Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Lê giản hồi ký

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 10775 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lê giản hồi ký
Lê Giản

Phần hai
Không lãnh đạo phát động nông dân một cách tự phát mà phải lãnh đạo nông dân thực hiện đường lối của Đảng. Bản chất Đảng ta là khoa học và cách mạng. Nói đến cách mạng lúc bấy giờ là nói đến cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân với hai nhiệm vụ: Kháng chiến vũ trang để hoàn thành sự nghiệp độc lập, thống nhất nước nhà và thực hiện giảm tô, giảm tức để tiến lên cải cách ruộng đất cho nông dân lao động mà đại đa số là bần cố nông có ruộng đất cày.
Sự việc trên đây đã khơi gợi cho tôi những suy ngẫm về tư tương Hồ Chí Minh. Chúng ta thường bàn đến chữ Tâm, Bác Hồ đã nâng chữ Tâm lên tầm cao của khoa học, nâng tâm lên ngang tầm với trí (tâm trí cách mạng) Và ở một tầm như thế thì cuộc vận động không thể là việc tra thù cá nhân, trả thù giai cấp. Chúng ta đã biết cách mạng là một môn khoa học về chiến lược và sách lược. Bác Hồ là nhà chiến lược và sách lược vĩ đại, thể hiện ở Bác phong thái Tố sự thung dung nhất nguyệt trường". Chính vì vậy mà tôi nghĩ rằng: Bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh tức là bàn về tư tưởng Mác -Lê Nin, tư tưởng của giai cấp công nhân cách mạng chứ không phải tư tưởng nông dân.
Tôi ghi lại chuyện Bác Hồ và ông già Toan cũng là ghi lại một thu hoạch thực sự sâu sắc rút ra từ những ngày tham gia Cách mạng...
Hà Nội tháng 12 -1994
ĐịNH HOá- AN TOàN KHU CủA TrunG ƯƠNG
Thưa các đồng chí.
Tôi đã định không tham gia Hội thảo, không viết bài tham luận vì tuổi đã cao, trì nhớ mòn mỏi, không có tài liệu tham khảo, sức khoẻ kém, đi lại khó khăn, không sẵn có phương tiện nhưng vì tình cảm sâu đậm với A.T.K, với căn cứ địa cũ, đặc biệt là đối với cán bộ, đồng bào địa phương mấy chục năm nay vẫn nung nấu nên xin được phát biểu mấy ý kiến nhân kỷ niệm 50 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh về sống, làm việc tại ATK Định Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (20.5.1947- 20.5.1997).
Thưa các đồng chí.
Hôm nay chung ta trao đổi về Định Hoá, ATK cách mạng, căn cứ địa kháng chiến chốn Pháp. Tôi nghĩ rằng để đánh giá được sâu hơn, toàn diện hơn vị trí của Định Hoá cần ngược lên thời kỳ trước năm 1947, đặc biệt là thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 8.1945. Vì vậy tôi xin được cung cấp trước hết một số tư liệu sống trong giai đoan tiền khởi nghĩa trước cách mạng tháng 8.1945..
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9.3.1945, tôi được phân công từ Cao Bằng về xuôi công tác, đi cùng đồng chí Vũ Anh. Đến Bắc Cạn, chia tay với đồng chí Vũ Anh, tôi gia nhập đoàn quân của anh Võ Nguyên Giáp nam tiến qua đèo So về Chợ Chu, Định Hoá, Thái Nguyên. Dọc đường chúng tôi phân công nhau toả đi các nơi giúp cơ sở Đảng, thành lập các đoàn thể cứu quốc, xây dựng chính quyền, huấn luyện dân quân, du kích và tuyển lựa thanh niên tham gia Giải phóng quân.
Khi đến Chợ Chu thì cán bộ địa phương đã thành lập chính quyền của ta rồi nhưng chưa có kế hoạch công tác mới. Anh Giáp tập hợp anh em quyết định tổ chức mít tinh toàn dân trong huyện thông báo tình anh phong trào, tuyên truyền đường lối, chính sách chủ trương công tác của chính quyền cách mạng; anh Giáp là diễn giả chính, ngoài ra có anh Chu Văn Tấn và tôi. Trước cửa trường tiểu học, hàng nghìn quần chúng hàng ngũ chỉnh tề, cờ đỏ sao vàng, băng và biểu ngữ rợp trời, tiếng hoan hô vang dội, người người vui mừng phấn khởi, sau đó người ta lại về các làng bản tổ chức rnít tinh rầm rộ truyền đạt lại cho nhân dân địa phương những gì đã nghe được tại cuộc mít tinh ở huyện. Làm việc ở Định Hoá được ít ngày thì anh Giáp phải đi tiếp về xuôi gặp Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trước khi đi, anh cho tôi biết tôi được phân công phụ trách huyện Định Hoá, xây dựng Định Hoá thành một căn cứ vững chắc. Theo anh Định Hoá với huyện lỵ Chợ Chu là một thị trấn đông đúc, nơi buôn bán sầm uất giữa tiền xuôi và miền ngược, đồng bào các vùng dân tộc đem các thứ lâm thổ sản về đây trao đổi, buôn bán với bà con người Kinh, có hàng hoá đưa từ dưới xuôi, từ Hà Nội, Hải Phòng lên. Định Hoá ở giữa tuyến đường từ biên giới phía Bắc (Cao, Bắc, Lạng, Hà, Tuyên, Thái) xuống Hà Nội, Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định. Có đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi đi khắp các phía đông tây nam bắc, là một địa điểm ở vào vị trí tiến khả công, thoái khả dĩ thủ". Đây là một huyện mà cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trội nhất trong vùng. Tại đây đế quốc Pháp đã lập đồn trại và xây dựng nhà giam nhất chính trị phạm không có án tích, không qua xét xử: Tóm lại đây sẽ là một an toàn khu hoàn hảo, một căn cứ địa kiên cố nếu chúng ta quan tâm xây dựng và kiên trì củng cố. Anh có nhiệm vụ phát động quần chúng làm việc này. Tôi sẽ bàn tính với các đồng chí khi Bác Hồ từ biên giới về xuôi, sẽ mời Bác tạm dừng chân ở đây một thời gian tạo cơ sở mưu việc lớn.
Nghe anh Giáp nói- tôi vui mừng vì được giao nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng rất lo lắng không biết mình có cáng đáng được không. Như đọc được ý nghĩ của tôi anh Giáp nói tiếp: Muốn làm được việc này trước hết phải tìm được cán bộ địa phương có năng lực và tận tâm tham gia cách mạng đưa họ vào các tổ chức có trách nhiệm thực hiện kế hoạnh. Chi bộ Đảng còn yếu cần phát triển và bồi dưỡng thêm, phải thành lập UBND huyện, Ban chấp hành Việt mình huyện, huyện đội... đủ khả năng chỉ đạo các đoàn thể quần chúng, các tổ đội vũ trang ở cơ sở, xã, thôn, để họ tuyên truyền động vien cổ vũ nhân dân xây dựng căn cứ địa vững mạnh.
Anh Giáp đi hẹn vài tuần sẽ trở lại. Tôi bắt tay ngay vào công việc. Trước hết đi gặp Chi bộ bàn kế hoạch. Sau đó triệu tập đại hội đại biểu Việt Minh để bầu Ban chấp hành Việt Minh huyện, hội nghị đại biểu nhân dân xã để bầu ra UBND huyện. Những ngày đại hội là những ngày tưng bừng náo nhiệt chưa từng có ở địa phương vì đó là lần đầu tiên nhân dân được quyền bầu ra những người lãnh đạo của mình. Những người trúng cử, không phải là các quan trên được coi trọng như cha mẹ của dân, ban phúc, ban lợi cho dân mà ngược lại, là người tiêu biểu cho dân, của dân, được cử ra để phục vụ nhân dân, vì dân mà đảm nhiệm công việc. Đáng chú ý có ba vị Hương sư trạc tuổi trên dưới 30 đã trúng cử
1. Ông Ma Đình Tương làm chủ tịch UBND huyện
2. Ông Nguyễn Văn Sạch làm Chủ nhiệm Việt Minh huyện
3. Ong Ma Duy Bân làm Uỷ viên BCH Việt Minh huyện
Tôi cấp tốc mở một lớp huấn luyện cho khoảng 30 thanh niên nam nữ trong khoảng một tuần rồi phân công họ đi các xã xung phong tuyên truyền. Đồng thời cũng rnở một lớp huấn luyện quân sự cho khoảng 50 người trong khoảng một tháng do đốc Lý (tức đồng chí Kháng, sau này là Cục trưởng Cục cảnh vệ thuộc Bộ công an) một cán bộ trước đây bị giam ở căng Chợ Chu phụ trách phần quân sự, còn tôi phụ trách phần chính trị. Đi thăm thú nhiều nơi trong huyện chúng tôi bàn nhau dự kiến lấy xã Định Biên làm nơi để đón Bác về tạm trú và làm việc. Quá cao hứng chúng tôi còn vạch kế hoạch tổ chức cuộc mít tinh quân chúng đông đảo đớn "ông Ké" (tức là Bác Hồ) và nghe ông nói chuyện.
1 Kế hoạch đã gần hòm hòm thì đùng một cái, một tiểu đoàn quân Nhật đã từ Thái Nguyên kéo lên chiếm đóng Chợ Chu. Đối với tôi lúc bấy giờ là một tin như sét nh ngang tai.
Chúng tôi có bị đại đội "Quang Trung" (do đồng chí Quang Trung làm chi đội tưởng) chặn đánh nhưng số thương vong không đáng kể. Lên đến Chợ Chu bọn địch chia quân chặn hét các ngả đường ra vào khu phố chợ, lùng bắt cán bộ và đồng bào tra tấn tìm Đội Văn (tức anh Võ Nguyên Giáp), đội Lê (tức Lê Giản) nhưng lúc đó anh Giáp còn ở dưới suối và tôi thì đang ở trường huấn luyện quân sự. Tình anh mới buộc đáng tôi phải giải tán lớp học quân sự dẫn anh em đi thực tập bảo vệ các điểm xung yếu theo dõi động tĩnh của quân giặc, đề phòng đem quân đi lùng sục, phá hoại các ông bản, khủng bố giết hại đồng bào.
Chúng tôi cũng phái quân cảm tử đến các cửa ngõ vào ra khu phố Chợ vừa để ngăn địch tung gián điệp ra dò xét tình hình ta, vừa tìm cách đi sâu vào lòng địch, bắt liên lạc với đồng bào cơ sở điều tra tình hình dịch. Tin báo về là địch án binh bất động, người của địch phải ra đến tìm tôi để báo cáo tình hình và xin được ở lại với ta, còn ở trong khu phố chợ thì địch ngày đêm tuân tiễu nghiêm mật, nhưng không tỏ ra có thái độ hung ác, ngược lại cho nguời đi tuyên truyền quân đội Nhật chỉ trừ Việt Minh cộng sản phản động, người Việt Nam lơng thiện được đi lại làm ăn buôn bán tự do, nhưng ai muốn vào vùng Việt Minh hay từ vùng Việt Minh ra khu phố Chợ đều phải trình báo với nhà chức trách của quân đội Nhật hoàng. Ai biết người ra, kẻ vào mà không trình báo ắt bị nghiêm trị, kẻ nào tư thông với Việt Minh sẽ bị treo cổ hoặc bêu đầu trước công chúng. Hàng ngày chúng cho lính di tuyên truyền nói xấu Việt Minh cộng sản, ca tụng công ơn của quân đội Nhật hoàng đối với nhân dân Việt Nam và trước khi di chuyển đi nơi khác chúng thường lớn tiếng kêu gọi: Đội Văn, Đội Lê lẩn trốn ở đâu sao không dám ra mắt đối đáp với quân đội Nhật".
