Suốt bữa ăn cô im lặng lắng nghe câu chuyện giữa Trường và mọi người. Anh kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi của họ. Sở dĩ phải dùng từ kiên nhẫn ở đây là do Phúc biết Trường thường xuyên vắng nhà cho các chuyến công tác dài ngày, lần nào về cũng chịu tra tấn thế này thì giỏi thật. Đang nghĩ vẩn vơ cô giật mình khi Trường nhoài người bỏ thức ăn vào chén cho cô:
- Ráng ăn cho nhiều vào. Phúc vẫn còn gầy lắm. Em khỏe không?
- Cảm ơn anh, tôi bình thường. Có lẽ thời tiết nóng quá nên tôi ăn không ngon miệng.
Chị Du chen vào:
- Kỳ nghỉ hè vừa rồi của em thế nào?
- Dạ tốt ạ.
Chị bậm môi, một lúm đồng tiền thấp thoáng trên gò má trắng hồng. Phúc ngẩn ngợ Thượng Đế thật kỳ diệu và hào phóng với chị.
- Trước hôm về thành phố chúng tôi dự định đến thăm em nhưng anh Tuấn không đồng ý. Anh ấy bảo em cần nghỉ ngơi.
- Vậy à?
Phúc đứng lên:
- Buổi chiều con có giờ học con xin phép ạ.
Bác Hương nhẹ nhàng:
- Có trái cây trong tủ lạnh, con ăn thêm đi.
Cô bưng đĩa trái cây ra và bối rối khi nhìn thấy tay Trường và chị Du âu yếm đan vào nhau dưới bàn một cách kín đáo. Cả hai cùng nhìn Phúc. Họ đều biết cô trông thấy. Không hiểu cả hai nghĩ gì. Gương mặt chị Du thản nhiên trong khi Trương cười tủm tỉm. Phúc quay đi và thấy mình thật ngớ ngẩn.
Mới gần bốn giờ chiều mà trời đã tắt nắng. Vũ Phúc khệ nệ mang mấy chậu thuốc nam ra khỏi bóng râm rồi tỉ mỉ tưới nước rửa từng chiếc lá đây bụi. Đây là phần công việc cô yêu thích nhất torng ngày. Cây cối và màu xanh của nó luôn làm Phúc thư thái. Đang loay hoay làm việc cô giật bắn người khi nghe giọng nói sát bên tai:
- Với dáng ngồi thế này em đã tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp đấy.
Phúc cáu kỉnh:
- Tôi cũng muốn khen anh để chứng tỏ mình là người hào phóng nhưng anh có thể xuất hiện hay biến mất một cách bình thường không? Có nghĩ là không làm người khác khó chịu đấy?
Trường thản nhiên:
- Tôi có làm gì thì em cũng thế thôi. Em vốn đã có thành kiến vơi tôi mà, xem ra nó còn nặng nề lắm kia.
- Nét mặt của tôi nói với anh điều đó à?
- Còn tệ hơn thế. Em luôn tranh thủ mọi cơ hội, dùng đủ mọi cách để tôi hiểu rằng em chẳng ưa tôi chút nào.
Cô mỉa mai:
- Anh đâu kém gì tôi nhưng xem ra anh có vẻ quân tử đấy.
Trường nhún vai kênh kiệu:
- Tôi bẩm sinh là quân tử chứ không phải nhờ chế biến mới thành quân tử.
- Nếu có tôi cũng chẳng nhận ra nổi sự khác biệt giửa chúng đâu. Anh đừng lọ Và nếu không có chuyện gì quan trọng tôi muốn làm cho xong công việc của mình, anh không ngại chứ?
- Chuyện quan trọng thì không có, nhưng tôi có món quà tặng em đây.
- Cho tôi à?
Trường khoát tay khi thấy cái lắc đầu của phúc:
- Tôi mong em đừng từ chối, đó chỉ là một món quà nhỏ thôi.
- Tôi có định từ chối đâu? Tôi chỉ muốn nói đây là lần đầu tiên mình được nhận quà từ người khác. Tôi cũng muốn biết cảm giác nó như thế nào.
