Khi những người nguyên thuỷ phải vượt qua những con đường đầy gai nhọn và đá cứng thì họ hiểu rằng cần phải kiếm một thứ gì đó để bọc lấy đôi chân của mình. Có lẽ những đôi giày đầu tiên mà người nguyên thuỷ làm ra trông giống những đôi dép quai hậu. Chất liệu mà họ dùng để tạo ra những đôi giày như thế vô cùng đa dạng, từ cỏ, da, hoặc thậm chí cả những miếng gỗ. Họ buộc chúng vào các ngón chân bằng những sợi dây và vòng qua gót chân.
ở các vùng giá lạnh , các đôi dép quai hậu mỏng mảnh kia không thể chịu được rét mướt nên con người đã thêm vào đó những chất liệu khác dầy dặn và ấm áp hơn để tạo thành những đôi giày.
Người Ai cập cổ đại là những người đầu tiên sử dụng rộng rãi những đôi giày được làm từ những miếng da hoặc gỗ có dây chằng quanh chân. Để bảo vệ ngón chân cái những chiếc giày được uốn cong ở phía trước.
Những người La mã còn tiến xa hơn. họ đã làm ra những đôi giày có đục lỗ ở hai bên để luồn dây qua và buộc lại ở giữa. Những người ở các giai tầng khác nhau trong xã hội đi những đôi giày khác nhau.
ở những nước có khí hậu lạnh hơn, người ta đã dùng cỏ nhồi vào những chiếc bao nhỏ có dây thắt lại để làm giày đông.Dần dần những người eskimo và những thổ dân da đỏ từ những đôi giày thô sơ này đã tạo ra những đôi giày môca.
Những đôi giày có hình thù hiện đại như ngày nay được tạo bởi bàn tay của những người lính thập tự. Để bảo vệ đôi chân của mình trong các cuộc trinh phạt kéo dài đằng đẵng họ đã phải làm ra những đôi giày vừa bền vừa ấm. Những đôi giày môđen lần đầu tiên xuất hiện ở Pháp, rồi ở Anh, ở ý.
Theo thời gian giày cũng luôn thay đổi mốt. Ví dụ như ở Anh vào thời kỳ trị vì của vua James I những người thuộc tầng lớp quý tộc đi những đôi giày gót nhọn, làm từ một loại da mỏng. Đi những đôi giày này thật là bất tiện nhưng người ta vẫn tiếp tục sử dụng nó trong một thời gian dài. Trước khi có mốt đi giày cao người Anh đã đi những đôi giày hẹp và có mũi dài rất dài khoảng 12-15cm, và hơi cong lên trên. Còn ở Mỹ nghệ thuật đóng giày bắt đầu xuất hiện từ năm 1629.