Nghe chúng rêu rao khiêu khích đồng bao rất căm giận, có người nói: "Vì sao các anh không kéo quân đến bao vây tiêu diệt gọn bọn giặc đi. Cũng có người nói: các ông ấy ở ngay trong bản làng chứ phải lẩn trốn đi đâu? chúng mày giỏi đánh Đông dẹp Bắc sao không dám kéo quân vào gặp các ông ấy mà hoạnh hoẹ? Chẳng phải sợ các ông ấy và đồng bào cho ăn đòn, dập cho vỡ đầu, đánh cho tan xác hay sao?" Mấy ngày liền, từ những tin tình báo và dư luận quần chúng chúng tôi nhận định:
- Không phải quân Nhật kéo lên Chợ Chu là vì nghe được tin Bác Hồ sẽ về đây để chỉ đạo phong trào mà nó về để lùng sục, truy bắt cán bộ cách mạng. Tuy nhiên địch có thể cũng nhận định như chúng tôi về việc Chợ Chu, Định Hoá là một đầu mối giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam nén cho quân lên chốt ở đây để ngăn chặn ta gây trở ngại.
Quần chúng đồng bào ta vững tin ở cách mạng sẽ thắng lợi cho nên vẫn một lòng ủng hộ Việt Minh chống phát xít Nhật là kẻ thù dã man hung bạo. Vậy thì chúng ta phải kiên trì đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao giác ngộ và cảnh giác của quần chúng.
Sau đó chừng năm ngày thì anh Giáp trở về Định Hoá và đến gặp tôi để nắm tình hình. Tôi báo cáo cặn kẽ mọi chuyện, không che dấu được nỗi buồn bị mất một dịp may hiếm có được cùng đồng bào Định Hoá đón Bác Hồ về nơi căn cứ mình đang chuẩn bị.
Hình như thông cảm với nỗi buồn bực của tôi, đồng chí Võ Nguyên Giáp tươi cười bảo tôi: Anh cứ yên tâm đi, không sử dụng được nơi này thì ta tìm chọn nơi khác, đất nước ta thiếu gì nơi để xây dựng căn cứ địa". Tôi cũng nghĩ giặc Nhật kéo lên đây chỉ vì là muốn chiếm đóng một đầu mối giao thông liên lạc thuận lợi chớ không phải do ta lộ kế hoạch đón Bác về đây, cứ theo dõi hoạt động của chúng trong mấy ngày qua thì biết. Còn về quần chúng đồng bào Định Hoá thì ta cũng phải công nhận là rất tốt, rất trung thành ủng hộ cách mạng. Dù không đón Bác về đây ta vẫn phải kiên trì tăng cường tuyên truyền giáo dục quần chứng đoàn kết một lòng ra sức chống giặc giữ nước, bảo vệ bản làng quyết không để địch toả ra lùng sục, cướp phá, giết hại đồng bào và gia súc, cản trở nhân dân tăng gia sản xuất.
Bộ đội Quang Trung được tăng cường đi phòng vệ nhưng cững không làm gì náo độn phá vỡ tình hình im ắng giữa ta và địch. Một tuần sau tôi được tin anh Võ Nguyên Giáp đã chọn Sơn Dương (thời đó gọi là châu Tự do) ở phía Nam giáp giới huyện Định Hoá, có con đường Đèo Rè nối liền hai huyện với nhau làm căn cứ...
Nếu tôi nhớ không nhầm thì trước tiên chúng tôi phải nhờ cậy huyện Định Hoá vì nếu không có giặc Nhật đến gây trở ngại thì Định Hoá nhất định phải được chọn là căn cứ địa và phải gánh vác mọi việc như Sơn Dương sau đó. Và quả thật là cán bộ và nhân dân Định Hoá có trình độ giác ngộ chính trị khá vững vàng nên họ đã không từ chối trách nhiệm vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng cũng rất vinh quang của mình là đóng góp phần mình xây dựng căn cứ địa cách mạng. Cũng do có trình độ chính trị của quần chúng khá vững vàng cho nên không một tên tay sai gián điệp nào của địch lọt được vào vùng tự do của ta để lấy tình báo ngược lại thì người mình vào ra Chợ Chu bắt liên lạc với cơ sở cũ rất dễ dàng. Tôi không nhớ được chính xác là quân đội Nhật chiếm giữ khu phố Chợ Chu từ ngày nào đến ngày nào chỉ mang máng là trong khoảng một tháng, có điều rõ rành là chúng chỉ án binh bất động, ở chán rồi đi hầu như không lập được "chiến công" gì đáng kể. Các lực lượng vũ trang của ta, dân quân, du kích cũng như bộ đội giải phóng quân đều tích cực thừa hành nhiệm vụ, vừa bố trí lực lượng phòng vệ bản làng một cách nghiêm ngặt, vừa chăm chỉ tập luyện cho thao tác tinh nhanh thành thạo quyết chiến thắng quân thù.
Tôi thường đi công tác với cán bộ chính quyền và đoàn thể nên hiểu rõ anh chị em luôn luôn đi sâu, đi sát với đồng bào các làng bản, đôn đốc động viên, khuyến khích bà con, cô bác, anh chị em thanh mền đóng góp tài năng, sức lực, trí tuệ bạc tiền, lương thực thực phẩm để giúp đỡ tiếp tế cho cán bộ, bộ đội lánh giặc, cứu nước, dành độc lập tự do. Hàng chục hàng trăm cô bác tuổi trung rên và những chàng trai cô gái còn trẻ dưới ánh nắng hè chói chang gánh gánh, gồng gồng nặng trĩu trên vai hoặc những thúng cái, thúng nhồi đè chặt trên đầu đang từ phía Đèo So đầu huyện đi về phía nam cuối huyện xuyên qua đèo Re đầu huyện Sơn Dương, tốp thì líu lo tiếng hát, nhóm thì râm ran chuyện trò, thỉnh thoảng rộ lên tiếng cười nói xôn xao vui nhộn như quên cả nhọc nhằn chỉ nhằm chóng đến Tân Trào tiếp tế cho căn cứ cách mạng.
Những công việc kể trên đã diễn ra hàng ngày, liên tiếp từ tháng tư cho đến cuối tháng 8.1945, Bác Hồ được đón về Hà Nội thành lập chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bao gồm toàn thể Bắc Trung Nam và tuyên bố toàn dân tộc Việt Nam đã được giải phóng khỏi ách phát xít Nhật và đế quốc Pháp, nước Việt Nan được độc lập tự do. Tình hình như trôi vừa kể trên cho thấy: huyện Định Hoá hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn và rất xứng đáng là một căn cứ địa, một ATK cách mạng của Việt Nam từ tháng 3.1945, hơn nữa huyện còn rất xứng đáng là một căn cứ địa anh hùng.
Tháng 11.1946 bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp thì từ đầu năm 1947, Định Hoá thực sự trở thành căn cứ địa kháng chiến chống Pháp. Đầu năm 1947 Bác có ý kiến xây dựng Sơn Dương, Định Hoá thành một căn cứ địa kháng chiến. Các cơ quan đầu não kéo lên đóng ở đây. Bác, Trung ương Đảng và các cơ quan trực thuộc Bộ quốc phòng, Tổng tư lệnh và các cơ quan trực thuộc thì ở Định Hoá. Quốc hội, chính phủ và các cơ quan trực thuộc thì ở bên Sơn Dương. Bộ quốc phòng ở Định Hoá, Nha công an trung ương ở Sơn Dương ra phối hợp tổ chức lực lượng bảo Vệ An toàn khu căn cứ địa - cơ quan của -Bác đóng ở Định Hoá nhưng Bác vẫn thường sang Sơn Dương họp với Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ và thăm viếng kiểm tra các Bộ, ngành. Sẵn có kinh nhiệm 5 tháng ở đây thời kỳ tiền khởi nghĩa chúng ta đã xây dựng được một căn cứ địa, một ATK kiên cố và ta đã trụ được an toàn trong suốt 8-9 năm lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp, buộc chúng phải vác bộ mặt xấu xa đến Hội nghị Giơnevơ cam kết rút lui ra khỏi miên Bắc Việt Nam mặc dầu được đế quốc Mỹ, một đế quốc lớn mạnh nhất thế giới đứng đầu phe đế quốc viện trợ, hậu thuẫn cho chúng. Trên cơ sở vững chăc hữu lý, hợp tình như vậy hỏi ai còn cố phủ nhận huyện Định Hoá của ta chẳng phải là một an toàn khu cách mạng, một căn cứ địa hùng vĩ của dân tọc Việt Nam anh hùng? Hơn 50 năm đã trôi qua, mỗi khi nhớ lại hình ảnh hàng trăm cán bộ, đồng bào Định Hoá đầu đội, vai gánh, lưng đeo, tay sách, nách mang nào thúng, nào mủng, nào gùi, nào sọt đày đồ nhu yếu phẩm từ Định Hoá vượt Đèo Re đến Sơn Dương tiếp tế cho cán bộ, bộ đội đang tập luyện chờ ngày Tổng khởi nghĩa, khối người vượt đá trơn như mỡ, trượt ngã bươn đầu sứt trán, máu chảy đầm đìa, có người chân tay và đập dẫm đạp vào đá sắc nhọn như mảnh chai, bị xé da, toạc bắp, máu chảy ròng ròng nhưng khi gặp cán bộ, bộ đội là cười nói ríu rít, dáng vẻ hoan hỉ như đi xa lâu ngày nay được gặp lại người thân. Ôi? những lúc đó lòng tôi xúc động biết bao, phần muốn cười, phần muốn khóc có lúc bật cười mà lại ràn rụa nước mắt, nghẹn ngào nói chẳng nên lời, có lần vỗ tay ú ớ reo hò giữa đêm khuya làm cho cả nhà kinh ngạc.
Ngay các gia đình khá giả cũng giàu lòng ủng hộ cách mạng như có lần nửa đêm, tôi đang họp cán bộ ở Định Hoá thì được thư hoả tốc của anh Giáp báo tin Bác mệt, đi tìm xem ai có sâm thì mua cho Bác dùng, thường thì các nhà giàu người ta hay giữ sâm để bồi dưỡng lúc tuổi già, ốm mệt, hãy nói với anh em đi tìm hỏi họ. Lập tức mấy anh em chia nhau đi lùng sâm. Anh Ma Duy Bấu đến một nhà, họ đang ngủ; cũng liều đánh thức họ dậy hỏi mua sâm cho một cán bộ lão thành. Chẳng quản đêm khuya ngái ngủ, bà chủ nhà (tôi tiếc rằng đã quên tên) đi mở khoá hòm, tìm được hộp để dành một con sâm đưa cho anh Bầu để tặng ông cán bộ cao tuổi mà bà chưa hề gặp, chưa hề biết nhưng bà thầm đoán phải là một lãnh tụ cấp cao mới được cán bộ địa phương quý trọng như vậy. Anh Bâu trả tiền, trả vàng bà đều không nhận và nói rằng: nếu nhờ dùng sâm này mà ông cụ tiếp tục được công to việc lớn cho dân là sung sướng và hạnh phúc cho chúng tôi lắm rồi, xá gì đồng tiền phân bạc, tôi không dám nhận. Những chuyện tình nghĩa như vậy giữa nhân dân và cán bộ làm sao mà kể cho hết? Tình cảm giữa đồng bào và cán bộ là vô bờ bến, là đặc biệt thấm sâu không thước nào đo được. Đó là cơ sở, là nền tảng để xây dựng căn cứ địa.
