Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Khúc Giao Mùa

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 17295 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Khúc Giao Mùa
Phương Oanh

Chương 1

Nguyên Du nhướng mắt ngó đồng hồ, hơn một giờ nữa xe mới đến . Hành lý đã chuẩn bị xong, không còn việc phải lo, yên trí, cô ngả người trên salon ngủ thêm . Đêm qua gần một giờ sáng Nguyên Du mới chợp mắt . Đang thiu thiu thì có tiếng gõ cửa rầm rầm, tiếp theo là âm thanh léo nhéo của hai đứa trẻ đang một, hai, ba để gào lên cùng một lúc :
- Chị Du ơi... Ơ... Ơ
Nguyên Du bật dậy :
- Ơi... nghe rồi...
Loay hoay tìm chìa khóa, cô nghe thím Ân nói nhỏ nhẹ với dì Bảy nhà bên cạnh :
- Chúng nó ồn ào quá, xin lỗi chị . Các con không được phép la to như vậy, thật là vô ý . Sao không chờ mẹ hay nhờ người lớn bấm chuông hộ ?
Dì Bảy cười dễ dãi :
- Không sao . Tôi nhìn xem nhà bé Du có ai không . Cả tuần nay không thấy cô Quỳnh Thy về.
Nguyên Du thò đầu ra nháy mắt với hai... đồng minh đang tiu nghỉu vì bị mắng :
- Ôi... con cứ tưởng còn sớm nên tranh thủ ngủ một chút . Chuông nhà con hư lâu rồi - Cô xoa đầu nhóc Tuệ - Muốn gọi được chị Du phải hét to cỡ vậy . Thím đừng mắng các em . Muộn thế này, có nướng đến mấy cũng dậy rồi . La lớn một chút chắc không sao đâu ạ . Mời thím và hai tên nhóc quá bộ vào... tệ xá chơi.
Chỉ chờ có thế, hai đứa tuôn ngay vào nhà . Thím Ân nhìn quanh :
- Mẹ con lại đi vắng hở Du ? Lúc rày mẹ con có khỏe không ?
- Dạ, vẫn khỏe ạ . Mẹ con đi công tác từ tuần trước.
- Bao giờ mẹ con về ?
Nguyên Du lôi mớ trái cây ăn dở trong tủ lạnh cho vào túi nylon . Ngần ngừ một chút, cô rút điện ra khỏi phích cắm.
- Mẹ con nói sẽ có mặt ở nhà trước khi chúng ta về quê, nhưng tối hôm qua mẹ gọi điện báo chắc phải hết tuần này mới về được.
Nguyên Du nghe thím thở dài :
- Tội nghiệp . Mẹ vắng nhà thế này hoài con xoay xở làm sao hở Du ? Rồi còn ăn ngủ, học hành nữa - Nghĩ đến người bạn kém may mắn của mình, bà thở dài chép miệng - Lần nào thím bảo để con về ở với chú thím, mẹ con cũng viện lý do nọ kia để từ chối . Tính cố chấp xưa nay vẫn không bỏ.
Nguyên Du cười cười :
- Con quen rồi . Con thích tự lập thế này hơn vả lại con không để mẹ sống một mình đâu ạ.
Thấy con bé không vui, bà lãng sang chuyện khác :
- Hành lý của con đâu ?
- Dạ, ở trong phòng . Để con mang ra xe.
Thím Ân khoát tay :
- Cứ thong thả, đúng là thím đến sớm hơn một giờ vì nghĩ là mẹ con có ở nhà, lâu rồi thím không gặp Quỳnh Thy vả lại hai đứa nhỏ chẳng mấy khi được đi chung với chị Du nên nôn nao cả buổi tối . Thím lên tầng trên kiểm tra xem cửa nẻo thế nào, con vào trong phòng xem bọn trẻ đang nghịch cái gì mà im ru vậy.
Mỗi khi mẹ đi vắng, Nguyên Du chỉ lên lầu dọn dẹp rồi quanh quẩn dưới nhà, tính lại đểnh đoảng hay quên nên hiếm khi cô mở các cửa trên ấy nhưng thím Ân vốn cẩn thận, nếu không tận mắt kiểm tra thím sẽ không an tâm.
- Dạ.
Tiếng thằng nhóc Kha lanh lảnh từ trong phòng :
- Chị Du ơi.
- Gì ?
- Chị cũng mê anh chàng đẹp trai này hả ?
Anh chàng đẹp trai ? Nguyên Du ngạc nhiên không hiểu thằng nhóc đang ám chỉ ai . Không gặp nhau chỉ vài tháng mà nó ăn nói nghe... táo tợn thật . Cô thò đầu vào phòng nhìn quanh quất :
- Đâu ? Anh chàng nào đâu ?
Kha chỉ tay vào tường nơi dán poster tiền vệ M.U., anh chàng... David Beckham, Nguyên Du bật cười, cô bắt chước cách nói ngang ngang của nó :
- Kha khoái tay này lắm hả ?
Bằng một vẻ rất ta đây, thằng nhóc trịnh trọng gật đầu . Ngắm nghía thêm một hồi Bảo Kha lại nói tiếp bằng giọng thán phục :
- Chị Du tìm đâu ra tấm hình đẹp quá vậy ?
- Chị cắt từ tạp chí nước ngoài đấy . Kha thích không ?
Không chờ nó trả lời, Nguyên Du khoát tay :
- Cho Kha đó.
- Sao vậy ? Chị Du cũng thích mà.
Nguyên Du nhún vai :
- Trước kia thì thích thật nhưng từ khi TV chiếu cảnh anh chàng rót dầu nhớt òng ọc vào ngực thì chị thấy sờ sợ thế nào ấy thế là hết thích luôn.
Không thèm khách sáo thằng nhóc Kha trèo lên ghế tỉ mỉ tháo tấm poster ra, vừa làm nó vừa giải thích :
- Cái đó người ta gọi là hiệu ứng quảng cáo.
Nguyên Du ngạc nhiên hỏi lại :
- Cái đó là cái gì ?
- Là cái cảm giác sờ sợ mà chị Du vừa nói đấy.
Nguyên Du trố mắt nhìn không tin nổi thằng nhóc này chỉ mới mười tuổi, nghỉ hè xong mới vào lớp năm vậy mà nói năng cứ như là cụ . Đúng rồi, nó có thâm niên đi hóng chuyện người lớn mà . Cái nết hóng chuyện cũng dễ thương nên không làm ai phật ý . Không chen ngang, không nói leo nhưng chuyện lớn nhỏ gì cũng in vào đầu rồi lâu lâu xổ ra vài tiếng để hù thiên hạ hết hồn chơi.
Nhóc Kha vừa cuộn tròn tấm poster vừa hỏi :
- Chị Du có game nào mới không ?
Chưa kịp trả lời, Nguyên Du đã nghe tiếng thím Ân từ sau lưng :
- Bảo Kha, chẳng lẽ mẹ nói như vậy mà con vẫn còn chưa hiểu ý mẹ ? Về quê vào dịp hè là để thăm nội, thăm cô chú và tranh thủ nghỉ ngơi trước khi vào năm học mới chứ không phải để chúi mũi vào máy vi tính với mấy cái trò chơi đó.
- Dạ, con hiểu rồi . Con xin lỗi mẹ.
Nguyên Du le lưỡi nhìn Bảo Tuệ . Khác xa mẹ cô, thím Ân nổi tiếng nghiêm khắc với con cái nên mấy đứa nhỏ rất ngoan . Nguyên Du tắt máy tính, kéo rèm che kín các cửa trong lúc Bảo Kha, Bảo Tuệ khệ nệ mang hành lý ra ngoài . Dường như muốn nói điều gì với cô nên dì Bảy vẫn còn nấn ná ngoài sân . Nguyên Du chạnh lòng khi nghĩ đến mẹ, trở về sau chuyến công tác dài phải đối diện với căn nhà cửa khóa im ỉm thế này đây . Như hiểu được tâm trạng ấy, dì xởi lởi :
- Du đi vui vẻ nhé . Vài hôm nữa dượng Bảy cũng đưa mấy đứa nhỏ về nội chơi . Dì sẽ đi chợ, nấu ăn cho cả hai . Mẹ cháu tất bật lại ở nhà một mình vô bếp làm chi cho nhọc, sang đây dùng chung với dì cho vui . Dì sẽ thu xếp giúp cho . Cháu cứ đi chơi thoải mái . Đừng lo lắng gì cả.
Thấy Nguyên Du im lặng, thím Ân vội đỡ lời :
- Dạ, cảm ơn chị rất nhiều . Hàng xóm thế này thật quý hóa quá . Chắc phải phiền chị trông hộ nhà vài hôm cho đến khi mẹ bé Du về ạ.
Hai đứa nhỏ đã ra đến đầu hẻm đang mất hút sau khúc quanh, sợ chúng băng qua đường, thím Ân và Nguyên Du vội chào dì Bảy rồi tất tả chạy theo.
