắc đầu:
- Chị muốn bị tóm hay sao mà đòi trở lại công viên chứ? Họ sẽ quay trở lại ngay, bất cứ lúc nào.
Như thấy cô chưa hiểu, nó giải thích:
- Sắp đến noel rồi, họ truy lùng giữ lắm..
- Vậy... từ nay mọi người ngủ ở đâu?
Mắt lưu luyến hướng về dãy ghế trống trơn, Tú Văn thắc mắc. Thế mới biết cuộc đời không gì tròn vẹn cả.
- Mọi chỗ, mọi nơi.
Con bé chẳng có chút lo lắng nào, vô tư nói:
- Gầm cầu cũng được, hiên nhà ai đó cũng xong. Ngủ thôi mà, có gì là quan trọng.
- Thế còn em?
- Em hả?
Con bé chợt cười phô cái răng sún rất có duyên:
- Thường thì em chui vào một ngôi miếu hoang, nhưng hôm nay có chị, em sài sang, dắt chị đến chỗ này ngon lắm!
Con bé dùng từ dễ thương chưa? Chỗ ngủ mà ngon, làm như bánh vậy. Tú Văn thấy vui vui mỉm cười, sài từ của nó:
- Chỗ nào mà ngon vậy?
- Bí mật, cứ theo em khắc biết!
Rồi nắm tay cô, nó băng băng chạy trên đường phố. Đêm cô liêu, vắng vẻ, bóng hai chị em cứ tan ra, nhập lại trên đường. Làm mấy chú chó hoang đang ngơ ngác đứng chẳng biết chuyện gì cũng chạy theo, sủa vang rần.
Tú Văn chạy theo đứa bé rất lâu, hàng cột điện thưa dần, thưa dần như báo hiệu. Họ đang tiến vào khu ngoại ô thành phố. Nơi có nhiều biệt thự cao cấp, dành cho các nhà triệu phú nghỉ chân, picnic chiếu thứ bảy.
- Ở đây ư?
Ngỡ ngàng, Tú Văn đưa mắt nhìn bức tường cao trước mắt mình. Ở đây thì có gì khác biệt với ngôi miếu hoang mà con bé bảo là ngon, rồi nhọc công dắt cô chạy suốt đoạn đường dài như vậy?
- Đi theo em!
Lại nắm tay lôi Tú Văn đi, con bé cười tủm tỉm như thú vị, rồi thẫn thờ dừng lại, đưa mắt chỉ vào lỗ hổng nho nhỏ, nó thì thầm bảo Tú Văn:
- Chị chui vào đi.
- Chui... chui... vào ư?
Đôi mắt nhấp nháy, Tú Văn nhẹ lắc đầu. Đây là lỗ của chó mà.
- Hỏng sao đâu, mình chui được mà.
Con bé ngây thơ:
- À! Chị không tin hả, để em chui trước cho chị coi nghe.
Nói rồi nhanh như sóc, nó móp sát người xuống đất. Trong tư thế bốn chân nó chui qua cái lỗ hổng ngon ơ.
- Rộng lắm, bảo đảm chị chui vừa mà. Vào đi.
Dở khóc, dở cười. Tú Văn không biết đi hay ở. Chui lỗ chó thật ra cô không ngại. Chỉ ngại người bên trong bắt được, hiểu lầm mình là kẻ trộm thôi.
- Sao vậy? Chị không chịu vào à?
Ló đầu ra, mắt con bé thất vọng;
- Thôi để em ra với chị.
- Không, để chị chui.
Tú Văn bỗng quyết định nhanh . Hất chiếc túi lên vai, bắt trước đứa bé, cô chui qua cái lỗ.
Vạch tấm lá đứng lên. Tú Văn bỗng như người chết lặng. Đôi mắt mở to, cô như không tin những gì mình đang thấy kia là sự thật. Cứ ngỡ lạc cõi tiên, như Từ Thúc lần đầu mơ bồng lại, tiên cảnh.
Đẹp quá đi! Dưới ánh trăng đêm ờ ảo, trong mùi hương kỳ diệu của vạn loài hoa, Tú Văn như thấy mình đang hóa bướm. Dang rộng đôi tay, tham lam ôm tất cả vào lòng.
Không phải lần đầu, nên con bé không thấy lạ trước cảnh đẹp của khu vườn. Nó chỉ lạ cho thái độ của Tú Văn thôi. Lần đầu đến đây nó cũng ngạc nhiên, thích thú nhiều. Nhưng đâu giống như cô, phát rồ chạy sà vào vườn hoa, đếm từng cánh vậy.
- Còn chỗ này nữa. Chị lại đạy.
Như một chủ nhận thuộc hết đường đi nước bước, con bé lại dắt Tú Văn đến hồ nước giữa vườn hoa. Nhấn một cái nút thiết kế sau hòn non bộ, mắt long lanh, nó nhìn Tú Văn sững người ra chết lặng bên những tia nước nhỏ phun cao, lấp lánh ánh đèn ngủ sắc, mơ hồ như sương khói.
- Tuyệt quá đi.
Xòe tay chạm vào những hạt nước mềm như bụi, nghe hơi nước thấm vào da lạnh buốt, mà Tú Văn vẫn không tin sao đến thế gian lại có một quang cảnh nên thơ, lí tưởng đến dường này. Hơn hẳn các khu du lịch, chủ nhân khu vườn này, quả có khiếu thẩm mỹ khác người.
Ông đã cho người lạc bước vào đây một cảm giác mênh mang khó tả. Quên mất đời thường, vườn hoa của ông, đúng là... thiên đàng trên trần thế. Lỡ đến đây rồi, khó lòng đi nổi.