Trong thời gian ở Định Hoá năm 1950, Bác Hồ có tiếp cố vấn Công an Trưng Quốc. Tôi nghĩ phải kẻ thêm chuyện này vi nó chứng tỏ cán bộ nhân dân Định Hoá đã được Bác Hồ tin cậy nhường nào.
Năng 1950 đáp ứng yêu cầu của ta Trung Quốc cử sang Việt Nam một cố vấn Công an. Tôi có nhiệm vụ báo cáo với cố vấn đầy đủ tình hình về tổ chức cán bộ và công tác nghiệp vụ của ngành để cố vấn góp ý kiến và phổ biến kinh nghiệm. Chúng ta ai cũng biết rằng năm 1949, chiến thắng Tưởng Giới Thạch. thành lập nước CHDCND Trung Hoa thì Trung quốc mới có Bộ công an nhưng thực tế thì Đảng cộng sản Trung Quốc đã có nhiều căn cứ địa kháng chiến chống Quốc dân đảng, Tưởng Giới Thạch và đế quốc Nhật mà đặc biệt là căn cứ địa Diên An nổi tiếng từ hàng chục năm trước khi ta có căn cứ địa Sơn Dương- Định Hoá (tức là chiến khu Việt Bắc) cho nên Trung Quốc có rất nhiều kinh nghiệm bảo vệ căn cứ địa, bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tự rất đáng quý để chúng ta cần học tập. Trong hội đàm với cố vấn, tôi cảm thấy dường như đồng chí cố vấn không mấy hài lòng về tổ chức và công tác của chúng tôi, nhất là việc bảo vệ căn cứ địa, các cơ quan trung ương và các lãnh tụ ở đó.
Là cố vấn nước ngoài, đồng chí được bố trí ăn ở và làm việc một mình trong một căn nhà ba gian cột bằng cây tre rừng, vách là tre nứa đan phên mái lớp lá gồi, núp dưới bóng cây rừng và ngủ trên một chiếc giường bằng tre nứa, mùa hè trải chiếu cói, mùa đông có đệm chăn, bàn chế làm việc riêng cũng như bàn ghế để hội họp đông người cũng bằng tre nứa, giấy tờ tài liệu sách vở để trong một cái hòm sắt người ta vẫn thường sắm cho cô dâu chú rể ngày kết hôn ra ở riêng. Mùa nực thì tắm suối, mùa rét tắm nước nóng ở gần suối có phên tre gió, có cần vụ nhưng cần vụ không ở chung nhà với cố vấn mà ở một gian riêng có phần dành làm bếp, ở cách nhà thủ trưởng vài mươi thước, có thể nghe được tiếng thủ trưởng kêu gọi sai bảo. Ngoài ra, cần vụ còn làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở bên ngoài, canh gác các đường lối ra vào khu vực. Nhà ở và nội thất như vậy, thời kháng chiến là ta dành cho những cán bộ Thủ trưởng cao cấp phải ở rừng. Như vậy là quá sơ sài, không đảm bảo an ninh ví như cái hòm sắt để cất tài liệu thì không phải ai cũng có nhưng đối với cố vấn thì đề nghị hòm tài liệu phải có giây xích lớn quàng vào chân cột hay chân giường, có đeo chuông báo đang khi có người đụng đến, có mấy lần cố vấn đã trực tiếp phê bình chúng tôi và báo cáo về trưởng đoàn cố vấn về sự tổ chức quá sơ sài như vậy.
Tôi nhớ một lần, tôi cùng cố vấn dạo quanh nhà bỗng thấy có vết chân hổ tôi chỉ cho cố vấn xem, tôi không ngờ cố vấn sợ tái mặt nói rằng các đồng chí làm công tác bảo vệ như thế này Một lần khác cố vấn thấy từ nóc nhà rơi xuống một con rắn nghe nói là to bằng một đoạn cây sậy, nó rơi xuống rồi bò chạy lung tung tin chỗ hổng bò ra ngoài.
Đồng chí nói tôi chưa nhìn thấy loại rắn ấy bao giờ, nếu là rắn độc gặp mình nó cắn thì thuốc đâu cứu được mình. Tôi biết đó chỉ là loại rắn săn chuột không cắn chết người giải thích cho cố vấn bớt lo sợ nhưng hình như không thuyết phục được ông ta.
Qua tình hình như trên cố vấn càng thúc giục tôi phải đưa đi quan sát thực tế, cố vấn nói: Mao chủ tịch khi phái tôi sang đây có dặn rằng phải hết lòng giúp đỡ công an Việt Nam về kinh nghiệm bảo vệ, nhất là bảo vệ Hồ Chủ tịch. Vậy yêu cầu đồng chí phải đưa tôi đến thực đi mắt thấy công an Việt Nam đã bảo về lãnh tụ cẩn trọng như thế nào để về báo cáo lại với Mao chủ tịch. ở Diên An Mao chủ tịch có rất nhiều chỗ ở và nơi làm việc khác nhau. Ai muốn gặp Mao chủ tịch nếu không thông qua chúng tôi, thì sẽ không biết đâu mà mò...Nghe cố vấn nói như vây tôi cảm thấy có lẽ do chủ quan quá tin cậy ở đồng bào quần chúng mà chúng tôi không làm đầy đủ công tác bảo mật cho nên phải báo cáo tình tiết với Bác và xin Bác cho dẫn cố vấn đến thăm Bác. Được Bác đồng ý tôi đích thân báo tin và đưa cố vấn đi. Trời mùa hè, cố vấn nai nịt hẳn hoi, đem theo súng ngắn dao găm và rất ngạc nhiên khi thấy tôi chỉ phong phanh bộ quần áo ngắn mỏng thường ngày và không có ai đi bảo vệ. Hai người, hai ngựa chạy từ xóm Lũng Cò (Sơn Dương) đến Định Hoá nơi có lán của Bác khoảng hơn 20 cây đồng ruộng rộng lớn với bản làng có nhà sàn lúp súp, với cư dân phần lớn là người dân tộc thiểu số. Khi đến một khu rừng khá rộng ở dọc ven sông, đi theo con đường mòn, khúc khuỷu ta sẽ phát hiện một khu có mấy cái lán đó là khu "dinh Chủ tịch Ho Chí Minh" ở khuất dưới bóng những lùm cây. Đến tận nơi ta mới thấy dinh chủ tịch là môt cái lán bằng tre nứa rộng khoảng hơn 10 mét vuông chia hai tầng, dưới là nền đất trống, có kê một cái bàn nhỏ với một cái ghế bằng tre nứa, Bác Hồ có cái máy chữ xách tay, thường khi cần thì Bác ngồi đánh máy hoặc đọc sách ở đó. Tầng trên là sàn bằng phen tre nứa để người nằm ngồi, chung quanh có vách liếp cũng bằng tre nứa, mái lá lợp lá gồi. Phòng trống không, không có giường bàn cũng chẳng có chế, ngủ ngay trên sàn có chiếu giải, trên vách cắm mấy cái đũa để treo bị cói, túi lưới và ống tre khô, túi và bị đựng quần áo hoặc những đồ dùng lặt vặt, còn ống tre thì để những tài liệu, báo chí dùng hàng ngày của Chủ tịch Đảng và lính phủ. Vách có trổ cửa, trước cửa có cái thang tre để lên xuống, quanh năm Chủ tịch đi dép cao su...
Chúng tôi xuống ngựa và buộc ở những cây bên cạnh lán rồi cùng tiến đến chỗ Chủ tịch đang ngồi đánh máy, tôi cất tiếng chào người và giới thiệu cố vấn, cố vấn nói lời chào mừng bằng tiếng Trung Quốc, Bác cũng đáp lại bằng tiếng Trung Quốc. Đại khái cố vấn kính chào Chủ tịch thăm sức khoẻ của người và nói mục đích chuyến đi theo lời căn dặn của Mao Chủ tịch, Bác nói lời đáp lễ, cảm ơn cố vấn phải vâng lời Mao Chủ tịch xa rời tổ quốc và gia đình đến giúp đỡ Công an Việt Nam. Bác mời cố vấn đi quan sát tuỳ theo ý muốn của mình và Tổng giám đốc Giản sẽ đi theo giải đáp những câu hỏi của cố vấn, xong việc mời cố vấn trở lại đây dùng trà và trò chuyện.
Tôi dẫn cố vấn đi thăm khu rừng quay về thăm mấy cái lán của tiểu đội bảo vệ ở gần bên lán "dinh" của Chủ tịch. Lúc bấy giờ chỉ có 4, 5 đồng chí bảo vệ ở nhà. Cố vấn vào thăm nơi ăn chốn ở và hỏi han về công việc hàng ngày họ phục vụ Chủ tịch như thế nào? Tôi trước kia có ở Hải Phòng, thường giao dịch với người Hoa kiều, nói tiếng Quảng Đông khá thành thạo, nhưng tiếng phổ thông Bắc Kinh thì mới bập bẹ mấy câu thường thức về sinh hoạt bình thường hôm ấy phải cố gắng làm phiên dịch. Qua nét mặt nghiêm nghị của cố vấn tôi thấy đồng chí ấy không vui hoặc có thể là nói là quá ngao ngán về cung cách bảo vệ vị Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, vì thấy nó sơ sài quá mức tưởng tượng, hơn cả báo cáo của tôi. Khi quay lại chỗ Bác thấy người tươi cười đứng đón dưới bóng cây, chỉ tay ra hiệu bảo chúng tôi lên gác. Cố vấn vội cởi giày, vụng về lúng túng trèo lên thang gác, ngồi phịch xuống sàn. Bằng tiếng Trung Quốc, Bác hỏi:
- Chú đã đi xem hết mọi thứ rồi chứ? Chú thấy thế nào? Tốt đấy chứ?