Khoác chiếc ba lô đựng đầy quần áo, sách vở lên vai, Nguyên Du nhìn thím Ân cẩn thận dắt tay hai đứa nhỏ . Dù đoạn này rất ít xe nhưng thím vẫn nghiêng người trong tư thế bảo vệ, tay và mắt không rời khỏi lũ trẻ . Thím như gà mẹ đang xòe rộng đôi cánh che chở cho đàn con . Bất giác Nguyên Du ngó xuống tay mình, cô không nhớ lần gần nhất được mẹ nắm là vào lúc nào nữa . Đúng rồi, mẹ không nắm tay . Mẹ choàng qua vai cô như hai người bạn thân thiết . Lúc này Nguyên Du bỗng thèm cảm giác được che chở, được vuốt ve như thuở còn bé . Cô thấy nhớ mẹ quá !
Tiếng Bảo Kha, Bảo Tuệ léo nhéo giành nhau chỗ ngồi làm Nguyên Du sực tỉnh . Cô đặt chiếc ba lô nặng trịch xuống sàn xe rồi đu người chui tọt vào trong . Sau tờ báo che kín nửa mặt là đôi mắt đang trợn tròn nhìn cô . Sự im lặng và nét ranh mãnh hiện ra trên gương mặt lũ nhóc khiến Nguyên Du dễ dàng nhận ra chúng đã có âm mưu từ trước . Một cách thản nhiên cô lững thững đến ngồi cạnh đôi mắt ấy . Bằng thái độ gây hấn Nguyên Du chờ xem hắn làm gì mình . Không làm gì hết . Hắn chỉ cúi xuống đọc tiếp tờ báo, cũng bằng vẻ thản nhiên giống như cô vậy . Nguyên Du trề môi . Chắc hắn nghĩ tờ báo là chiếc mặt nạ nên cô không nhận ra người ngồi bên cạnh mình là ai . Chẳng cần nhìn Nguyên Du vẫn có thể miêu tả gương mặt ấy chính xác đến từng chi tiết một . Xem nào, trước tiên là đôi mắt một mí, nếu đuôi mắt không kéo dài một chút thì nó tròn vo nhưng người ta dùng compa để vẽ vậy . Kế đến là chiếc mũi cao với cái chóp nhọn hoắt, đôi môi đỏ hồng rất đầy đặn, tệ hơn nữa là lúm đồng tiền chỉ cần một cái nhếch mép rất khẽ đã nhảy tót lên gò má trái . Vậy mà có lần hắn giận Nguyên Du cả tháng chỉ vì cô vuốt mái tóc có những lọn loăn xoăn ấy và khen "Đẹp gái quá" . Giờ đây chỉ ánh mắt lúc nãy cô đã nhanh chóng nhận ra hắn khác trước rất nhiều, có vẻ cứng cỏi, chững chạc hơn nhưng cái tính nhỏ mọn thì vẫn vậy, không thay đổi chút nào.
Bảo Kha chăm chú quan sát hàng ghế cuối nhưng với đầu óc đơn giản của một đứa trẻ nó không đủ khôn ngoan để nhận biết hai nhân vật này đang kênh nhau . Dĩ nhiên thằng bé thấy thất vọng vì lúc nãy anh đã tỏ ra rất hào hứng khi tham gia cái trò này của nó.
Bảo Tuệ quay xuống nhìn Nguyên Du :
- Chị Du ơi, chị có còn hò trên xe nữa không ?
- Hò hả ? Chuyện đó xưa rồi . Lúc này chị Du ngon lành lắm, không còn mấy cái vụ đó nữa đâu . Á... á... á...
Người cô chao nghiêng khi tài xế cua một vòng tránh chiếc xe đột ngột lao ra từ trong hẻm . Ruột gan cuộn cả lên, Nguyên Du che miệng cố ngăn cảm giác buồn nôn nhưng vô hiệu . Nước mắt ứa ra, mặt cô xanh mét . Nguyên Du đưa tay vuốt vuốt ngực . Thím Ân lo lắng :
- Có sao không Du ?
- Dạ... chắc là không.
Bảo Kha láu táu :
- Bổn cũ soạn lại, chị Du lại hò nữa rồi . Lần này cũng đúng sáu câu hả chị Du ?
Mình tệ thật . Sau những lời huênh hoang vừa rồi cô đành phải công nhận như vậy, cần gì hắn phải khẳng định thêm bằng nụ cười chế nhạo kiểu ấy chứ . Tránh voi chẳng xấu mặt nào . Nguyên Du nhấc chiếc túi nặng trịch to tướng đặt vào giữa hai người, phớt lờ cái nhăn mặt khó coi của người bên cạnh . Chiếc xe lại thắng giần giật như người nấc cụt . Thím Ân vừa pha trò vừa an ủi :
- Ráng một chút, ra khỏi thành phố xe chạy êm con sẽ thấy khỏe hơn . Đừng làm xấu nghen Du.
- Dạ con không sao đâu ạ.
Nguyên Du bặm môi trả lời . Cô ngồi như dán vào ghế . Đối thủ của cô sau một hồi quan sát chợt hỏi :
- Cô khỏe thật không đấy ?
Nguyên Du cộc lốc :
- Khẻo.
Hắn trố mắt nhìn cô rồi càu nhàu trong miệng :
- Trí nhớ gì mà dai nhách vậy.
Vậy là hắn không biết cô còn giữ lá thư trẻ con ấy . Lá thư dùng rất nhiều từ "khỏe" để hỏi thăm sức khỏe từng người . Ngoài việc này ra Nguyên Du vẫn còn nhớ đến khối chuyện về hắn . Ví dụ như năm cấp hai hắn không chịu đi học chung với cô nữa . Sang cấp ba thì hắn làm như không quen với cô . Hắn nổi tiếng nhất trường vì đẹp trai, học giỏi, hát hay lại được nhiều cô ái mộ . Hắn không bao giờ cười hay chào cô dù cả hai vẫn gặp nhau trên hành lang, dưới căn-tin, trong bãi xe hoặc ngoài cửa lớp . Chỉ một lần duy nhất lúc Nguyên Du bị đám con trai vô ý đẩy ngã trong sân trường, đầu đập mạnh xuống bệ ciment khiến cô choáng đến không gượng dậy nổi . Hắn đã có mặt ngay lúc ấy, hốt hoảng bế cô lên dù trước đó vài giây Nguyên Du trông thấy hắn đứng tận ban công lầu ba . Lúc cô khỏe lại thì hắn làm như không có gì.
Nguyên Du dốc ngược chai nước uống vài ngụm nhưng không ăn thua . Dù ghét cảm giác ngầy ngật buồn ngủ do tác dụng của thuốc nhưng cuối cùng cô đành phải thò tay lôi chiếc bọc nhỏ xíu đựng mấy viên chống say xe ra . Hắn tò mò nhìn rồi như không kềm được nên nhướng mày hỏi trống không :
- Thuốc gì mà ghê quá vậy ? Trần trụi không quần, không áo gì hết.
Không thèm nhìn hắn, Nguyên Du trả lời tưng tửng :
- Chiếc áo đâu làm nên thầy tu, coi vậy mà hay lắm đó.
Chưa kịp có thêm phản ứng nào khác thì người bên cạnh đã giành chiếc bọc từ tay cô bỏ vào túi, tay còn lại chìa ra vỉ thuốc màu xanh.
- Dùng loại này đi, nó an toàn hơn đấy.
Nguyên Du ngắm nghía vỉ thuốc . Tưởng gì, cái này quảng cáo tràn ngập trên TV, báo chí và ở các bến xe nhưng uống vào vẫn hò đến ngất ngư . Nguyên Du lẩm bẩm :
- Nếu an toàn hơn chắc nhờ cái nhãn hiệu này quá, vì sau khi uống xong chẳng may lăn đùng ra chết thì cũng còn biết chỗ đến bắt đền - Cô cao giọng - Nó có làm buồn ngủ không đây ?
- Không.
Nguyên Du kênh kiệu.
- Vậy thì không thèm . Trả cái kia lại cho người ta . Người ta đang muốn ngủ một giấc mà.
Lần này thì không nín được, hắn bật cười . Lạ thật, âm thanh vẫn giống như ngày xưa.
- Nếu trả lời là buồn ngủ thì Du sẽ bảo Du đang muốn thức để hò cho đủ sáu câu phải không ? Lâu lắm rồi mà cái tật nói ngược vẫn không bỏ.
Thằng Kha ngồi phía trên cũng xen vào :
- Lâu rồi anh Hai không gặp chị Du hả ?
- Ừ.
Bảo Tuệ vừa nhóp nhép nhai vừa mời một cách nhiệt tình :
- Chị Du ơi, Tuệ mang theo nhiều bánh lắm . Chị Du có muốn ăn không ?
Nguyên Du chưa kịp trả lời, người ngồi cạnh cô đã vội xua tay :
- Thôi, Tuệ đừng mời nữa, nói đến ăn chị Du sẽ không từ chối đâu nhưng chị Du mà ăn thì anh Hai lãnh đủ đấy.
Trừng mắt nhìn hắn, Nguyên Du nuốt vội ngụm nước đến suýt sặc . Hắn thò tay qua vuốt vuốt lưng cô rồi phá lên cười thật to . Thím Ân cũng mỉm cười . Thím nhớ đến ngày xưa, thuở ấy hai đứa nhỏ chơi thân và quý nhau lắm nhưng lớn lên một chút thì thằng Bin trở chứng . Nói thế nào nó cũng không thèm chơi với Nguyên Du . Thoạt tiên bà nghĩ nó ngại bạn bè trêu nhưng lên trung học rồi vào đại học nó vẫn vậy . Không lẽ chỉ vì từ chối gọi con bé bằng chị mà nó trở nên như thế ? Giờ thì ổn rồi đây . Đúng là trẻ con có khác.
