Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Lê giản hồi ký

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 10538 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Lê giản hồi ký
Lê Giản

Phần một
Năm 1941, chúng tôi đang bị giam ở nhà tù Sơn La. Bỗng một hôm giám ngục gọi tám tù cộng sản (trong đó có tôi và hai tù thân Nhật tới Văn phòng. Tên mật thám
Rougier từ Hà Nội lên chuyển 10 người chúng tôi đi nơi khác. Đi đâu? Hỏi, nhưng
Rougier không trả lời. Thế là chúng tôi chân bị xiềng, tay bị xích lên một ô tô che kín mít lên đường về xuôi. Đến Hoà Bình, xe ngoặt về phía Ninh Bình. Tại trại giam Ninh Bình, một tù nhân khác đã bị đưa đến đây từ trước đã nhập đoàn với chúng tôi. Đó là đồng chí Phan Bôi (sau tháng 8.1945 lấy tên là Hoàng Hữu Nam). Thế là đoàn chúng tôi có 11ìng tất cả lại bị đưa ra ga xe lửa. Đến đây, Rougier giao chúng tôi cho một tên sen đầm Pháp, rồi với giọng xỏ lá chào từ biệt chúng tôi và nói "Vous iez à la péche" (các anh sẽ đi câu). Vậy thì chúng sẽ đưa bọn mình đi Côn Đảo chăng? Lên xe lửa, tên sen đầm mới cho chúng tôi biết địa chỉ mới của chúng tôi là Madagasca.
Đúng ngày 6.6.1941, tôi còn nhớ, xe lửa đến ga Sài Gòn. Chúng tôi bị đưa ngay ra Cảng vào một buổi chiều âm u. Một con tàu lớn mang tên Chenonceau sắp nhổ neo.
Chúng tôi xuống mấy phòng giam ở hầm tàu Chenonceau. Còi tầu rúc lên rồi tàu lặng lẽ ra khơi...
Một bạn tri âm ngay từ phút đầu gặp mặt...
Sau này về nước, khi Cách mạng Tháng Tám đã thành công, tôi kể lại nhiều chuyện đi trên tàu Chenonceau với người thân, bà vợ tôi lúc này tóc đã hoa râm hình như chú ý nhất đến người bạn ấy, cứ tấm tắc mấy lần "Thực là quý hoá! đúng là mình ở hiền gặp lành". Riêng tôi cho đến nay, vẫn còn nhớ một vài câu thơ của người bạn làm thời đó:
Bềnh bồng nước ấn Độ dương
Gặp người bạn quý trên đường lênh đênh
Cho ăn ngon lại cho tin...
Câu chuyện như thế này: Chiều ngày 6.6.1941, khi xuống tàu vừa yên chỗ thì một người pháp tuổi trạc 50, y phục thuỷ thủ bước tới, chủ động lành quen bằng cách tự giới thiệu với lời lẽ cởi mở, ôn tồn và thân ái:
~ Chào các ông. Người ta đưa các ông đi đâu đấy? Vì lẽ gì? Tôi phải chăm sóc các ông về việc ăn ở ở đây.
Chúng tôi chào lại. Anh Phan Bôi thay mặt đoàn tù trả lời bằng tiếng Pháp:
Chúng tôi bị đày đi đảo Madagasca chỉ vì yêu nước và yêu chủ nghĩa cộng sản, Cảm ơn ông đã quan tâm.
Vừa lắng nghe, vừa nhìn chúng tôi vẻ thông cảm và đầy cảm tình, ngươl thuỷ thủ ấy bảo chúng tôi: ở hầm nóng lắm, các ông nên đề nghị mỗi ngày cho lên boong ít lần ma thở. Đã thành lệ rồi, các ông cứ đề nghị là được đấy.
Trong đoàn chúng tôi ngoài 9 đảng viên cộng sản cỡn hai người bị đưa đi trại tập trung vì thân Nhật là Nhuyễn Thế Truyền vâ em là Nhuyễn Thế Song. Nhuyễn Thế Truyền đã từng du học rồi ở Pháp lâu năm, từ sau hôm thấy xe chở chúng tôi đến Hoà Bình rẽ ngoặt về phía Ninh Bình bỗng trở thành lì xì, rầu rĩ. (ông đang hí hửng tưởng Rougier sẽ đưa cả đoàn về Hà Nội rồi trả lại tự do cho hai anh em ông vì ông đinh ninh là quân Nhật đã can thiệp buộc Pháp phải làm như thế), tự nhiên vui vẻ thốt lên: "Đây đúnglà một công nhân Pháp chính cống! chính cống". Mặc dù chúng tôi với ông vẫn chính kiến bất đồng song nhận đinh của ông về người bạn Pháp này thì chúng tôi rất tán thành. Và... kìa, người bạn ấy trở lại, tay xách một bao bánh mỳ đặt xuống trước lặt chúng tôi và bảo và anh em đi theo ông lấy khẩu phần ăn đem về. Khẩu phần quả là không thể tưởng tượng nổi: thịt bò rán (chateau brillant) khoai tây, đậu sào và súp thịt. Ông khuyến khích chúng tôi: ăn no, ăn nhiều vào để lấy lại sức khoẻ, thiếu thì đến chỗ tôi lấy thêm (rabio) đừng ngại. Ăn xong, các anh đem bát đã trả lại nhà bếp.
Không phải chỉ bữa đầu tiên như vậy mà các bữa sau cũng tương tự hoặc còn hơn thế nữa, nhiều hôm lại có cả bích quy, cà phê, món này hình như làm cho ông Nguyên Thế Truyền tạm quên đi nỗi buồn quân Nhật không can thiệp cho anh em ông được trả lại tự do...
Cũng bị giam cùng chúng tôi ở buồng bên cạnh có một thanh niên Pháp tên Montausier bị đưa về Pháp để xét xử về tội "theo phái Đờ Gôn". Anh đã từng bị nhốt khám lớn Sài Gòn từ cuối năm 1940, do đó có biết về các đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ như chị Minh Khai mà anh ta rất khâm phục. Chỉ ít lâu sau khi quen nhau, Montausier giới thiệu cho chúng tôi về lý lịch người bạn thuỷ thủ lo về việc ăn của chúng tôi.
Trước kia anh ấy là một liên lạc viên của Quốc tế cộng sản. Anh ấy là một trong những người chuyển đến Đông Dương những sách báo, tài liệu bằng tiếng Pháp in ở Mátscơva của Quốc tế cộng sản hay ở Paris của Đảng cộng sản Pháp...
Một anh em trong chúng tôi hỏi tên người bạn đáng mến, người đồng chí rất ân cần ấy thì Montausier lắc đầu:"không biết. Cùng cảnh ngộ nên chúng tôi dễ gần Montausier và qua tiếp xúc nhiều lần chúng tôi coi anh là một người bạn đáng tin cậy.
Một buổi chiều tên sen đầm áp giải chung tôi chuyến này, trang phục nghiêm chỉnh, súng ngắn giắt một bên hông đột nhiên xuống chỗ chúng tôi như muốn kiểm tra tình hình ăn ở của chúng tôi. Hắn nhìn quanh một lượt, bảo chứng tôi: Hãy biết điều đấy. Ta không dung tha kẻ nào phá rối trật tự đâu nhé! ".
Nó vừa đi khỏi thì Montausier tủm tỉm cười, nháy mắt vẻ tinh nghịch, nói với chúng tôi: Nó cũng là một con qủy khát đó. Nó thường huênh hoang tự tay đã tàn sát 18 tên phiến loạn cộng sản ở Nam Bộ. Một lần tôi có chuyện cãi cọ với nó, nó hăm doạ có muốn taobắn nát đầu không, thằng khốn kiếp?"
Tôi bảo nó ông thường khoe đã hạ sát 18 mạng người, ông đang có một kẻ tử tù đang ở bên ông hãy bắn bỏ đi, tính nó là tên thứ 19, sau đó tôi vui lòng cho ông bắn tôi để ông nâng thành tích lên tròn 20 mạng."
Người số l9 tôi nói đó nguyên là bạn của tên sen đầm trong khi tên sen đầm đi tên bắn những người ma nó cho là phiến loạn cộng sản để lập thành tích hòng lên chức, lên lương thì ở nhà vợ nó tằng tịu và ăn nằm thường xuyên với thằng bạn. Bị cắm sừng nó căm tức thằng bạn lắm nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt vì thằng này có quyền, có thế hơn nớ. Tớ trêu thay lần này nó cùng vợ về Pháp thì chẳng biết là do tình cờ hay được sáp đặt trước mà thằng bạn quý của nó lại cùng đi chuyến tàu này.
Nghe chuyện Montausier kể chúng tôi chẳng thể nhịn cười và kinh tởm cái xã hội thối nát của bọn thực dân thuộc địa. Những ngày trên tàu Chenonceau, không bị xiềng xích, mỗi ngày chúng tôi lên boong tàu hóng mát, ngắm cảnh trời biển mênh mông. Nhưng giờ phút ấy thường làm chúng tôi nhớ đến hình ảnh của quê hương, của những người thân ở xa, của những đồng chí đang chiến đấu ở các địa phương khắp miền đất nước, của những đồng chí còn ở "căng" Bắc Mê, ở nhà tù Sơn La...
Tuy nhiên đối với những người cộng sản bị đưa đi đày vô thời hạn ở đất nước xa lạ như chúng tôi, đó không phải là mối bận tâm thường xuyên mà cái vấn vương nhất hàng ngày vẫn là tình hình chiến sự ở Châu Âu, ở Thái Bình Dương ra sao? Tình hình Đông Dương ra sao? tình hình Liên Xô như thế nào? Vì chúng tôi biết rất rõ là dù sao đi nữa thì số phận chúng tôi cũng do tình hình ấy quyết định.
Người đồng chí Pháp vô danh không chỉ chăm sóc chứng tôi trong một bữa ăn, điều mà chúng tôi phải cám ơn nhiều hơn nữa là những tin tức mà đồng chí ấy thường đem đến. Nhà văn Pháp Lamenais viết về cảnh người bị đi đày có đoạn cứ nhắc đi nhắc lại: L exilé partout est sen" (Người đi đày đến đâu cũng cô quạnh). Có lẽ những người cộng sản chúng tôi thì có thể được coi là ngoại lệ. Hàng ngày chúng tôi trao đổi, phân tích những thông tin mới nhận được, kể cho nhau nghe những gì đã biết về Liên Xô vĩ đại, nhắc lại những đoạn trong một loạt bài đã đăng trên báo Tin tức ở Hà Nội những ngày vừa qua của Trần Đình Long về "Ba năm ở Nga Xô viết". "Nga Xô viết Liên xô, những năm tháng ấy nếu có phải chịu đói và có thời gian quá đói, thì những thông tin rất cần cho chúng tôi vẫn là những tin về tinh hình từ nơi thành trì của cách nạng thế giới
Ngày 23-6-1944 những nhịp đập khác thường trong trái tim tôi
Từ Sài gòn đế Madagasca trước hia đi đường biển bình thường là nửa tháng tháng bây giờ, năm 1941 đã khác rồi. Nước Anh đã là thù địch của nước Pháp thời Pétain mà sức mạnh trên mặt biển của Anh là mối lo ngại lớn cho các tàu của Pháp. Chiếc Chenonceau chở chúng tôi đi vòng vèo quanh co trong hơn hai tuần rồi mà mới chỉ được khoảng nửa phần đường Sài gòn- Madagasca. Cho đến trưa hôm ấy, tin tức hời sự thế giới chúng tôi chỉ được biết rất thưa thớt Những buổi chiều, sau bữa ăn chúng tôi ngạc nhiên thấy đồng chí thuỷ thủ thân thiết của chúng tôi vẻ hơi khác thường lật đật đến:
- Quân đội Hít le đã tiến qua biên giới Liên xô, không tuyên chiến, cũng không nêu ra căn cớ gì cả. Hàng trăm sư đoàn quân phát xít ào ạt, chớp nhoáng tấn công Liên xô đã hai hôm nay. Có tin gì thêm chúng tôi sẽ thông báo tiếp.