Nghe Bác đặt câu hỏi cố vấn tỏ vẻ ngỡ ngàng, lúng túng. Một phút sau đồng chí mới trả lời: Khi cháu lên đường Mao Chủ tịch ân cần căn dặn, đến Việt Nam việc đầu tiên là phải di thăm Hồ Chủ Tịch, chuyển lời Bác Mao thăm hỏi và kính chúc Hồ Chủ tịch sống lâu trăm tuổi luôn được bình an, vui khoẻ, công tác thắng lợi. Nhưng qua hơn hai tháng hôm nay cháu mới đạt yêu cầu, thật là lỗi lớn, xin Chủ tịch lượng thứ và cho cháu được hành thực tỏ bày mấy ý kiến thô thiển về chuyến đi công tác hôm nay. Trước hết cháu xin nói ngay là cách thức Công an Việt Nam bảo vệ Chủ tịch thật quá sơ sài. Như hôm nay từ căn cứ của Nha công an Việt Nam đến sát bên lán của Chủ tịch đường dài hơn hai chục cây số chay qua hai huyện mà dọc đường không thấy một trạm gác cũng không bị xét hỏi giấy tờ, thậm chí vào đến đây cũng chẳng ai thèm hỏi anh vào đây làm gì. Tại Diên An Bác Mao cổ mấy chỗ ở rất kín đáo. Không dễ gì người bình thường có thể lọt vào Xô khu (khu Xô viết); các đồng chí cao cấp uỷ viên Bộ anh trị hay ủy viên Ban Bí thư trung ương Đảng, muốn gặp Mao Chủ tịch cũng phải thông báo qua Ban bảo vệ hướng dẫn. Cháu rất ngạc nhiên thấy Hồ Chủ tịch lại chấp nhận một cuộc sống quá giản dị như thế này. Tuổi cao sức yếu, làm sao Bác ngủ được yên giấc trên chiếc sàn tre nứa này? Tầng dưới nơi Bác làm việc ban ngày thì trống rỗng giữa rừng, những ngày mưa to, gió lớn hoặc trời nắng chói chang thì che chở như thế nào? Hoàn cảnh sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh như hôm nay cháu tận mắt chứng kiến phải sớm được thay đổi, tổ chức lại, Chủ tịch cho phép cháu được đề nghị với Trung ương Đảng và chính phủ Việt Nam sớm tổ chức lại mới được.
Hồ Chủ tịch ngồi đối diện với cố vấn vẫn bình tĩnh lắng nghe cho đến khi đồng chí ngừng lời. Bác nghiêm túc ngỏ lời biết ơn Trưng ương Đảng, Mao chủ tịch và nhân dân Trung Quốc luôn luôn quan tâm đến việt Nam là anh em hàng xóm, láng giềng với mình, luôn luôn chia xẻ ngọt bùi tìm cách giúp đỡ cách mạng Việt Nam giải phóng dân tộc dành được độc lập tự do và thành lập được chính quyền nhân dân, Việt Nam được như ngày nay cũng là có phần giúp đỡ to lớn của Quốc tế, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc. Hiện nay các nước đế quốc chủ nghĩa vẫn chưa bỏ ý đồ xâm lăng Việt Nam, đè bẹp cách mạng Việt Nam cho nên chúng tôi vẫn còn cần đến sự ủng hộ, sự viện trợ về mọi mặt của các nước và các Đảng anh em mà nhất là của Trung Quốc láng xiềng. Việt Nam tuy bị chiến tranh làm cho yếu kém nhưng vốn có truyền thống chống ngoại xâm, giành độc lập tự do hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam tha thiết thương yêu nhau, toàn thể đồng bào chúng tôi quyết tâm đoàn kết kháng chiến, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Đồng bào Việt Nam ngày nay rất tin tưởng vào Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cũng vô cùng yêu mến Hồ Chủ tịch là người hầu như đã hy sinh cả cuộc đời mình để lo toan cho nhân dân được ấm no, hoà bình, hạnh phúc, dân chủ và tự do; và chúng tôi cũng rất tin cậy đồng bào chúng tôi một lòng sắt son theo Đảng ủng hộ Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán lộ Đảng. Đồng chí đi từ Nha công an đến đây khòng thấy một trạm gác, không bị xét hỏi giấy tờ là chuyện không lạ vì đồng chí đi cạnh với đồng chí Lê Giản nên tất nhiên không bị xét hỏi giả sử có kẻ xấu đến tấn công thì chắc chắn nó chẳng thoát khỏi tay quần chúng. Nghĩa là chúng ta, những chiến sĩ cách mạng đã có mạng lưới bảo vệ vô hình vô cùng chặt chẽ ở khắp nơi khắp chốn...
Vừa nói, vừa cươi vui, Hồ Chủ tịch nói thêm: đồng chí không biết đấy chứ, ngoài quần chúng đồng bào ra, còn một lực lượng bảo vệ chúng ta rất đắc lực, đó là các loại thú dữ như hổ báo trăn rắn... bọn xấu có thể hung hăng lén đánh, giết người khác chưng bản thân lại rất sợ chết, cho nên chúng thường không dám bén mảng vào rừng rú, sợ thú dữ ăn thit. Còn chúng ta thì ai cũng biết. thú dữ vốn sợ người ta, nó chỉ phản ứng tấn công lại khi mình tấn công chúng. Ban đêm tĩnh mịch mình ngủ trong lán đóng cửa thei cài thú dữ cũng chỉ lủi thủi đi qua mà thôi.
Nghe Bác nói chuyện này, có lẽ cố vấn đã hiểu ra vấn đề nên chỉ biết cười. Thấy cố vấn lắng nghe nét mát có rạng rỡ thêm lên, Bác tiếp tục: không biết chú Lê (tức là tôi) bố trí cho chu ăn ngủ và làm việc như thế nào, còn về phần Bác thì đã hơn 10 năm nay từ Trung Quốc vè Việt Nam hoạt động, khi phải ở rừng núi Bác đã nói với đồng chí, đồng bào làm cho mình các nhà lán kiểu này, vừa dễ dựng, lại dễ phá rất nhanh chóng khi cần phải tránh chỗ này rời đi chỗ khác. Đồ dùng lặt vặt và vài bộ quần áo bó vào bị cói, vào túi lưới, tài liệu thì đút vào ống tre mang đi rất tiện lợi, các chú bảo vệ hàng ngày sách ống tre đưa tài liệu đi hoặc lấy tài liệu mang về thấy địch từ xa thì quẳng vào bụi rậm, dễ dàng lắm và không bị chúng nghi ngờ.
Tinh hình Việt Nam ngày nay có nhiều điểm khác với Trung Quốc trước kia. Từ hơn chục năm nay chúng tôi thấy sống và làm việc ở căn cứ địa như thế này là tốt. Nó biểu thị lòng dân tin Đảng, theo Đảng là cách mạng còn; Đảng cũng tin ở dân dựa vào dân mà tiến hành cách mạng. Đó là đường lối đoàn kết. Đoàn kết dân, Đảng, đoàn kết dân dân, đoàn kết Dân Chính, đại đoàn kết dân tộc. Chú hãy báo cáo lại với Mao chủ tịch, với Đảng cộng sản và Nhà nước Trưng Quốc những gì mắt thấy tai nghe để góp phần xây dựng đoàn kết quốc tế, đoàn kết Việt Trung, đoàn kết Việt Xô... tiến hành cách mạng thế giới đến thành công.
Từ chuyến viếng thăm Hồ Chủ tịch, tôi thấy đồng chí cố vấn tỏ ra rất vui vẻ mỗi ldú nghe tôi báo cáo và nghiêm tức trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ của hai nước. Tôi cảm thấy Bác đã giải quyết được những thắc mắc của cố vấn.
Thưa các đồng chí? Hy vọng rằng chuyện kể trên đây có thể gợi ra cho mỗi chúng ta một ý niệm rõ nét về Định Hoá, với tư cách là An toàn khu cách mạng, là căn cứ địa cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa, đã trở thành cái noi từ đó xuất hiện nước Việt Nam mới bao gồm 6 tỉnh của Việt Bắc được giải phóng (Cao- Bắc- Lạng- Hà- Tuyên- Thái) trước tháng 8.1945, và ở đó chính quyền cách mạng đã ra đời và mở đường cho thành công của cách mạng Việt Nam năm 1945, cuộc cách mạng nhân dân được đánh dấu nổi bật bằng bản Tuyên ngôn độc lập mà đích thân Hồ Chủ tịch đã công bố với thế giới ngày 2.9.1945 ở Hà Nội.
Lê Giản.

những lần gặp Bác
Khoảng cuối năm 1941, tôi bị giặc Pháp bắt giam tại nhà ngục Sơn La. Sau đó một nhóm chiến sĩ cộng sản trong đó có tôi bị chúng đày đi Madagasca thuộc Châu Phi xa xôi, rồi đế quốc Anh (lúc đó là phe Đồng minh chống phát xít) trả lại tự do, đưa về Cancutta- ấn Độ huấn luyện với tư cách là quân Đồng minh chống phát xít Nhật
Tháng 8 năm 1944 chúng tôi trở về Tổ quốc bằng máy bay B29, thời kỳ đó còn gọi là "không trung pháo đài bay". Tôi và Anh Hoàng Đình Rong nhảy dù xuống Cao Bằng, được đồng chí Hướng Kỳ, bạn chiến đấu cũ cùng bị tù ở ngục Sơn La giúp đỡ, chúng tôi bắt hên lạc được với Đảng.
Ba ngay sau, một đồng chí giao liên đến đon chúng tôi đến gặp Tỉnh uỷ Cao Bằng. Cơ quan Tỉnh uỷ đóng ở những hang đá trong rừng. Người đầu tiên tôi gặp là đồng chí Vũ Anh, trước hoạt động ở Thái Lan sau được Bác Hồ đưa sang Trung Quốc, rồi cùng về nước với Bác tham gia Tỉnh uỷ Cao Bằng. Đồng chí Vũ Anh nói việc chúng tôi đã được báo cáo lên Bác và chúng tôi sẽ được giao công tác sớm.
Hôm sai đồng chí Vũ Anh bảo chúng tôi viết báo cáo thật tỷ mỹ gửi lên Bác, chứng tôi chấp hành nga.y Bấy giờ Bác đang ở Pắc Bó. Một tuần sau đồng chí Vũ Anh bố trí chỗ ở khác cho hai chúng tôi mọi công việc sẽ do đồng chí trực tiếp truyền đạt và chỉ đạo, chúng tôi được phép vẫn tiếp tục liên lạc với người Anh như kế hoạch đã thoả thuận. Khi chúng tôi bàn chuyện đốt dù, đồng chí Vũ Anh bảo không cần, cứ để dùng và dặn chúng tôi tôi cố bắt liên lạc với trung tâm chỉ huy Cancutta tìm cách xin thêm vũ khí, điện đài, thuốc men... và vẫn cộng tác trong khuôn khổ mục tiêu chống phát xít.
Ngày 9.3.45, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, thời cơ cách mạng đã đến, Trung ương ta chỉ thị hành động, nhiều cán bộ ở chiến khu được phân công đi các nơi tổ chức dành chính quyền. Tôi, đồng chí Vũ Anh và một số cán bộ nữa xuống Phủ Hoà, trị phủ Hoà An Nguyễn Văn Phùng xin đầu hàng vô điều kiện. Ông đem tất cả bằng, sắc, con dấu, giấy tờ, tài liệu và toàn bộ vũ khí của Bảo an binh nộp cho cách mạng, xin được tha tội chết được trở về quê quán ở Chợ Rã, Bắc Cạn làm ăn lương thiện. Theo nhận xét của địa phương ông Phùng không có tội ác, không có nợ máu nên chúng tôi giải thích chính sách, chấp nhận yêu cầu cho ông được về quê quán làm công dân lương thiện, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Nhàn dịp chúng tôi cũng Nam tiến về xuôi nên đã cho ông ta đi theo vừa để bảo đảm an toàn cho ông, vừa để cho ông thấy khí thế của cách mạng, tin tưởng và dốc lòng đi theo cách mạng. Lúc bấy giờ anh Giáp dẫn quân Nam tiến cách chúng tôi mấy ngày đang đóng quân ở Chợ Rã. Chính quyền thực dân phong kiến của huyện đã bị cách mạng phá vỡ. Ta đang chuẩn bị thành lập chính quyền nhân dân, anh Giáp nhất trí với chúng tôi, thuyết phục, giáo dục ông Phùng và giới thiệu để nhân dân địa phương bầu làm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lâm thời của huyện Chợ Rã. Xong việc, anh Vũ Anh lập tức lên đường công tác. Tôi còn ở lại với anh Giáp thêm ít ngày để ổn định tình hình xây dựng Đảng và chính quyền cách mạng, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể quần chúng, tuyển một số thanh niên gia nhập hàng ngũ Giải phóng quân, thành lập các tổ đội thanh niên Du kích và Tự vệ chiến đấu. Sau đó đi tiếp xuống vùng Hồ Ba Bể rồi qua đèo So về Định Hoá (Thái nguyên). Đi đến đâu chúng tôi cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Chúng tôi còn chia cán bộ đi về nhiều ngả phát động quần chúng nồi dậy cướp chính quyền, thành lập các Uỷ ban nhân dân và làm những công việc như trên đã kể.