Nguyên Du nhắm mắt lại nhưng vẫn không sao ngủ được . Ruột gan cứ nhộn nhạo cả lên . Cô hé mắt nhìn người bên cạnh . Hắn cũng đang nhìn cô.
- Không ổn hả ?
- Ừ . Gói thuốc ban nãy...
Hắn lắc đầu :
- Đưa tay đây cho Bin.
- Để làm gì ?
Hỏi vậy nhưng Nguyên Du vẫn chìa tay ra . Bin nắm lấy bàn tay cô và bấm khe khẽ vào khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ . Vừa làm hắn vừa giải thích :
- Có người chỉ Bin như thế . Họ bảo ở vị trí này có một huyệt gì đấy khi bấm vào sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn . Du thấy khá hơn không ?
Dù là Bin nhưng cô vẫn thấy là lạ khi lần đầu tiên tiếp xúc với bàn tay của người khác phái . Những ngón tay rám nắng, khỏe mạnh...
- Hả... ừ... Hình như khá hơn một chút.
Bin reo lên khe khẽ :
- A, xin chào người quen, lâu quá mới gặp.
Không cần nhìn theo ánh mắt của Bin và nếu anh không sờ nhè nhẹ vào vết sẹo trên ngón tay trỏ thì Nguyên Du vẫn đoán được Bin đang nói đến điều gì . Cô nhẩm tính, vết sẹo này đã ở đấy hơn chục năm rồi và với thời gian dài như vậy mà nó chỉ phai đi có chút xíu.
Ngày ấy giống như nhà Nguyên Du, gia đình Bin cũng chỉ hai người dì Ân và Bin . Lúc đó dì chưa kết hôn với chú Giang của cô . Họ sống trong căn hộ bé tẹo xinh xắn ở vùng ngoại ô mà mẹ Du thường gọi đùa là "nhà búp bê" được bao bọc bởi một khu vườn rất rộng . Cuối tuần mẹ thường đưa Nguyên Du đến đấy chơi . Hôm đó cả hai trốn ngủ trưa lò dò ra vườn rồi hí hửng khi tìm được chiếc dao nhỏ dùng để xới đất mà dì Ân bỏ quên trên ghế đá . Bin đã giằng nó từ tay Nguyên Du và kết quả là để lại vết rạch sâu hoắm ở ngón trỏ này đây . Máu chảy thành dòng rồi nhiễu xuống đất từng giọt, từng giọt . Lúc đó Nguyên Du đau lắm nhưng nhìn gương mặt tái nhợt và ánh mắt sợ hãi của Bin, không hiểu sao cô lại bảo :
- Bin đừng khóc, Du không đau chút nào đâu.
Bin hốt hoảng kéo chiếc drap còn ướt dì Ân phơi cạnh đấy túm lấy ngón tay Nguyên Du nhưng máu vẫn tiếp tục chảy ra và loang thành vệt lớn trên mặt vải trắng tinh . Sợ quá, cậu cho ngón tay cô bé vào miệng và mút thật mạnh . Nguyên Du nhớ khi Bin bỏ ra thì máu đã ngừng chảy nhưng ngón tay cô trắng bợt đi.
Liếc nhìn gương mặt của người bên cạnh, Nguyên Du lẩn thẩn nghĩ, không lẽ nhờ thế mà môi hắn đỏ đến tận bây giờ . Theo ánh mắt của cô, Bin cũng đưa tay sờ nhè nhẹ lên môi mình . Nguyên Du lơ đãng nhìn sang nơi khác vờ như không thấy khóe môi ấy đang nhếch lên mang hình dạng một nụ cười cố nén . Cô lầm bầm, quỷ tha ma bắt hắn đi cho rồi.
Xe đã ra khỏi thành phố . Đường trải rộng loang loáng, nhà cửa thưa thớt dần thay vào đó là màu xanh với những gam đậm nhạt khác nhau dang tay đến tận chân trời . Màu sắc dịu dàng và không gian mở rộng trước mắt làm cảm giác buồn nôn từ từ lắng xuống . Nguyên Du ngồi thẳng dậy háo hức nhìn qua khung cửa . Xa xa một cánh cò chao nghiêng, cái đốm trắng mảnh mai ấy lọt thỏm vào không gian bao la có vẻ gì đó vừa đơn độc lại vừa kiêu ngạo . Nó liệng một vòng thật thấp như chế diễu thằng bù nhìn đang đứng giạng chân giữa ruộng, đầu chụp cái mê nón tả tơi, hai tay áo rách bươm phất phơ theo gió, rồi bay vút lên . Thú vị với hình ảnh trái ngược đến mức khôi hài ấy, Nguyên Du mỉm cười trông theo . Cô thích thú phát hiện qua khung kính màu trà ánh nắng bên ngoài được nhuộm vàng và sánh lại như mật ong . Dường như vị ngọt của nó phảng phất nơi đầu lưỡi.
Nụ cười của Nguyên Du làm người bên cạnh thắc mắc :
- Gì thế ?
Cô mơ màng :
- Bin nhìn xem có một cánh cò ở tít đằng kia...
- Nó làm sao ?
- Đẹp lắm . Trông nó có vẻ gì đó rất cao quý, thoát tục . Bin có biết...
Hắn gục gặc cái đầu nơi không còn những lọn loăn xoăn mà thay vào đó là mớ tóc dựng đứng lỉa chỉa như bàn cào ra vẻ hiểu ý :
- Cao quý và thoát tục hả ? Ừ, chắc là vậy... cho đến khi nó lộn cổ xuống ao vì đậu phải cành mềm do cái tật lò mò đi ăn đêm không chịu bỏ chứ gì ?
Nguyên Du nhăn mặt, chưa thấy ai tệ hại và vô duyên như hắn, đã phá hỏng bức tranh lãng mạn còn làm cụt đi ý tưởng đẹp đẽ của người ta . Đúng rồi, từ nhỏ hắn đã có năng khiếu làm người đối thoại cụt hứng và với biểu hiện vừa rồi cô kết luận, khả năng này không hề mai một, nó ngày càng phát huy theo thời gian . Rõ chán !
Nguyên Du rụt tay về . Để tỏ cho hắn thấy điều mình vừa cảm nhận, cô kín đáo che miệng nhưng lại ngáp ồn ào một cách cố ý rồi ngạc nhiên kia nó chuyển thành cái ngáp thật sự, kéo dài đến chảy nước mắt . Bin thản nhiên nhặt tời báo đọc dở ban nãy tiếp tục chúi mũi vào đấy . Xe lắc lư, qua vai hắn những con chữ nhảy múa khiến cô chóng mặt đến hoa cả mắt . Tựa đầu vào túi xách, giấc ngủ đến nhanh và đột ngột đến nổi Nguyên Du không kịp thắc mắc tại sao hôm nay mình lại được Bin quan tâm đến vậy ? Không đời nào đâu, xưa nay anh chàng này có ưa gì cô cơ chứ.
Cảm giác nhồn nhột ở gò má đánh thức Nguyên Dụ Uể oải hé mắt nhìn, cửa xe chỉ nhích khỏi vị trí chút xíu vậy mà gío cũng uốn mình qua cái khe tí tẹo ấy lên vào trong mơn man mái tóc cộ Những sợi tóc óng mượt, thơm thơm bay ngược về phía sau rồi nũng nịu đáp xuống vai, cọ vào má . Nguyên Du cựa người, chan chạm vào túi xách, cô nhíu mày thắc mắc, vậy mình đang dựa vào cái gì đây ? Vờ nhúc nhích, gò má cọ cọ vào lơp vải chemisc mềm . Bin ? Đúng là hắn . Nhắc đầu ra khỏi vai Bin, Nguyên Du trề môi, sao hắn lịch sự thế nhỉ ? Cô không còn nhớ đến khoảng thời gian dài trước khi không thêm nhìn nhau, cả hai chơi thân thạm chí rất thân là đằng khác . Lúc ấy Bin ân cần biết bao.
Nguyên Du mích ra xa cố gom lại những lọn tóc đen mướt đang mải mê chơi trò đuổi bắt của gío nhưng vô hiệu . Cô chồm qua vai người bên cạnh để kéo lại đóng cửa . Trên kia thím Ân và hai đứa nhỏ thiu thiu ngủ. Bực dọc vì loay hoay mãi mà kônhg tìm thấy chiếc kẹp, Du cáu kỉnh đá túi xách dưới chân một cái . Làm nhưng không trông thấy hành động này, một lúc lâu Bin mới đủng đỉnh chìa chiếc kẹp trước mặt cộ Không cầm lấy, Nguyên Du cẩn thận quan sát nó bằng ánh mắt nửa dò dặt nghi ngờ nữa dò xét so moio tựa như đang nghiên cứu vật chứng vừa thụ được tại hiện trường gây án vậy . Hành động ngơ ngẩn ấy làm Bin phì cười . Cô cáu khỉnh hỏi :
- Tại sao ?
Bin trả lời nhẫn nha như trêu tức :
- Lúc ngủ Du tựa đầu vào vai Bin, sợ nó tì vào tóc làm Du làm Du đau nên Bin mở ra. Bin cứ nghĩ hành động này cũng là một nét lịch sự đáng biểu dương vậy mà đằng ấy lại... - Hắn nhún vai - Chán thật.