Trường rút trong túi ra một chiếc hộp nhỏ được gói cẩn thận. Anh nói:
- Tôi mua vào một dịp rất tình cờ. Tự nhiên khi nhìn thấy nó tôi lại nghĩ ngay đến em. Nó cũng xinh xắn và đặc biệt như em vậy.
Phúc giả vờ ngẫm nghĩ:
- Thật khó mà tưởng tượng ra một cái gì đó lại xinh xắn và đặc biệt như tôi.
Trường phì cười:
- Lân đầu tiên tôi phát hiện ra một thứ phù hợp với lứa tuổi của Phúc. Đó là vẻ háo hức trên gương mặt em như bây giờ. Điều duy nhất mà tôi thấy dễ thương ở em là trái hẳn với phần đông những cô giá khác, em không giả bộ làm ra vẻ không biết mình đẹp. Em tiếp nhận lời khen một cách tự nhiên.
Cô nhún vai:
- Chẳng lẽ tôi phải ngạc nhiên khi người ta bảo rằng bàn tay tôi có năm ngón? À sau khi huyên thuyên như vậy liệu anh có quên ý định tặng nó cho tôi không đấy?
- Của em đây.
Vũ Phúc luống cuống rụt tay lại khi nghe tiếng chị Du reo lên từ ngoài cổng. Chị đi nhanh về phía hai người. Trường đút món quà vào túi và quay ra đón.
- Hai người đang nói chuyện gì mà vui thế?
Trường nhìn Phương Du:
- Em ra đường không đội nón hay sao mà mặt đỏ ửng thế này?
Chị Du ríu rít:
- Em đi chơi với anh Minh Tuấn. Anh ấy đưa em đến đây. Anh vẫn chưa chuẩn bị à? Hôm nay mình có hẹn đấy. Đi khai trương quán thức ăn nhanh của vợ chồng chị Thảo nhớ không?
Trường vỗ nhẹ vào trán:
- Anh quên mất, anh xin lỗi.
Quay sang Phúc, Trường rủ:
- Phúc cùng đi với chúng tôi nhé?
Cô quấn ống nước lại trả lời thờ ơ:
- Tôi bận việc. Tôi không đi đâu.
Phương Du kéo tay Phúc:
- Đi đi Phúc. Mình rủ cả anh Minh Tuấn nữa.
- Ai rủ rê gì tôi đấy?
Phúc ngước lên và chạm ngay vào ánh mắt của Minh Tuấn. Đôi mắt thật đen, thật sáng đôi mắt biết nói chuyện. Nhìn vào đấy cô có cảm giác như nhìn thấy ánh nắng mặt trời trong một ngày giá lạnh. Nhếch môi cười thay cho lời chào, Phúc cặm cúi làm tiếp công việc của mình. Chị Du đẩy vai Trường:
- Anh vào chuẩn bị đi để em thuyết phục Phú cho.
Trương cúi xuống nhìn cô:
- Được không Phúc?
Vũ Phúc bối rối khi nhìn thấy vẻ chờ đợi kỳ lạ trong mắt anh, vẻ ngạc nhliên của Phương Du và vẻ tò mò thú vị của Minh Tuấn nên vội vã:
- Tôi có việc phải ra ngoài. Mọi người đi với nhau đi.
Trường kiên nhẫn:
- Em đi đâu vậy?
Cô ngạc nhiên. Chị Du cũng thế. Phương Du chuyển cái nhìn từ Trường sang Phúc. Mặt cô nóng rang. Trường vẫn thản nhiên làm Phúc nỗi giận:
- Tôi vẫn chưa làm gì hay đi đâu ra khỏi giới hạn cho phép nên tôi từ chối trả lời câu hỏi của anh.
Minh Tuấn xen vào, có lẽ vì thấy không khí căng thẳng quá:
- Cậu cứ đi với Phương Dụ Không phải lọ Nếu Phúc cho phép, tôi sẽ đi cùng Phúc, được không?
Để tránh cái nhìn chăm chú của Trường, cô đáp bừa:
- Dạ được.
Minh Tuấn vỗ vai Trường cười lớn:
- Nghe rồi nhé. Cứ yên trí chẳng ai bắt cóc em gái cậu đâu.