Những nhịp đập trong tim tôi rộn lên. Chào người bạn đưa tin xong, tất cả chúng tôi đều im lặng vẻ đăm chiêu. Bỗng có ai đó lên tiếng: "Cái phải đến đã đến..." Chúng tôi quây quần trong một phòng giam. Một cuộc trao đổi ý kiến không cần có người triệu tập, không khí trang nghiêm.
Anh Nguyễn Văn Phòng (tức đồng chí Nguyễn Văn Minh) đã từng học ở trường Đông phương 3 năm với niềm tin mà chúng tôi đã biết là bất di bất dịch đối với Liên xô đã lên tiếng: "Chúng ta sẽ theo dõi thêm tin tức. Dù thế nào đi nữa có thể khẳng định chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về Liên xô", rồi anh nhắc đến trận Bôrôdinô của Cutuzốp với Napoléon, đến mùa đông nước Nga, đến những người Xô viết mà anh đã từng biết. Anh Hoàng Đình Rong, đồng chi nhiều tuổi nhất trong chúng tôi đưa ra những lập luận có cân nhắc về sự phát triển lôgic của tình hình: mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa phát xít sẽ dẫn Hít le đến đại bại khi húc đầu vào thành trì của Cách mạng thế giới. Ưu thế của Liên xô sẽ được nhân lên thành sức mạnh vô địch chôn vùi Hít le.
Tôi chăm chú lắng nghe các ý kiến khác nhau, bổ sung lẫn cho nhau của các đồng chí, khi anh Phan Bôi, con người điềm tĩnh và thận trọng ấy dứt lời, tôi cảm thất tin tưởng hơn về sự tất thắng của nhân dân Liên xô vĩ đại. Hôm nay cầm bút viết những dòng này, ôn lại trong g trí nhớ không khí buổi "hội ý" ngày hôm ấy, tôi như đang được nghe lại lời anh:
- Cũng như các đồng chí, tôi rất ti tưởng Liên xô sẽ chiến thắng. Có điều để nhận định vấn đề cho đúng thì phải cân nhắc tình hình về nhiều mặt một cách khách quan, đánh giá xu thế phát triển lực lượng vật chất và tinh thần của hai bên tham chiến, tính đến chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi bên trong cả quá trình của nó sau này.

Tiếp đó anh đề cập trước hết đến những lợi thế của Hít le đã lấn chiếm được nguồn tài nguyên và nhân Lực của các nước ở lục địa Tây Âu và dồn sức chớp nhoáng đưa quân xâm lược Liên xô. Hồng quân Liên xô chắc chắn đã chuẩn bị từ trước rồi song có thể là bị bất ngờ về thời điểm phản bội của Hít le, vả lại dù tình cảm của chúng ta đối với Hồng quân Liên xô lớn như thế nào, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng Hồng quân Liên xô chưa có kinh nghiệm tiến hành chiến tranh hiện đại như quân đội Hít le, trong khi ấy một bộ phận Hồng quân lại còn bị cầm chân ở phía Châu á để đố phó với phát xít Nhật.
Những vấn đề thắng bại của chiến tranh cũng như của bất cứ cuộc Cách mạng nào trước hết và căn bản là vấn đề con người, vấn đề mà Lê-nin có lần đã nhấn mạnh vấn đề nhân lực. Con người Xô viết từ năm 1917 đến năm 1941 thừa giác ngộ để quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của mình. Đảng cộng sản Liên Xô, Đảng của Lê-nin đã lãnh đạo nhân dân Xô viết hoàn thành giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội rồi. Hiến pháp mới của Liên Xô năm 1938 đã khẳng định sức mạnh ấy rồi. Cũng cần tính đến sức mạnh ủng hộ Liên Xô trong giai cấp công nhân và nhân dân các nước tư bản trong điều kiện mới. Đó là chưa kể đên những mâu thuẫn bên trong của các nước phát xít, của các cuộc phản chiến rất có thể xảy ra trong quân đội phát xít như anh Hoàng Đình Rong phân tích.
Cuối chúng anh Phan Bôi kết luận: "Cũng như mỗi người cộng sản trên toàn thế giới này chúng ta có quyền tin tưởng rằng: Liên Xô sẽ thắng".
Đồng chí Phan Bôi vừa dứt lời, không tự chủ được tôi vụt đi tới ôm chặt lấy anh và hôn tíu tít... Quả là tôi đã sáng ra nhiều qua các ý kiến của anh em hôm ấy, đặc biệt sau những lập luận khách quan của anh Phan Bôi.
Cũng cần ghi lại rằng hôm ấy Nhuyễn Thế Truyền cũng có mặt trong buổi họp của chúng tôi. Trước đó ông ta thường cố ý lảng tránh. Ông ta tỏ vẻ không đồng tình song lại im lặng suốt từ đầu đến cuối. Quan điểm của ông ta trước đây là Liên Xô cùng với Đức quốc xã và Nhật Bản sẽ đồng minh với nhau. Ông vẫn định ninh như thế và tuyên truyền" cho chúng tôi như thế. Thông tin trọng đại ngày hôm nay đã làm cho ông bàng hoàng như người vựa qua một cơn ác mộng, bỗng giật mình tỉnh lại, ông cáo biệt, đi nằm, vẻ bẽ bàng. Dù sao thì buổi họp hôm 23.4.1941 trong hầm tàu Chenoncean này cũng làm cho hai anh em ông hiểu rõ quan điểm của chúng tôi hơn.
Riêng phần mình, đêm hôm ấy tôi thao thức cho đến sáng. Liên Xô nhất định thắng. Mà thắng lợi của Liên Xô cũng là thắng lợi của nhân loại tiến bộ, của Việt Nam. Không có thắng lợi nào mà không phải trả giá, nhất là cuộc thắng lợi cuối cùng trong một cuộc chiến tranh. Nghĩ đi rồi lại nghĩ lại, tôi tưởng tượng đến một rừng cờ đỏ búa liềm phấp phới ở Hồng trương Matscơva chào mừng ngày chiến thắng, màu đỏ trên rừng cờ vẻ vang ấy là biểu tượng của bao nhiêu máu của những chiến sĩ Hồng quân anh hùng của nhân dân Xô viết anh hùng...
Tàu Chenoncean vản đang hướng về phía Madagasca, sóng biển đều đều xô vào mạn tàu. Hình như tất cả đoàn tù chúng tôi không ai ngủ cả...Trong im lặng, tiếng sóng vỗ vào mạn tàu càng rõ hơn.
Ngày hôm ấy, đêm hôm 23-6-1941 ấy có thể tính là một cái mốc lớn trên con đường của đoàn tù cộng sản Việt Nam bị đưa đi đày ở Madagasca.
Cảnh đói khát tin tức của chúng tôi trên hòn đảo Madagasca
Như vậy là từ trên tàu Chenonceau ngày 23 -6 -1941, chúng tôi đã được biết tin về quân đội Hitle tiến công Liên xô. Sau ngày hôm ấy, trên đường đến Madagasca một đôi lần vẫn còn được vai tin tức mới. Cuộc "du ngoạn lênh đênh trên ấn Độ Dương kết thúc khoảng đầu tháng7.1941, chúng tôi tới đảo Madagascar. Mặc dù đã được đồng chí thuỷ thủ Pháp cho biết từ trước là ở Madagasca chỉ có một tờ báo to bằng chiếc mùi soa, chúng tôi vẫn muốn hy vọng đến đây sẽ có diều kiện tiếp xúc với nhân dân địa phương, với các viên chức trại giam, qua họ cũng sẽ biết được những tin tức cần thiết. Mong cảnh tù đày được ăn uống kha khá, để giữ được sức khoẻ là điều ai cũng mong. Tuy nhiên đối với chúng tôi một món ăn khác cũng cần như thế hoặc có khi còn hơn thế nữa, đó là món báo chí, sách vở và nhất là tin tức thời sự thế giới, thời sự địa phương mình ở, tin tức về Tổ quốc về những người thân. Nhưng vừa tới Madagasca, ở nhà tù Diêgô-Suarej được vài ngày thì chúng tôi phận được thông báo bảo " Hãy chuẩn bị để ngày mai ra Nosi-lava". Thế là hôm sau tù lúc mặt trời mới mọc, viên Công sứ điềm tĩnh, đi theo có một giám binh, một sen đầm và mấy người lính đã đến áp giải chúng tôi đi Nosi-lava. xuồng mở máy, buồm giương lên, chúng tôi rời bến cảng. Viên công sứ người Pháp, người mảnh dẻ, trạc ngoài 40, mặc quần sóc trắng, sơmi trắng cộc tay, đội mũ cát, đi săng đan, trông có vẻ hiền từ, giản dị và lịch thiệp. Xuồng rời cảng, ít phút sau hắn cùng tên sen đầm đến chỗ chúng tôi có vẻ thân mật: "Các anh biết không, chúng ta đang qua eo biển Mojâmbique. Từ bến cảng đèn đảo Nosi-lava khoảng chừng 40 km. Đến đó các anh sẽ ở trong một trại giam. Dây là nơi mà trước đại chiến thế giới lần thứ nhất đã giam 2000 tù chính trị người Mangat và có 500 linh gác, hầu hết số 2000 tù ấy là quân binh đã theo nhà vua Mangat chông lại Pháp. Nhưng rồi nhà vua chịu đầu hàng thì họ bị bắt và đưa ra đây. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra thì họ được đưa sang Pháp tham gia chiến tranh chống Đức.". Hắn còn cho biết thêm: từ đó các trại tù bị bỏ hoang và dần dần từng bộ phận bị dỡ đi. Mới đây có lệnh phục hồi lại các trại để giam từ chính trị từ Đông Dương tới... Như vậy thì chúng tôi là toán đầu tiên bị đưa sang đây.
Xuồng vẫn lướt trên mặt biển; Đảo Nosi-lava hiện ra rõ dần, chếch về phía trái có 3 chấm xanh mờ mờ nhô cao trên mặt sóng. Đó là quần đảo Cô-mo-rơ, trước kia bọn Petain định đưa tù chính trị Đông Dương sang giam ở đây, sau lại thay đổi ý kiến. Khoảng 10 giờ sáng xuồng cập bến. Bến xếp bằng đá, chúng tôi đến một khu có hơn chục căn nhà tường gạch, lợp lá nằm lọt giữa rừng phi lao cây to, cao.
"Đây là biệt khu dành cho các anh. Các anh em không có tường cao, cửa sắt. Theo khái niệm thông thường thì đây không phải là nhà tù, trước đây vốn là một cam des marries ( trại lính có đem theo vợ con) ở dây .Các anh như ở nhà, thoải mái, tự do". Chúng tôi chỉ đáp lại viên công sứ bằng những nụ cười. Khoảng một tháng sau có một chuyến tàu chở toán tù nhân thứ hai từ Sài Gờn đến. Trong toán này có hai anh Trần Văn Minh (Châu Lương) và Phan Văn Khích trước kia từng ở Pháp, sau lại sang Liên xô học chính trị, về nước hoạt động được một thời gian thì bị Pháp bắt đưa sang đây. Cùng với Minh và Khích còn có sáu người cộng sản khác đã tham gia khởi nghĩa Nam kỳ và trước khi tới đây đã qua nhiều nhà giam ở Nam bộ. Toán thứ hai này còn có hai tù Tơ-rốt-kít và sáu chức sắc Cao đài, kể cả Hộ pháp Phạm Công Tắc bị Pháp bắt vì hoạt động thân Nhật.