Nguyên Du nhăn mắt :
- Ai thèm thắc mắc hành động lịch sự rởm đời ấy . Người ta chỉ muốn biết tại sao Bin cười kìa.
Hắn ngầm nghĩ :
- Tại sao nhỉ ? Ờ... Ờ... tại vì trông Du giống y một bà già ế chồng trái tính trái nết vậy . Lần sau đừng phồng má trợn mắt nữa nhé, Du làm thế người khác sẽ hoảng sợ vì không biết đằng ấy phun lữa bằng mắt hay bằng miệng.
- Ừ, nếu trên đời này tất cả đàn ông đều giống Bin thì việc Du trở thành bà cô già phun lữa cũng chẳng phải là điều đáng ngạc nhiên.
Bin xoa chiếc cằm lún phún râu lẩm bẩm :
- Mình đâu có tệ . Để chứng minh điều này, Bin sẽ cưa đổ cả đằng ấy đấy.
Trái với thái độ đề phòng của Bin, Nguyên Du thản nhiên :
- Du không nghi ngờ chút nào, vì sao nhỉ ? Ừm... vì Du tin Bin sẽ tán tỉnh cả bà già nếu bà ấy là người phụ nữ duy nhất ở đây cũng bằng cá kiểu lịch sự mà đằng ấy vừa biểu diễn.
Bin nhún vai. Vẻ táo tợn của Nguyên Du làm hắn thích thú :
- Bin lại tin rằng mình là mẫu đàn ông lịch sự và có giáo dục thuộc vào hàng có đẳng cấp, nhất là khi đứng trước một cô gái mà nhăn sắc cũng chẳng chim sa cá lắn gì để có thể làm người đàn ông ấy quên đi phép lịch sự hay có hành động thiếu kiềm chế của một người chưa được giáo dục đến nới đến chốn.
Nguyên Du trừng mắt ngó Bin. Môi hắn hơi mím lại và tất nhiên lúm đồng tiền chẳng bỏ lỡ cơ hội, nó nhảy tót lên gò má trái và chễm chệ ngồi trên đấy . Đôi mắt và lúm đồng tiền tròn xoe trong khi râu và tóc hăn chưa đủ dài đển ngoan ngoãn nằm xuống, nó lỉa chỉa trông đến ngứa mắt . Xem ra gương mặt này có nhiều đôi đông dạng quá . Lúc này Nguyên Du đã nhận ra trọn vẹn hình ảnh cậu bé ngày xưa trong dáng dấp một chàng trai vừa vỡ tiếng . Vậy mà hắn cứ luôn miệng xưng mình là người đàn ông này nọ, lại còn cao giọng gọi người ta là cô gái một cách xách mé nữa chứ . Nguyên Du quyết định dùng đến cái chiêu cũ rích mà mỗi khi đuối lý cô đều sử dụng nó để dồn đối phương vào chân tường và chưa lần nào cô thất bại.
- Này, phải gọi Du bằng chị đấy nh e và hãy tỏ ra lễ phép một chút, cậu bé
Trái với dự đóan của Nguyên Du, chẳng có hành động phản nào . Hắn mau mắn gật đầu rồi trả lời bằng kiểu đâm hơi khó chịu :
- Chị thì chị, có gì khó đâu.
Vấn đề muôn thuở của cả hai người được giải quyết nhanh chóng đến bất ngờ . Nguyên Du thở dài sườn sượt, cô đã nắm con át chủ bài từng ấy năm giờ lại để mất nó cách oan uổng . Rõ chán . Đúng rồi, hắn không bao giờ bỏ lỡ cơ hội Để chứng tỏ khả năng của mình . Đó là khiểu làm người khác cụt hứng ấy mà.
Nguyên Du mím môi liếc Bin một cái . Hắn cũng đang nhìn đăm đăm vào điểm nào đó trên gương mặt cộ Theo ánh mắt ấy, Nguyên Du sờ vào gó má bên phải, nơi có lúm đồng tiền tròn và sâu hơn của hắn . Lúc bé khi thì Bin bảo đồng tiền này là của hắn di lạc sang khi thì ngỏ ý tặng cho Du cái của mình để đủ một cặp . Giờ hắn không ca bài này nữa . Hắn đang nhìn cô, như một gã khờ nhìn trăng vậy . Nguyên Du cười thầm, nếu Bin biết cô đang nghĩ gì, chắc hắn sẽ không nói chuyện với cô thêm vài năm nữa là ít.
Con đường đang loang loáng chợt uốn cong và thu hẹp lại vì đoạn này ngưo8`i ta biến hai bên lề thành sân phơi. Nhìn xa xa, lúa như những đợi sóng màu vàng uốn éo chực tràn qua quốc lộ . Chiếc xe chao di làm nhóc Kha giật mình, nó vươn vai một cái hỏi lớn :
- Mẹ Ơi, gần đến nhà nội chưa ?
Thím Ân mở mắt nhìn quanh :
- Khoảng 15 phút nữa, qua khỏi thị trấn một đoạn là đến nơi.
Nguyên Du nhìn xuống cổ tay, nhanh thật . Khi trở thành người lớn thì đoạn đường ngày xưa rất dài đối với một đứa trẻ cũng được thu ngắn lại . Xe giảm tốc độ khi vào thị trấn . Nơi đây mọc lên khu trợ sắm uất với gian nhà lồng khổng lồ có cái chóp cao ngất . Người bán vẫn tràn ra đường, chưa kể đội quân bán dạo bám theo khách bộ hành, trèo cả lên các xe du lịch nhất là những chiếc lưu hành theo hưởng về thành phố để níu kéo chào mời một cách dai dẳng . Biển quảng cáo, băng - rôn che kím mặt tiền . Không còn bóng dáng ngôi chợ nhỏ bé, hiền hoà ven sông này nào . Nhìn hàng xe nối đuôi nhích từng chút một. Nguyên Du thấy ngộp thở, cô bấm nhè nhẹ vào khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ . Tin trông thấy hành động ấy, anh nói nhỏ như dỗ dành :
- Sặp đến nơi rồi, chỉ một chút nữa thôi. Ráng lên nhé... chị Du.
Nguyên Du mỉm cười . Bin ngẩn ngơ như lần đầu tiên trong thấy vậy . Đúng rồi, vì nụ cười ấy thấp thoáng nét gì đó rất thiếu nữ, rất dịu dàng mà Bin nghĩ, với vẻ vô tư trên giương mặt đỏ biết ngay cả chủ nhân của nó cũng không nhận ra. Bin vờ chăm chú nhìn hai bên đường và tất nhiên với cách nhìn như thế không có gì đọng lại trong ánh mắt anh cả.
Ra khỏi thị trấn, chiếc xe thoát khỏi vẻ ù lì ban nãy, nó tăng tốc lướt thật em trên con đường khoác chiếc áo nhựa lăng boang rồi hì hục treo qua cầu . Nguyên Du phóng tầm mắt ra xạ Trên sông cuộc sống diễn ra cũng tấp nập không kém . Trong rừng ghe nối đuôi nhau san sát có chiếc ngược xuôi bươn chải lại có chiếc đủng đỉnh trôi như người nhàn hạ . Chúng có một điểm chung là chở theo trên mui nhừng cột ăng ten T.V. cao ngất ngưỡng như những bàn tay chen nhau vươn đến bầu trời lồng lộng trên kia. Dưới mắt cô sự hiện bữu trái khoáy này lại tạo nên một bố cục đọc đáo . Ven bờ mấy đứa bé nghịch ngợm té nước vào nhau rồi lần lượt nhảy ùm xuống sông tạo thành những cột nước nhỏ bắn tung tóe . Thật thú vị nếu được đong ruổi lang bạt trên sông nước như những vị khách thương hồ . Hơi thở của cuộc sống luôn phả và Du những hương vị, những màu sắc được chất lọc qua cái nhìn khá đơn giản và chưa đủ sự từng trải nên nó lung linh trong cái lãng mạn, đa cảm rất ngờ nghệch nhưng lại đáng yêu. Cô nhắm mắt lắng nghe một lời vọng cổ vang lên từ mặt sông loang loáng nắng, âm thanh ấy ngân xa rồi tan vào khoảng khô vô tận khi dòng sông lùi lại phía sau.
Xe chưa đến trạm, đã thấy chị Doanh đứng bên đưo8`ng vẫy tay rối rít . Lũ nhóc trong này nhao nhao :
- Chị Doanh... chị Doanh kìa mẹ.
Mặt chị Doanh đỏ hồng, nụ cười lấp lóa trong nắng, chắc chị đứng chờ đã lâu. Xe từ từ qua đường rồi dừng trước nhà trạm
- Thưa mợ - Thò tay giật giật bím tóc Bảo Tuệ, chị huyên thuyên - Chào mọi ngưo8`i . Hôm nay đến phiền dì Nghi ra trạm nhưng con giành đi để được đón cả nhà . Con trông từ sáng . Mợ và các em khỏe cả chứ ạ ? À, lần trước chị Doanh gởi quà cho Khạ Kha nhận được chưa ? Thích không ? Chị tìm lâu lắm đó . Này Du, ổn không vậy ? Đã làm xấy mấy lượt rồi mà vẫn còn tươi tắn thế ?
