Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Tôn giáo, Chính Trị >> Đóa sen ngàn cánh , Thiền trong tịnh độ

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 2687 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đóa sen ngàn cánh , Thiền trong tịnh độ
Nhã Lan Thư

Phần I

    Sáng nay trên những con đường còn băng giá
    Tôi chợt thấy mùa xuân trên vạn cánh sen hồng tía…


 

    Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trứơc mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại. Cả cảnh vật như chìm trong mầu sáng tinh khôi của mùa đông băng giá. Trong giây phút đó mọi vât dường như ngừng lại, như từ vô thủy chưa bao giờ thay đổi. Dù thực hay mộng ảo, giửa cỏi này hay cỏi kia có gì khác không? Giòng tâm tư tôi không ngừng tại đó, vẩn cuồn cuộn, vẩn trôi chẩy như từ kiếp nào, giửa bờ thực hư đó, theo thói quen của cuộc sống hiện tại tôi đưa tay nhấn nút, bổng lời đối đáp giữa Jhon Blofeld và thiền sư Hư Vân vang lên (xin nghe đoạn này trong cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, phóng tác bởi Nguyên Phong).

 

    Tôi xin giản lược dưới đây:

    Bạch hòa thượng thiền tông chủ trương giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự. Vậy chùa này tu thiền sao còn dạy tu Tịnh Độ.

    Hòa thượng Hư Vân:

    Tại sao lại không? chúng tôi có dạy tu Thiền, tu Tịnh Độ, cầu siêu, sám hối...

    Jhon: Như vậy có mâu thuẩn không? Một trung tâm dạy Thiền lại tu Tịnh Độ.

    Hòa thượng bật cười thích thú trước câu hỏi của Jhon:

    Mâu thuẩn hả. Không đâu. Đức Phật dạy bốn vạn tám nghìn pháp môn không ngoài mục đích cúu khổ.

    Ngài mỉm cười:

    Này thí chủ sao lại chấp trước phân biệt, khi đã hiểu và vượt lên đối đãi nhị nguyên thì tâm Phật và chúng sanh là một, vì tâm Phật và chúng sanh vốn không hai. Khi những người dân quê hiền lành chất phác đến nghe ta giảng pháp, phải chăng ta sẽ giảng cho họ những gì, về thực tại vô ngã, về tánh không, hay đối đãi nhị nguyên...thì họ không thể hiểu, đều là những danh từ trống rổng, những điều này có ích lợi gì với họ. Nhưng nếu ta nói về hạnh nguyện tiếp dẫn của đức phật A Di Đà và cỏi tây phương cực lạc của ngài thì họ sẽ hiểu, sẽ tin và phát tâm tín nguyện mong được sinh về cỏỉ đó. Họ sẽ suốt ngày trìniệm hồng danh của ngài khi đi cầy, đi cấy, khi làm ruộng, khi nghỉ ngơi, khi tưới nước, khi gặt lúa… Họ sẻ trì niệm cho tới khi nhất tâm bất loạn thì cái ảo ảnh nhị nguyên của vô minh, cái tâm phân biệt có chúng sanh có chư phật sẻ chấm dứt, họ sẽ chứng ngộ được thực tại mầu nhiệm ngay.  Điều ngưòi ta gọi là tha lực tiếp dẩn của Đức Phật A Di Đà, gọi là thiển, hay gọi là nhất tâm bất loạn thì điều này có khác biệt gì đâu.  Cái khả năng giải thóat mà người ta cho rằng vốn ở bên ngoài tức là tha lực thực ra vẩn ở bên trong tức là tự lực lúc nào cũng sẳn có kia mà. Đến khi đó tôi bắt đầu hiểu được ý ngài.

