CHÚNG LÀ NHỮNG QUYỂN SÁCH KỲ LẠ. CHÚNG NÓI VỀ THẦN MERCURY, muối, những con rồng, và những vị vua, và chàng không hiểu bất cứ gì trong những thứ ấy. Nhưng có một ý niệm dường như lập lại qua tất cả những quyển sách: tất cả những sự vật, sự kiện là biểu hiện của một thứ duy nhất.
Ở một trong những quyển sách chàng học rằng tài liệu quan trọng nhất trong những văn kiện của thuật giả kim chứa đựng chỉ vài dòng và được khắc trên bề mặt của một viên ngọc lục bảo.
“Nó là phiến ngọc lục bảo,” người Anh Cát Lợi, tự hào vì ông ta có thể dạy điều gì ấy cho chàng trai.
“Ô, thế thì, tại sao chúng ta cần tất cả những quyển sách này?” chàng trai hỏi.
“Vì thế chúng ta có thể hiểu ít dòng ấy,” người Anh Cát Lợi, mà không có biểu hiện thật sự tin những gì ông đã nói.
Quyển sách làm chàng trai thích thú nhất kể về những câu chuyện của những nhà giả kim nổi tiếng. Họ là những người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự tinh chế kim loại trong phòng thí nghiệm của họ; họ tin rằng, nếu một kim loại được nung nhiều năm, nó sẽ tự do với tất cả thế giới cá thể hay đặc tính, thuộc tính cá thể của nó, và những gì còn lại sẽ là tâm linh của thế giới. Tâm linh thế giới này cho phép họ thông hiểu bất cứ thứ gì trên bề mặt của trái đất, bởi vì nó là ngôn ngữ mà mọi sự, mọi vật thông tri, truyền đạt, và giao thiệp. Họ gọi sự khám phá này là Kiệt tác – nó là phần thay đổi uyển chuyển (dụng) và phần vững chắc thuần nhất (thể).
“Ông không chỉ quán sát con người và những điềm báo để hiểu thông ngôn ngữ chứ?” chàng trai hỏi.
“Cậu có cái tính kỳ hoặc để đơn giản hóa mọi thứ,” ông ta trả lời, cáu gắt. “Thuật giả kim là một thứ kỷ luật rèn luyện nghiêm khắc. Từng bước một phải tuân theo những bậc thầy một cách chính xác .”
Chàng trai học được rằng phần thay đổi uyển chuyển của “Kiệt tác” hay chất lỏng được gọi là “thuốc trường sinh bất lão” và nó chửa được tất cả các chứng bệnh; nó cũng giữ cho các nhà giả kim không bị lão hóa. Và phần vững chắc thuần nhất được gọi là “hòn đá của triết gia”
“Không dễ gì tìm thấy ‘hòn đá của triết gia’,” người Anh Cát Lợi trả lời. “Những nhà giả kim dành hàng năm trời trong phòng thí nghiệm của họ, quán sát ngọn lửa tinh hóa kim loại. Họ dùng rất nhiều thời gian gần bên ngọn lửa dần dần họ lìa bỏ những tính hư ảo của thế gian. Họ khám phá ra rằng sự tinh hóa kim loại đã dẫn đến sự tịnh hóa chính họ.”
Chàng trai nghĩ đến ông già pha lê. Ông ta từng nói rằng thật là một việc tốt cho chàng để tẩy sạch những vật bằng pha lê, vì rằng chàng có thể tự mình thoát khỏi những tư tưởng tiêu cực. Chàng trai càng trở nên chắc chắn hơn rằng thuật giả kim có thể được học hỏi trong đời sống hằng ngày của mỗi người.
“Cũng thế,” người Anh Cát Lợi nói, “Hòn đá triết gia là một tài sản hấp dẫn mê hồn. Một mãnh nhỏ của nó có thể chuyển biến một khối lượng lớn kim loại thành vàng.”
Được nghe điều ấy, chàng trai lại còn trở nên thích thú mê ly hơn với thuật giả kim. Chàng ta nghĩ rằng, với lòng kiên nhẫn, chàng có thể chuyển biến mọi thứ thành vàng. Chàng đã đọc cuộc đời của nhiều người khác nhau đã thành công như thế: Helvetius, Elias, Fulcanelli, và Geber. Đấy là những câu chuyện thích thú; mỗi người với ‘huyền thoại cá nhân’ của mình đến trọn đời. Họ du hành, tiếp xúc, trao đổi với những người thông tuệ, biểu diễn phép thuật cho những kẻ hoài nghi, và làm chủ ‘hòn đá triết gia’ và ‘thuốc trường sinh bất lão’.
Nhưng khi chàng trai muốn học làm thế nào đạt đến ‘kiệt tác’, chàng trở nên lạc lõng hoàn toàn. Chỉ có những đồ họa, mật mã hướng dẫn, và những tài liệu tối nghĩa.
*
“TẠI SAO HỌ LÀM NHỮNG THỨ ẤY QUÁ Ư PHỨC TẠP?” chàng hỏi người Anh Cát Lợi trong một đêm. Chàng trai chú ý rằng ông ta cáu kỉnh và chểnh mảng với những quyển sách.