Nhìn sang Bin, chị khựng lại một chút như không nhận ra. Thím Ân bật cười :
- Bin đấy.
Mắt chị Doanh tròn xoe :
- Đã chừng này rồi à ? Bin chóng lớn thật đấy, đã ăn ngoan chưa nhỉ ?
Bin lắc đầu :
- Vẫn khảnh ăn như xưa. Chắc phải nhờ chị Doanh bón cho từng muỗng thôi nhưng đừng hòng ăn bớt của em nữa nhé.
Chị Doanh che miệng cười khúc khích rồi quay sang bác tài :
- Anh cho xe vào đi. Nghĩa đang đợi trong ấy . Em đã dặn Nghĩa lái xe đưa anh về nhà.
- Tối nay không có chuyến đi thành phố hả cô ?
- Em đã tìm người thay anh. Em xắp xếp để anh nghĩ vài hôm. Thằng bé sốt từ chiều quạ Sáng nay ra trạm y tế chị có ghé qua đây. Trong nó khá hơn nhiều như chị lo lắng và mệt mỏi lắm . Anh về để chị an tâm. Nếu cần gì cứ nói với em nhé.
- Cảm ơn cộ Tôi về nhà xem thế nào đã.
- Vân, anh cứ...
Có tiếng gọi từ trong nhà cắt ngang lời chị Doanh. Ới một tiếng chưa kịp nói thêm thì bên ngoài mấy chiếc honda chở đầy hàng rẽ vào trạm, chị bước ra đon đả :
- Gởi hàng đi thành phố hả anh ?
- Ừ, có chuyến nào đến đó trước ba giờ chiều không cô ?
Chị Doanh lắc đầu :
- Chuyến ấy đã khỏi hành cách đấy 15 phút rồi, em chỉ còn một chuyến đi thành phố vào lúc 5 giờ thôi nên phải đến sáng sớm mai khách mới nhận được hàng . Nếu cần gởi gấp anh thử sang trạm Thanh Tâm xem sao, giờ nầy chắc họ vẫn còn chuyển vào thành phố đấy.
Vị khách lắc đầu vẻ ngán ngẩm :
- Sáng mai thì hơi căng nhưng đành vậy . Tôi đang vội, cô chuyẩn gấp mấy bao hàng này vào trong nhé.
- Dạ.
Thím Ân ái ngại :
- Vất vả quá hả con ?
Chị Doanh cười giòn :
- Con quen rồi. Thím và các em vào nhà đi, con sắp xếp công việc xong sẽ về ngay ạ.
Nơi này trước kia là nhà nội nhưng cách đây vài năm nó trở thành trạm xe với hơn 10 chiếc du lịch, chủ yếu là cho thuê và kinh doanh các dịch vu hành khách khác. cô Hai là người điều hành chính. Nhà nội lùi vào trong cách trạm hai trăm mét, cũng nằm trên luyết đường này . Xe vừa dừng trước cổng đã nghe giọng trẻ con lanh lảnh.
- Ngoại ơi, dì Nghi ơi.. đến rồi kìa.
Dượng Út từ trong chạy ra. Dượng mau mắn đón lấy túi hành lý từ tay thím Ân :
- Chị để đấy cho em. Ủa, anh Giang không về cùng hả chị ?
- Anh ấy bận việc làm nên chắc vài hôm nữa mới xuống . Dượng khỏe không ?
- Dạ khỏe.
Dượng Út xoa má Bảo Tuệ cúi xuống phát vào mông nhóc Kha :
- Để dượng mang mấy thứ lĩnh khỉnh này, con chạy ù vào trong đi, nội mong cả nhà từ sáng đến giờ đấy . Nào, một... hai... ba...
Nhóc Kha co giò phóng đến giữa sân thì bà nộii và cô Hai đã ra đến nơi. Bà cúi xuống ôm hai đứa trẻ đang ùa vào lòng . Mẹ chúng khéo nuôi thật, đứa nào cũng khấu khỉnh, tròn trịa, dễ thương. Bà chạnh lòng khi nghĩ đến Nguyên Dụ Dù tình thường dành cho lũ trẻ thật đồng đều nhưng người bà mong gặp nhất vần là nó
Nguyên Du nhìn nội . Mái tóc không còn một sợi đen nhưng nước da hồng hào, dáng đi khoan thai, vững chãi trong bà còn rất khỏe . Nội đang cười . Nự cười tròn trịa làm gương mặt già nua thoắt căng ra rạng rỡ . Nguyên Du có cảm giác thời gian và những nhọc nhằn của cuộc sống không táp nổi nụ cười ấy . Cô nhớ lại ngày trước, mỗi khi rời nơi này sau kỳ nghĩ hè bao giờ cô cũng khóc tức tủi trong lòng nội . Bà vuốt tóc an ỉu, động viên, dặn dò đủ điều rồi đứng trong theo cho đến khi xe khuất hẳn . Ký ức làm sóng mũi cay cay, Nguyên Du quay sang nơi khác len lén chùi nước mắt . Bin đứng cạnh đầy kín đáo nắm lấy ngón út của cô bóp nhè nhẹ.
Nó giống Quỳnh Thy quá, nhất là đôi mắt . Đôi mắt có màu sáng xanh rất trong trẻo, rất đặt biệt . Với ánh mắt này, không một chút khó khăn nó chạm trỏ hình bóng mình trong lòng người khác . Ngày đầu tiên đến đây, với đôi mắt trong sáng của một cô gái 18 nhưng ánh lên nói tự tin Quỳnh Thi đã đi vào lòng bà như thế . Rồi ngày cuối cùng trước khi rời khỏi nơi này, nó chào cả nhà . Ánh mắt của Quỳnh Thuy lúc ấy in đậm vào ký ức bà đến tận bây giờ . Ánh mắt đau đớn và tuyệt vọng, cái màu sáng xanh ấy không còn nữa, nó đã tắt từ lâu. Bà biết con trai mình vừa mất đi thứ quý giá nhất trong cuộc đời và vĩnh viễn không bao giờ tìm lại được . Trái với tình cảm đầy ắp trong lòng, bà chỉ vỗ nhẹ nhẹ vào lưng Nguyên Du rồi ngẩng lên khi bóng cao lớn đến bên cạnh cúi đầu và nói bằng giọng trầm trầm :
- Thưa nội.
Bà nheo mắt thốt lên :
- Ôi... cu Bin hả con ?
Nguyên Du bụm miệng cười . Chỉ có nội mới nhớ và dám gọi hắn bằng cái tên đậm đặc giới tính này thôi. Hắn không cười, Nguyên Du thấy mình vô duyên tệ nhưng cô không nín được.
- Dạ.
- Con lớn thế này rồi sao ? Nếu gặp ngoài đường chắc nội không nhận ra. Ông bà ngoài ấy vẫn khỏe hả Bin ? Con về thăm nội được bao lâu ?
Nó lễ phép trả lời, rất rành rọi nhưng bà không nghe thấy . Trong trí lại hiện lên hình ảnh ngày xưa. Lần đầu tiên đến đây nó còn bé tí, chỉ mới chập chững thôi nhưng hiếu động lắm cứ nô đùa, nghịch phá suốt ngày . Nhìn nó bà lại ao ước đứa cháu trai cũng thông minh, khỏe mạnh như vậy . Bà tội nghiệp hoàn cảnh mẹ con Hồng Ân nhưng không bao giờ dám tin Bảo Giang, đứa con trai vốn nổi tiếng đào hoa, phóng túng với những mối quan hệ phức tạp của bà lại yêu ngay người phụ nữ ấy.
Hồng Ân và Quỳnh Thy là bạn thân từ thuở bé . Lập gia đình chưa được một năm thì chồng Hồng Ân qua đời vì tai nạn giao thông. Lúc đó nó đang mang thai thằng Bin. hai mẹ con sống thui thủi với nhau. Hôm đám cưới Quỳnh Thy, bà đã chú ý đến cô gái có gương mặt trầm buồn . Nó xuống nhà thêm hai lần thì biệt dang luôn. Sau này bà mới biết vì nhận ra Bảo Giang yêu mình nên Hồng Ân không đến nữa . Bà cũng quên luôn cô gái ấy cho đến khi Quỳnh Thy rời khỏi nơi này mang theo con bé Nguyên Du.