Câu nói xóa tan bầu không khí nặng nề. Phương Du có vẻ nhẹ nhõm chẳng giấu được ai. Chị vô tư và trong sáng thật. Phúc nhìn Minh Tuấn, gương mặt kín bưng một cách tinh quái. Cô có cảm giác anh ta cũng chẳng tin nổi những điều mình vừa nói.
Ra khỏi nhà một quãng. Minh Tuấn quay lại hỏi nhỏ:
- Mình đi đâu đây cô bé?
Phú cằn nhằn:
- Tôi nói bừa như thế chư có chỗ nào đi đâu, anh biết còn giả vờ hỏi làm chi.
Minh Tuấn cười lớn:
- May mà em vớ được tôi.
- Xí, tôi vớ được anh bao giờ, anh vớ được tôi thì có.
Minh Tuấn ngẫm nhgĩ:
- Em có lý. Tôi đưa một người đến, đón một người đi nhưng chẳng có người nào là của mình, chán thật. Nhưng xem ra kẻ may mắn nhất hôm nay lại là tôi.
Phúc trề môi:
- Tôi thích người có tài hơn là kẻ may mắn. Mà này, anh đừng giả vờ biết nhiều hơn những gì mà anh biết đấy nhé.
- Em đã gặp loại người này nhiều đến nỗi có thể nhận ra họ từ cách xa mấy chục bước cơ à?
Cô nói lảng:
- Anh đưa tôi đi đâu đây?
- Nếu em không có đề nghị gì tôi sẽ đưa em đến nơi tôi thường lui tới.
Tuấn dừng xe, Phúc tò mò nhìn khắp một lượt. Không có gì đặc biệt, nó chỉ là quán cà phê bình thường nằm trong khuôn viên một công viên lớn. Anh kéo ghế cho cô, rồi chẳng thèm hỏi ý kiến, Tuấn gọi một tách cà phê và một ly kem. Phúc buồn cười với cái tên gọi: kem "hoàng hôn". Chắc là loại kem đó chỉ được ăn vào cái giờ chập choạng thế này.
- Em cười gì thế?
- Không.
Minh Tuấn nói khi người phục vụ đặt các thứ lên bàn:
- Kem ở đây rất ngon. Theo kinh nghiệm, của tôi, phụ nữ rất thích nó.
Phúc nhướng mày:
- Vậy à?
- Em có thường đến những nơi này không?
- Không, đây là lần đầu tiên.
Minh Tuấn mỉm cười, điệu bô khoa trương một cách cố ý:
- Vậy em có thể cho tôi biết lý do nào mà tôi được ái hân hạnh này không?
- Vì tôi không bao giờ từ chối một sự giúp đỡ không công nào hay một thiện chí mà không cần phải đền đáp.
Minh Tuấn nhún vai:
- Em biết cách làm cho người khác tỉnh mộng đấy, nhưng dù sao tôi cũng xem câu nói vừa rồi là lời khen gián tiếp. Cảm ơn em.
- Không có gì.
Vũ Phúc thản nhiên kéo ly cà phê về phía mình. Cô chậm rãi nhấc phin ra, bỏ chút xíu đường, khuấy nhè nhẹ rồi hớp một ngụm to, Minh Tuấn nói nhỏ:
- Này cô bé, ly đó là của tôi mà.
- Vậy à? Nhưng tôi thích uống cà phê.
Anh nhăn nhó:
- Tôi đâu có thích ăn kem.
- Tôi cũng vậy.
Ngậm chiếc muỗng giữa hai hàm răng Phúc cười thật tọ Minh Tuấn cũng cười. Tiếng cười trầm trầm và dường như có vị ngọt. Đôi mắt đen nhìn cô đầy vẻ thú vị.
- Cà phê đậm đấy, nó sẽ làm em mất ngủ.
- Anh không dọa được tôi đâu. Tôi là dân Buôn Ma Thuộc chính hiệu mà. Anh lo thanh toán ly hoàng hôn gì đó của anh đi.