    Trên đây là đọan đối thoại giửa một thiền sư Trung Hoa và một học gỉa Tây Phương vào đầu thế kỷ thứ hai mươi đã rọi sáng trong tâm tư tôi những vướng mắc vào ngôn từ của đối đãi nhị nguyên, những rắc rối của triết lý trưù tượng đối với sự đơn thuần nơi con ngươì chất phác của đất.  Đạo phật của hương trầm thơm ngát chốn đền đài vua chúa chói ngời vàng son gìơ đây đã ngang hàng với những người nông dân tay lấm chân bùn, những con người nơi chốn quê mùa dân dã hàng ngày vật lộn với cuộc mưu sinh tầm thường, đã nhờ một lão sư giầy cỏ aó nâu đạm bạc điểm ra mà giờ đây giửa Thiền và Tịnh Độ là một.  Thật vui mừng thật hạnh phúc khi lão sư Hư Vân nhẹ nhàng tuyên nói: nhờ niềm tin thành kính vào danh hiệu Đức Phật A Di Đà mà những con người muôn đời nghèo khó từ vật chất đến tinh thần đã bước vào hào quang của lý Bát Nhã bát ngát mênh mông.  Niềm hy vọng mà Như Lai đã đem đến cho xứ Ấn với muôn đời giai cấp, và lúc này đây lại nở tung ra tại đất nước Trung Hoa của những cao nhân ẩn sỉ đầy minh triết.