Lần nào đi thăm chúng, bà cũng bắt gặp hai đứa trẻ chơi đùa với nhau trong ngôi nhà vắng lặng không có bóng đàn ông. Bà khóc trong cay đắng và bất lực . Lúc Bảo Giang đến thành phố làm việc, nó thường xuyên ghé thăm chị dâu và cháu . Ngày Bảo Giang về nhà xin phép cưới Hồng Ân, bà buồn đến lặng cả người nhưng không phản đối . Lúc đó bà nghĩ đến Quỳnh Thy và cả đứa cháu tội nghiệp . Tuy sống khép kín nhưng Quỳnh Thy còn trẻ quá, rồi sẽ có người đàn ông khác yêu thương nó . Khi làm việc này bà mong ước Quỳnh Thy không gặp trở ngại nào từ phía gia đình họ . Bà nhớ mình đã dặn dò rất nhiều lần nhưng vẫn không an tâm ví cái gật đầu lơ đãng gần như loa của Bảo Giang. Cho đến hôm trước ngày cưới hai mẹ con trò chuyện thâu đêm, nó mới nhẹ nhàng trấn an bà bằng giọng bông đùa pha chút trách móc "Má chẳng hiểu con chút nào . Làm sao từ một người đàn ông lịch lãm, phong độ thế này con lại biến ngay thành một mụ dì ghẻ . Con yêu Hồng Ân nên yêu tất cả những gì thuộc về cô ấy, huống hồ nó chỉ là một đứa trẻ, lại là đứa trẻ dễ thương đến vậy . Sẽ không có sự khác biệt nào giữa nó và những đứa con sau này của con cả" Bảo Giang đã giữ đúng lời hứa . Bà nhớ thằng bé sung sướng khi đón nhận người cha mới như thế nào . Hồng Ân sinh Bảo Tuê thì gia đình bên ấy năn nỉ được đón cu Bin vê . Họ chỉ có hai ngườ con trai, ba cu Bin đã mất, người còn ở nước ngoài và nó là đứa cháu nội duy nhất . Cu Bin sống với ông bà nội ở Hải Phòng từ dạo ấy.
Hôm đám cưới Hồng Ân, Quỳnh Thy cũng về dự . Nhưng một định mệnh, chúng nó, Quỳnh Thy và Hồng Ân, hai ngưo8`i bạn lần lượt đổi vai cho nhau. Suốt buổi lễ ánh mắt Bảo Nguyên làm tim bà đau nhói . Nó đã không rời mắt khỏi gương mặt bình thản của Quỳnh Thỵ Bà không trách Quỳnh Thy nhưng bà thấy đau xót quá . Quỳnh Thy trở về thành phố ngay hôm đó . Đêm ấy Bảo Nguyên say khướt.
Bà lập cập xoa vầng trán mướt mồ hôi. Trong thấy đôi tay run rẩy ấy, Bảo Nghi - đứa con gái lớn của bà - vội choàng qua vai mẹ :
- Mọi người sao đứng yên cả vậy ? Bào nhà đi nào, ngoài này nắng quá.
Cô suýt xoa :
- Đói bụng quá, giờ con có thể ăn hết một con bò mộng.
Bà Bảo Thụy đang cẩn thận thái thịt thành từng lát mỏng ngừng tay :
- Vậy thì hãy đến ăn trưa ở sở thú, thật uổng công cả nhà đã chuẩn bị bao nhiêu là thứa ăn ngon để đón con.
- Ôi... cô Ba.
Dù là chị em nhưng hai người không giống nhau lấy một nét thậm chí còn trái ngược hẳn, cô Hai dong dỏng cao, mặt xương xương khắc khổ . Cô Ba đậm người, phốp pháp, nụ cười luôn thường trực trên gương mặt tròn tròn, phúc hậu . Bà đang ngắm gương mặt tưo8i rói của Nguyên Du :
- Trong con tiến bộ hơn rồi đấy . Lần nào về đến đây mặt mày cũng xanh mét như tàu lá, nửa ngày sau chưa ăn nổi miếng cơm.
Nguyên Du cười :
- Hôm nay cô Ba không ra chợ sao ?
- Ra đấy làm gì khi sáng sớm cô Hai con đã tha nguyên cái chợ về đây rồi . - Bà vươn vai đứng lên, đến đây cô Ba xem nào . Ôi, ăn vụng cái gì mà mặt mũi vằn vện thế này hả con ? Lúc nãy ngang trạm có trông thấy chị Doanh chưa ? Tụi con về đây, chị Doanh mừng phải biết.
Bọn trẻ nhao naho một hồi mới chịu theo thím Ân vào trong rửa mặt . Nội đến ngo6`i bên trường ký gịuc cô Hai dẫn Bin lên phòng . Nguyên Du nằm ghé trên chiếc võng treo cạnh cầu thang, đối diện là cửa sổ mở ra vườn . Tầm mắt của cô bị che khuất bởi mấy cây cuối hột xanh um. Chúng khom người, tán xòe rộng như những bàn tay nặng nhọc đỡ cái quày trĩu quả.
- Chị Doanh vẫn còn làm ở công ty Dược hở cô ?
- Ừ, rảnh rỗi thì phụ cô Hai con trong non trạm xe. Công việc dạo này vất vả lắm . Chết, lại bỏ quên mấy thứ ngoài kia rồi - Thấy Nguyên Du nhổm dậy, bà xua tay - Để đấy cô Ba làm, con nghĩ một chút cho khỏe rồi ăn cơm.
Nguyên Du đung đưa chiếc võng :
- Mấy giờ ba con mới về hở nội ?
Bà nhìn đồng hồ :
- Chắc gần về rồi . Hôm nay ba con nghỉ làm, chỉ đi họp chuyên môn gì đó . Mẹ con khỏe không Du ? Vẫn đi công tác thường xuyên như lúc trước hả con ? Cách đây một tháng nội có nhận quà của mẹ con. - Bà chắc lưỡi như nói với chính mình - Tội nghiệp con nhỏ.
Giọng thủ thỉ của nội với Nguyên Du có âm điệu như lời hát rụ Cô co hai chân lên võng, khép hờ mắt tận hưởng cảm giác bình yên đến khó tả này . Gió lùa vào mát rượi . Hàng cây xào xạc bên tai. Nguyên Du thiếp đi lúc nào không biết . Cô chỉ giật mình thức giấc khi có ai đó giữ rịt lấy đầu võng . Vừa mở mắt, Nguyên Du đã chạm ngay gương mặt có nụ cười tinh quái và mơ tóc ướt rượt của Bin. Cô xoay người câu nhàu :
- Gì vậy ?
- Bin nhớ Du đâu có nằm võng được nên Bin giữ thế này để nó không đong đưa kẻo Du lại chóng mặt.
Nguyên Du thò hai chân xuống đất từ từ ngồi dậy :
- Ừ nhỉ... tại Du mệt quá . Du ngủ lâu chưa vậy ?
- Khoảng mười lăm phút thôi.
Cô vươn vai ngáp một cái, nhà im ắng quá.
- Bin ra sau xem câu cá với mấy đứa nhỏ . Du đừng ngủ nữa nhe, dậy rửa mặt cho khỏe rồi dùng cơm.
Nguyên Du uể oải :
- Ừ.
Sau khi vốc mấy bụm nước hất nhẹ vào mặt như cách các cô diễn viên thường làm trong các mẩu quảng cáo trên TV vẫn không ăn thuạ Nguyên Du ngừa cổ để những tia nước từ vòi sen phun lóe và gương mặt ngái ngủ, chảy tràn xuống cổ, xuống vai. Lúc này cảm giác ngầy ngật mới chịu tan hết . Có tiếng bước chân rất khẽ bên ngoài . Ngay cả âm thanh này cũng gần gũi, thân quen đến lạ lùng có lẽ Nguyên Du nhận biết chúng, không phải bằng giác quan bình thường vì cô Hai đi êm lắm, hầu như không có gây tiếng động.
Từ bé, hình ảnh người phụ nữ giữ vai trò trụ cột quán xuyến cả gia đình này đã đi vào ký ức Nguyên Dụ Nội kể ngày xưa cô hai học giỏi lắm . Cô từng là học sinh duy nhất của huyện được đề cu8? lên tỉnh tham dự cuộc thi gì đó, nội không nhớ, nhưng giám khảo là người Tây hẳn hòi . Cô sáng dạ, thông mình lại siêng năng, chịu khó . Trong nhà một mình cô đảm đương mọi việc lớn nhỏ vì giống như những phụ nữ nông thôn khác nội sinh rất nhặt . Cô hai có bốn người em liền nhau lít nhít như trứng gà, trứng vịt vậy . Ông nội vừa dạy học và bốc thuốc . Ông nổi tiếng mát tay nên khách khứa ra vào nườm nượp . Cuốc sống khá sung túc cho đến khi ông đột ngột qua đời . Nhà rơi ngay và cảnh sa sút . Cùng với bà nội, cô hai bươn chải ngước xuôi làm dủ việc để nuôi 4 đứa em ăn học . Tuổi xuân trôi qua vùn vụt, ngoảnh đi ngoảnh lại những đám ngắm nghé nào nào đã đuề huề cho cháu, cô hai vẫn miệt mài với những lo toan. Giờ cô lại lấy sự thành đạt, hạnh phúc của các em làm niềm vui cho chính mình.
Từ lâu đã thành nếp, trong nhà lúc nào cô hai cũng là người lên giường muộn nhất, khi còn ở với nội và trong những lần về nghỉ hè, giấc ngủ của Nguyên Du bao giờ cũng có tiếng bước chân của cô, âm thanh ấy đồng hành với giấc mơ của chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ xem lại sổ sách, sau đó dọn dẹp, thu vén trong ngoài rồi mới đi nằm . Có hôm vừa đặt lưng xuống giường thì gà trong chuồng đã toc toc gáy hiện đầu.
Có tiếng gõ cửa tiếp theo là giọng của cô.
- Đừng tắm nghen Du, chỉ rửa mặt rồi thay bộ quần áo để sẵn trên kệ ấy . Con đang mệt, tắm dễ bệnh lắm.
- Dạ.
Trùm chiếc khăn lên mái tóc ướt nước, Nguyên Du ngắm nghía trước gương một lúc rồi phì cười.