Minh Tuấn nhăn nhó kéo phần kem về phía mình. Anh nhấm nháp từng chút một trong khi ly cà phê của cô cạn queo. Phúc dõi mắt nhìn ra xạ Ở bãi cỏ đàng kia là khu vui chơi thiếu nhị Trẻ con háo hức với các trò đu quay, xe điện, thú nhún. Tiếng nhạc hòa với tiếng cười, tiếng khóc tạo thanh âm thanh ồn ào rất đặc trưng. Phúc đế ý đến một cô bé mủm mỉm với đôi mắt tròn xoe, đen nháy đang dằng khỏi tay mẹ chạy ra ngoài. Bé trượt té sóng soài và òa lên khóc. Người mẹ vội bế con lên vừa xuýt xoa dỗ dành vừa nâng niu âu yếm Cô chợt nghĩ, không biết lúc còn bé mình có được mẹ vuốt ve trìu mến thế này không? Mẹ làm gì mỗi khi cô khóc? Bà có ôm cô vào lòng không? Có hôn không? Dường như Phúc nghe được tiếng thổn thức từ trái tim mình. Mẹ có yêu con không hở mẹ?
Tuấn vỗ nhẹ vào tay cô:
- Em sao thế Phúc?
Cô chớp mắt:
- Không, tôi không sao.
Anh quan sát Phúc một cách chăm chú:
- Vẻ mặt em lạ lắm. Em buồn phải không?
Phúc không sao làm chủ được cảm xúc của mình. Câu nói của anh nhắc cho cô nhớ đến mong muốn cháy bỏng ngày nào. Và đến lúc này, thật kỳ lạ, nó vẫn còn nguyên vẹn trong cộ Phúc cúi mặt thì thầm:
- Tôi ước được như em bé đó, bao giờ cũng có mẹ bên cạnh. Tôi mơ một lần được mẹ Ôm vào lòng. Tôi thèm một vòng taỵ Tôi nhớ mẹ tôi lắm.
Mặt Minh Tuấn chìm vào xúc động:
- Tôi tin rằng mặc dù không làm những việc ấy nhưng bà rất yêu em. Em là một cô gái đặc biệt, có nghị lực, có bản lĩnh. Nhưng thứ ấy không thể tự nhiên có được đâu. Sao em không nghĩ rằng bà đã dùng cách này để dạy em nhỉ?
Anh cười nhẹ:
- Để tôi kể cho em nghe câu chuyện rất hay về người Zouloụ Đó là tên một dân tộc thiểu số. Họ có lối giáo dục rất lạ . Mỗi khi con cái đến tuổi trưởng thành, người mẹ sẽ dùng một thứ nhựa cây phết lên người nó và đem nó vào tận rừng sâu. Đứa trẻ sẽ phải làm mọi cách để tồn tại. Nó không thể trở về nhà khi nhựa cây trên người chưa phai mà thứ nhựa quái ác đó chỉ nhạt dần sau nhiều năm tháng. Đứa trẻ có thể bị bắn chết bởi chính người thân nếu nó không vượt qua nỗi thử thách này. Họ cho rằng có sống đứa trẻ cũng sẽ là người vô dụng. Nhưng nếu nó vượt qua, nó sẽ được chào đón như một người hùng và được xem là một người trưởng thành thật sự. Ở em cũng thế, cứng rắn không phải do hoàn cảnh đẩy đưa mà là kết quả của sự giáo dục hẳn hòi.
Phúc cười gượng:
- Anh nói làm như hiểu tôi lắm vậy? Mà này, anh nhìn xem cái thứ nhựa gì đó trên người tôi đã phai chưa nhỉ?
Tuấn nói nghiêm túc:
- Tôi biết có thể sẽ làm em phật ý nhưng tôi vẫn nói, em nên tốt với mình một chút Phúc ạ.
- Tôi chẳng có lý do gì mà không tốt với mình cả. Nhưng nếu có thì cũng như anh nói, là kết quả của sự giáo dục gì đó, vậy xét cho cùng đâu phải là lỗi của tôi, đúng không?
Minh Tuấn lắc đầu:
- Nói chuyện với em thật khó. Tin tôi đi, có thể tôi hiểu em lo nhiều nhưng tôi không hiểu sai đâu. Với thời gian tôi sẽ chứng minh cho em thấy điều này. Bây giờ thì đi với tôi nhé, chịu không?