Như vậy là ở Nosi-lava có tất cả 27 tù Việt Nam gồm 17 cộng sản, 8 thân Nhật và 2 Tơ-rót-kít. Sự phân biệt này không phải chỉ ở chính kiến mà còn là quan niệm sống và lối sống khác nhau (tôi sẽ nói về hậu quả của sự khác nhau này ở đoạn sau). Nosi-lava là hòn đảo nhỏ ở tây bắc Madagasca, chiều dài khoảng hơn 10 km, rộng 5 km. Dân cư thưa thớt khoảng 60 người kể cả già trẻ và nam nữ. Họ sống xa trại chúng tôi chừng 8 km. ở đây bãi biển đẹp, cát vàng, chan hoà ánh sáng, hải sâm có rất nhiều loại và phong phú, trên bờ thì rừng cây quả xúm xuê. Ngắm nhìn thì phong cảnh quả là hấp dẫn, nhưng không thể là nơi xây dựng khách sạn, cao lâu, tửu điếm đón khách đến nghỉ ngơi, an dưỡng, bơi lội, tắm biển hoặc tham quan, du lịch vì một nỗi biển đầy cá mập, thường nổi lên từng đàn vùng vẫy... chỉ cần lội xuống biển, nước mới mập tới ngực thôi là có khi đã làm mồi cho cá mập rồi. Sông suối ở Madagasca thì có ít nhiều cá sấu. Dân địa phương ở đây kể lại rằng: bò, dê lang thang ra bờ sông, bờ suối thường bị mất tích. Những con cá sấu khổng lồ từ sông suối bò lên ngoạm đùi, ngoạm cổ chúng lôi đi. ở Osi-lava, có lần chúng tôi cùng nhau đi dạo, đến một quãng rừng râm mát trên miền đồi cảm thấy đói bụng, mỏi chân chúng tôi dừng lại nghỉ và lấy cơm thịt ra ăn. Có mấy anh em rủ nhau theo dốc đồi xuống bờ sông rửa mặt, chân tay, bỗng nghe tiếng người đi trước rú lên rùng rợn rồi chạy trở lên, chỉ tay xuống bãi cát bên dưới: một đàn cá sấu đang từ dưới nước ngoi lên bờ, có hai con to bằng khúc gỗ lớn đang phơi mình trên bãi, miệng há to để lộ hàm răng sắc nhọn. Thật là hứ vía? Bị giam ở hòn đảo mà biển thì đầy cá mập, sông suối thì lúc nhúc cá sấu như vậy dù trại giam tường không cao, cửa không khoá sắt, dễ mấy ai dám liều mạng trốn đi? Cho nên hòn đảo nhỏ vẻ ngoài đầy quyến rũ này rõ ràng là một trại giam kiên cố, nhà ngục Sơn La hay Hoả Lò Hà Nội dễ chi sánh kịp?
Trực tiếp cai quản chúng tôi là sen đầm mang tên Clogenson, trạc 30 tuổi, cao lớn, bảnh trai, lịch sự, từng tỏ ra có trình độ chính trị khá. Hắn ở phía trước, gần bờ biển, cách trại chúng tôi khoảnh 2km, gần đó là nơi ở của 5 người lính với một người cai. Phía sau khu trại, cách 300m, trên đỉnh một đồi cao, có nhà của cặp vợ chồng Lorès. Lorès là nhân viên Hải đăng người Réunion lai Pháp, trạc 30 tuổi: Vợ anh trẻ hơn, xinh gái, nhanh nhảu, dễ thương. Hai vợ chồng Lorès đã sinh con trai nhỏ hai tuổi trông như một búp bê. Chúng tôi coi anh như người bạn tốt.
Những tù cộng sản chúng tôi ở bất cứ đâu cũng cùng nhau tổ chức lấy một cuộc sống trật tự, có kỷ luật - ở Nosi-lava cũng vậy. Về đời sống vật chất đại thể là như sau: Chúng tôi làm vườn, chăn nuôi dê, gà, ngan lợn theo gợi ý của Clogenson và kinh nghiệm của Lorès. Chúng tôi i phân công nhau đốn củi, đốt than gửi sang thị xã bán, gom tiền đề phòng có việc cần chi tiêu. Như vậy là thịt đủ ăn, sữa đủ uống, trứng có thừa, rau thì lúc nào cũng xanh um, tha hồ mà hái ăn không hết, còn đem cho lính, cho dân. Muón đánh cá chỉ cần chăng đăng, mắc lướt lúc nước triều rứt lui khỏi bải sú vẹt là có thể mỗi ngày thu hàng tạ- Muốn ăn cua bể sò huyết, ngao, hải sản chỉ cần ra biển đi xa từ nửa cây đến một cây tìm bắt về hàng rổ. Nhưng bắt về làm gì, ăn không hết, bỏ thoái, uổng công Khi nào muốn ăn bảo dân chài mang đến; cá mua hai hào thì 27 người ăn hai bữa thừa mứa. Cua, sò, ngao, ngán thì chỉ 15 xu được một bị lớn. Thịt bò... chỉ bán 8 xu một cân, đắt nhất là mật ong rừng họ bán 5 hào một lít. Còn vấn đề hoa quả càng khỏi phải lo. Vì ở đây xoài, na, ổi, táo, bồ quân loại bổ, ngon... hàng rừng, nhiều vô kê, mùa quả chín rụng đầy đất, chật đường, bò dê ăn không xuể nói chi 27 người chúng tôi..
Đời sống vật chất như vậy, đối với những người bị cầm tù như chúng tôi thì thực là ngoài ước mơ. Cho nên chúng tôi phải kiên quyết dành một phần thì giờ cho việc học tập, học Pháp văn, Anh văn, Trung văn... Tất nhiên là học cả lý luận và chính trị. Tuy vậy, chúng tôi vẫn cảm thấy còn nghèo, rất nghèo, nghèo đến khổ sở, làm cho hàng ngày bị ray rứt, bâng khuâng, nhiều bữa cơm chẳng buồn ăn, nhiều đêm nằm không nhắm mắt. Đó là cái nghèo về tin tức..., tin tức về vợ con, về những người thân, tin tức về thế giới bên ngoài hòn đảo Nosi-lava này, tin tức về cuộc chiến tranh, đặc biệt nhất là những tin tức về mặt trận Xô-Đức và chiến sự đang diễn ra ra trên đất nước Xô viết.
Nực cười là hôm anh Phan Bôi và tôi cùng nhau lấy que vẽ trên mặt đất bản đồ Liên Xô và tìm xem hướng tiến quân của Đức là từ đâu? Cũng chỉ biết là từ Ba Lan, thế thôi. Đoán phỏng thế chứ không dựa được vào một căn cứ nào cả. Khoanh được vòng tròn nhỏ coi đó là Matscơva, khoanh một vòng tròn nữa đó là Lêningrat. Rồi bỏ que xuống, thở dài với nhau thật giống như những kẻ đang bị đói, hình dung được cái nồi, cái bát nhưng là nồi không, bát không...
Một lần, tôi không nhớ được là ai, đã nhặt được một mảnh báo chữ Hoa. Anh ta vuốt thật phẳng, gập lại cẩn thận bỏ túi chạy về đưa cho Hoàng Đình Rong, ông thầy Trung văn của chúng tôi, anh Rong liếc qua rồi nhăn mặt kêu: "Đây chỉ là tờ quảng cáo rao hàng thôi, vứt quách nó đi. Mọi người tiu nghỉu.
Dựa vào dân địa phương thì chúng tôi biết chắc rằng họ không thể nào thoả mãn chúng tôi về món ăn tinh thần này được. Hỏi lính, họ cũng chịu. Hỏi vợ chồng Lorès thì cả hai đều lắc đầu, anh không quan tâm đến vấn đề chiến sự. Còn cô vợ xinh đẹp của anh ta thì hàng ngay tất cả cái thế giới, ngoài chồng con ra chị chỉ quan tâm đến vườn rau, đàn gà mà thôi.
Đã mấy tháng đằng đẵng qua đi, chúng tôi phải sống trong cảnh đói khát tin tức như thế.
Chúng tôi đã phân công mấy anh em ve vãn bọn lính và anh em thuỷ thủ một tháng 2 lần lúc tàu đến tiếp tế cho đảo. Cố nhiên trước đó họ chẳng quan tâm tin hiểu tin tức làm gì nhưng do chứng tôi cứ mỗi lần gặp là quấn quít lấy họ mà hỏi tin, dần dần họ cũng sẽ phải tìm hiểu để thoả mãn những người bạn Việt Nam vừa hiền hậu vừa vui tính. Chúng tôi gắng gây cho họ một nhu cầu nhưng qua mấy tháng chưa thu được kết quả.
Anh Hoàng Đình Rong được giao nhiệm vụ luôn luôn viết thư cho những người Hoa kiều ở thị xã hỏi mua thứ này thứ lác nhân đó hỏi về các loại tin tức, nhờ anh em thuỷ thủ chuyển giúp. Người Hoa kiều rất sẵn lòng cưu mang đồng chúng, đồng bào cùng cảnh tha phương cầu thực bị hoạn nạn, chúng tôi tin rằng lâu mau thế nào thì họ cũng đáp ứng yêu cầu của chúng tôi mà họ có thể cho là đồng bào, đồng chủng hoặc ít nhất thì cũng là láng giềng hàng xóm. Nhưng bốn tháng qua đi, chưa thu được kết quả khả quan.
Một hôm lựa khi tên sen đầm vui tính, chúng tôi đánh bạo hỏi nó: ông cho biết quân Đức đã chiếm được Matscơva, Lêmngrad chưa? Nó nhún vai đáp: Đức đã đánh Nga thua liểng xiểng, chỉ mấy hôm đã tiến gần đến thủ đô Matscơva, bao vây Lêninglat. Quân Nga hết sức chống trả nhưng sức đâu? Thời gian qua có những trận chiến đánh giáp lá cà nhưng quân Nga vẫn không đủ sức đánh lui được quân Đức buộc họ phải trở về vị trí xuất phát. Còn quân Đức vài tháng gần đây cũng không tiến được vào những thành phố theo kế hoạch định trước như Lêningrad và Matscơva. Nhưng thế nào thì họ chúng tới đích.
Bình thường thì đó là những nét chung chung tự chúng tôi cũng đoán non đoán già ra tình hình như vậy. Nhưng lần này đây, giờ này đây, trong cảnh đói khát ray rứt này chỉ cần một niềm tin như thế từ một người ngoài cuộc- không phải là cánh tù- cho biết là cả một sự khoan khoái khó tả đối với chúng tôi, huống chi đây lại là tin tức do sen đầm đích thân cho biết, còn chệch đi đâu được nữa. Càng làm ấm lòng chúng tôi là tin quân Đức chưa tiến được vào Matscơva, sau gần nửa năm (lúc này là tháng 11.1941) dù chúng diễu võ dương oai, hùng hùng hổ hổ.... Mẩu tin ngắn ngủi đã được mọi người nhắc đi nhắc lại, cố gắng gĩư đúng nội dung, từ ngữ của sen đầm. Rồi một cuộc bình luận không định trước đã diễn ra, chúng tôi sôi nổi phân tích, mổ xẻ mẩu tin và tự rút ra kết luận
Mẩu tin ngắn ngủi khác nào nồi cơm nhỏ của Thạch Sanh có phép lạ, trong chốc lát đẩy lùi được cơn đói khát khắc nghiệt kéo dài... đem lại cho chúng tôi một niềm tin ấm lòng, mát dạ. Tuy nhiên có một điều ai cũng nghĩ đến nhưng chẳng ai muốn nói ra: liệu niềm vui này kéo dài được bao lâu?