- Làm gì cười một mình lãnh nhách vậy con ?
- Cô xem này.
Với điệu bộ hài hước, Nguyên Du xoay một vòng trước mặt bà Nghi . Nó bơi trong bộ đồ ngắn ngủn, rộng thùng thình, bà bật cười :
- Chà, tệ thật... cô may chúng theo trí nhớ của mình đấy chứ . Xem nào, lần trước về đây con chỉ có chừng này thôi mà - Nhìn chiếc cổ cao, thon và trắng ngần của Nguyên Du, bà chắc lưỡi - Con ăn uống ra sao mà người chẳng có chút thịt nào chỉ cao võng lên vậy Du ? Cô định gởi lên từ tháng trước nhưng biết con về nghỉ hè nên giữ lại đây . Nhân có người quen đi Thượng Hải, cô gởi mua một ít để may cho nội và con . Nội chỉ ưa loại tơ tằm này thôi . Vì dệt theo lối thủ công nên nó mịn, mát và bền lắm . Chết thật, cô may đến mấy bộ nhưng thế này thì mặc sao được hở Du ?
Nguyên Du bước đến gần nắm lấy bàn tay xương xương của bà :
- Sao lại không ? Con thích mặc thế này hơn, cô nhìn xem... chỉ hơi xấu một tí nhưng vừa rộng vừa mát vừa được tiếng là người biết cách cư xử . Con có nhiều cách làm cho người khác phải áy náy lắm đấy.
Bà đẩy tay con bé ra, nó cười tít cả mắt . Bà nhớ đến mẹ của Nguyên Du . Quỳnh Thy cũng có nụ cười này nhưng rụt rè hơn . Dù hết lòng yêu quý Quỳnh Thy nhưng từ lúc cô ấy rời khỏi nhà trái với mọi người, bà không dằn vặt, trách móc Bảo Nguyên nửa lời vì bà biết mất Quỳnh Thy nó đã phải chịu đựng nỗi đau tột cùng quá sức chịu đựng để trả giá cho lỗi lầm lớn nhất trong đời . Đến tận bây giờ nỗi đau ấy vẫn còn dai dẳng bám theo em trai bà . Chẳng biết Bảo Nguyên sẽ tiếp tục sống trong tiếc nuối, ân hận đến bao giờ nữa ? Bà chua chát thừa nhận, thời gian không thể giải quyết được vấn đề của nó . Giá như ngày ấy... bà lắc đầu, làm sao có thể dùng cách giả định "nếu như" khi nói về quá khứ cho được . Nó sừng sững và bất di bất dịch kia mà.
Vờ như không thấy gương mặt đang trầm tư ấy, Nguyên Du mon men đến gần, với vẻ láu lỉnh cô vòng tay ôm cổ cô Hai . Rồi bằng giọng nũng nịu kéo dài nghe đến dễ thương nó thì thầm vào tai bà . Bà Bảo Nghi dùng bàn tay đã khô héo của mình vuốt ve làn da mịn màng mát rượi như trẻ thơ ấy và thấy lòng dịu lại.
Bữa ăn trưa kết thúc bằng cú vươn người cộng thêm cái ngáp dài đến sái quai hàm của chị Doanh :
- Chao ôi, giờ con buồn ngủ đến díp cả mắt - chị dùng khuỷu tay cụng vào đầu nhóc Kha một cái - Cảm ơn nha, có Kha và mọi người về chị mới được một bữa ngon thế này . Con đi ngủ đây, đừng ai giành phần rửa chén với con nhé . Bao giờ ngủ dậy con sẽ thanh toán nó.
Chị vừa đứng lên đi về phòng vừa xoa xoa bụng than thở "Chao ôi, no quá" . Bằng vẻ ngán ngẩm cô Ba quay sang bà nội như chia sẻ nỗi niềm với một đồng minh trước con bệnh... hết thuốc chữa.
- Má xem, con gái lớn tướng rồi mà còn như vậy thì có ma nào thèm rước đi cho.
Cô Út đặt ly trà trước mặt nội, quay sang vừa thu dọn bát đĩa vừa chậm rãi nói :
- Có một con ma lấp ló ngoài ngõ mỗi đêm đấy thôi . Trông vóc dáng, phong cách thì không tệ chỉ mỗi cái tội thập thò như... ma là không chấp nhận được.
Bảo Tuệ kéo tay thím Ân ngơ ngác :
- Cô Út nói con ma nào vậy mẹ ?
Ra vẻ hiểu biết, bé Ty giải thích rành rọt :
- Không phải ma đâu, là chú An ở ngoài trạm y tế xã đấy . Chú An tốt lắm, chú cho Ty rất nhiều đồ chơi, cả bánh kẹo nữa . Chú An còn bảo Ty đừng kêu bằng chú chỉ gọi là anh thôi . Chú không cho chị Doanh xưng là người ta, chú nói giận đến mấy cũng phải xưng là em . Hôm trước chú An với chị Doanh còn h...
- Á...
Nhanh như chớp, chị Doanh nhào đến che miệng bé Ty . Mặt chị đỏ bừng . Cả nhà ồ lên ngạc nhiên . Bin cười cười và nháy Nguyên Du với vẻ rất thú vị . Chị Doanh nhìn khắp lượt . Căn cứ vào nét mặt của từng người thì xem ra đề tài này đang rất ăn khách đây . Chỉ còn một cách để ngăn nó lại thôi, chị thở dài sườn sượt trước khi ngồi xuống :
- Mọi người đi nghỉ đi . Để cả đấy cho con, chỉ một loáng là xong ngay thôi - Chị lẩm bẩm - Đúng là bụng làm dạ chịu.
Như chỉ chờ có thế Nguyên Du bỏ ngay chồng bát dĩa xuống mau mắn đứng lên, đã vậy còn cười hì hì :
- Em đi ngủ nhé, chị Doanh . Bé Ty, lại đây nào . Hai chị em mình chịu khó tâm sự một chút thì chị Doanh ngày nào cũng lãnh phần rửa chén cho mà xem.
Sau vành thủy tinh trong suốt, hình như nội đang nén cười . Không khí gia đình thân mật, vui vẻ và ấm áp thế này nhưng sao chẳng có chỗ nào cho mẹ cô, Nguyên Du thấy nhớ mẹ quá . Cuộc sống tiếp diễn như bánh xe vẫn quay tròn đều đặn nhưng với mẹ, nó chỉ là một vòng quay và sẽ mãi mãi như thế . Bà đã nói với cô điều này nhưng đến tận bây giờ Nguyên Du vẫn không sao hiểu hết ý nghĩa của nó.
Bà Tần xoa xoa bờ vai Nguyên Du . Nó rúc người lại để được nằm co quắp trong lòng bà . Nó phổng phao, khỏe mạnh, xinh đẹp thế này còn đời sống tinh thần, tình cảm là những thứ không thể nhìn thấy được ? Nước mắt bà ứa ra, làm sao mơ ước một sự hoàn hảo khi từ bé nó đã quen với cuộc sống không bao giờ cùng một lúc có đủ cả cha lẫn mẹ.
Nguyên Du choàng tay qua người nội . Hơi ấm tỏa ra từ bà thật dễ chịu . Cọ má vào chiếc nệm nhồi lông vũ, êm ái, mát mịn, mắt cô díp lại . Chờ cho Nguyên Du ngủ say, bà Tần khẽ khàng ngồi dậy ngắm gương mặt vô tư và hơi thở đều đều của đứa cháu tội nghiệp . Bà thương nó đến nhói lòng . Đang âu yếm vuốt tóc và sửa lại tư thế nằm cho Nguyên Du thì có tiếng động ngoài cửa, bà quay lại, Bảo Nghi . Trong một thoáng, hai người đàn bà nhìn và hiểu được ý nghĩ của nhau . Bà Nghi đỡ mẹ nằm xuống, miệng dỗ dành như nói với một đứa trẻ :
- Muộn rồi, má nhắm mắt cố ngủ một chút cho khỏe . Nguyên Du còn ở lại đây đến hết mùa hè kia mà.
- Ừ, con cũng đi nằm đi.
- Dạ.
Bà Tần hé mắt nhìn theo . Nó chỉ dạ cho bà yên tâm thôi . Bà biết Bảo Nghi sẽ tranh thủ ra trạm để xem lại sổ sách, cắt đặt mấy đứa giúp việc ngoài ấy đi giao hàng, gọi điện thoại nhắc khách giờ hẹn . Lâu lắm rồi, chính xác là từ ngày ông ấy mất, nó đã trở thành chỗ dựa cho tâm hồn xưa nay vốn chông chênh, yếu đuối chỉ biết nương nhờ vào người khác của bà . Đứa con gái xinh đẹp, mơn mởn ngày nào đã kề vai gánh vác gia đình này bằng cả cuộc đời đơn độc để thực hiện nguyện vọng cuối cùng trước khi mất của cha . Giọt nước mắt hối tiếc lăn chầm chậm trên gò má già nua, nếu trở lại ngày ấy nhất định bà, và cả ông ấy nữa, không bao giờ trao cho Bảo Nghi trách nhiệm mà nó đã xem là duy nhất và quan trọng nhất trong cuộc đời của nó . Tiếng cựa người của Nguyên Du làm đứt ngang mạch hồi tưởng, bà nằm yên vờ ngủ, một lúc sau thì mòn mỏi và thiếp đi thật.