Phúc gật đầu và không hiểu tại sao mình lại đồng ý một cách dễ dàng đến vậy. Nơi Minh Tuấn đưa cô đến là một siêu thị lớn vừa mới khai trương. Đám đông dày đặc trước lôi ra vào làm cô phát ngợp. Tháy Phúc chần chừ, Tuấn nắm tay và kéo vào trong. Đến gian hàng bán quà lưu niệm anh dừng lại:
- Tôi muốn mua tặng một món qua cho người phụ nữ mà tôi yêu quý nhất nên nhờ em chọn giúp.
Phúc nheo mắt cười nhạo:
- Yêu quý nhất à? Tôi chưa bao giờ được ở vị trí này nên thật khó tưởng tượng mình thích gì. Nhưng để tôi xem nào... ừm... cô ấy có dùng nước hoa không? Không à? Vậy thì kẹp tóc? Cũng không? lạ nhỉ. Cô ấy có thích đồ trang sức không hay là những thứ dùng để make-Up?
Thấy Minh Tuấn cứ cười tủm tỉm và lắc đầu cô đâm cáu kỉnh:
- Tôi bắt đầu nghi ngờ nhân vật anh gọi là người phụ nữ yêu quý nhất này? Thật sự có cô ấy không? Người phụ nữ nào của anh mà lại không nước hoa, không trang sức, không...
Minh Tuấn kéo cô đến gần và nói nhỏ:
- Cô ấy không nước hoa, không kẹp tóc, không trang sức, không trang điểm vì cô ấy đã tám mươi sáu tuổi rồi. "Cô ấy" là bà nội của tôi.
Anh phì cười khi thấy Phúc đứng há hốc:
- Em làm gì mà đỏ mặt thế? Chẳng lẽ em nghĩ tôi không thể có bà nội?
Giật tay ra khỏi tay anh, cô gắt khẽ:
- Sao anh không nói rõ từ đâu, cứ ỡm ờ thế ai mà hiểu cho nỗi.
- Tôi có ỡm ờ gì đâu. Tôi chưa kịp nói em đã làm ngay một tràng dài rồi. Dường như em đặc biệt có hứng thú với nhân vật được gọi là người phụ nữ mà tôi yêu quý nhất.
Tảng lờ trước vẻ châm chọc của Tuấn, cô lướt mắt một lượt khắp gian hàng:
- Anh có ý kiến gì khác nếu tôi chọn một chiếc khăn choàng?
Minh Tuấn gật gù:
- Nghe hay đấy.
Cuối cùng Phúc chọn một chiếc khăn băng lụa có hoa văn trang nhã, giá khá đắt. Minh Tuấn bảo vì tiện đường ghé nhà nội nên mời cô cùng đi. Nhà nội anh hơi nhỏ so với khuôn viên. Người phụ nữ khá lớn tuổi có gương mặt tròn tròn phúc hậu ra mở cổng. Phúc biết đó là cô Út của Minh Tuấn. Cô dắt cả hai băng qua khoảng sân rộng chếch bên hông nhà và gọi lớn:
- Má ơi, Tuấn đưa bạn đến thăm má nè.
Bà cụ ngồi trên ghế đá xoay người lại vẻ mừng rỡ:
- Tuấn hả con? Sao ghé trễ vậy?
Minh Tuấn giới thiệu Phúc với nội. Bà cụ nắm lấy tay cô:
- Con ngồi xuống đi. Nội già rồi nên mắt kém lắm. Nôi không trông thấy rõ mặt con, để nội xem nào..tay con mềm và mát quá... mắt to, mũi cao, da mịn, chắc là con đẹp lắm hả?
Phúc ngường ngượng:
- Con không đẹp đâu ạ.
Bà cười móm mém:
- Con thấy sao Tuấn?
Cô ngạc nhiên khi thấy anh trả lời bằng vẻ nghiêm trang:
- Con thấy Phúc rất đẹp.