    Đạo Phật từ ngàn xưa đã là một đạo của nghành xã hội học tân tiến vì dân nhất, đâu đợi ngày nay nơi xã hội phương tây qua nhiều cuộc cách mạng đẫm máu mới tìm thấy.  Đạo Phật đã đặt nơi con người lòng thương xót vô cùng tận, cho những con người chưa từng được nghe được hiểu những gì cao xa đẹp đẻ như ngọc vàng lóng lánh nơi đền đài kia, giờ đây đã hóa thân như áng mây nơi đồng nội, như bông sen nơi hồ nhỏ thơm hương của đạo lành.  Trong lúc đó tôi chợt nhớ đến ngừơi bạn da đen, bà ta là một người da đen nhỏ nhắn luôn nở nụ cười an lạc.  Khỏang mấy năm trước, việc làm chuyển tôi tới một khu học chính khác, chuyện đầu tiên là tôi phải liên lạc với  chuyên viên phụ trách về học vấn cho những trẻ em mà gia đình nghèo nhất xứ sở này.  Những trẻ em không có bố và mẹ thì bị tước quyền vì lạm dụng những chất độc của ma túy.  Tôi đinh ninh người tôi gặp sẻ là một con người to lớn, giọng nói ồm ồm và luôn căng thẳng vì hàng ngày phải đối diện với rất nhiều nổi khổ niềm đau tới từ những hòan cảnh khác nhau.  Nhưng khi cánh cửa gổ nặng nề mở ra, trước mặt tôi là một người đàn bà đen trung niên, cặp mắt sáng nhưng đầy thân thiện.  Sau khi duyệt qua hồ sơ của những trẻ em cần giúp bà nhẹ nhàng cám ơn sự hợp tác của tôi và không quên chúc tôi một ngày đầy an lạc.  Sau nhiều lần làm việc, bà đã thân với tôi hơn, bà bắt đầu hỏi thăm tôi về gia đình và sau cùng là tôn giáo của tôi.  Tôi cho bà biết tôi là một phật tử, ngay lập tức bà vui mừng đưa tay ra nắm lấy tay tôi và cho biết bà cũng là một phật tử.  Thật là một sự ngạc nhiên, tôi chưa bao giờ biết ở giửa một thành phố xô bồ nhiều sắc dân, nhiều tôn giáo như Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo này tôi lại gặp một người ngoại quốc đi đạo Phật.  Tôi hỏi thăm vì nhân duyên gì mà bà trở thành Phật tử, bà kể cho tôi là gần bốn mươi năm trước khi bà còn là sinh viên của một trường đại học ở Boston thì bà quen một người bạn Nhật.  Vẻ điềm đạm, nét an lạc, sự quan tâm đến người và vật của người sinh viên ấy đã khiến bà ta tò mò vào thư viện trưòng tìm đọc về đông phương và nền minh triết cổ xưa.  Sau cùng bà ta tìm qua Nhật học và trở nên một phật tử. Bà cho tôi biết bà đã qua những thiền viện và lối sống tỉnh lặng gần như tách rời cuộc sống của những vị thiền sư vốn ít lời nhưng khi nói thì như sấm sét đánh qua. Có lẻ lối thiền ở những tu viện đâỳ kỷ luật không phù hợp và thêm vào đó là văn hóa dị biệt và ngôn ngữ bất đồng, cho nên có một thời gian bà không theo một giáo phái naò.  Sau này vì một cơ duyên bà theo môn phái của Soka Gakai, đây là một trường phái mới của đạo phật Nichiren, một đạo phật nhập thế của Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến.  Bà ta mời tôi tham dự một khóa lể hai tuần sau. Vào chủ nhật sau đó, tôi tìm đường tới trung tâm của Soka Gakai, đó là một trung tâm lớn như trường học.  Bà ta đưa tôi vào thiền đường, nơi đây trang hoàng giản dị rất sáng với nhiều cửa kính, chính giửa là một trang thờ hình chử nhật với hai cánh cửa mầu vàng kim sáng ánh. Khi người chủ tế và tín hửu tới đầy đủ, thì hai thanh niên người da đen mặc âu phục trắng, đeo găng tay trắng thành kính mở cánh cửa ra sau ba hồi chuông đánh ngân dài.  Tôi thấy những dòng chử Phạn viết rất đẹp ở khung kính trang thờ. Vị chủ tế bắt đầu có lẻ vài câu kinh bằng Phạn ngữ và sau đó bằng phiên âm Nhật ngữ, mọi người cùng cất tiếng tụng với âm thanh trầm bổng, điều khá thich thú là mọi người đều có  những chuổi đá mầu khác nhau đan giửa hai bàn tay và liên tục kéo vào kéo ra tạo nên những âm thanh lanh canh.  Khỏang nửa giờ tụng kinh, vị chủ lể đánh ba hồi chuông dài, sau khi toàn thể tín hửu đã tụng niệm danh hiệu chư phật. Thì lần nửa hai ngươì thanh niên thành kính đóng cửa trang thờ lại.  Tiếp đó là chiếu phim ngắn về hoạt động của giáo hội tại Nhật và khắp các phân viện trên thế giới, rất quy mô và rất cập nhật hóa.  Trên màn ảnh lớn, các vị tôn đức đọc lời nhắn nhủ và những bài thơ dầy khích lệ.  Cuối cùng là giây phút mọi người nắm tay và chúc tụng nhau, vị chủ lể mời các tín hửu lên chia sẻ những khó khăn họ gặp phải và lý do đưa họ tới môn phái Phật giáo nầy. Các tín hửu mầu da đen hay trắng đứng lên chia sẻ cảm nghỉ của họ bằng một câu kinh ngắn, bài thơ nhỏ, bằng sự giúp đở người cơ hàn.  Một số người Mỷ tìm đến đạo Phật vì sự cô đơn của một xả hội dường như mở rộng nhưng thật ra đã khép kín với họ khi nghèo đói đến, khi tuổi gìa, và những thất bại trong đời sống.  Tôi ngồi im lắng nghe những người gìa cũng như trẻ nói lên tâm sự của họ. Đạo Phật ở đây rất giản dị, không nói đến kinh điển hay giảng lý thuyết cao, chỉ là những nâng đở về mặt tinh thần, một vài buổi thiền học đơn giản, nhưng chủ yếu là sự động viên khích lệ và sự nhắc nhở cuộc đời đầy bất tòan nhưng con người không cho phép sự tuyệt vọng nẩy mầm vì xung quanh họ có những đóa sen ngủ sắc sẻ ban tặng đến họ vì một giáo lý cao cả đả một lần nẩy mầm ở phương đông giờ đang gởi huơng theo gió và những cánh hoa mầu nhiệm đó từ từ nở ra tại đây.  Tôi thật sự cảm động nhìn những người đạo hửu nầy, sau đó người bạn tôi hỏi tôi nghỉ sao về một đường lối phật giáo mới khác với thiền tại phương đông.  Lúc bấy giờ tôi khá bối rối, tôi không biết nói sao để cho người bạn đó hiểu Phật giáo không phải chỉ là Thiền Tông (Zen), qúa xa vời  với đời thường, rất là hào nhoáng với giới trí thức trẻ (giới yipy) của châu âu hay đa số là dân da trắng.  Ờ phương tây Phật giáo đang được yêu chuộng như là một lối sống đầy mới mẻ, cao cấp và hiện đại của những con người thành công trên mọi lảnh vực và đồng thời đầy minh triết.  Người Mỹ phần nhiều thích những gì mới và sáng tạo (new and creative), trực phá (directness), và gợi sự suy nghĩ trái biệt (intrigue).