Lễ kỷ niệm lần thứ 14 cách mạng tháng Mười tại nhà tù Nosi-lava(1941)
Tôi đã tham gia nhiều cuộc kỷ niệm cách mạng tháng Mười. Năm 1929, bấy giờ là Đoàn viên Học sinh đoàn, đồng thời là Đội viên Xích vệ đội, nhân dịp lễ kỷ niệm, tôi được phân công giải truyền đơn và treo cờ đỏ búa liềm ở Thủ đô. Từ đó cho đến năm 1935, mỗi năm tôi đều có mặt trong những cuộc kỷ niệm bất hợp pháp, quy mô, hình thức khác nhau, song tất cả đều hướng vào các khẩu hiệu trong đó có: ủng hộ Liên bang cộng hoà xã hội chỉ nhhĩa Xô viết; Đông dương độc lập muôn năm. Trong những năm 1930 - 1938. Đảngcộng sản Đông dương có điều kiện hoạt động hợp pháp, tuy nhiên vì chính quyền thực dân dưới thời Mặt trận bình dân Pháp vẫn ngầm coi cộng sản là kẻ thi nguy hiểm nhất đố với chúng và tìm mọi cách để khủng bố nên bên cạnh hình thức hợp pháp, hoạt đông của những người Cộng sản vẫn chủ yếu là nửa hợp pháp và bất họp pháp. Những khẩu hiệu trong các dịp kỷ niệm Cách mạng những năm này tất nhiên vẫn có ủng hộ Liên xô, song đã có thêm những khẩu hiệu mới như đả đảo chủ nghĩa Phát xít, Hoà bình cơm áo tự do. Từ năm 1939, các cuộc kỷ niệm Cách mạng tháng Mười ở Việt Nam lại hoàn toàn là những cuộc kỷ niệm trong vòng bí mật, bí mật cả trong các nhà tù.
Năm 1941, tại nhà tù ở đảo nhỏ Nosi-lava, chúng tôi cũng tổ chức lễ kỷ niệm gần thứ 24 Cách mạng tháng Mười trong vòng bí mật. Cuộc kỷ niệm đã mang ý nghĩa hình thức khá độc đạo do hoàn cảnh mà chúng tôi đang sống mới trở nên phức tạp.
Một hôm tên sen đầm giám ngục gọi mấy anh em cộng sản lên bàn giấy và dụ ở đây các anh đã được ưu đãi sống thoải mái như ở nhà mình thế mà các anh không biết điều, hàng ngày thường tụ họp nhau bàn chuyện xấu, mưu phá rối trật tự. Từ ngày mai các anh sẽ phải ăn ở theo đúng nội quy của trại, trưa và tối cửa phòng sẽ bị khoá, có lính đi tuần canh gác, muốn ra ngoài phải xin phép. Không được đi ra khỏi trại không được tiếp xúc với dân địa phương."
Chúng tôi giải thích, nó để ngoài tai và nó làm đúng như đã nói.
Từ trước chúng tôi đã dự đoán tình hình này có thể xảy ra thì ngày nay nó đã thành sự thật. Vì sao? Cũng dễ thấy thôi. Vì bọn thân Nhật Nguyễn Thế Truyền và Phạm Công Tắc cầm đầu muốn sống tách biệt khỏi anh em cộng sản. Họ đã xun xoe, nịnh bợ sen đầm, vu cáo những người cộng sản thường tự họp bàn chuyện xấu... để rồi tin được sống riêng thoải mái hơn. Ngày nay họ đã đạt số 8 trên 27 người, lại có thế mạnh là được gia đình và tín đồ gửi cho khá nhiều tiền của. Họ lại có ảo tưởng phát xít sẽ chiến thắng và chia nhau làm bá chủ thế giới. Họ sẽ được đón về nước, được ban cho quyền cao chức trọng. Đối với chúng tôi họ cho rằng trước sau vẫn là thù địch thì bước đầu là nên tách biệt và cuối cùng là tiêu diệt, trừ hậu hoạ.
Nhận định mưu toan của họ như vậy là rất nguy hiểm, chúng tôi không thể không lo cách đối phó. Thái độ chung của chúng tôi đối với bọn thân Nhật hay Tờ rốt kit từ trước tới giờ là cố giữ vững hoà khí, không tranh luận về chính trị, tận tình giúp đỡ họ trong cuộc sống, thuyết phục họ tuân theo kỷ luật trật tự, không vi phạm nội quy nhà tù. Bây giờ đây, chúng tôi xác định thái độ phải tìm cách khéo léo đập tan các quan điểm phản động, các ảo tưởng hão huyền, các mưu toan nguy hiểm của họ. Còn đương bàn tính xem nên tìm cách nào để đạt được mục đích mà không gây ra khiêu khích... thì một tin vui và một dịp may vừa đến..
Tin vui: Quân Đức chưa tiến vào được Matscơva. Mấy đợt Đức tấn công đều bị Nga đẩy lùi hàng trăm cây số . Tin vui do thư của một người bạn Hoa kiều bên thị xã viết trả lời Hoàng Đình Rong nhờ một thuỷ thủ của tàu tiếp tế vừa sang chuyển giúp..
Sen đầm Clogenson cũng đáp tàu này về thị xã. Đó là vào cuối tháng 11 -1941, ngày 24, một ngày không thể nào quên được đối với nhóm tù cộng sản chúng tôi ở Nosi-lava, một ngày mùa hạ Madagasca ở nam ban cầu cho nên thời tiết và bốn mùa ngược lại với ta ở bắc bán cầu, ta không có mùa rét ở miền Nam thì họ không có ở miền Bắc, khi ở Việt Nam là mùa hạ thì ở Madagasca là mùa đông bầu trời trong sáng, gió hiu hiu, mặt biển gợi sóng lăn tăn như ai đang bới bạc trân châu. Cảnh đẹp, tin vui làm cho.. con người ngây ngất...
Nghe được tin vui, Hoàng Đình Rong, Phan Bôi, Phạm Khích đều lên tiếng, cùng chung một ý "Phải tổ chức lại lễ kỷ niệm cách mạng tháng 10 thôi 24-11 quá hạn rồi. Đúng ngày là tốt, nhưng quá hạn thì có sao đâu. Tình hình ta làm sớm trước ngày hoặc làm chậm sau ngày là thường? Có tin vui lại được luôn dịp may Clogenson vắng mặt khác nào có Trời, Phật, Thượng đế phù hộ mà không làm thì dở lắm.
Nguyên hồi đầu tháng chúng tôi định sẽ tổ chức lễ kỷ niệm như thường lệ hàng nărn trong vòng bí mật và trong phạm vi 17 người cộng sản với nhau thôi. Nhưng biến có xảy ra, như trên đã nói, để tránh gây thêm khó khăn rắc rối... chứng tôi quyết định huỷ bỏ, chờ cơ hội thuận lợi hơn.
Cuối cùng anh em quyết định "dù có quá hạn chúng tôi vẫn tổ chức lại lễ kỷ niệm cách mạng tháng 10 mở rộng cho mọi người cùng dự tuy nhiên không làm rầm rộ ồn ào; vẫn phải tránh gây khiêu khích". Cái tin vui mới nhận được sẽ là căn cứ để định hướng cho nội dung cuộc lễ; chủ đề cần đề cập đến là "quyết tâm bảo vệ Thủ đô của quê hương Cách mạng tháng 10 của nhân dân và Hồng quân Liên Xô".
Hai ngày sau tức 26-11, buổi chiều, nhà bếp (phiên anh Rong, anh Đích) tổ chức bữa ăn tươi có tôm hùm xào, đậu Hà Lan, cá song hấp, chân giò nấu giả cầy, bít tết bò đặc biệt do chuyên gia Nguyễn Thế Truyền giúp) canh chua và salát. Vậy là bữa ăn đủ cả các món á, Âu, rau, Pháp, Bắc, Nam. Rất hấp dẫn.
Sau bữa tiệc tất cả 27 "khách tù vui vẻ chuyện trò bù khú với nhau, những câu chuyện ngẫu hứng khăn ăn nhập gì với nhau cả. Tôi kể chuyện một lần ở Sơn La vào rừng đốn củi, trời run rủi gặp Thuỷ phi cơ hạ canh giữa khúc suối nước trong. Về trại kể chuyện lại anh Trần Huy Liệu thúc qua vỗ vai nói: "Cậu trúng số độc đắc rồi. Anh Minh kể nuôi con gà mái cho ăn ốc biển, nó béo quá, để không được phải làm phẫu thuật lấy trúng ra cứu được mẹ gà. Có người reo lên: "Phải cấp bằng bác sĩ cho ông Minh" Cứ như thế tiếng cười nói râm ran, thực là sau bữa cơm ngon chuyện vui như tết. Bỗng có một anh nào đó cất tiếng hỏi: " Các ông ơi bây giờ ở Châu Âu đã là mùa đông chưa?". Nguyễn Thế Song em ruột Nguyễn Thế Truyền đã từng ở Pháp, ở Đức lâu năm trả lời bây giờ ở Châu Âu là mùa đông rồi, đang có tiuyết nhiều lắm". Một anh khác như bâng quơ thắc mắc: Chẳng biết Hít le đã chiếm được Masscova chưa nhỉ?" Thế là bắt đầu bước vào cuộc kỷ niệm, một cuộc kỷ niệm không có cờ, không có chào cờ, mặc niệm, không tuyên bố lý do, không có kết thúc long trọng. Một cuộc kỷ niệm với hình thức tưởng như tự phát, ngẫu nhiên. Lại gồm có những ý kiến tiếp nối, bổ sung cho nhau như một cuộc mạn đàm thân mật xen vào các câu chuyện ngoài lề, song trên thực tế đã được sắp xếp hẳn hoi.
Hầu như moi người đều có chuyện nói và đều chú ý lắng nghe. Các anh Rong, tôi, Nhọc, Địch, Minh, Phòng cùng nhiều anh em khác thỉnh thoảng lại chêm thêm ý kiến vào các câu chuyện vào trọng tâm của nó. Dồn khớp tất cả các ý kiến ấy có thể rút kết luận như thế này:
1. Hítle rêu rao sẽ chiếm Liên Xô trong vài tuần, chậm nhất cũng là trước mùa ông nhưng thực tế là đã 5 tháng rồi mà vẫn loanh quanh ở ngoại thành Matscơva. Như áy là Hít le đã không thực hiện được tính chất chớp nhoáng của cuộc chiến tranh xâm lược. Tại sao lại có tình hình này? Chính là vì Liên Xô là đất nước của những người lao dộng do một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Khi tất cả những người lao động đã làm chủ đất nước của mình thì họ quyết tâm bảo vệ đất nước của họ. Không phải như nước Pháp và các nước tư sản khác là nhà nước của bọn áp bức bóc lột. Các nhà nước ấy trước thử thách của cuộc chiến tranh lần này rõ ràng là đã đổ sụp nhanh chóng, vì nhân dân không được tổ chức có ý thức quyết tâm bảo vệ các loại Nhà nước ấy.