- Lúc còn trẻ, nội cũng đẹp như con vậy. Vì thế nên ông ấy mới để ý đến nội. Ông ấy giỏi lắm nhưng phải cái xấu trai. Cũng may, con cháu thừa hưởng cái đẹp của nội và cái tài của ông ấy, như Minh Tuấn vậy.
Bà lắc tay Phúc:
- Phải không con?
Cô lúng túng liếc sang Tuấn. Bằng vẻ mặt hết sức tinh quái, anh giả vờ nhìn quanh như không nghe thấy câu chuyện của hai người, Phúc đành gật:
- Dạ phải ạ.
Tiếng cười của hai bà cháu vang lên cùng một lúc. Cô ngạc nhiên rồi chợt hiểu. Họ trêu mình. Tình huống vừa rồi không phải hoàn toàn ngẫu nhiên. Bà cụ không nhìn thấy nhưng vẫn còn minh mẫn thật. Bà hiểu sự im lặng của cô theo nghĩa khác nên vội nói:
- Bà chỉ đùa một chút thôi. Con đừng giận Minh Tuấn. Nó khen con thật đấy.
Phúc dạ nhỏ. Bà hỏi thêm:
- Ba má con có khỏe không? Họ làm nghề gì?
- Mẹ con mất cách đây một năm.
Bà vuốt tóc cô:
- Tội nghiệp chưa? Rồi con sống với ai?
Vũ Phúc nghe lòng mình chùng xuống thật thấp. Chưa ai cho cô cảm giác được chia sẻ thật sự như ở bà. Phúc cố giữ giọng bình thường:
- Con sống trong gia đình một người bạn mẹ con. Đến khi tốt nghiệp, con sẽ trở lại Buôn Ma Thuộc. Nơi ấy là nhà của con.
- Lúc nào buồn con cứ bảo Minh Tuấn đưa đến đây chơi với bà. Họ có tốt với con không? Cả Tuấn nữa, nó tốt với con chứ?
Phú lúng túng. Hình như bà hiểu lầm mối quan hệ giữa cô và anh. Minh Tuấn im lặng. Phúc biết anh muốn cô trả lời:
- Dạ tốt ạ.
- Ừ, nếu nó không tốt con cứ đến đây mách bà.
Cô Út mang ra ba chén chè đặt trên chiếc khay nhỏ. Cô vừa quấn chiếc khăn choàng lên cổ nội vừa thong thả nói:
- Hai đứa ăn chè đi. Cả Tuấn nữa, hôm nay cô Út đổi món cho con đấy. Uống cà phê nhiều quá không tốt đâu.
Phuc nhìn sang nơi khác để không phải phá lên cười vì vẻ mặt khổ sở của Tuấn khi anh thận trọng bưng chén chè lên. Cô Út đút từng muỗng nhỏ cho nội. Bà mân mê chiếc khăn trên cổ:
- Qùa của tụi nhỏ mua cho má, con xem có đẹp không?
- Đẹp lắm má à.
Cô vừa ăn chè vừa nói nhỏ vào tai anh:
- Anh có cần gườm gườm nhìn nó vậy không? Chẳng lẽ từ trước đến nay anh không hề biết đến một thứ có tên là chè.
Tuấn lẩm bẩm trong miệng:
- Chỉ một món hoàng hôn thôi cũng đủ giết tôi rồi, huống chi...
- Ăn đi con, Út hầm lâu lắm nên đậu mềm và bùi ghê.
- Dạ - Phúc vừa trả lời vừa nhăn mặt trêu anh.
Chưa ăn hết chén chè nội đã thiu thiu ngủ. Cô Út lau miệng cho bà. Quay sang Minh Tuấn, cô nói nhỏ:
- Toa thuốc con cho hôm trước chỉ còn dùng trong hai ngày nữa thôi. Cô có mua tiếp không? Uống loại đó nội ăn, ngủ khá hơn trước rất nhiều.
- Ngày mai con ghé lại khám cho nội.
- Ừ, cô đưa nội lên phòng. Các con ngồi chơi nhé.
Nội xoay người lầm bầm:
- Con lại vậy nữa rồi, cứ để má ngồi đây chơi với tụi nhỏ.