Âm thanh léo nhéo của mấy đứa nhỏ vọng từ ngoài sân làm Nguyên Du thức giấc . Nhìn ra cửa sổ, chiều đang xuống chầm chậm vì thế màu nắng cũng nhàn nhạt đi, cô dùng mấy ngón tay chải lại mái tóc, khe khẽ ngồi dậy . Cạnh cô, nội vẫn thở đều đều.
Bin không rời mắt khỏi TV khi Nguyên Du đến đứng sau lưng . Anh chỉ nhích sang một tí vỗ nhẹ vào khoảng trống ra hiệu cho cô ngồi xuống . Trên màn hình là pha ghi bàn của cầu thủ nào đó, hình ảnh chuyển động chậm chạp trái ngược với lời bình dồn dập, hào hứng của tường thuật viên . Trận này Nguyên Du xem rồi, cũ rích . Thả người xuống ghế đánh phịch, cô chọn trái táo có hình như quả hạnh đưa lên miệng cắn rốp một cái, ngon thật . Đúng là cô Hai tha nguyên cái chợ về đây vì thức ăn bày đầy trên chiếc bàn uống trà, toàn là những món ăn vặt khoái khẩu của Nguyên Du.
Cô Ba mang khay thức uống đến gần . Mỗi người nhón ngay một ly . Cả nhà đều thích uống cà phê, Nguyên Du cũng muốn thử . Cô hớp ngụm nước màu nâu nhạt từ chiếc ly sóng sánh của Bin . Đắng thật nhưng mùi thơm thì tuyệt . Đang dùng muỗng vớt một cục đá nhỏ cho vào miệng thì có tiếng xe chạy vào trong sân, Nguyên Du vọt ra và la to hơn hết thảy :
- A... a...
Ông Nguyên nhìn con gái . Nó ùa đến như cơn lốc nhưng không sà vào lòng chỉ bấu chặt cánh tay . Cha con vừa gặp nhau tháng trước vậy mà ông vẫn thấy lạ lẫm như suốt thời gian dài không nhìn thấy nó vậy . Nguyên Du lớn quá rồi, mình cao thế này mà nó đã suýt soát đến vai . Cô choàng tay qua hông cha :
- Con mong ba quá chừng . Sao ba về muộn thế ?
- Ừ, công việc mà con, ba cũng sốt cả ruột gan đây này . Đi xe có ói không con gái ? - Hai cha con ồn ào bước vào trong - Để xem cả nhà đón tiếp Nguyên Du của tôi thế nào ? Chao ôi...
Bảo Kha tíu tít :
- Bác Nguyên ơi, nhiều thức ăn lắm nhưng chiều nay mình ăn món cá đi . Lúc nãy con câu được một con to bằng chừng này nè.
Ông cúi xuống nhìn thằng bé rồi ngắm nghía cổ tay bé xíu đang chìa ra của nó . Quỳnh Thy mong ước một đứa con trai như thế này biết bao . Ông đã quay lưng thậm chí cười cợt vào ước mơ ấy . Lồng ngực ông đau nhói như trải qua một cơn địa chấn . Thời gian vợ chồng ông yêu và sống với nhau cũng ngót ngét mười năm, có bách niên giai lão thì cũng đã đi được đoạn đường khá dài vậy mà chỉ một phút nông nổi ông đánh mất tất cả . Không có Quỳnh Thy bao năm qua ông trở thành người đi bên lề cuộc sống, thờ ơ nhìn nó trôi qua mỗi ngày chứ không phải là sống thực sự.
Bảo Kha lắc mạnh tay ông :
- Được không bác ?
- Để bác nghĩ lại xem nào . Ừm... con cá to bằng này à ? Nếu không ai chịu nhường cho ai thì mối bất hòa sẽ lớn lắm đấy . Hay... chúng ta vào thị trấn ăn món đặc sản nhé, chịu không ?
Bà Bảo Nghi quay lại càu nhàu :
- Lại chim chuột nữa à ? Ở nhà hàng giá cả đắt lại không ngon, nếu muốn ăn để chị dặn thím Ba trong xóm . Chị và bé Doanh trổ tài thì cả nhà tha hồ ăn ngon, món gì cũng có.
- Công việc ở trạm xe đã vất vả lắm rồi chị bày biện nấu nướng làm chi cho cực . Ngoài nhiệm vụ nộp tiền chị còn phải cho em cơ hội để tiêu chúng nữa chứ.
- Lâu lâu anh Nguyên mới tình nguyện mở hầu bao một lần, chị Hai đừng ngăn anh ấy - Dượng Út bế bé Ty lên - Cha con mình có dịp phục thù rồi, lần này cho cậu Nguyên sạt nghiệp luôn.
Ánh mắt Bin chuyển từ người này sang người khác . Không khí gia đình này rất lạ nhưng anh thích như thế . Họ sống theo kiểu tứ đại đồng đường đã lâu, cùng duy trì và tôn trọng một thứ trật tự cũ mòn mà bóng bẩy một chút thì gọi là lễ giáo còn mộc mạc hơn là nếp nhà . Nó như một thứ keo bền chặt kết họ lại với nhau.
Ông Nguyên quay sang Doanh :
- Nào cô quản lý, điều một chiếc xe sang đây ngay nhé.
Bảo Doanh đắc ý :
- Tiếc thật, ở trạm không còn chiếc nào . Con thuê bên Thanh Tâm giúp cậu được không ? Để tính xem... một chiếc mười lăm chỗ, đi lòng vòng ba giờ đồng hồ chỉ tốn vài trăm ngàn thôi hà.
Ông Nguyên cười . Ông biết mọi người đang cố tình trêu bà chị cả vốn nổi tiếng khó tính lại hơi bị... keo đang đứng cạnh . Một cách cường điệu ông Nguyên rụt rè đưa tay sờ chiếc cằm đầy râu :
- Dường như mọi người không hào hứng lắm với kế hoạch của tôi, thôi đành vậy . Đến đây Bảo Kha, cho bác nhìn qua con cá của con nào sau đó bác sẽ nghĩ xem chúng ta làm gì với nó.
Bảo Kha hào hứng :
- Ao nhà mình chỉ toàn lũ cá bé tí thôi, dượng Út bảo con đã câu được con cá to nhất đấy.
Bà Nghi nói át :
- Thôi, chim chuột gì thì đi phứt cho rồi - Quay sang Doanh, dù nhượng bộ nhưng bà vẫn nói bằng giọng của người quen ra lệnh - Con vào thưa với ngoại chúng ta sẽ ra ngoài ăn tối rồi xem ngoại cần gì thì giúp một tay . Dì Nghi gọi điện sang bên ấy xem giá cả thế nào.
Bảo Kha phụng phịu :
- Còn con cá của con ?
Ông Nguyên cúi xuống :
- Vừa rồi vị chủ tịch uy quyền của chúng ta đã ký lệnh ân xá cho nó, con không nghe thấy sao ?
Bin choàng tay qua vai thằng em đang tiu nghỉu :
- Đi nào chú nhóc, anh sẽ cho nó trở về nhà . Thôi nào, chúng ta còn ở lại đây suốt mùa hè và với tài nghệ của em chẳng lẽ anh em mình không còn dịp gặp lại nó sao ?
Lâu lắm rồi bà Tần mới được sưởi ấm bằng niềm vui con cháu tề tựu đông đủ như thế này . Nhìn chúng tíu tít bên nhau bà ước gì có ông bên cạnh để chia sẻ với bà cảm xúc, tình cảm mà chỉ người nào trải qua những gian nan thăng trầm, những khúc quanh khắc nghiệt của cuộc sống mới cảm nhận hết ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Cạnh bà, Nguyên Du và Bảo Doanh vẫn rì rầm trò chuyện . Ở chúng khoảng cách về tuổi tác ít ra cũng vài năm nhưng hầu như không nhìn thấy . Bảo Doanh ngoài thời gian làm việc tại công ty Dược còn giúp dì điều hành trạm xe . Tiếng là vậy nhưng mọi việc lớn nhỏ đều được người lớn bảo ban, hướng dẫn vì thế trông to xác, chững chạc nó vẫn cứ "tồ" . Trái với Bảo Doanh, khi nghĩ về Nguyên Du hình ảnh đọng lại trong trí nhớ của mọi người là một con bé lúc nào cũng lí lắc, nghịch ngợm, vô tư . Nhưng với một người đã sống trên đời từng ấy năm không thiếu lý do để bà tin rằng nó có thừa sự tinh tế lẫn nhạy cảm để nhận biết đầy đủ nỗi bất hạnh trong cuộc sống thiếu cân đối của chính mình và cố che đậy . Không phải ai cũng dễ dàng nhận ra có những khoảng lặng mà Nguyên Du không muốn bất cứ người nào nhìn thấy.
Bà Tần chép miệng cố nuốt trôi cái cảm giác đăng đắng mà bà tự an ủi là dư vị của món chè hạt sen ban nãy . Chiếc xe cua một vòng rồi đột ngột thắng gấp khiến bà chúi về phía trước . Bà ngơ ngác nhìn quanh rồi quay sang Bảo Nghi khi thấy những người bên cạnh không có phản ứng nào.
- Chuyện gì vậy Nghi ?

<< Chương 14 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 261

Return to top