    Tôi muốn diển tả cho bà ta hiểu về một đạo Phật nâu sòng của những làng quê nơi xứ Việt, một đạo Phật bình dị rất đời thường giản dị như Tấm Cám, như Bụt hiện ra giúp kẻ khốn cùng, như cầu siêu độ sanh, như sự cầu mong của người nghèo thóat khỏi cùng khổ, như lý nhân quả phạt ác thưởng thiện v..v..và v..v..  Nhưng có một cái gì đó vẩn không hoàn chỉnh, vẩn không rỏ nét cho người bạn vốn vì mầu da mà cha ông bị bắt từ một xứ sở xa xôi bên đại lục Phi Châu lưu lạc đến Tân Thế Giới, rồi bao thế hệ  bị bạc đải mãi cho đến ngày nay nhờ một vỹ nhân người da đen là ông Luther King tranh đấu cho quyền làm người bình đẳng (Amrerica’s civil rights movement), một người đã thấm nhuần tinh thần tranh đấu bất bạo động của thánh Ghandi.

    Sáng nay nhờ thực tại mầu nhiệm của cảnh đông trắng tinh khôi, nhờ lời chỉ dạy của thiền sư Hư Vân, tôi đã tìm được câu giải thích cho người bạn dễ mến này. Tôi muốn nói lại ý của lão sư Hư Vân như ngài đã từng dạy:

    Đạo Phật như đoá sen nghìn cánh, cho dù pháp môn nào, tông phái nào, chẳng qua là giúp đưa người vượt trầm luân tại cỏi đời này, độ người thoát khổ tại giây phút này.  Lời đáp chỉ giản dị như thế.  Thiền của đời thường chỉ đơn giản như thế.

    Ngay tại phút đó, thiền và tịnh độ như đã từng chưa bao giờ phân biệt đả thể nhập làm một.  Trong thiền có độ, trong độ có thiền.

    Tôi ngừng xe lại bên vệ đường, chấp tay trong cỏi lòng thành kính
    Sáng ngời đóa sen ngàn cánh với những sắc mầu lunh linh đang bừng nở
    giửa cỏi người tại đây, tại quê hương tôi, tại những nơi khác nhau, và trong trùng trùng thế giới hoa tạng của kinh hoa nghiêm,và bừng lên mầu nhiệm giũa vô vàn chúng sinh vô tình và hửu tình.

    Nam Mô A Di Đà Phật.

    Nhã Lan Thư

    02-13-2009 06:46:23

ĐÓA SEN NGÀN CÁNH
HOA TRONG THIỀN
 Nhã Lan Thư

    Khi những bông hoa crocus mầu tím nhô lên khỏi những mảng tuyết muộn màng còn đọng lại trên đám lá khô mầu nâu ở góc vườn là lúc mùa xuân khe khẻ trở về.  Trong buổi sớm mai trong vắt mầu nắng và hơi lạnh còn lan tỏa trên những nhánh cây khô gầy, tôi làm một cuộc du ngọan về thành phố New Hope (Niềm Hy Vọng Mới).  Tôi cho xe chạy qua những con đường ngoằn ngèo, leo lên những con dốc cao, qua những rừng cây trụi lá, bổng đâu đây thoáng hiện bóng một chú nai ngơ ngác rồi vụt biến cuối đường.  Rừng này nối tiếp rừng kia, bắc ngang qua những cây cầu gổ trên lạch nước còn đóng lớp băng mỏng.  Tôi đã thấy cánh rừng bên tay mặt mở ra con sông dài và cây cầu sắt củ kỷ hàng hai trăm năm trước mà người dân địa phương luôn hảnh diện đã có lần Washington dẩn quân qua đây để bất ngờ đánh úp đội quân của vương triều Anh quốc.  Tôi cho xe đi vòng theo lối nhỏ, phía sau một tu viện xây kiểu Tây Ban Nha với vòm cổng cao và một chuông đồng thật lớn treo bên cạnh.  Sau khi cho xe vào bến đậu trả tiền, tôi bước ra ngoài choáng ngợp trong ánh nắng trong veo, một mùi thơm lạnh của đá núi từ phía trên thổi về.