“Vì rằng những ai có trách nhiệm để hiểu có thể hiểu,” ông ta nói. “Hãy tưởng tượng nếu mọi người đi vòng quanh chuyến biến chì thành vàng. Vàng sẽ mất giá trị của nó.”
Chỉ những ai kiên gan, bền bỉ, và quyết tâm để học hỏi những thứ ấy thật sâu sắc, mới có thể đạt đến ‘kiệt tác’. Đấy là lý do tại sao tôi ở đây giữa sa mạc. Tôi tìm kiếm một nhà giả kim chân chính, người có thể giúp tôi đọc những mật mã.”
“Những quyển sách được viết khi nào?” chàng trai hỏi.
“Nhiều thế kỷ trước.”
“Người ta không có những máy in lúc bấy giờ,” chàng trai bàn luận. “Không có cách nào để mọi người biết về những nhà giả kim. Tại sao họ lại dùng những ngôn ngữ quái lạ như thế, với quá nhiều đồ họa?”
Ông ta không trả lời trực tiếp chàng trai một cách trực tiếp. Ông nói rằng trong những ngày gần đây ông ta chú ý đến xem đoàn người hoạt động thế nào, những mà ông ta chẳng học hỏi được bất cứ điều gì mới. Điều duy nhất mà ông ghi nhận là chuyện nói về chiến tranh đã trở nên thường xuyên hơn.
*
RỒI THÌ MỘT NGÀY NỌ CHÀNG TRAI TRAO LẠI NHỮNG QUYỂN SÁCH CHO NGƯỜI ANH CÁT LỢI. “Cậu có học được điều gì không ?” Ông ta hỏi, háo hức để nghe thế nào. Ông ta cần ai đấy nói chuyện vì như thế để tránh nghĩ về việc chiến sự có thể xảy ra.
“Tôi học được điều là thế giới có một tâm linh, và bất cứ ai hiểu được tâm linh ấy cũng có thể hiểu được ngôn ngữ của mọi loài, mọi thứ. Tôi học được rằng rất nhiều nhà giả kim nhận thức được những ‘huyền thoại cá nhân’ của họ, và cuối cùng khám phá được ‘tâm linh của thế giới’, ‘hòn đá triết gia’ và ‘thuốc trường sinh bất lão’.
“Những trên tất cả, tôi học được rằng những thứ này thì rất đơn giản và chúng có thể khắc lên bề mặt của một viên ngọc lục bảo.”
Người Anh Cát Lợi cảm thấy thất vọng. Bao năm tìm tòi, những biều tượng huyền bí, những ngôn ngữ quái lạ và những dụng thí nghiệm lạ kỳ…chẳng có thứ nào đã có một ấn tượng đối với chàng trai. Tâm hồn cậu này phải là quá hoang sơ để hiểu những thứ như thế, ông ta nghĩ.
Ông ta lấy lại những quyển sách và đặt chúng liền vào những rương chứa chúng.
“Hãy trở lại mà nhìn đoàn người,” ông ta nói. “Điều ấy cũng chẳng dạy tôi được gì.”
Chàng trai trở lại để trầm tư sự yên lặng của sa mạc, và làn tung bay bởi những con thú. ” Mọi người có cách riêng của minh để học hỏi những thứ trên đời này,” chàng nói với chính mình. “Cách của người ấy không phải là cách của tôi, và cách của tôi không phải là cách của người ấy. Nhưng chúng ta cùng đi tìm ‘huyền thoại cá nhân’ của chúng ta, và vì thế mình tôn trọng ông ta .”
ĐOÀN NGƯỜI BẮT ĐẦU DU HÀNH NGÀY VÀ ĐÊM. Những người che mặt Bedouin lại xuất hiện một cách thường xuyên hơn, và người cưỡi lạc đà đã trở nên một người bạn tốt của chàng trai, giải thích rằng chiến cuộc giữa những bộ tộc đã diễn ra rồi. Đoàn người thật rất may mắn để đến ốc đảo.
Những con thú đã kiệt sưc, và người ta nói chuyện với nhau cũng trở nên ngày càng ít hơn. Sự im lặng là khía cạnh tệ hại về đêm, khi chỉ có tiếng kêu của những con lạc đà – trước đây thì chẳng có gì mà chỉ là tiếng kêu của lạc đà – giờ đây mọi người sợ hãi, vì nó có thể là dấu hiệu của một cuộc đột kích cướp bóc.
Mặc dù thế, người cưỡi lạc đà dường như chẳng quan tâm gì lắm đến sự đe dọa của chiến sự.
“Tôi sống,” ông ta nói với chàng trai, khi họ ăn một chùm chà là trong một đêm, không có lửa và không có trăng. “Khi tôi ăn, tôi chỉ nghĩ về ăn mà thôi. Nếu tôi trên cuộc tuần hành, tôi chỉ tập trung trên bước chân. Nếu tôi phải chiến đấu, nó sẽ chỉ là một ngày đẹp trời để chết như những ngày khác.