ở Định Hoá khoảng một tuần thì chứng tôi được tin Bác sắp về đến đây. Anh Giáp nói với tôi: Ông Ké sắp về, anh xem bố trí ông cụ ở đâu cho an toàn thuận lợi. Được tin ấy tôi rất mừng vì sắp được gặp Bác, vị lãnh tụ kính yêu mà tôi hằng mong đợi, nhưng không khỏi lo lắng về việc bố trí nơi ở cho Bác thế nào để đảm bảo an toàn.
Tôi đã dự định tìm chọn một nơi đón Bác, về ở vùng Định Biên gần chợ Chu, địa điểm địa có quần chúng tốt, tiện đường giao thông, có thể tiến thoái dễ dàng. Tôi cũng chuẩn bị sẵn câu chuyện ngụy trang để giữ bí mật khi đón Bác về Định Hoá. Cuộc đón tiếp đó sao cho vừa giản dị, lại vừa long trọng, thân mật vui vẻ và đậm đà màu sắc dân tộc. Anh Giáp đồng ý, nhưng rất tiếc chỉ mấy hôm sau, bọn Nhật từ Thái Nguyên đánh chiếm Chợ Chu theo thế gọng kìm, phía Nam từ cột 31 rẽ vào, băng qua Quản Nạp tiến lên phía Bắc, qua đường Chợ Mới tạt sang Ngang. Để bảo toàn lực lượng chúng tôi rút vào trong rừng, mặc dù quân ta lúc ấy khá đông, khá mạnh, vũ khí tranh bị không phải là xoàng tô chức kỷ luật đâu ra đấy lại làm chủ một vùng rộng lớn, nhưng xét thấy đụng độ với Nhật lúc này vả lại đây là chưa cần thiết nén rt. Nhật chiếm Chợ Chu nhưng cũng chỉ ở đấy thôi, không mở rộng ra, quân ta vây kín bốn mặt, bọn thám báo ra thằng nào là trừng trị ngay.
Thế là chúng tôi chuẩn bị đón Bác về Tân Trào, bấy giờ vào khoảng trưng tuần tháng Năm, tuy đã sang hè nhưng tiết trời miền nui vẫn còn mát mẻ, Bác mặc một bộ đồ màu chàm trông như một ông già người Nùng, trông hiền lành phúc hậu quá, đặc biệt là đôi mắt Bác sáng lung linh vừa phong thái ung dung định đạc, nhanh nhẹn nói cười vui vẻ. Tôi ngắm Bác rất lâu, lòng xúc động vô cùng. Tuy đã được đồng chí Vũ Anh và Võ Nguyên Giáp kể chuyện về Bác nhiều lần, tôi vẫn không thể nào ngờ cụ già đó lại chính là đồng chí Nguyễn ái Quốc, một lãnh tụ nổi tiếng mà từ khi Người còn ở nước ngoài chúng tôi đã nghe nói bàn nhau và mường tượng hình ảnh của Người.
Khi Bác mới về Tin Trào, khí hậu ẩm thấp của miền núi, đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của Bác, thỉnh thoảng Bác bị yếu mệt. Việc làm nhà cho Bác ở, chúng tôi suy nghĩ và tranh luận với nhau nhiều lần, dựng nhà ở nơi quang đãng thì dễ lộ, làm nơi ở kín đáo thì ẩm thấp; làm một mái hay hai mái cho đỡ tốn vật liệu và công sức... Tuy Bác sống ở nước ngoài nhiều, nhưng vẫn giữ cốt cách dân tộc, từ việc ăn ở đến những lúc yếu đau Người cũng chỉ tìm thuốc nam để chữa bệnh. Thời kỳ này phần do khí hậu miền núi khắc nghiệt, phần do đời sống khó khăn gian khổ thiếu thốn quá mà công việc lại nhiều nên Bác bị ốm. Một hôm tôi đang trên đường đi công tác thì nhận được thư anh Giáp báo tin Bác mệt, dặn tôi nhớ mua ít sâm gửi về để cho Bác uống. Đọc thư ánh, tôi rất lo, ngay sau đó chúng tôi được đồng bào gửi biếu Bác một ít sâm để chữa bệnh. Tôi vội về Tân Trào, thấy Bác gầy yếu tôi không cầm được nước mắt, thương Bác quá mà không biết làm cách nào cho Bác khỏi bệnh tôi suy nghĩ mung lung, giá có người thầy thuốc nào phải lấy trái tim khối óc của tôi mà chữa cho Bác khỏi bệnh, tôi cũng sẵn sàng không một giây phút do dự. Nhiều ngày đêm tôi và anh Giáp thay nhau tức trực bên Bác, có đêm mệt quá tôi ngả lưng xuống cạnh Bác và cứ một lúc lại dậy, khẽ đặt tay lên ngực Bác, lo lắng theo dõi từng nhịp đập của con tim và hơi thở của Bác, nhờ thuốc lá cây và sâm của đồng bào biếu, rất may mấy ngày sau đó Bác tỉnh táo đỡ dần rồi bình phục.
Chỉ được sống gần Bác ít ngày mà tôi đã thấy biết bao điều mới mẻ, mỗi lời dạy việc làm của Bác đều là bài học lớn đoi với chúng tôi. Bác thường nhắc mọi người phải đề cao tinh thần cảnh giác, ý thức giư gìn bí mật Bác phải lo nhiều việc lớn, nhưng Người không quên căn dặn chúng tôi từ những việc nhỏ như: Giấy tờ không để vương vãi, bếp phải làm xa nơi ở, nấu xong phải dọn dẹp ngay không để khói, cả đến việc vệ sinh cá nhân, Bác ctĩng lưu ý mọi người đào lỗ không để dấu vết lạ địch sinh nghi. Lúc đó trường quân chính kháng Nhật của quân đội ta cách Tân Trào khoảng 3 km, học sinh phần nhiều được chọn từ dưới xuôi lên, nhưng ngày nghỉ anh em thường về Tân Trào gặp gỡ bè bạn, người thân, nhiều người trong số họ đã được tiếp xúc và chuyện trò với cụ già thường mặc áo chàm, có chòm râu thửa, đen và đôi mắt sáng. Ông cụ vui tính, thân mật, anh em bảo nhau "ông cụ nói chuyện vui quá, hợp với lòng mình quá.. Mãi đến san này anh em mới biết chính mình đã có những giờ phút vinh dự được gần Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải nói Bác rất có tài hoá trang và sắm các vật ngụy trang, Bác thường dặn cán bộ đến làm việc với Bác, khi có yêu cầu giữ bí mật thì phải hiểu người anh cần gặp là ai, để có câu chuyện mở đầu cho thích hop.
Tôi con nhớ vào khoảng cuối năm 1944, một máy bay Mỹ bị Nhật bắn rơi, phi công phải nháy dù xuống địa phận Hoà An, đồng chí Hồng Kỳ người đã cứu tôi trong dịp về nước bắt được viên phi công đó. Biết tin này, Bác chỉ thị đưa phi công Mỹ đến gặp Bác, chúng tôi có vẻ băn khoăn, nhưng Bác rất điềm tĩnh. Bác đón ở vai một người linh già, đã từng tham chiến ở nhiều nơi, và biết được hoàn cảnh nhĩmg người lãnh Mỹ, viên phi công hết sức ngạc nhiên, phấn khởi, nhưng anh ta không hề biết là đang được tiếp chuyện với vị lãnh tụ tối cao, đã từng đến tận nước Mỹ, chứng kiến tất cả những gì mà họ vẫn khoe là văn minh hiện đại. Nhân dịp có việc phải qua Tnmg Quốc, Bác quyết định đưa viên phi công trao trả cho quân đội Mỹ lúc đó đang là đồng minh với ta chống phát xít. Các đồng chí trong cơ quan thấy vậy đều tỏ vẻ lo lắng. Biết tâm trạng mọi người, Bác nói "Các chú cứ yên tâm, cứ để đó cho Bác Thế là Bác lại hoá trang giống ngươi Thổ, xách vài con gà và cũng bắt viên phi công Mỹ cải trang và đưa qua biên giới. Hình như cũng nhờ một phần việc được ta đối trai tử tế và trao trả viên phi công Mỹ, mà Mỹ cử một số cố vấn sang phối hợp với ta cùng chống phát xít. Khi các nhân viên quân sự Mỹ sang, ta đón tiếp tử tế, tôi biết tiếng Anh nên Bác cử trực tiếp giao dịch với họ. Trước khi đi Bác dặn tôi rất tỷ mỹ, Người nói: Chú phải nói thế nào để họ hiểu rằng ta không ỷ lại vào Mỹ, và nhân dân cũng hiểu được ta không bị Mỹ lừa". Trong tiếp xúc ngoại giao với hoàn canh của ta lúc đó, tôi hiểu thực hiện điều đó không dễ dàng nhưng Bác đã chỉ thị cho tôi việc làm cụ thể và hơn thế nữa Bác đã giáo dục cho tôi về quan điểm và phương pháp liên mình với kẻ thù, chủ động dành phần thắng về mình. Luôn ngẫm suy lời Bác dạy, trong khi trao đổi hoặc tiếp xúc với cố vấn Mỹ tôi đã làm đực những điều mềm dẻo trong khi giao tiếp và vững nguyên tắc chủ quyền độc lập dân tộc khi cần thiết.
Tháng 08 năm 1945 phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Sự kiện đó địa báo hiệu thời cơ cách mạng đã chín muồi, tại Tân Trào trong hai ngày 14-15.08 Hội nghị trung ương đã họp để bàn về những vấn đề quyết định cho vận mệnh của nước nhà, tiếp đó Đại hội quốc dân biểu thị tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến của cả dân tộc, UBND giải phóng do Bác làm Chủ tịch đã được thành lập. Sau khi nắm vững chủ trương và kế hoạch chuẩn bị khởi nohlã, hầu hết các cán bộ chủ chốt của Đảng đã toả đi các tỉnh để tổ chức quần chúng dành chính quyền. Tại lán Nà Lừa, sau cơn sốt nặng, Bác đã đỡ mệt nhưng sức còn yếu. Tin chiến tháng liên tiếp ở các nơi như đã làm cho Bác chóng khoẻ hơn. Ngày 19.08.1945 Hà Nội giành chính quyền và trong vòng 10 ngày hầu hết các tỉnh lỵ, thành phố trong cả nước, làn sóng cách mạng dồn dập, nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Bác bảo đồng chí Văn Lâm sang yêu cầu anh Hoàng Sâm chọn ngay cho Bác mấy đồng chi bảo vệ nữa để gấp rút về Hà nội. Thời kỳ này ở Tân Trào đã có lực lượng vũ trang canh gác bảo vệ khu vực cơ quan đóng và một số đồng chí trực tiếp phục vụ bảo vệ Bác.