2. Đã giữ được năm tháng rồi và đã phá được tính chất chớp nhoáng của chiến tranh xâm lược, Liên Xô cuối cùng nhất định sẽ thắng trận hoàn toàn và bọn phát xít Đức, ý Nhật sẽ thất bại thảm hại vì:
- Nhân dân Xô viết càng đánh, càng quyết tâm thêm và càng có nhiều kinh nghiệm;
- Cuộc chiến tranh chống chủ nghiã phát xít ở các nước trên thế giới sẽ tiếp diễn sẽ góp phần cùng với Liên Xô tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ tất yếu phải đi với Liên xô một cách thật sự để chống phát xít;
- Nhân dân các nước phát xít lúc đầu bị lừa bịp vì những cái như "chủ nghiã dân tộc xã hội "Thiên Hoàng cuối cùng sẽ lột mặt nạ chúng và sẽ phối hợp với nhân dân thế giới góp phần đánh bại phát xít. Vì vậy chớ có ảo tưởng vào thắng lợi của phát xít, nhân dân Việt Nam cũng nhất định không ảo tưởng vào lắng lợi của phát xít Nhật.
Vậy chúng tôi đã kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng thang 10 ở Nosi-lava trong cảnh tù đày là như vậy. Hình thức là hội thoạt, một cuộc hội thoại chỉ dựa vào được có một căn cứ là Liên Xô đã phá được tính chất chớp nhoáng của chiến tranh xâm lược của Hít le, còn thì không có nhiều căn cứ cần thiết khác, tuy nhiên với sự hiểu biết chủ nghĩa Mác -Lênin còn hạn chế lúc bấy giờ, chúng tôi cũng có dịp tập tư duy theo lôgích biện chứng để trước hết mọi người tự thuyết phục mình, đồng thời thuyết phục người khác.
Cho đến nay, tôi vẫn giữ ấn tượng rất sâu sắc về cuộc kỷ niệm ấy với hình thức độc đáo của nó. Cầm bút nhớlại những mâu chuyện về ngày ấy trong khi nhân dân ta đang kỷ niệm Cách mạng tháng 10 lần thứ 70, tôi rất xúc động khi nghĩ tới 46 năm về trước khi chúng tôi đang ở tuổi trên dưới 30; Khi nghĩ tới các đồng chí nay không còn nữa như các đồng chí Hoàng Đình Rong, Phan Bôi, Trần Văn Minh đã cùng anh em góp phần vào cuộc kỷ niệm đánh dấu tấm lòng của chúng tôi đối với Liên Xô vĩ đại, thành trì của Cách mạng thế giới.
NhữnG TíN IIIệu Hứa hẹn
Sau buổi kỷ niệm Cách mạng tháng Mười đáng chi nhớ ấy, chúng tôi lại tiếp tục cuộc sống trong phạm vi trại giam ở Nosi-lava. Có những lúc nhớ đến anh em ở các nhà từ trong nước. Ai bị kết án tù từ hai hoặc ba năm từ 1939 hay 1940 thì bây giờ đã hết hạn rồi. Bọn chúng tôi bị đưa đi trại tập trung vô thời hạn thì biết đến ngày nào? Cái tâm trạng ấy dẫu sao cũng không thể nào thường xuyên trong mỗi người chúng tôi. Công việc hàng ngày thì đơn điệu song hy vọng về ngày mai của Cách mạng, của bản thân mình thì như đôi cánh cứ lơ lửng trên không sẵn sàng đợi chờ mỗi người. Chỉ cần ruột tín hiệu nào đó thì đã có cảm giác như đôi cánh của tự do đã tiến lại gần bên ôm lấy nình để bay lên rồi...
Chiến tranh chớp nhoáng của Hít le thế là thất bại. Một tín hiệu rất có ý nghĩa đối với chúng tôi là Matscơva tự vệ kiên cường và đã chiến thắng. Mưu toan bao vây và chiếm đóng thành phố Thủ đô của liên bang Xô viết, đồng thời cũng là Thủ đô của Tự do vậy là đã phá sản. Matscơva đã chiến thắng thì nhân loại sẽ chiến thắng phát xít...
Giữa nam 1942, chúng tôi được tin quân đội Anh đổ bộ chiếm quân cảng Điêgôsuarêdờ ngày 5.5. Ông bạn đồng minh chống phát xít này phải động đậy rồi. Nếu Matscơva thất thủ thì chắc là Anh còn án binh bất động... khoảng vài tuần sau, giám thị Frayđie cùng một viên quan cai trị đảo, theo sau là một toán lính đến trại chúng tôi.
- Các ông ở đây địa lâu, có lệnh chuyển các ông đi nơi khác - xin chuẩn bị, vài ba giờ nữa chúng ta lên đường.
ở mãi một trại giam cũng chẳng có gì thích thú, được xê dịch khỏi nơi này cũng là một điều hay. Nhưng còn bao nhiêu tài sản do công sức làm nên thì xử lý ra sao?
Trong cuộc họp vĩnh biệt Nosi-lava hôm ấy, anh Nhọc đưa ra sáng kiến: bán quách cho vợ chồng Lores. Bán thì rẻ đấy nhưng với vợ chồng Lôrès thì không nên tiếc làm gì.
Thế là một đồng chí được cử đến gặp gia đình Lôrès ở gần ngay đó. Sau đó lợn gà, dê, ngan của chúng tôi giao cho gia đình người Pháp lương thiện này, còn các vườn rau và đậu thì biếu anh ta. Cũng được một số tiền để chia nhau chi dùng khi cần thiết. Chúng tôi giữ lại một số con béo nhất làm thịt -rồi rán, sào nấu, luộc cùng nhau chén một bữa, còn lại thì để đem đi ăn đường.
Từ đảo nhỏ Nosi-lava, 27 tù Việt Nam chúng tôi bị áp giải xuống một chiếc tàu bể vào đảo lớn Madagasca. Tối hôm ấy chúng tôi ngủ lại Aunalava, thủ phủ của khu vực hành chính mà Nosi-lava là một đơn vị phụ thuộc. Hôm sau, Frayđie nhồi chúng tôi vào 2 xe ô tô và ra lệnh cho lái xe khởi hành. Năm ngày liền, chúng tôi từ miền cực bắc Madagasca tiến về phía nam, qua các làng mạc và thị trấn thuộc các tỉnh lanananve, Ansirabê, Finaransoi... Ngày thứ sáu, chúng tôi đến Kananga, một huyện hụộc tỉnh Vonderudu. Địa chỉ mới của chúng tôi là ở đây, Karianga là một vùng rừng, dân cư thưa thớt. ở đây có các đồn điền mía, cà phê, thuốc lá, ca cao mà chủ là người Pháp và Hoa kiều. Trại giam ở trên đồi trong khu vực của trại lính. Chân đồi là một thị trấn nhỏ với vài ba dãy nhà gạch, mấy cửa hàng tạp hoá, quán ăn và một nhà cầm đồ của người pháp hoặc Hoa kiều. Người dân Madagasca ở trong những căn nhà lợp lá raphia, vách gỗ.
Vì trại giam thuộc quyền cai quản của trại lính mà cả hai đều ở trong một vùng có rào chắn, ra vào phải qua một cái cổng có lính gác nên việc đi lại của chúng tôi cũng bị hạn chế. Cần mua gì ở thị trấn phải có phép mới đi được, do đó thường là chúng tôi nhờ lính mua hộ.
Tuy nhiên, khác với ở Nosi-lava, ở đây có điều kiện để nhận thông tin nhiều hơn. Vì vậy chúng tôi được biết trước là có khả năng Madagasca sẽ được Anh chiếm và giao cho anh phủ lưu vong Đờ gôn, có nghĩa là những ngày tồn tại của Chính phủ bù nhìn Pétain của phát xít Đức cũng không còn bao lâu nữa. Tin về mặt trận Xô - Đức trên đất Liên xô thì lại quá hiếm hoi. Nhưng qua mỗi động tĩnh ở Madagasca, chúng tôi chúng nhau suy ra tình hình Liên xô. Như vậy là so với những ngày ở Nosi-lava, ở đây chúng tôi có nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống đang thèm khát tin tức của mọi chân trời, nhất là từ chân trời Xô viết và chân trời Việt Nam.
Thái độ của trưởng trại và bọn linh gác có lúc khiến chúng tôi đặt câu hỏi: tại sao hồi này chúng lại có vẻ chán chường và đối với chúng tôi thì chúng không gần gũi như khi ở Nosilava? Mấy tháng sau, câu hỏi ấy đã có lời đáp.
Ngày 3.11.1942, quân Anh chiếm toàn bộ đảo Madagasca. Chính quyền Petain ở đây như vậy là đi đứt, hèn chi mà bọn Frayđie và bọn lính chẳng rầu rầu. Thế rồi một hôm, Frayđie dẫn một số sĩ quan mặc quân phục Anh, đội mũ rộng vành tới. Trong khi họ còn sang gặp trại trưởng thì chúng tôi tập hợp nhau lại để xác định thái độ trước tình hình mới: Rất có thể bọn sĩ quan Anh sẽ gặp chúng ta, vậy thái độ nên thế nào? Tất cả anh em cộng sản đều thống nhất với nhau: sẽ lấy tư cách những người chống phát xít gặp những người chống Phát xít mà bị bọn Petain ở Đông dương bắt giam và đưa đến đây và nguyện vọng là trở về tiếp sức chống phát xít ở Việt Nam, ở Đông dương.
Cuộc họp vừa kết thúc thì bọn sĩ quan Anh gọi từng người chúng tôi lên. Đối với mỗi người, câu hỏi đều là: Lý lịch thế nào? Tại sao bị đày đến Madagasca? Chế độ nhà tù trước đây và hiện nay thế nào? Nguyện vọng? Đề nghị?... Frâyđie lúc đầu đi kèm chúng tôi nhưng yêu cầu đầu tiên của chúng tôi với sĩ quan Anh là: phải cho tiếp chuyện với sự không có mặt của tên sen đầm của Petain được họ chấp nhận, thế là tên Frâyđie lùi lùi đi ra. Những anh em cộng sản đã chuẩn bị thái độ sẵn rồi nên sau những phút lục vấn, ai về cũng vui. Riêng nhóm các ông Phạm Công Tắc và Nhuyễn Thế Truyền thì ngược lại, tỏ vẻ buồn buồn.
Từ hôm ấy bọn lính gác đối xử với chúng tôi có lễ độ hơn và độ bốn tuần sau, viên công sứ Pháp tự thân đến thăm trại và trực tiếp gặp chúng tôi hỏi thăm sức khoẻ với thái độ hoà nhã, lịch sự. Sau đó thì bọn lính gác đem đến cho mỗi chúng tôi một cái đệrn cỏ, một tấm khăn trải giường và hai cái chăn len.
"Theo lệnh của chính phủ Đờ gôn, các ông được giải phóng ngay từ hôm nay, các ông hãy vui lòng tạm ở đây ít lâu chờ lệnh mới". Đó là lời viên Công sứ Pháp.
Chúng tôi yêu cầu phải để cho chúng tôi tự do đi ra thị trấn, được cung cấp báo chí, sách vở, được tiếp xúc với dân địa phương và được có chế độ đối xử thích đáng. Những yêu sách ấy đã được thoả mãn.
