Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Bài Viết >> Những lá thư người cha gửi cho con gái

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 8289 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Những lá thư người cha gửi cho con gái
JAWAHARLAL NEHRU

Lá thư thứ tám
Chúng ta đã biết những người thời kỳ đồ đá mới người ta đã sống chủ yếu trên mặt hồ. Họ đạt được sự tiến bộ lớn lao về nhiều phương diện. Họ khám phá ra nông nghiệp, biết cách nấu ăn và thuần dưỡng thú vật. Tất cả những điều đó đã xảy ra cách đây nhiều ngàn năm nên ta không biết nhiều về họ.
Nhưng có lẽ tất cả các chủng tộc có trên thế giới ngày nay là dòng dõi của những người thời đại đồ đá mới này. Như con biết đấy, ngày nay con người gồm đủ màu da: trắng, vàng, nâu, đen. Nhưng thật ra không thể phân chia rạch ròi các tộc người ra làm bốn loại như vậy. Vì họ đã phối giống lẫn lộn nên thật là khó khẳng định rằng họ thuộc giống người thuần chủng nào. Các nhà khoa học có thể đo đạc kích thước xương sọ để xác định các chủng người khác nhau này. Tuy vậy, vẫn còn nhiều cách khác giúp ta tìm ra gốc gác con người cổ đại.
Làm thế nào để những chủng tộc khác nhau tồn tại được? Nếu tất cả đều có chung cội nguồn sao bây giờ lại khác nhau nhiều đến thế? Con biết rằng một người Đức khác hẳn một người da đen. Người Đức có nước da trắng còn người kia thì đen mun. Tóc người Đức có màu sáng và dài trong khi tóc người da đen thì đen, ngắn và xoăn tít. Người Tàu lại khác với hai giống người trên.
Giải thích tường tận những khác biệt này hình thành như thế nào chẳng phải dễ. Chúng ta có thể biết một số nguyên nhân. Trước kia cha có nói với con rằng loài thú phải tự mình thay đổi để dần thích nghi với môi trường chung quanh. Có lẽ người Đức và người da đen xuất thân từ những giống người khác nhau. Nhưng hẳn là vào một khoảng thời gian xa xưa nào đó họ có cùng một tổ tiên. Những dị biệt trên xảy ra chỉ vì họ phải tự thay đổi cho thích nghi với môi trường sống.
Vì vậy, một người sống ở vùng băng giá sẽ phải phát triển khả năng để chịu đựng với sức lạnh. Người Eskimo của miền băng tuyết Bắc cực có thể chịu đựng một sức lạnh khủng khiếp nhưng họ có thể chết nếu bị đem đến những xứ sở ấm áp của chúng ta. Và vì sống cách biệt với thế giới bên ngoài, trong những điều kiện khắc nghiệt như thế nên họ không có điều kiện học hỏi hiểu biết như những dân tộc khác trên thế giới. Tương tự như vậy, người ở Phi Châu thường sống gần xích đạo cũng phát triển khả năng chịu đựng được khí hậu nóng khủng khiếp ở những nơi đó. Sức nóng quá đỗi ấy đã làm nước da họ sậm lại. Chắc con cũng biết rằng nếu con ở quá lâu dưới ánh mặt trời tại bãi biển hay đâu đó, con cũng sẽ bị rám nắng, da sẽ nâu hơn. Sau một tuần tắm nắng, da con sẽ đen hẳn. Vậy thì, một người luôn phải sống dưới mặt trời chói chang như người Phi châu thì họ sẽ đen đi đến mức nào. Và nếu suốt hàng trăm năm, con người sống ở những xứ quá nóng như vậy thì các thế hệ sau đó sẽ phải ngày một đen hơn cho đến khi da họ trở nên đen sẫm. Con đã thấy người nông dân Ấn Độ làm việc ở ngoài đồng dưới ánh nắng giữa trưa. Họ nghèo đến mức không có đủ quần áo để mặc. Toàn thân họ phải phơi trần ngoài nắng. Suốt cuộc đời họ phải sống như vậy. Vì thế chắc chắn da họ sẽ phải đen sẫm đi.

Vậy đó, con thấy rằng nước da của con người là kết quả của khí hậu nơi họ sống. Dĩ nhiên, cũng có một số người ở xứ nóng nhưng khá giả, họ không phải làm việc gì ở ngoài trời mà chỉ sống trong những biệt thự sang trọng, tránh được cái nóng gay gắt, bảo vệ săn sóc cho làn da mình. Gia đình họ sống nhàn hạ suốt nhiều thế hệ như thế nên không bị ảnh hưởng bởi khí hậu là mấy. Nhưng một người không tự mình làm việc và sống nhờ vào sức lao động cảu người khác thì dù đen hay trắng sẽ không có gì để hãnh diện.

<< Lá thư thứ bảy | Lá thư thứ chín >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 642

Return to top