“Bởi vì tôi không sống trong quá khứ hay tương lai của tôi. Tôi chỉ vui thích trong hiện tại. Nếu cậu có thể luôn luôn tập trung trong hiện tại, cậu sẽ là một người hạnh phúc an lạc. Cậu sẽ thấy có một sự sống trên sa mạc, rằng có những ngôi sao trên bầu trời, và những người bộ lạc chiến đấu vì họ là một phần của nhân loại. Đời sống sẽ là một bửa tiệc cho cậu, một lễ hội lớn, bởi vì đời sống là khoảnh khắc mà chúng ta đang sống ngay bây giờ.”
Hai đêm sau, khi chàng trai đang sẵn sàng ngã lưng, chàng trai tìm một ngôi sao mà họ theo dõi mỗi đêm. Chàng nghĩ rằng chân trời thấp hơn một ít mà chúng đã từng, vì chàng thấy những vì sao dường như chúng nó ở trên sa mạc.
“Ốc đảo đấy,” người cưỡi lạc đà nói.
“Ô, thế thì tại sao chúng ta không vào đấy ngay bây giờ?” chàng trai hỏi.
“Bởi vì chúng ta phải ngũ.”
*
CHÀNG TRAI THỨC DẬY KHI MẶT TRỜI ĐÃ LÊN. Ở đấy, ngay trước chàng nơi vì sao bé nhỏ của đêm trước , là một hàng chà là bất tận, trãi dài ngang cả sa mạc.
"Chúng ta đã làm xong nó!" người Anh Cát Lợi nói, ông ta cũng thức rồi.
Nhưng chàng trai vẫn im lặng. Chàng đang ở nhà với sự yên tĩnh của sa mạc, và toại nguyện với việc nhìn những hàng cây. Đường vẫn còn xa thẳm để đi đến những Kim Tự Tháp, và một ngáy nào đấy, sáng hôm nay chỉ là ký ức. Nhưng đây là giây phút hiện tại - như buổi gặp mặt người cưỡi lạc đà đã lưu ý - chàng muốn sống như chàng làm những bài học của quá khứ và giấc mơ tương lai của chàng. Mặc dù viễn tượng hàng cây chà là một ngày nào ấy chỉ còn trong trí nhớ, ngay bây giờ nó có nghĩa là bóng mát, nước, và nơi lánh nạn chiến tranh. Ngày hôm qua, những tiếng kêu của lạc đà là dấu hiệu của nguy hiểm, và bây giờ những hàng cây chà là có thể báo trước một phép lạ.
Thề giới nói bằng nhiều ngôn ngữ, chàng trai nghĩ.
*
NHỮNG THỜI GIAN VỘI VẢ ĐÃ QUA, VÀ NHỮNG ĐOÀN NGƯỜI CŨNG VẬY, NHÀ GIẢ KIM NGHĨ, khi ông ta nhìn hàng trăm người và thú vật đến tại ốc đảo. Người la ó những người mới đến, bụi mù tung bay làm mờ cả mặt trời sa mạc, và những đứa trẻ như đang nổ tung sự kích động của chúng với những người xa lạ. Nhà giả kim thấy tù trưởng bộ tộc chào mừng thủ lãnh của đoàn người, và chuyện trò với nhau một hồi lâu.
Nhưng không có chuyện nào làm bận lòng nhà giả kim. Ông đã thấy biết bao người đến và đi, và sa mạc thì vẫn thế. Ông đã thấy những vì vua và những kẻ hành khất bước chân trên cát nóng. Những đụn cát đã thay đổi liên tục vì gió , tuy nhiên chúng vẫn là cát như ông từng biết khi còn thơ ấu. Ông luôn luôn thích chí nhìn sự vui tươi hạnh phúc của những người du hành, khi đã trãi qua sau hàng tuần với cát vàng và trời xanh, lần đầu tiên họ thấy màu xanh của của những hàng chà là. Có lẻ Đầng Tạo Hóa đã làm nên sa mạc vì thế người ta sẽ cảm kích những hàng cây chà là, ông ta nghĩ.
Ông ta quyết định tập trung vào những vấn đề thực tiển hơn. Ông biết rằng trong đoàn du hành sẽ có một người mà ông ta sẽ chỉ dạy cho những bí mật của ông. Những điềm lành đã báo với ông như thế. Ông ta chưa biết là ai cả, nhưng đôi mắt tinh tường của ông sẽ nhận ra khi người ấy xuất hiện. Ông ta hy vọng rằng nó sẽ là ai đấy cũng có khã năng như việc học của ông trước đây.
Tôi không hiểu tại sao những việc này phải được truyền khẩu, ông ta nghĩ. Nó không thật chính xác như bí mật của chúng; Đấng Tạo Hóa đã vén màn những bí mật của ngài một cách dễ dàng tất cả những gì ngài đã tạo nên.
Ông chi phải một lần giảng giải cho việc này: mọi việc phải được truyền bằng cách này bởi vì chúng được làm nên bằng một cuộc sống thuần khiết, và đời sống như thế không thể đóng khung trong những hình ảnh hay ngôn ngữ.
Bởi vì người ta trở nên mê mẫn với hình ảnh và ngôn ngữ, và cuối cùng quên đi Ngôn ngữ của Thế giới.