Từ hôm ấy, chúng tôi thường la cà vào bản làng gần đó chơi. Do nhân dân vùng này hầu hết là nghèo, nhà ở của các gia đình đều nhỏ, rất sơ sài, mấy cái cột làm chỗ dựa cho các dui mè ngang dọc, mái lợp bằng là raphia tựa như lá dừa ở ta; vải mặc không đủ, họ phải lấy lá raphia quấn quanh người. Một hôm vào chơi nhà người trưởng làng (cũng như lý trưởng ở ta) nhà làm bằng gỗ mấy cao và nhọn, trong nhà kê độc chiếc bàn gỗ thô, chân thấp, trên đó có mấy chai nước. Nghe nói trước chiến tranh, đời sống có khá hơn. Dần dần chúng tôi và nhân dân quen nhau và từ quen đến thân... Rồi nhân gợi ý của tên sen đầm Pháp, trưởng trại mới, chúng tôi chia nhau giúp đỡ nhân dân. Chúng tôi bày cho họ cách nung gạch xây nhà, dệt vải, làm ruộng. Anh Phan Bôi quê ở Quảng Nam là vùng dệt lụa nổi tiếng. Anh ở nhà với bà cụ thân sinh hồi nhỏ rồi ra tỉnh học, sau đó đi hoạt động cách mạng thế mà anh biết dạy cho dân ở đây làm thang cửi, khéo sợi và xe sợi. Chỉ trong một vài tháng cả vùng này đã có nhiều đổi mới. Nghề dệt vải bắt đầu xuất hiện, cùng với các nghề nung oạch, ngói xây nhà...
Cánh Nguyễn Thế Truyền, Phạm Công Tắc vẫn nuôi hy vọng vào phát xít Nhật và đồng minh của Nhật, đứng trước tình hình Madagasca đã thuộc về chính quyền chống Phát xít, lúc đầu tỏ vẻ lo lắng buồn bã nhưng rồi dần dần cũng nguôi đi vì thấy chúng tôi xử sự đối với họ vẫn bình thường như trước. Cùng với chúng tôi và theo sự khuyên bảo của chúng tôi họ cũng đi giúp dân địa phương như Phạm Công Tắc thì dạy dân làm nhà cửa đâu ra đấy; ông hộ pháp này có kinh nghiệm xây dựng thánh thất Cao đài nên về nghề mộc, nghề nề và vốn kiến thức về kiến trúc đến đây lại có chỗ dùng. Nguyễn Thế Truyền, Nhuyễn Thế Song rất thạo nấu ăn chỉ cho dân cách làm và nấu thịt gà, thịt bò...
Thật là bất ngờ đối với chúng tôi, chỉ mới bắt đầu được giải phóng và mặc dầu nơi trú ngụ vẫn còn là trại giam mà chúng tôi đã làm được nhiều việc có ích cho dân địa phương quanh vùng chúng tôi đang ở. Mỗi buổi chiều trở về trại lòng mỗi người như nở ra hình ảnh mềm nở của dân địa phương đón chào và tạm biệt chúng tôi. Khi chúng tôi ra về đến nay vàn còn đậm nét trong trí nhớ. Những ngày mai hoàn toàn tự do đang chờ đợi mỗi người. Cơm chiều xong chúng tôi lại cùng nhau trao đổi công việc của ngày mai. Ai nấy đều nghĩ đến Liên xô, đến Hồng quân Liên xô, đến Mascơva. Cảm ơn nhân dân Liên bang cộng hoà Xô viết, cảm ơn nhân dân Matscơva anh hùng, một tương lai sán lạn, hoà bình và hạnh phúc đang hiện ra trước mắt chúng tôi.

HAI Lần BáC Hồ Đến THĂM
NHà Số 1A TRầN BìNH TRọNG (Hà Nội).
Khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10.1945 khi tôi được Trung ương Đảng và Bác Hồ gọi về Hà Nội. (lúc đó tôi đang công tác ở căn cứ địa Việt Bắc) để tăng cường cho Sở Liêm phóng Bắc Bộ (làm phó giám đốc), tôi được anh em thu xếp cho ở một phòng trên tầng hai số nhà 1A Trần Bình Trọng. Nhà này có 2 tầng, tầng hai dùng làm phòng ngủ, tầng một là nơi hội họp ít người và là phòng ăn, phòng tiếp khách. Mới đầu tôi ở một nình ở phòng trong, tầng 2, ít lâu sau nhà tôi và mấy cháu còn nhỏ (cỡ từ 5 đến 12 tuổi) cùng ở đó; phòng ngoài rộng hơn nhiều thì có các đồng chí khác ở, tôi nhớ hình như có các anh Hoàng Mỹ, Phạm Gia Nội, Nguyên Tài và Thái (lác)... Chúng tôi phải ăn chung ở lộn với nhau như vậy vì chúng tôi thường có công việc đột xuất, bất kể là sớm trưa hay tối, đêrn hôm khuya khoắt, phải cùng nhau bàn tính, giải quyết.
Tôi nhớ không rõ lắm, vào khoảng tháng 12.1945 hoặc đầu năm 1946, khoảng thời gian mà chúng ta chuẩn bị cho phái đoan đi Hội nghị hiệp thương vơi Pháp ở Đà Lạt, có mấy đồng chí ở miền Nam được cử làm đại biểu ra Hà Nội họp để thống nhất quan điểm, lập trường hành động trong cuộc họp. Một hôm có mấy đồng chí quen biết đến thăm chúng tôi và yêu cầu phải tổ chức buổi "hạ cờ Tây" chúc đoàn đi công tác thắng lợi. Chúng tôi vui vẻ nhận lời và hẹn đến 11 giờ trưa ngày (...) sắp tới mời các đồng chí đến thưởng thức. Anh Hoàng Mỹ (Trần Hiệu) ra sức trổ tài- đúng ngày gửi giờ đã hẹn không thấy ai đến. Tôi gọi điện thoái ra Bắc bộ Phủ (nay là nhà khách chính phủ) nơi Bác Hồ làm việc. Qua điện thoại anh Vũ Đình Huỳnh nhỏ nhẹ trả lời: Các anh ấy hiện còn ở đây, còn đang họp. Chưa thấy ai đến, cứ 15 phút tôi lại gọi điện hỏi một lần và lại nghe tiếng nhỏ nhẹ của anh Huỳnh trả lời. Anh Hoàng Mỹ băn khoăn vì sợ thức ăn nguôi lạnh, mấy ngon. Sau lần gọi điện thoại thứ ba thì anh Huỳnh bỗng gọi điện báo
"Họp xong rồi, chúng mình sẽ đến ngay đấy. Sau này tôi mới biết, hôm ấy Bác định kéo dài thời gian họp ban cho xong việc ấy nhưng thấy chốc chốc lại có người gọi điện thoại và anh Vũ Đình Huỳnh (lúc ấy là thư ký của Bác) nhỏ nhẹ trả lời, Bác mới hỏi: "Có việc gì mà ai đó cứ gọi đến liên tục như vậy?". Anh Huỳnh buộc lòng phải nói thật: "Có mấy anh miền Nam anh Thắng, anh Tường hẹn với anh Lê (tức là tôi- Lê Giản) 11 giờ đến ăn thịt chó, rnãi không thấy ai đến, anh Lê gọi. Bác cười vui vẻ, nói: "Có chuyện ấy à. Vậy thì để chiều họp tiếp, bây giờ nghỉ để các chú đi kẻo sai hẹn, Bác không được mời nhưng Bác vẫn sẽ đến".
Thế rồi chúng tôi nghe tiếng còi xe và mở cổng. Bác đến thật, cùng đi với Bác có anh Kháng, tổ trưởng tổ bảo vệ: Chúng tôi ra đón chào, Bác cười, gật gật đầu và tiến lên đi trước, vòng xung quanh ngắm cảnh nhà một lượt rồi mới vào trong. Cùng một lúc, mọi người đã đến đông đủ, ngồi vào bàn ăn, mọi người nâng chén chúc Bác sức khoẻ và ăn ngon miệng. Vui cười rạng rỡ Bác nói thân mật: Cảm ơn các chú đã chúc Bác những điều tốt lành, Bác cũng xin chúc các chú sau mỗi khi làm xong công việc thì tổ chức vui chơi thoải mái, cho đầu óc được thảnh thơi, con người được thư giãn. Các chú tưởng Bác chỉ biết vùi đầu vào công việc hay sao, tuy rất bận Bác vẫn dành thời gian để tập thể dục để ngắm cảnh làm thơ, để đánh cờ tiêu khiển. Bác còn trách: "Các chú chỉ khi nào có công việc gì khó mới chạy đến Bác, còn có các cuộc vui lành mạnh ấm cúng như hôm nay thì các chú đâu có nghĩ đến Bác, mời Bác cùng chung vui? Thịt chó là món ăn độc đáo của Việt Nam. Bác cũng lấy làm lạ là vẫn có người Việt Nam không biết ăn thịt chó".
Nghe Bác nói mà chúng tôi thấy vừa vui, vừa ngượng. Sự thực là chúng tôi chưa hiểu biết về Bác, chúng tôi rất tôn kính Bác nhưng chưa biết yêu Bác, chúng tôi cứ tưởng Bác là con người khắc khổ, nghiêm nghị mà chưa thấy được Bác cũng chính là con người bình dị, giàu tình cảm, xử sự rất thân mật với mọi người xung quanh, quan điểm quần chúng sâu sắc, dễ chinh phục lòng người.
Bữa đó Bác chỉ ngồi nhâm nhi với chúng tôi có một lát, uống cạn chén rượu, nếm một vài món, rồi ra về. Bác nói là phải về không để mấy chú bảo vệ ở nhà sốt ruột mong chờ. Anh em chúng tôi cố mời Bác ở lại không được, biết rằng Bác ra về một phần vì Bác e ngại sự có mặt của Bác sẽ làm cho chúng tôi phải dè dặt, giữ ý tứ, mất tự nhiên và kém vui. Tiễn Bác lên xe rồi, chúng tôi trở lại bàn ăn, kẻ Nam, người Bắc, kẻ mới được tiếp xúc với Bác, người đã gần gũi với Bác từ lâu, mỗi người một lời, một ý, chuyện nở như ngô rang.
Một anh đứng lên như kết luận: "Hôm nay chúng ta học được bài học quý báu, chúng ta chưa thực sự yêu mến Bác hoặc chưa biết yêu Bác như hôm nay ta thấy rõ, yêu nhau thì buồn vui đều phải có nhau". Từ trong thâm tâm, tôi cảm nghĩ: "Bác của chúng ta là như thế đấy".
Bác thăm nhà 1A Trần Bình Trọng lần thứ hai vào trung tuần tháng 10 hay tháng 11.1946, tôi không nhớ đích xác chỉ nhớ đó là chuyến sau khi Bác ở Phông-ten-nơ-bờ-lô về. Thời gian đó Đế quốc Pháp luôn luôn bày trò khiêu khích quân dân ta với âm mưu gây chiến tranh xâm lược. Còn Bác thì sau mấy tháng ở Paris về, Bác có kế hoạch đi thăm các địa phương và các cơ quan, khuyến khích mọi người nỗ lực cộng tác và chăm lo sản xuất, đề cao cảnh giác, không rơi vào cạm bẫy khiêu khích của địch, khôn khéo và nhạy bén chống trả những âm mưu gây chiến của chứng.