Hầu hết cán bộ đã về xuôi, trên căn cứ chỉ còn lại anh Phạm Văn Đồng, anh Phan Bôi, anh Hoàng Văn Thái, anh Kháng chị Châu... và tôi, Bác họp tất cả lại, Bác bảo đại ý thế này "Bây giờ ta đã có chính quyền chắc các cô, các chú ai cĩng muốn về Hà nội nhưng chưa được đâu. Lê Nin đã nói giành chính quyền dễ, nhưng giữ chính quyền mới khó. Cả nước có bao nhiêu tỉnh bao nhiêu huyện, ta phải có đủ cán bộ để tổ chức dành clnh quyền. Lúc này kẻ thù không phải là đã hết, mà lại càng phức tạp hơn. Nếu không giữ được chính quyền , thì ta phải làm lại, vất vả hơn rất nhiều. Vậy Bác yêu cầu các cô, các chú ở lại dịa phương đây, phải giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tốt đẹp , ấm no văn minh hơn, dể đồng bào thấy rõ ánh sáng của cách mạng, và cũng để đền đáp lại công ơn của đồng bào đã đùm bọc cách mạng bao nhiêu năm nay. Vả lại cuộc kháng chiến chống đế quốc của ta còn lâu dài và gian khổ. Biết đâu chúng ta còn trở lại đây nhờ cậy đồng bào lần nữa. Nếu bây giờ cán bộ ta về xuôi cả, để chiến khu trong tình trạng nghèo khổ, thì ta biết nói với đồng bào thế nào".
Lời Bác thật là lời tiên đoán tài giỏi.
Mấy ngày sau, một chi đội quân giải phóng thuộc chi đội Quang Trung được lệnh anh Văn, từ Thái Nguyên lên Tân Trào bảo vệ Bác. Sau những con sốt nặng, Bác còn rất yếu, nhưng người vẫn quyết tâm lên đường. Sau khi công việc trên này tạm ổn, cuối tháng 9.1945 Bác mới cho người lên tìm tôi và anh Kháng về Hà Nội. Ngay từ lúc đặt chân đến Hà Nội, tôi đã vô cùng xúc động. Sau bao nhiêu năm bị từ đày hết Bắc Mê lại đến Sơn La rồi lại bị tống đi Châu Phi xa xôi, lúc nào tôi cũng ứoc mơ khát khao trở về Tổ quốc, trở về Hà Nội trong những ngày sục sôi cách mạng, thì bây giờ đã thành sự thực. Tôi chì chặt lấy anh Nam, nước mắt cứ chực ứa ra, lòng nghẹn ngào sung sướng. Hết giờ làm việc buổi sáng Bác cho gọi tôi lên ăn cơm với Bác. Thức ăn đạm bạc chỉ có rau muống luộc, một đĩa cá kho và một bát nước mắm, nhưng sao tôi thấy vui và ngon miệng lạ. ăn xong đến phần trao đổi công việc, Bác bảo tôi đại ý thế này hiện nay bên Sở liêm phóng đang thiếu người, trung ương phân công chú sang bên ấy giúp một tay làm công việc ấy là phải thiết diện vô tư, để xảy ra chuyện gì thì dối với chú Bác sẽ thiết diện vô tư. ý Bác muốn nói làm công tác ở ngành Công an là phải kiên quyết cứng rắn, thật công bằng, vô tư. Cố nhiên tôi vui vẻ nhận nhiệm vụ và hứa với Bác làm thật tốt.
Tôi được cấp trên chỉ định làm Phó Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Bộ, anh Chu Đình Xương làm Giám đốc, anh Trần Quốc Hoàn bây giờ làm xứ uỷ viên, cử thêm i mấy cán bộ nữa tăng cường cho chúng tôi. Khi đó ta có ba tổ chức Công an ngang cấp cùng tồn tại, thuộc Uỷ ban nhân dân các địa phương. Về cơ cấu Sở liêm phóng Bắc Bộ và Trung Bộ tương tự như nhau, nghĩa là so với các phòng ban vẫn cơ bản như thế, không thêm bớt gì lắm, chi có người Phụ trách là thay đổi, một số nhân viên làm nghiệp vụ đơn thuần ta vẫn sử dụng với tư cách là nhân viên lưu dung. Ta mới dành chính quyền, chính quyền non trẻ đã phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài. Bởi thế Đảng ta đặc biệt quan tâm đến ngành công an, công cụ chuyên chính trực tiếp của cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn ở cả ba kỳ, tổ chức Công an lớn mạnh không ngừng kể cả về chất lượng và số lượng song kẻ thù đánh phá ta suốt từ Bắc chí Nam đòi hỏi ta phải có sự chỉ đạo thống nhất để đối phó. Này 21.02.1946 chính phủ ra sắc lệnh thành lập Nha Công an Việt Nam, trực thuộc Bộ Nội vụ và tôi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc. Sau khi có Nha Công an Việt Nam, thì tổ chức Công an ba kỳ được gọi là sở công an, ở các Tỉnh gọi là Ty công an. Nhiệm vụ của Công an lúc đó là bảo vệ an ninh chính trị , gọi tát là bảo vệ chính trị. Lực lượng cảnh sát không ở trong biên chế công an, mà trực thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp. Công tác bảo vệ Bác do Trung ương trực tiếp tổ chức, chỉ đạo. Công tác Công an thời kỳ này đã góp phần tích cực bảo về cơ quan đầu não, bảo vệ lãnh tụ. Bác rất quan tâm đến công tác công an, Người đã cho chúng tôi nhiều chỉ thị quý báu trong việc giả quyết xung đột giũa ta và địch, để thực hiện chủ trương của Đảng những sai sót của chúng tôi trong việc đấu tranh với địch, đều được Bác nghiêm khắc phê bình và thường xuyên dạy bảo. Tôi còn nhớ một lần cùng đi với mấy đồng chí trên một chiếc ôtô con, tới một o(róc phố vắng, các đồng chí Công an phát hiện thấy một tên Quốc chân đảng nguy hiểm đang đi bộ trên vỉa hè và đề nghị tôi cho bắt. Tôi đồng ý thế là đồng chí lái xe cho xe rú ga vọt lên, hai đồng chí khác nhảy xuống kéo thốc nó vào xe và phóng đi. Lập tức có một chiếc ô tô lạ bám riết theo, có lẽ đó là chiếc xe đi đón thằng phản đông này. Không nên để xảy ra ánh nhau ở đây, bọn Tưởng sẽ xà vào can thiệp như thế sẽ sinh chuyện lôi thôi, tôi bảo cho xe phóng nhanh, chạy vòng vèo một lát đánh lạc hướng địch, rồi rẽ vào Bắc Bộ phủ. ở lại Bắc Bộ phủ mấy giờ chúng tôi mới ra về. Tất nhiên tên Quốc dân đảng đó bị tống vào Hoả Lò. Tôi tưởng việc ấy Bác không biết, nào ngờ mấy năm sau, một hôm đang trên đường đi công tác ở Việt Bắc, Bác bảo tôi "Tại sao Bác đã dặn đi dặn lại là phải khôn khéo, mà ở Hà Nội, có lần chú bắt cả phạm nhân đưa vào Phủ chi tịch. Nếu bọn chúng phát hiện ra có phải lôi thôi không?" Tôi cúi đầu nhận lỗi...
Thế đấy hoạt động của chúng tôi dạo đó còn ngây thơ, non nớt vậy, bởi có được đào tạo qua một lớp chuyên môn nghiệp vụ nào đâu, nhưng cứ làm, làm nhiều, vừa làm, vừa học sẽ có kinh nghiệm, nhớ lời Bác dạy "Phải dựa vào quần chúng, được quần chúng ủng hộ thì khó khăn tới đâu cũng vượt được hết . Lực lượng Công an tuy còn non trẻ, nhưng đã biết tìm ra cách tiến công các tổ chức phản động để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Chúng tôi đã góp một phần nhỏ vào công tác bảo vệ Bác, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng. Chúng tôi bằng nhiều cách đã gài người của mình vào các Đảng phái phản động để nắm tình hình, mặt khác khôn khéo lợi dụng những mâu thuẫn trong nội bộ chúng để khai thác tài liệu, nhờ thế các âm mưu chủ trương của địch ta nắm khá chắc và có nhân phương án đối phó kịp thời.
Chẳng hạn một lần theo tin mặt báo ta biết địch tổ chức bắt cóc đồng chí Trần Duy Hưng- Chủ tịch UBND thành phố Hà nội. Theo kế hoạch của chúng, hai tên côn đồ có trang bị vũ khí nấp thật kín phía sau nhà anh Hưng đợi anh Hưng đi làm về, lập tức xông ra dí súng bắt ép lên ôtô rồi phóng đi, chúng tôi báo cho anh Hưng biết, đồng thời cho lực lượng Công an bao vây bắt thủ phạm tại chỗ khi chúng chưa kịp hành động.
Lần khác chúng tôi được cơ sở trong hàng ngũ địch báo cho biết bọn Đại Việt quốc dân đảng giao cho tên Nghiêm Xuân Chí ám sát đồng chí Sao đỏ (tức Nguyễn Lương Bằng) đồng chí Sao Đỏ hồi đo phụ trách công tác tài chính của Đảng và chủ trì giải quyết việc giao thiệp với các tổ chức đảng phái khác, thường đi công tác bằng xe tô, Nghiêm Xuân Chí là tên phản cách mạng nguy hiểm nổi tiếng về tài bắn súng ngắn. Theo kế hoạch của chúng Nghiêm Xuân Chí giả làm người đạp xe đạp dạo từ phố Huế lên Bờ Hồ đợi xe của đồng chí Sao đỏ đi qua sẽ bắn rồi chạy. Nhận được mật báo của cơ sở chứng tôi liền cử hai chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ theo dõi Nghiêm Xuân Chí, quả nhiên, gần đến giờ hành động, Chí đạp xe theo hướng đã định, hai chén sĩ của ta áp sát và bất ngờ dùng võ Giudô quật ngã và bắt trói, trong chiếc cặp da mở ngỏ vắt ngang khung xe , có hai khẩu súng ngắn ra lên đạn sẵn.