    Thành phố New Hope nằm cạnh chân núi, là một khu du lịch nhà cửa nho nhỏ xinh xinh làm bằng đá, bằng gổ sơn mầu xanh tím lợt dể thương như một làng xưa của Âu châu.  Tôi đi tản bộ trên những vỉa hè lót bằng những tảng đá xanh dầy, dù trời còn sớm, dù thành phố còn ngủ yên, đây đó lác đác vài căn nhà đã mở tiệm.  Tôi tìm đến một quán café nhỏ bên cạnh một cây cầu đá, cả thành phố hầu như góc nào cũng gặp những đường hẻm dẫn đến bến sông hay con lạch dài, mùa hè du khách có thể thuê một con thuyền gổ được kéo bằng thừng bện bởi các chú lừa đi trên hai bờ lạch, du khách tưởng như mình đã trở về qúa khứ của thời Tom Swayer.  Không khí trong tiệm thơm ngát hương café nồng ấm, tôi kiếm một chổ ngồi cạnh khung kính có nhiều mảnh vuông, tôi xoay nhẹ tách café Capuchino sóng sánh mùi thơm ngọt ngào. Tôi ngây ngất nhớ lại những ngày xưa bé trong khu vườn nhà trắng xoá những chùm hoa và thơm ngát hương sương ướp đẫm vị ngọt ngào của hoa café tinh khôi, đâu đó vang rộn tiếng cười của cô bạn mắt đen lánh như chú chồn nhỏ thường vào vườn ăn trộm trái café đỏ mộng.  Tuổi thơ nồng nàn hương hoa nào mãi mãi còn đây trong hồn tôi, một lử khách có một ngày bên ven trời xứ lạnh chợt thấy mầu hoa xưa.  Một chú chào mào xanh mướt đáp lại trên cây táo còn lửng lơ vài chùm táo đỏ, chú chim vừa rỉa trái vừa nhẩy tung tăng, nhưng ở đâu một chú mèo nhẩy vụt lên chụp tới, hoảng hốt chú chim chới với bay lảo đảo, rớt lại không trung tiếng kêu buồn, tôi nghe hồn se thắt bởi một cỏi vô thường lại diễn ra.

    Đễ tiền tip trên bàn, tôi bước ra men theo con dốc, đến căn tiệm cuối đường của một phụ nữ người Đức.  Là một phụ nữ đẹp với mái tóc bạch kim và cặp mắt xanh lơ, bà ta có một nét đẹp đài các, luôn luôn khoác qua vai aó, những mảnh khăn lụa điểm vài nét thủy mặc, đôi khi là một cánh bướm mơ hồ như sương khói Trang Tử.  Căn tiệm của bà ta có ba tầng gổ cách nhau bởi những bậc thang thấp, dẩn ra sau tiệm là một hàng hiên dài nhìn ra sông với vài khúc gổ làm ghế ngồi và bên dưới là một vườn Thiền đơn sơ đầy nghệ thuật, có một ống máng bằng tre chẩy nước róc rách vô một cối đá rêu xanh.  Cả không gian tiệm luôn lảng đảng khói hương mai hoa của xứ Phù Tang. Vào một tháng hè năm trước lần đầu tôi theo người bạn vào tiệm, trong khi đi thơ thẩn qua những kệ sách và ngắm nhìn những cây đàn của các nước đông phương treo trên vách, tôi bổng sửng sờ nhìn thấy một cành hoa sen trắng nhô lên từ một khay sỏi cuội đen, dưới cánh hoa lonh lanh một giọt nước đọng trên nền xanh mền của lá sen tươi mát.  Một nét đẹp thanh khiết nhẹ nhàng lan tỏa, làm không gian xung quanh dường như tỉnh mịch, thời gian như cô đọng, tôi không biết tôi đứng đó bao lâu.  Một bàn tay vổ nhẹ lên vai tôi, quay lại tôi thấy người phụ nữ âu châu trong bộ lụa trắng trang nhã và một xâu chuổi ngọc lưu ly (Turquoise) xanh biếc mầu da trời trên cổ áo, bà ta mỉn cười hỏi tôi:

    Chắc bạn biết nhiều về loài hoa tuyệt vời này phải không?