Cô Út dỗ dành:
- Ở đây gió lắm vả lại má đến giờ lên phòng rồi. Hay là con báo mấy đứa nhỏ lên chơi với má một chút.
Bà khoát tay giận dỗi:
- Chỉ một mình má là nạn nhân của con đủ rồi. Kéo theo tụi nhỏ làm chi, tội nghiệp. Để chúng nó ngồi đây với nhau, hai bà già thì có gì vui mà bảo chúng lên chơi.
Cô Út không dám cãi nhưng tủm tỉm cười mãi, bà càu nhàu:
- Người già chứ có phải trẻ con đâu mà đi đứng gì cũng phải có người chăn dắt. Con có nhớn mang kinh thánh lên đọc tiếp cho má nghe không?
- Dạ có. - Quay sang chúng tôi cô nói - Cô phải lên với nội, bao giờ Minh Tuấn về thì khóa cửa giúp cô.
Hai mẹ con đi bên nhau, đối với Phúc luôn là hình ảnh đẹp. Cố nhìn theo họ và thấy long mình rưng rưng buồn. Minh Tuấn quan sát một lúc rồi hỏi:
- Trong này có bao nhiêu lần em thay đổi trạng thái một cách đột ngột vậy Phúc?
- Tôi giống như nước vậy . Khi là chất lỏng, lúc là thể khi, lúc lại đóng băng, khi thì nóng, lúc lại sôi nhưng nó cũng chỉ một công thức cũ xì H2Ọ Tôi cũng thế. Đó có phải là điều anh muốn nói không?
- Em là một người rất đặc biệt. Tại sao tôi lại không gặp em sớm hơn nhỉ?
Câu nói biến anh trở nên tầm thường trong mắt Phúc và điều này làm cô tức giận. Cảm giác bừng bừng khó chịu này không sao kiềm chế được. Phúc nhìn anh, cái nhìn gai góc và cô nghe giọng mình khô đi:
- Để là gì?
Minh Tuấn không lẩn tránh cái nhìn của Phúc cũng không trả lời. Hèn. Sao cô căm ghét thói ỡm ờ này đến thế. Hình như họ nghĩ cần phải nói như vậy để chứng tỏ sự quan tâm như điều tối thiểu cần phải có, dành cho một người tội nghiệp như cộ Phúc cười nhạt:
- Anh là bác sĩ phải không? vậy anh giải thích thế nào về bịnh ung thư máu?
Gương mặt Minh Tuấn tái đi, anh nắm vội bàn tay cô:
- Tại sao? Em...
Phúc rụt tay lại lạnh lùng:
- Tôi muốn nghe câu trả lời của anh
Minh Tuấn không rời khỏi gương mặt cô, anh nói đều đều như cái máy:
- Bệnh ung thư máu còn gọi là bệnh bạch cầu do tăng sinh quá hệ các tế bào máu. Có hai thể, thể cấp tính và thể mạn tính.
- Có chữa khỏi không?
- Em cũng biết là...
- Không thể chữa khỏi phải không?
- Không đâu... có thể chứ. Hiện nay đã tìm ra phương pháp mới đó là điều trị kết hợp hóa trị liệu với một kháng thể thuộc dòng vô tính đơn có tên là Rituximab. Bẩy mươi phần trăm bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này sau hai năm vẫn sống so với năm mươi bẩy phần trăm nếu trị được hóa trị liệu.
- Sống được hai năm à? Có phải sống trong sự đau đớn khủng khiếp không?
Phúc nhếch môi nói tiếp:
- Vậy thì gặp anh sớm hay muộn cũng chẳng có gì khác biệt.
Minh Tuấn xoay mặt cô lại, giọng anh lạc đi:
- Em nói rõ đi Phúc . Em đừng làm tôi sợ . Như vậy có nghĩa là gì ?
Vũ Phúc bình thản:
- Sao lại sợ ? Nó đã qua rồi và nếu có biết sớm anh cũng chẳng giúp được gì cho tôi vậy anh cũng đừng nên tiếc nuối theo kiểu "Sao không gặp em sớm hơn". Tôi đang nói đến căn bệnh và cái chết của mẹ tôi đó, anh không hiểu sao ?