Buổi sáng hôm ấy cũng như những ngày bình thường khác, theo thói quen tôi ngủ dậy từ trước 6 giờ, xuống dưới sân tập thể dục một lát rồi cứng anh em đi quét dọn làm vệ sinh chung quanh nhà, ngoài sân; trong vườn, lá bàng rơi đỏ rực. Mấy anh em chúng tôi vừa làm vừa trò chuyện râm ran thì bỗng thấy một đồng chí hớt hải đến gọi: Các anh ơi. Bác đến, Bác đến thăm và đang ở trong buồng anh Lê Giản đấy". Tin Bác đến bất ngờ làm cho chúng tôi có phần nào hốt hoảng nhưng được Bác đến thăm là điều hàng ngày chúng tôi mong mỏi nên cùng nô nức chạy về nhà, gặp Bác và anh Kháng đang đứng giữa sân ngắm nhìn cây, cảnh xúm xuê. Chúng tôi mời Bác quay lại vào trong nhà xơi nước. Bác nói: "Nhân đi qua thì Bác ghé vào thăm các chú một lát, báo cho các chú biết một ngày gần đây Bác sẽ đến thăm cơ quan và nói chuyện với tất tả anh chị em cán bộ công nhân viên một buổi. Thời gian Bác đi công tác ở Pháp các cô, các chú giữ vững trật tự an ninh, Bác rất vui mừng, một ngày gần đây thế nào rồi Bác cũng sẽ đến thăm. Bây giờ còn sớm, chưa đến giờ làm việc, các chú hãy đưa Bác đi vòng quanh cơ quan một lượt xem cảnh cơ quan buổi sớm mai, còn vắng vẻ. Rồi Bác đi thăm nhà bếp, nhà vệ sinh, sân tập thể dục, chuồng lợn, chuồng gà... Thấy nơi nào cũng gọn gàng, sạch sẽ Bác tỏ vẻ rất vừa lòng và khen ngợi. Sau khi tiễn Bác ra xe, chúng tôi còn dừng lại trên sân, chuyện ran như pháo nổ. Về phần chúng tôi phải nói rằng từ Giám đốc đến cô cấp dưỡng ai nấy đều vui lòng hả dạ, cô cấp dưỡng tươi cười nói: "Hôm nay không ăn cũng no rồi, chúng em có lẽ không phải nấu cơm nữa".
Rồi cũng có một anh hóm hỉnh, vừa cười,vừa nói: nhưng nếu Bác biết được rằng chúng mình đã được tin riêng, ngầm báo cho biết trước là Bác sẽ đến thăm vào một ngày nào đó, rồi chúng mình mớ lo chuẩn bị sẵn sàng tiếp đón Bác như ngày hôm nay thì liệu Bác có khen không?". Có người đáp ngay: Bác vẫn khen chớ! Vì như thế chứng tỏ chúng ta yêu kính Bác, nhớ đến Bác là nhớ đến lần Bác dạy dỗ, đến nhiệm vụ Bác giao và tích cực thực hiện để được Bác khen. Vinh quang lắm chứ. Bác không bao giờ không tuyên dương người làm việc tốt dù là chỉ vì Bác, vì dân, hay vì chính bản thân mình
Chuyện vãn một hồi vời anh chị em, rồi tôi trở về phòng. Nhà tôi và mấy cháu đang đứng đợi ở chân cầu thang. Mọi người thấy tôi về rồi rít khoe: Bác Hồ tới, vào trong buồng hỏi: Mẹ con dậy cả rồi à? Thế bố đã dậy chưa? Đi đâu rồi? Đã lâu không gặp, Bác đến thăm sức khoẻ thím và các cháu. Mẹ báo cáo: "Bố các cháu dậy sớm, xuống sân tập thể dục, để bảo cháu xuống gọi nhưng Bác bảo để Bác xuống sân sẽ gặp, các cháu không phải đi gọi. Bác hỏi nhà tôi: Thím bận nuôi mấy cháu có phải đi làm gì không - Bác xoa đầu mấy cháu bé hỏi đã đi học chưa, Bác nắm tay cháu lớn năm ấy đã 12 tuổi, trước đây đã được thăm Bác một lần ở Bắc Bộ Phủ và Bác đã ngồi cho cháu vẽ chân dung Bác trong mấy phút, Bác hỏi cháu thích học môn gì, cháu nói: "Cháu thích học khoa học tự nhiên và học vẽ" thì Bác gật đầu khen: cháu có năng khiếu về các môn ấy thì hãy học cho tốt cho thành tài, sau này sẽ giúp dân , giúp nước cho tốt.! Bác còn cười rồi bảo: Cháu đừng học làm Chủ tịch, làm Chủ tịch mệt lắm cháu ạ. Nói xong Bác đứng dậy khoát tay, bảo nhà tôi, hãy chăm lo các cháu cho tốt, bảo các cháu chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn lễ phép. Bác nói: "Hôm nay nhân dịp đi qua Bác ghé thăm nên không có quà cáp gì cho các cháu. Các cháu hãy tập tành chăm lo sức khoẻ học ngoan, học giỏi lần sau Bác đến sẽ có quà.
Nhà tôi lại nói: Thấy Bác đột ngột đẩy cửa vào buồng chuyện trò sởi lởi em vừa hoảng, vừa run cả người. Không biết trên thế giới này có vị Chủ tịch nào giản dị và thân mật như Bác của chúng ta không?".
Đó cũng là điều tôi thường tự hỏi và tự nguyện phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành một công bộc của nhân dân như Bác Hồ từng khuyên bảo.
xây dựng hậu phương kháng chiến
Sau hội nghị Tân Trào (16.08.1945), một số địa phương chủ động khởi nghĩa giành chính quyền, phong trào cách mạng phát triển như vũ bão. Ngày 19.8.1945, ta cướp chính quyền ở Hà Nội. Thời gian này, Bác Hồ và một số cán bộ Trung ương đang ở lại Tân Trào.
Một hôm, sau bữa cơm cùng anh em chúng tôi Bác nói: Nay mai, các đồng chí dưới xuôi sẽ lên đón Bác về. Ta đang lập chính quyền cách mạng ở Thủ đô và các địa phương, các chú biết đấy, chúng ta lăn lộn bao nhiêu năm khó khăn, gian khổ, hy sinh mới dành được chính quyền. Nhưng giữ được chính quyền còn khó khăn gấp bội. Rồi Bác quay sang tôi nói:
- Bác cháu ta trở về xuôi, nhưng có thể chúng ta lại phải kéo nhau lên đây một lần nữa để kháng chiến chống xâm lãng.
Lúc đầu chúng tôi còn nhìn nhau ngơ ngác chưa hiểu hết ý Bác, Bác tiếp:
- Bác sẽ chọn một số chú ở lại đây làm "lưu trú khách xây dựng hậu phương. Đó là một nhiệm vụ cách mạng rất quan trọng. Bác thấy chú nào cũng "tấp tểnh" về Hà nội cả nhất là chú Lê Giản đấy (Bác chỉ vào tôi và cười, mọi người cũng vui vẻ cười theo). Chắc là mấy năm bị tù đày ở nước ngoàl, xa vợ con nên nhớ lắm phải chăng?
Tôi "dạ và nghĩ Bác thật tâm lý Bác nói tiếp:.
- Một số chú ở đây phải vận động quần chúng nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện đời song vận động nhan dân tăng gia sản xuất giữ gìn vệ sinh, nhất là việc đưa chuồng gà, chuồng lợn ra xa khu nhà ở. Chúng ta phải làm cho nhân dân được hưởng thành quả của cách mạng. Các chú phải làm cho nhân dân tin tưởng ở cách mạng thì nhân dân mới yêu chế độ mới.
Bác chỉ định:
- Chú Tô, chú Thái, chú Nam tức là các đồng chí Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Hữu Nam, chú Lê Giản, chú Kháng, cô Châu ở lại đây để làm "hậu phương lưu trú khách" và đem tinh thần của Hội nghị Tân Trào phổ biến cho các địa phương ở trẽn này và củng cố ATK (an toàn khu).
Thú thật, lúc này tôi cũng có chút tâm tư, vì từ trước năm 1945, tôi hoạt động bí mật bị thực dân Pháp bắt đày lên Sơn La, rồi đưa sang Madagatsca. Năm 1943 một số anh em chúng tôi được quân đồng minh chọn đưa về Cancuttta (ấn Độ) đào tạo tình báo, hoạt động cho Đồng minh đánh Nhật. Năm 1944, Đồng minh bố trí cho chúng tôi nhảy dù về Việt Nam để hoạt động tình báo phục vụ phe Đồng ninh. Anh em chúng tôi đã tương kế, tựu kế nhận việc rồi nhảy dù xuống Việt Bắc bắt liên lạc với Đảng để tiếp tục hoạt động cách mạng. Xa vợ và 5 đứa con nhỏ đã hơn ba năm, tôi nhớ lắm.
Nhưng nghe Bác phân công như vậy, tôi cũng vui vẻ vâng lời.
Cuối tháng 8 năm 1945, các đồng chí Trung ương đón Bác về Hà Nội theo đường bộ từ Tuyên Quang- Thái Nguyên- Bắc Giang về Chèm, rồi vào Hà Nội, về phố Hàng Ngang ở nhà số 48, gia đình một nhà tư sản dân tộc yêu nước. Tại đây, Bác đã khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Một tuần sau, anh Tô (tức anh Phạm Văn Đồng) được Bác gọi về Hà Nội. Rồi lần lượt chị Châu, anh Hoàng Hữu Nam, anh Hoàng Văn Thái cũng về. Đến cuối tháng 9 thì Bác phái người lên bảo tôi về Hà Nội. Như vậy trên này chỉ còn anh Hoàng Hữu Kháng ở lại ít đâu nữa.
Dọc đường từ ATK về Hà Nội, đâu đâu tôi cũng thấy một bầu không khí trong lành, lòng dân phấn khởi, mặc dù lúc này nạn đói đang hoành hành khắp nơi. Những là cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay hai bên đường, trên mái nhà dân. Lúc này tôi càng thấy cách mạng đúng là ngày hội của quần chúng.
Vừa về tới Hà Nội, anh em đưa tôi đến gặp Bác ngay. Tôi vào Bắc Bộ phủ gặp Bác, thấy Bác khoẻ hẳn, dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát, tuy vẫn gầy nhưng da Bác đã hồng hào hơn.
Bác chỉ ghế cho tôi ngồi và nói:
- Bác định để chú ở trên ấy làm "hậu phương lưu trú khách", nhưng cán bộ ta thiếu qúa. Bọn phản đong, bọn lưu manh trộm cắp hoạt động phá hoại, gây rối trị an, làm cho tình hình rát phức tạp, cho nên Bác cho gọi chú về giúp sức cho bên liêm phóng để giữ gìn trật tự trị an.
Tôi thưa với Bác :
- Thưa Bác, cháu xa đất nước lâu rồi, không hiểu gì về tình hình trong nước cả, vả lại nghiệp vụ không có thì sao mà làm gì được ạ?
- Chú chưa biết thì tìm hiểu để biết, đã có Đảng giúp đỡ...? Công tác cách mạng cần thì phải làm, chứ cán bộ ta có ai được học hành đầy đủ cả đâu. Nếu không biết thì nhân dân sẽ bảo cho mà biết. Phải học, phải tìm hiểu, phải dựa vào nhân dân mà làm việc. Chú đã được học phần nào về tình báo rồi, nên chú có thể dùng những thủ đoạn đó để vận dụng ngươc lại, nghĩa là nó dùng thủ đoạn nghiệp vụ để đánh ta thì ta dùng thủ đoạn nghiệp vụ đó để đánh nó. Chú có cái lợi thế đó nên Bác mới nghĩ đến việc đưa chú sang ngành Liêm phóng. Phải đoàn kết với anh em mà làm việc. Khi làm việc, chú phải "thiết diện vô tư . Chú mà không thiết diện vô tư" thì Bác sẽ "thiết diện vô tư với chú đấy!
Trong giây lát, Bác giao nhiệm vụ cho tôi, và tôi có được hai bài học lớn đầu tiên:
- Làm công an phải "thiết diện vô tư .
- Làm công an phải dựa vào dân và phải thực sự đoàn kết nội bộ, như vậy mới hoàn thành nhiệm vụ.
Có thể nói đó là chỉ thị công tác đầu tiên của Bác đối với lực lượng công an cách nạng, chỉ thị rất đơn giản mà rất thiết thực.
