Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Những lá thư người cha gửi cho con gái

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 7661 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những lá thư người cha gửi cho con gái
JAWAHARLAL NEHRU

Lá thư thứ mười
Con đã thấy người Aryan tỏa đến nhiều quốc gia và đem theo cả ngôn ngữ của họ đi như thế nào. Nhưng khí hậu khác nhau, các điều kiện sống khác nhau đã sản sinh ra nhiều dị biệt giữa các chủng người Aryan. Mỗi nhóm người tiếp tục thay đổi theo cách riêng với những thói quen và tập quán mới và sau vài thế hệ, dòng họ Aryan đã tách thành nhiều nhóm. Có lẽ họ quên cả mình đã từng thuộc một dòng họ lớn. Ngôn ngữ ban đầu của họ trở thành nhiều ngôn ngữ khác như cha đã nói với con.
Nhưng, các ngôn ngữ này vẫn còn nhiều điểm giống nhau. Con biết rằng có nhiều từ tương tự nhau trong tiếng Anh và tiếng Pháp. Chúng ta hãy xem xét 2 chữ thông thường và giản dị nhất là từ “cha” và “mẹ”. Trong tiếng Hindi và Phạn, những từ này là Pita và Mata; trong tiếng La Tinh, chúng là “Pater” và “Mater”; trong tiếng Hy Lạp “pater’ và’meter’ trong tiếng Đức “vater” đánh vần là phatar) và mutter (đánh vần mutar); trong tiếng Pháp “père” và “mère” và cả trong nhiều ngôn ngữ khác…Con thấy chúng có vẻ giống nhau không? Nhiều chữ dĩ nhiên có lẽ được vay mượn từ những ngôn ngữ khác. Tiếng Hindi mượn nhiều từ tiếng Anh và tiếng Anh vay mượn nhiều từ của tiếng Hindi. Nhưng từ “father” (cha) và “mother” (mẹ) không phải là những từ vay mượn, chúng không phải là những từ mới. Ngay từ thuở ban sơ, khi con người bắt đầu nói chuyện với nhau, dĩ nhiên người ta phải tìm cho được từ để chỉ người cha, người mẹ. Vì vậy ta có thể nói rằng những từ này không phải là từ vay mượn.Chúng phải có cùng một nguồn gốc, cùng một dòng họ. Và từ đây chúng ta có thể tìm ra rằng: những con người thời nay sống cách xa nhau trong những xứ sở khác nhau, dùng những ngôn ngữ khác nhau đã có một thời thuộc cùng một đại gia đình.
Con sẽ thấy nghiên cứu ngôn ngữ thú vị như thế nào và nó sẽ dạy cho ta biết được nhiều điều. Nếu chúng ta biết ba hay bốn ngôn ngữ, chúng ta có thể học nhiều ngôn ngữ hơn nữa, không khó lắm.
Con cũng sẽ thấy hầu hết chúng ta, nhhững người sống trong nhiều nước khác nhau ngày nay đã thay đổi nhiều quá và đã quên mất mối quan hệ xưa kia của mình. Người dân ở mỗi quốc gia cứ tưởng mình là giỏi nhất, thông minh nhất, còn những người khác thì không bằng mình. Người Anh cho rằng dân tộc họ là số một; người Pháp rất hãnh diện về nước Pháp và mọi thứ liên quan đến nước Pháp, người Đức và người Ý lại nghĩ rằng quốc gia họ là tuyệt đỉnh về nhiều phương diện; nhiều người Ấn Độ tự hào rằng nước mình là một trong những quốc gia lớn nhất trên thế giới. Đó là do tính tự cao tự đại của con người. Thật ra, không có người nào hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu.
Cũng vậy, không có quốc gia nào hoàn toàn tốt mà cũng không có quốc gia nào hoàn toàn xấu. Chúng ta phải học lấy điều tốt và loại trừ mọi cái xấu. Là người Ấn Độ nên chúng ta phải quan tâm đến đất nước mình. Nhưng thật đáng buồn là đất nước chúng ta hiện đang chẳng ra làm sao. Dân chúng đang sống quá khổ sở. Chúng ta phải tìm ra cách nào khả dĩ có thể làm cho họ được hạnh phúc hơn. Chúng ta phải thấy cái gì tốt trong phong tục và tập quán của ta và cố gắng giữ nó, còn cái gì xấu ta phải loại bỏ đi. Nếu ta tìm thấy bất cứ điều gì hay của nước khác, ta phải học hỏi.
Là người Ấn, chúng ta nên sống ở Ấn Độ và làm việc cho quê hương mình. Nhưng chúng ta không được quên rằng chúng ta thuộc một dòng họ lớn hơn của thế giới, và dân chúng sống ở nước khác cuối cùng đều là anh em bà con họ hàng của chúng ta.
Thật là thú vị nếu tất cả các dân tộc trên thế giới đều hạnh phúc và mãn nguyện. Vì vậy chúng ta hãy cố gắng làm cho toàn thế giới trở thành nơi sống chung hạnh phúc của loài người.

<< Lá thư thứ chín | Lá thư thứ mười một >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 227

Return to top