Khi Bác dự Hội nơhi Phôngtennơblô sắp về nước, lực lượng trinh sát nắm tình hình thấy bọn phản động có âm mưu ám hại Bác, trên tuyến xe lửa Hải Phòng-Hà Nội. Lập tức Nha Công an đã chỉ thị cho Công an các địa phương trên tuyến đường sắt Bác sẽ đi qua có kế hoạch bảo vệ để bảo đảm an toàn cho Bác, chúng tôi họp bàn tìm chọn phương án bảo vệ có ý kiến tên chọn một người gần giống Bác, rồi tôi bí mật đưa xuống Hải Phòng. Khi tàu cập bến, sau khi Bác nghỉ ở Hải Phòng, thì chuyến tàu đầu tiên sẽ đưa người đóng giả Bác về Hà Nội, còn Bác bí mật đi chuyến tàu khác về sau, chúng tôi tìm được một người, nhờ hoạ sĩ hoá trang, trông cũng khá giống Bác, chúng tôi tiến hành theo kế hoạch đã định, nhưng trái hẳn với dự kiến của chúng tôi, Bác được đồng bào tiếp đón nồng nhiệt và bảo vệ chặt chẽ. Chính hàng vạn quần chúng nhân dân đã là bức tường chắc chắn đảm bảo an toàn cho Bác, hàng biển người tập trung ở ga xe lửa chào đón Bác. Đến mỗi ga Bác lại xuất hiện để đáp lại nhiệt tình của đồng bào. Uy tín của Bác và sức mạnh đông đảo của quần chúng đã áp đảo kẻ thù, hơn lúc nào hết chúng tôi càng thấm thía lời Bác dạy "Phải biết dựa vào quần chúng nhân dân, được nhân dân ủng hộ thì việc khó mấy cũng thành công

Một giờ với đồng chí tổng giám đốc
nha Công An Việt Nam
Trong cuốn lịch sử Công an nhân dân có đề cập đến một con người đó là đồng chí Lê Giản, nguyên Tổng Giám đốc nha Công an trưng ương trong những ngày cách mạng ở thời kểntứng nước. Mùa xuân này, người cán bộ lão thành ấy đã bước vào tuổi 84. Mặc dầu đã được Đảng và Nhà nước cho nghỉ hưu nhưng bác Lê Giản thì dường như vẫn chưa nghỉ. Hàng ngày bác vẫn giữ thói quen như đọc sách, báo, xem Ti vi, nghiên cứu rồi góp ý với các Nghị quyết của Đảng cũng như tham gia các cuộc hội thảo về các đề tài liên quan đến cuộc sống cập nhật của người dân. Biết chúng tôi đang làm báo Tết, bác vui vẻ nói:
- Những ai cùng lớp tuổi với tôi hoặc kém hơn tôi khoảng 10 tuổi có thể hình dung được khá rõ tình hình an ninh trật tự của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8. Bấy giờ là những năm tối tăm dưới trời thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Trong đêm dài của chế đô xiêng xích, hình ảnh người dân đất Việt làm nô lệ từ thành thị đến nông thôn đã được ghi lại trong những Xuân tóc đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng, trong Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, trong Bước đường cùng" của nhà văn Nguyễn Công Hoan.vv Lúc đó, ngoài những thảm cảnh người chết đói ở dọc đường là nạn trộm cướp hoành hành, nỗi xót xa tủi nhục của người dân bị bắt đi phu, đi lính phải gán vợ bán con để lấy tiền đóng sưu thuế. Bấy giờ, mỗi khi nghĩ đến những thảm cảnh đó, quả thực chúng tôi thấy ghê sợ và càng thấy cái ý nghĩa lớn lao khi lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong các hang cùng ngõ hẻm ở các đô thị và các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Rồi bản Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đã đọc vào ngày 2.9.1945. Ngày ấy đã trôi qua được gần nửa thế kỷ, trong những gì diễn ra hồi đó, dường như tôi vãn là những ký ức không thể nào quên.
Sau khi trải qua hàng loạt nhà tù trong nước và nước ngoài của bọn thực dân, cuối năm 1 944 chúng tôi đã trở vè khu căn cứ địa cách mạng ở tỉnh Cao Bằng. Tại đây tôi được gặp Hồ Chủ Tịch, anh Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng), anh Văn (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp) vâ nhiều đồng chí lãnh đạo khác của Đảng ta. Vì tình hình cách mạng lúc đó rất sôi động đặc biệt là sau sự kiện: Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9.3.1945, chứng tôi theo Bác về khu căn cứ địa Tân Trào. Theo Bác Hồ về đó với mục đích để thành lập chính quyền cách mạng. Nhưng khi cao trào khởi nghĩa đã lan rộng ở nhiều địa phương và Hà Nội thì Bác lại giao cho chúng tôi tạm thời ở lại khu căn cứ. Chúng tôi đề nghị Bác, Bác lại giải thích: Việc giành chính quyền đã là công việc khó khăn còn việc giữ vững chính quyền ấy lại là công việc khó khăn hơn nhiều. Các chú cứ yên tâm ở lại lo cũng cố căn cứ, rồi chúng ta thế nào cũng có dịp trở lại.
Quả như lời dự báo đó, cuối tháng 9, tức là vào thời điểm ta mới dành chính quyền được ít ngày, tình hình ở Hà Nội cũng như các địa phương khác diễn biến rất phức tạp. Một trong những vấn đề nổi cộm lên lúc đó là hoạt động của các Đảng phái phản động. Đúng vào thời điểm đó, Bác lại gọi tôi về để tăng cường cho lãnh đạo Sở Liêm phóng Bắc Bộ, trên cơ sở đó thững nhất lực lượng trong cả nước. Sau đó, Bác ký sắc lệnh thành lập: "Việt Nam Công an Vụ.
Về tổ chức có cơ quan trung ương và các đơn vị Công an ở các địa phương. Tôi được giao nhiệm vụ là Tổng Giám đốc Nha Công an trung ương. Tôi giữ chức vụ trên được hai tháng thì bọn Quốc dân đảng giở trò. Thông qua chính phủ liên hiệp, chúng đề nghị riêng Bộ Nội vụ phải do một người thuộc phái trong lập nắm giữ. Để ổn định tình hình, kéo dài thời gian hoà hoãn, Bác đã đề nghị Cụ Huỳnh Thúc Kháng, làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ lúc đó phạm vi hoạt động khá rộng, trong đó công việc giữ gìn an ninh trật tự chỉ là một bộ phận. Mặc dù vậy, trên thực tế, các phần việc đấu tranh, trấn áp phản cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự vẫn do Đảng ta chỉ đạo. Do vậy, tôi vẫn được giao phụ trách Nha Công an cho đến năm 1953 mới giao lại cho anh Trần Quốc Hoàn đê đi nhận nhiệm vụ mới là cải cách ruộng đất. Sau hai năm làm công tác cải cách ruộng đất đấn đầu năm 1955, anh Trần Quốc Hoàn lại đề xuất xin tôi về làm Giám đốc Ty trị an hành chính. Đến năm 1958, trước yêu cầu mới, Trung ương mới rút tôi khỏi Bộ Nội vụ để sang làm Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao. tôi công tác ở Toà án cho đến mùa xuân năm 1975 thì đến tuổi nghĩ hưu. Nhưng trung ương vẫn yêu cầu tôi ở lại để tham gia củng cố tổ chức công tác Toà án ở các tỉnh phía Nam nên mãi đến năm 1978 tôi mới được nghỉ hưu.
Nghệ thuật là bất tử
Khi mới dành được chính quyền, đêm nào Bác cũng làm việc tới khuya. Nhưng nhiều đêm Bác bí mật ra khỏi số nhà số 8 đường Lê Thái Tổ, đến ngủ ở nhiều địa điểm khác vừng ngoại ô. Hàng ngày Bác vẫn làm việc tại căn phòng trên gác hai Bắc Bộ phủ và vẫn dành thời gian để hoạ sĩ Tô Ngọc Vân "hành" đủ kiểu.
Bác nói vui:
- Tôi chưa từng để ai sai khiến nình. Bây giờ bạn lại được tha hồ sai khiến tôi. Nhưng chỉ được sai khiến cái "mình chứ không thể sai khiến được cái đầu của tôi...
Không khí nghiêm trang trở nên vui hẳn lên. Hoạ sĩ Tó Ngọc Vân toan nói điều gì với Bác, thì ông Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của Bác bước vào vẻ mặt đầy lo lắng:
- Tôi xin lỗi hoạ sĩ. Thưa Bác, có việc rất hệ trọng xin được trình bày gấp ạ.
Bác nói với hoạ sĩ Tô Ngọc Vân:
- Vì công việc cần kíp bất thường, chúng ta tạm dừng, mong bạn thông cảm với tôi.
- Thưa Chủ tịch, cong việc của tôi là nhỏ.
Bác cười:
- Tất cả chúng ta đều làm việc cho Tổ quốc nên chẳng có việc nào là nhỏ cả. Cái đèo Ngang nằm ỳ một chỗ, nhưng bài thơ Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc"... tôi đã đem theo khắp các chân trời góc biển. Nhân sinh chi hữu hạn, nghệ thuật thị vô biên. Vì vậy, nhà nghệ sĩ cần phải chăm lo đặc tính của dân tộc mình trong nghệ thuật. Đó mới là nghệ thuật trường sinh bất tử.
Bác tiễn hoạ sĩ To Ngọc Vân ra tận cửa lớn.
Ông Vũ Đình Huỳnh đọc chậm rãi cho bác nghe bức điện của cụ Huỳnh Thúc Kháng: Thưa Chủ tịch. Thời tiết xấu tôi chưa đĩ được. Tôi không thể nhận chức Bộ trưởng. Nhưng trước sau cũng sẽ ra gặp Cụ". Hồ Chủ tịch trầm ngâm, hút thuốc. Những giây phút im lặng tuyệt đối. Điếu thuốc trong kẽ ngón tay Người cháy vụn, sợi khói thẳng tắp như sợi chỉ trắng căng lên. Bác nhìn người Bí thư của mình:
- Chẳng lẽ Cụ Huỳnh từ chối không chịu ra phụng sự quốc dân lúc tổ quốc trong cơn nguy nan này?
- Cụ Huỳnh đã khước từ Bảo Đại mời ra lập chính phủ thay cho Trần Trọng Kim. Tôi tin cụ Huỳnh thế nào cũng ra yết kiến Bác. Mà cụ đã gặp Bác thì cụ sẽ chấp nhận những công việc Bác tin cậy.
Bác viết: "Chúng tôi khẩn khoản mời cụ ra Hà Nội nhận chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ rồi đưa bức điện cho Cụ Vũ Đình Huỳnh:
- Chú xem có thêm bớt gì không rồi cho điện đi ngay.
Bác cẩn thận dặn thêm:
- Chú bàn thêm với chú Văn, lấy tình thân cũ, chú Văn gửi thêm bức điện cho Cụ Huỳnh.
Anh Võ Nguyên Giáp cũng gửi ngay bức điện:... "Việc đại nghĩa xin cụ đừng bỏ qua, Hồ Chủ tịch mong được gặp cụ..."
Đang khi bề bộn hàng trăm thứ việc lại xảy ra vụ bọn phá hoại ám sát Armou một Pháp kiều, nguyên là giáo viên trường kỹ nghệ Đông Dương, bọn Lư Hán lợi dụng vụ này gây rác rối với ta.
Mới đầu giờ làm việc, từ Tổng hành dinh Lư Hán đưa tới văn phòng Phủ Chủ tịch một phong thư đề: "Kính gửi đồng chí Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Hoàng Hữu Nam mở phong bì thư: "Kính mến Hồ Chí Minh tiên sinh quá bộ tới Tổng hành dinh của tôi để giải quyết vụ nhân viên công an Việt Nam bắn chết một Pháp kiều
Ông Hoàng Hữu Nam báo cáo ngay với ông Võ Nguyên Giáp. Ông Giáp suy nghĩ rồi chau mày:
- Bọn này vừa xảo quyệt vừa hèn mạt. Chúng dám dơ cái trò lục lâm với chúng ta ngay lúc này lắm? Trên phong bì viết là: "Đồng chí Hồ Chí Minh" tránh gọi chức danh chủ tịch nước" của Bác. Nếu gọi như vậy là vô hình chung chúng đã thừa nhận chính phủa. Trong công văn chúng lại ghi: "Hồ Chí Minh tiên sinh". Giọng điệu đểu cáng này, chúng dám làm cái điều hèn mạt.