Cuối năm 1946, khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, các cơ quan Trung ương lại trở về ATK, nơi mà Bác đã có ý kiến phải chuẩn bị từ trước. Tôi ngẫm lại lời tiên đoán của Bác trước khi về Hà Nội, thật là nghiệm, như một lời sấm trạng...
Lê Giản
LũNG Cò - SÂN BAY Đầu TIÊN của Việt Nam
Ngày nay có mấy ai biết được rằng Việt Nam đã có một sân bay đích thực là của ta, do ta tự lực thiết kế và xây dựng, đáp ứng nhu cầu bức xúc của tình hình lúc đó: Quân đội Mỹ hợp tác với ta cùng ánh phát xít Nhật, phải giữ quan hệ vừa đều đặn, vừa nhanh chóng với bên ngoài. Đó là sân bay Lũng Cò.
Gọi là sân bay Lũng Cò vì nó nằm trên một thung lũng thuộc xóm Lũng Cò, chỉ cách khu dân cư người Tày chừng vài trăm mét, qua con suối Lê và một vạt ruộng.
Lũng Cò là một xóm khá đông dân ở gần giữa đường từ huyện lỵ Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang đi vào xã Tân Trào lịch sử.
Ai quan tâm nghiên cứu lịch sử cận đại của Việt Nam đều biết rằng đầu năm 1948, nhân dân xã quê hương anh hùng của đồng chí Hồng Kỳ, cách thị xã Cao Bằng khoảng 4 cây số đã cứu được một trung uý phi công Mỹ nhảy dù xuống sau khi máy bay bị trúng đạn bốc cháy. Đã có kinh nghiệm cứu giúp những người nhảy dù lâm nạn như tôi và anh Hoàng Đình Rong trước đây ít tháng bị sa lầy trong những thửa ruộng bậc thang, thụt bùn và ngập nước...cán bộ và nhân dân trong vùng đã nhanh chóng đưa viên trung uý phi công vào ẩn nấp trong rừng núi heo hú. Viên trung uý rất sung sướng thoát nạn làm tù binh của phát xít Nhật nhưng mỗi khi nghe tiếng súng nổ gần gần thì anh ta lại cuống quệt run sợ, xin được sớm đưa về căn cứ của quân đội Mỹ đóng ở phía bên kia biên giới Việt Trung dù rằng đi đến đâu ta cũng đón tiếp nồng hậu. Địa phương báo cáo sự việc lên cấp trên và được ông Ké- tức Bác Hồ, chỉ thị là phải bảo vệ an toàn và đưa qua biên giới trao lại cho quân đội Mỹ.
Nhận lại đồng đội bị nạn trở về an toàn và khoẻ manh, lại được nghe báo cáo về sự cứu trợ đầy nhiệt tình của nhân dân và quân du kích Việt Nam. Tướng tư lệnh quân đội Mỹ ngỏ ý muốn được tiếp kiến ông lãnh tụ du kích Việt Nam để tạ ơn đáp nghĩa, Bác Hồ đã nhận lời và hai bên đã có một cuộc gặp gỡ hữu nghị đi đến một quyết định: phía Việt Nam sẽ tăng cường lựclượng du kích, phát triển căn cứ du kích ở khắp các vùng trong lòng địch, phía Mỹ lãnh trách nhiệm đưa các phái đoàn quân sự sang giúp huấn luyện về quân sự, đồng thời giúp trang bị vũ khí, điện đài và các thứ quân trang, quặm dụng khác. Việc xây dựng một sân bay bảo đảm quan hệ liên lạc giữa hai bên Việt - Mỹ cũng được đặt ra từ đấy.
Sau khi Bác Hồ về ở căn cứ Tân Trao và các phái đoàn quân sự Mỹ nhảy dù theo thì Bác cũng chỉ thị phải xây dựng sân bay. Đồng chí Quang Trung được giao làm nhiệm vụ này. Do chưa bao giờ được qua lại trong một sân bay nào, cũng chưa từng thấy một máy bay cất cánh hoặc hạ cánh trong sân bay, mặt khác tuy có một thiếu tá trong phái đoàn Mỹ làm cố vấn, nhưng ngôn ngữ bất đồng, anh không giao dịch được bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, nên đồng chí Quang Trung cảm thấy công việc trước mắt quá mới mẻ, quá khó khăn anh đề nghị xin cho thèm người giúp đỡ. Rất thông cảm với anh Bác hỏi: Thế chú có dự kiên đề nghị ai không? Anh trả lời ngay: Cháu nghĩ chỉ có anh Lê Giản có thể đáp từng được yêu cầu vì anh đã từng đáp bay dân sự, quân sự, qua lại nhiều trường bay dân sự, quân sự, lớn có, nhỏ có, anh lại giao dịch được bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, hơn nữa anh lặi am hiểu địa hình vùng này, được anh gíup đỡ tốt quá, chỉ có điều anh chàng rất bận rộn vậy xin Bác xem xét và quyết định.
Nghe Quang Trung nói xong, Bác gật đầu, tỏ vẻ đồng tình với suy nghĩ của anh và nói: Được... được để tôi viết thư cho chú cầm đi gặp chú Lê để bàn định công tác.
Anh Quang Trung đến đưa thư của Bác và trình bày nhiệm vụ mới được Bác tôi vô cùng phấn khởi. Mấy tháng trước đây, hai chúng tôi đã từng chia vui xẻ buồn trong cuộc chống chọi với quân Nhật từ Thái Nguyên lên chiếm đóng Chợ Chu, huyện lỵ Định Hoá nên đã trở thành đôi bạn tâm đắc, nay lại có dịp cộng tác xây dựng bay đầu tiên của Tổ quốc thì còn gì lý thú hơn nữa cho nên chúng tôi đã xiết chặt nhau, biểu thị quyết tâm và khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ Bác giao. Về địa điểm sân bay, tôi nghĩ ngay đến thung lũng ở Lũng Cò, một vạt đất phẳng phiu trước kia đồng bào vẫn trồng ngô, khoai sắn nhưng bỏ hoang từ ngày có chiến tranh, tôi giới thiệu ngay với anh Quang Trung để mời viên thiếu tá cố vấn cùng xem xét.
Khi ba chúng tôi đến địa điểm dự kiến để khảo sát, thiếu tá cố vấn tỏ ra rất hoan hỉ nói rằng chúng ta sẽ xây dựng nơi đây một sân bay dã chiến lý tưởng, thung lũng phẳng phiu nay sẽ là đường máy bay sà xuống bay là là trên mặt đất cho đến con đường dốc thoai thoải kia băng qua giữa giữa hái dãy đồi thì hạ cánh và từ từ đỗ lại với bóng hai hàng cây vừa râm mát lại vừa kín đáo- thật là tuyệt vời.
Và ngày hôm sau thì anh Quang Trung đã huy động bộ đội và thanh niên nam dân công trong vùng hàng trăm nguời đến san bằng và nén đập, nhổ sạch những bụi gianh, chặt sạch những bụi cây mua, cây sim. Chỉ trong vòng một tuần lễ chúng tôi làm lễ khánh thành sân bay, mở một cuộc mít tinh đón chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh an toàn xuống sân hay đầu tiên của tổ quốc Việt Nam. Chiếc máy bay đã chở đến hai sĩ quan tăng cường cho phái đoàn hiện hữu cùng một số hàng tiêu dùng, thực phẩm, thuốc men và thư từ cho đoàn.
Tại buổi lễ khánh thành sân bay và đón chiếc máy bay đầu tiên, tôi, anh Quang Trung và ông thiếu tá cố vấn lần lượt phát biểu, biểu dương tinh thần cao cả và công to lớn của anh chị em dân quân và bộ đội nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ góp phần chiến thắng quân thù phát xít bạo tàn, chúc tình đoàn kết chiến đấu ngày càng bền chặt...
Sau đó còn nhiều chuyến máy bay qua lại, tất cả đều an toàn, vô sự cho đến khi phát xít Nhật phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và cuộc chiến tranh chống phát xít thực sự kết thúc.
Chiến tranh kết thúc, tiễn đưa anh trung uý OSS (tình báo chiến lược-người đến đầu tiên và về nước sau cùng, tôi nhớ mang máng anh ta tên là Keent và được tin anh từ trần) đáp chuyến máy bay cuối cùng về nước, tôi chúc anh một cuộc sống hoà bình yên vui, hạnh phúc với gia đình. Trong lời đáp của anh trung uý hôm đó, một ý đã gây ấn tượng sâu sắc trong tôi, anh nói: Vâng, chiến tranh nay đối với chúng tôi là kết thúc.
BáC Hồ Và ÔNG GIà TOAN
Bấy giờ là đầu năm 1953, Hội nghị Trung ương lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam đã có nghị quyết về cuộc vận động giảm tô giảm tức. Cán bộ trung, cao cấp hoạt động ở Trung ương và các tỉnh miền Bắc được triệu tập về Việt Bắc để học Nghị quyết.
Chúng tôi vài trăm anh chị em nam nữ đã có mặt ở A.T.K vùng Tân Trào để học tập. Buổi bế mạc lớp học, chúng tôi rất vui mừng được Bác Hồ tới thăm. Ai nấy đều hồ hởi, chăm chú nghe Bác nói chuyện. Bác nói xong, một tràng vỗ tay kéo dài vang lên, Bác ra hiệu dừng lại. Từ hàng ghế đầu, một ông già tiến lên phía Bác, đó là ông Toan, Khu Uỷ viên khu III, quê ở Thái Bình.
- Thưa Bác- ông nói vẻ kính cẩn - thay mặt anh chị em được nghe Bác chỉ thị- chúng cháu xin hứa sẽ thực hiện thành công những điều Bác dạy và cũng thay mặt giai cấp nông dân, chúng cháu xin chúc Bác mạnh khoẻ sống lâu. Tất cả chúng tôi đều hướng về phía Bác. Tôi thấy Bác tỏ vẻ vui vui và tươi cười rồi chợt sững lại đợi cho vị đại biểu của chúng tôi nói xong, Bác mới ôn tồn, thong thả hỏi ông già Toan:
- Chú nói là thay mặt giai cấp nông dân. Không, các chú các cô là Đảng viên cộng sản đại biểu cho giai cấp công nhân, có nhiệm vụ lãnh đạo nông dân đấu tranh thực hiện giảm tô giảm tức theo nguyện vọng của nông dân và đồng thời cũng và chủ trương của Trưng ương.
Nói rồi Bác bắt tay ông già Toan. Hội trường lại trang lên tràng võ tay dài- Bác ra về và chúng tôi cũng lần lượt rời khỏi hội trường. Trên đường về cơ quan của mình, tốp chúng tôi mạn đàm khá rôm rả về ý tứ của Bác trong buổi bế mạc vừa qua. Từ cuộc mạn đàm với nhau cách đây đã nửa lế kỷ tôi đã tự mình rút ra mấy bài học bổ ích: Qua mấy đợt thí điểm vận động nông dân đấu tranh thực hiện giảm tô giảm tức đây đó đã có hiện tượng một số cán bộ và nông dân nhân dịp này muốn trả thù địa chủ và phú nông. Cuộc vận động nông dân của Đảng ta không phải là để trả thù là là nhằm thực hiện một chính sách quang minh chính đại của Đảng ta. Lãnh đạo thực hiện nghi quyết của Đảng không phải là để đi theo đuôi quần chúng mà là lãnh đạo quần chúng nông dân. Bác Hồ nhắc nhở cán bộ phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân trong trường hợp này cũng như trong các trường hợp khác là vô cùng cần thiết và rất có ý nghĩa. Cuộc vân động có ý nghĩa rất quan trọng.

<< Lời nói đầu | Phần hai >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 274

Return to top