    Rồi bà ta mời tôi trở lại vào buổi chiều, nơi từng ba sẽ có một lớp Thiền hướng dẩn bởi một Thiền sư.  Tôi trở lại khi ánh chiểu vẩn còn rực rỡ bên ngoài, nhưng bên trong từng ba không gian trầm lắng với khoảng hơn hai mươi người đã có mặt trong những bộ áo mầu trắng nhẹ nhàng thoải mái và mang theo với họ gối Thiền.  Rón rén để không gây tiếng động khi di chuyển trên sàn gổ, tôi tiến về cuối phòng và mọi người nhìn tôi với một nụ cười thân thiện.  Tôi cảm thấy yên lòng khi phía trước là cửa sau mở rộng hướng về mặt sông.  Vị Thiền sư chưa xuất hiện.

    Không khí chiều mát lạnh khi làn gío từ sông thổi vào, mọi người đang trao đổi câu chuyện, thì tiếng chuông gỏ bong bong ba tiếng ngân dài.  Dưới bực thang bước lên là một nữ thiền sư khoan thai trong chiếc y mầu đen, theo sau là chủ nhân căn tiệm cầm trên tay một cành hoa sen trắng và một lá sen lớn.  Lập tức một thiền sinh ngồi hàng đầu đứng dậy và mọi người đồng đứng lên cúi rạp người trong một nghi thức vô cùng cung kính.  Vị Thiền sư đáp trả bằng hai tay chấp hình búp sen trước ngực.

    Người nữ chủ nhân sơ lược tiểu sử của vị Thiền sư và đề tài Thiền của chiều hôm ấy: Hoa và Thiền.  Vị Thiền sư bắt đầu bằng niệm danh hiệu của Đức Quán Âm (Avalokiteshvara), nhẹ nhàng bà cho biết chúng ta sẻ bắt đầu bằng nghi thức cắm hoa.  Một dĩa lớn bằng sứ trắng với lòng sâu được mang lên để trên bàn thấp trước mặt vị Thiền sư, bà nhẹ nhàng  nâng cành hoa lên trước trán và để cành hoa thẳng vào giữa lòng dĩa với lá sen được cắm thấp khỏang một phần ba chiều dài của cuống hoa.  Bông sen vươn lên thanh thoát nổi bật trên nền y đen của vị thiền sư, bằng một cử chỉ vừa nhanh vừa gọn bà vớt lên một giọt nước để lên cành lá sen.  Giọt nưóc rơi thật nhẹ giửa lòng lá và nằm im tại đó.  Cử chỉ đó được gọi là “Tỉnh thức trong từng hành động”, một nghi thức đơn giản nhưng đẹp như một bài thơ Haiku ngắn, nhưng đánh động tâm hồn trở về với thực tại mầu nhiệm.

    Sau đó vị thiền sư yêu cầu mọi người chú tâm vào hơi thở, một khoảng thời gian trôi qua lại ba tiếng chuông bong bong ngân dài trong không gian u mặc, tôi dường như cảm thấy chung quanh vắng lặng chỉ còn hình ảnh bông sen trắng ngời tinh khiết và mùi thơm của lá của hoa lan tỏa thấm vào trong từng vi tế.

    Tiếng Thiền sư nhắc mọi người hẩy để lòng lắng xuống, hẩy nhìn sự vật tự nhiên, hẩy quán chiếu những gì xẩy ra ngay tại sát na nầy, hẩy sống cho hiện tại, hẩy tập nhẩn nhục để lòng thương mở rộng rồi anh sẻ hòa nhập vào tình thương rộng lớn hơn của chư Phật như cánh hoa kia sẻ từ từ mở ra để nhụy sen li ti vàng rải hương lành cho khắp pháp giới chúng sinh đồng được tri kiến giải thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.

 

    Đó là lần đầu tiên tôi được biết đến Thiền Minh Sát Tuệ (Vipassana), qua một hình thức thật xinh đẹp.  Hôm đó tôi về trong cỏi lòng thênh thang mở rộng, hòa nhập vào từng đốm sáng của bầy đom đóm lập lòe trên đầu con dốc nhỏ.

Phần II >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 596

Return to top