Ông Võ Nguyên Giáp cho mời tôi (Lê Giản), ông Vũ Đình Huỳnh đến trù liệu công việc, trước lúc báo cáo với Bác. Chúng tôi đều thống nhất khuyên Bác không đi gặp Lư Hán tại nơi hắn ở.
Ông Võ Nguyên Giáp và ông Vũ Đình Huỳnh gặp Bác. Bác đọc xong thư thượng khuẩn" của Lư Hán. Bác hỏi:
- Y kiến các đồng chí như thế nào?
- Thưa Bác, ông Giáp nói- Anh em chúng tôi thống nhất với nhau là Bác cử phái viên của Chủ tịch nước đến gặp hắn ta.
Bác mở nắp bao thuốc. Chẳng còn điếu nào. Ông Vũ Đình Huỳnh lấy bao thuốc trong cặp ra mời Bác. Bác hút luôn mấy hơi liền rồi chậm rãi nói:
- Lư Hán lúc này không phải chỉ là tướng của quân đội Tưởng Giới Thạch mà nhân danh Đồng Minh đến đất nước anh giải giáp quân đội phát xít Nhật. Ngoài phong bì nó gọi tôi là đồng chí, nhưng giấy tờ bên trong lại là một "chỉ lệnh" của Đồng Minh và cái giọng rất "Thiên triều đối với các chư hầu. Nếu tôi không đến gặp nó, sẽ cho là chúng ta đã sợ nó. Nó sẽ được nước, làm điều càn bậy hơn.
Ông Giáp lo lắng:
- Nhưng... Bác đến đó nguy hiểm vô cùng.
- Đúng. Nhưng có miếng võ hiểm thì cũng có miếng văn phá hiểm chứ.
Ông Vũ mình Huỳnh hỏi:
- Phải có ai đi cùng với Bác chứ?
- Không cần. Mình vừa là Chủ tịch vừa là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Trường hợp này nhiều người lại sinh vướng chân nhau thì khó xoay trở. Chỉ cần chú lái xe và chú cận vệ đi với tôi.
Anh Hào đưa xe tới trước bậc thềm. Đồng chí Định, đồng chí Lý và Chuẩn đã sẵn sàng đợi Bác trước cổng ra vào.
Bác dặn ông Vũ Đình Huỳnh:
- Cả ngày hôm nay, chú không rời khỏi phòng này một lúc nào cả.
Ông Võ Nguyên Giáp, ông Hoàng Hữu Nam và tôi đưa chân Bác ra sân Bắc Bộ phủ, hầu như cả ba người đều có một lo lắng trước việc "Hoa quân nhập Việt, diệt cộng, cầm Hồ". Cánh cửa xe mở, Bác lại quay vào phòng Bác gọi điện thoại sang phòng ông Patti. Mọi người vẫn đợi Bác ngoài sân. Lúc trở lại, nét mặt Bác đầy tự tin và thanh thảnh
Xe Bác ra khỏi cửa Bắc Bộ phủ đi thẳng lên phía Quảng trường Ba Đình, vào thẳng dinh toàn quyền cũ. Bác vừa ra khỏi xe, một viên sĩ quan liên lạc của Lư Hán tiếp Bác ngay ở bậc thêm toà lâu đài, hắn nói tiếng Vân Nam:
- Thưa Hồ Chí Minh tiên sinh. Tướng quân Lư Hán của chúng tôi bận việc. Mời tiên sinh gặp tướng quân Tiêu Văn.
Một sự xúc phạm. Nhưng Bác thoát mình khỏi sự tiểu khí của bọn giặc cỏ này. Bác nói nhã nhặn với tên sĩ quan:
- Nhờ ông chuyển lời chúc sức khoẻ của tôi đến tướng quân tư lệnh.
Bác nói vơi anh Hảo :
- Chú đưa Bác đến nhà 64 phố Nguyễn Du.
Đòng chí Chuẩn vẻ tức giận:
- Chúng nó bắt nạt ta, quá lắm Bác ơi!
Bác cười:
- Chúng ta đang bí nên chúng bắt bí, chứ chúng nạt thế nào được chúng ta....
Anh Hảo dừng xe sát mép đường, trước ngôi biệt thự 64 Nguyễn Du. Hai tên lính gác đứng nghiêm lúc Hồ chủ tịch bước đến cửa. Bác nhận ra Thiệu Bách Xương, đặc phái viên Bộ quân chính Quốc dân đảng đang đợi sẵn ở đây.
Bác còn nhớ như in lần đầu tiên gặp y trong một bữa tiệc của các tướng lĩnh Bộ tư lệnh phương diện quân thứ nhất chiêu đãi các Đảng ở Việt Nam, tại khách sạn Tân á. Ngoài Lư Hán, Tiêu Văn, Chu Phúc Thành, còn có Chu Kiệt, Lăng Kỳ Hàn, Trần Tư Hoà, Trang Tứ Hoán, Trịnh Phượng, Hoàng Hoàng Cường. Triệu Bách Xương thái độ lễ phép:
- Thưa đại nhân, Chu quân trưởng (Chu Phúc Thành hiện đang chờ đại nhân tại Bộ tư lệnh quân đoàn 63.
Bác nhận ra sự nguy hiểm nhưng Bác rất điềm tĩnh:
- Các ông có thịnh tình mời tôi mà địa điểm đón tiếp tôi lại không thống nhất được với nhau, thật đáng tiếc.
Xin đại nhân miễn thứ cho sự sơ xuất của chúng tôi. Tôi xin tháp tùng đại nhân tới tận bản doanh Chu Quân trưởng ạ.
Thấy Bác đi trở ra với mót viên tướng Tàu, anh em cận vệ lo lắng. Bác đưa mắt nhìn anh em. bình tĩnh .
Anh Hảo tự tay lái đưa chiếc xe chở Bác bám sát chiếc xe của viên tướng Tàu.
Phút chốc xe Bác đã đến khu Đồn Thuỷ (bây giờ là Viện l08). Đám lính gác Bộ tư lệnh quân đoàn 63 trong tư thế thiết quân luật, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí, súng tuốt lê trần sắc lệnh.
Bác sóng bước với Thiệu Bách Xương đi vào toà tiền sảnh. Viên sĩ quan liên lạc trực sẵn, đón Bác và Thiệu Bách Xương vào phòng trong. Ba cận vệ của Bác bị lính Bác tư lệnh quân đoàn giữ lại. Ba anh với tư thế đàng hoàng mắt nhìn bọn lính Tưởng. Bác nhìn về phía ba vệ sĩ của Người bình tĩnh. Bác đi ung dung lên gác hai...
Trời đã xế chiều, Bác vẫn chưa về! Không một tin tức gì từ lúc Bác lên xe đến đại bản doanh Lư Hán.
Ông Võ Nguyên Giáp, ông Hoàng Hữu Nam, ông Vũ Đình Huỳnh và tôi đều lo lanh thấp thỏm... phán đoán không rõ là chúng giữ Bác ở chỗ nào. Tôi đã tung lực lượng trinh sát đi mà chưa có -một manh mối nào báo về, ba đồng chí bảo vệ và lái xe cho Bác cũng chẳng có người nào trở về?
Anh Định bảo vệ trở về một mình! Mọi người hồi hộp. Anh Định trao cho anh Võ Nguyên Giáp thư bỏ ngỏ của Bác bằng chữ Nho: "Tôi đang bận một chút. Anh em cứ ở nhà làm việc bình thường". Anh Định thuật lại toàn bộ sự diễn biến. Bác vẫn còn bị chúng giữ trong hành dinh quân đoàn 63 của Tướng Chu Phúc Thành!
Một mình Bác giữa bây sói? Phải làm... làm cách nào để giải vây cho Bác?
Đang lúc trù liệu rất căng thẳng thì ông Patti và tướng Ghêlêgơ đến Bắc Bộ phủ.
Anh Hoàng Thế Nam và ông Vũ Đình Huỳnh ra tiếp họ.
Ông Patti là một vị khách nước ngoài quen biết Bác Hồ từ bên Vân Nam. Từ ngày về Hà Nội, Hồ Chủ tịch đối với ông như một người bạn, xúc tiếp với nhau nhiều lần. Bác từ Tân Trào về 48 Hàng Ngang- Hà Nội, đang chân ướt chân ráo, Người mời cơm thân mật ông Patti. Người còn tiếp ông mấy lần tại số nhà 8 đường Vua Lê và nhờ ông chuyển thư của người với Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Tơruman. Ông cho biết ban sáng Hồ Chủ tịch gọi qua điện thoại mời ông và tướng Ghêlêgơ chiều nay gặp gỡ nhau tại Bắc Bộ phủ..
Ông Huỳnh báo cho hai ông biết là, Hồ Chủ tịch đến hành dinh quân đoàn 63 theo lời mời của tướng Lư Hán. Nhưng chẳng rõ lý do gì mà họ coi Hồ Chủ tịch tại đó đến lúc này vẫn chưa về được.
Sự bất bình về hành động của bọn Lư Hán hiện rõ trên cử chỉ của ông Patti và trướng Ghêlêgơ. Ông Patti đi ra xe, nói với ông Vũ Đình Huỳnh:
- Chúng tôi can thiệp ngay việc này...
Bấy giờ ông Huỳnh mới rõ lý do Bác dặn ông lúc ra đi:
- Cả ngày hôm nay chú không được rời phòng này một lúc nào cả.
Anh Võ Nguyên Giáp mỉm cười: "Bây giờ mình mới hiểu điều Bác nói lúc người quyết định sáp mặt với bọn chúng: "có miếng võ hiểm thì cũng có miếng văn phá hiểm.
Chiều se se lạnh. Ông Vũ Đình Huỳnh đưa xe đến đón Bác và anh em cận vệ. Lúc về bên Hồ Gươm, anh Hảo, người lái xe của Bác bị chúng tước đoạt chiếc xe hỏi Bác:
- Sao chúng nó lại không trả cái xe cho ta, hả Bác?
- Chúng nó không giữ nổi tấm chài thì giữ lấy một miếng chì cho đỡ bẽ mặt.
Anh Định tự trách:
- Chúng cháu đi bảo vệ Bác mà chẳng làm nên trò trống gì.
- Các chú đã bình tĩnh, giữ vững kỷ luật. Như thế là góp phần thắng lợi.
Ông Vũ Đình Huỳnh giọng vui vui:
- Trong vòng vây lang sói, Bác tự cứu Bác.
Bác cười:
- Cuộc chiến đấu của chúng ta không đơn độc.
Lúc này, ông Vũ Đình Huỳnh mới mở cặp lấy bức điện cụ Huỳnh Thúc Kháng, trao vào tay Bác... "Thưa Hồ Chủ tịch, tôi vừa nhận được điện thứ hai của Chủ tịch và điện của ông Võ Nguyên Giáp. Tôi chuẩn bị trời tối sẽ lên đường"
Bác nhìn xuống Hồ Hoàn Kiếm lung linh ánh gươm thiêng!...
(Nhà văn Sơn Tùng ghi )

<< Phần một |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 923

Return to top