Nhất là khu vườn hồng nhỏ của ông. Quả là hiếm có, những cánh hồng nhung đồng một lứa, e ấp nép mình vào nhau, khẽ đung đưa trong gió, toa? hương thơm diù dịu như ru hồn lữ khác. Bao đáng cay phiền muộn của cuộc đời, phút giây này đèu theo hương hoa tan biến cả.
- Chị, chị à, chị có định ngủ không?
Con bé lại nhắc khi thấy Tú Văn cứ ngồi mãi giữa vườn hoa.
- À! Có chứ!
Quay đầu nhìn lại, mắt Tú Văn long lanh sáng:
- Em quả là khéo chọn, chị thích chỗ này lắm.
- Em cũng thế.
Con bé nói đầy vẻ tự hào.
- Giờ thì mình đi ngủ chứ?
- Không phải chỗ này ư?
- Không phải!
Một lần nữa con bé làm Tú Văn bất ngờ. Không phải leo lên bờ hồ ngử như cô tưởng, mà là một căn nhà gỗ được thiết kế rất công phu, mỹ thuật.
Nó không đáng gọi là nhà, chỉ là một căn lều nhỏ, vương vức bốn mét vuông.
- Không phải ở đây ư?
Tú Văn hỏi ngỡ ngàng. Cô bé cười ranh mãnh.
- Dĩ nhiên là không phải. Chúng ta sẽ ngủ trong nhà. Một căn nhà đàng hoàng rất chi là đẹp đẽ.
Theo hướng chỉ của nó, Tú Văn nhìn thấy giữa vườn hoa một căn lều bằng gỗ đỏ. Chưa lại gần, nhưng cô biết. Sẽ chẳng thua vườn hoa đẹp, căn lều được thiết kế nên bởi một bàn tay nghệ nhân đầy thẩm mỹ.
Bước lại gần, quả không sai! Chủ nhân đã thiết kế căn lều của mình đẹp như một cung điện nhỏ. Dù là chỗ ngắm hoa thôi, ông vẫn không quên bày trí đầy đủ vật đụng như một gian phòng.
Ngoài bộ bàn ghế bằng mây, ướn lượn rất tinh vi, bộ tách cổ màu nâu bóng, trên vách tường còn treo lũng lẳng một cây đàn, một bợ cờ tướng đang dở dang bày thành trận trên ghế đá. Khiến Tú Văn cứ ngỡ mình đang lạc bước vào chốn ẫn cư của một cao nhân thời cổ đại.
- Mình ngủ ở đây nè chị.
Con bé lại đứt Tú Văn ra khỏi cơn mộng tưởng, mơ màng. Nằm vào một góc lều, nó ngáp dài.
- Ôi thật là hạnh phúc, chị nằm ở đây không có muỗi đâu.
Nhẹ nhàng nằm dài trên sàn gổ sạch bóng cạnh con bé, Tú Văn thoải mãi duỗi thẳng chân. Cơn mệt bây giờ như mới thấm, mí mắt chỉ muốn díu lại thôi
Nhưng với con bé thì dường như ngược lại. Nó không hề buồn ngủ. Lòng tràn đầy hưng phấn, nó kể cho Tú Văn ghe đủ mọi chuyện trên đời. Rằng vì sao, khi nào nó phát hiện ra khu vườn hoa đẹp đẽ này.
Chuyện cũng rất tình cờ, một lần đi nhặt bao mủ. (Bây giờ Tú Văn đã biết nó Tên Hảo Mỹ chuyên lươm ve chai) nó trông thấy một con chó nhỏ bị mắc kẹ trong cái lỗ hông chui ra được. Cứ lúc lắm cái đầu kêu ư? ử rất đáng thương. Không đành lòng bỏ mặc con chó chết oan, nó chạy đi tìm viên gạch đập cho nó cái lỗ to ra.
Không ngờ góc tường ẩm bị mục sẵn bao giờ. Mới đập nhẹ một cái để bể luôn mảnh tọ Thấy lạ lạ, hay hay, nó tò mò, bắt trước con chó chui vào. Rồi phát hiện ra khu vườn này bỏ trống, nó tự do ra vào thoải mãi. Chỉ ngủ nhờ thôi, nó chẳng phá phách gì.
- Nhưng chị biết không, em đã lầm rồi đấy.
Kể xong câu chuyện, Hảo Mỹ thì thào tiết lộ thêm:
- Thật ra khu vườn này không bỏ hoang đâu, một lần em đã nhìn thấy chủ nhân của nó rồi. Ông ta ở trong ngôi biệt thự màu trắng kia kìa. Chỉ có một mình ông ta và con chó nhỏ bị nạn hôm nào, ngoài ra chẳng còn ai. Ổng hiền lắm, lâu lâu mới ra vườn một lần nên chị không phải sợ. Hơn nữa, mình chỉ ở ban đêm thôi. Ông ta hỏng biết đâu... Thiệt mà... Em cho bị biết...
- Cho chị biết cái gì?
Lâu quá. Không nghe Hảo Mỹ nói, Tú Văn quay sang Hảo Mỹ rồi chợp phì cười. Trời ơi! Nó đã ngủ mất tiêu. Thế mới biết con nít sung sướng thiệt. Vô tư, thoải mãi chẳng vướng bận điều gì.
Còn mình thì sao nhỉ?
Chống tay ngồi dậy, Tú Văn lần bước ra lan can lều ngắm trăng đêm. Mới ngày đầu đã gặp bao nhiêu chuyện lạ. Giá mà mình có thể là bà Quỳnh Dao, mình sẽ chép lại ngaỵ Hay có thua gì tiểu thuyết. Cũng mơ màng lãng mạn ghê đi chứ? Những cánh hồng mọc hoang trên thảm cỏ .