Ông Huyện, bàn tay ông sao che được mặt trời
Ông Bí thư, quyền lực ông sao vượt qua đỉnh núi?
Chuyện dở ở thiên đường, ông bịt sao nổi?
Quần chúng có ngàn mắt ngàn tai… Khấu mù hát đến đây, một cảnh sát lưng beo eo gấu nhảy dựng lên chửi: “Thằng mù, mi là tội phạm trong “Vụ án tỏi Thiên Đường”, ông không tin là không ngăn chặn được mi!” Oâng ta phóng chân đá trúng miệng Khấu mù. Lời ca vụt tắt, máu túa ra, mấy chiếc răng trắng nhởn văng ra trên nền đất trước cửa phòng. Khấu mù sờ soạng ngồi dậy, cảnh sát bồi một cú đá, anh ta lại ngã lăn. Miệng anh ta vẫn lẩm bẩm, tuy không còn nghe rõ nhưng vẫn là những câu khiến cảnh sát sợ toát mồ hôi. Viên cảnh sát định đá nữa nhưng một quan chức Chính phủ ngăn lại, một cảnh sát đeo kính ngồi xuống bên cạnh Khấu mù, lấy băng dính dán miệng anh ta lại.
Sáng sớm, tiếng quát râm ran ngoài hành lang, tiếng mở cửa ở rất nhiều buồng giam. Cánh cửa buồng giam Cao Dương cũng mở ra. Một cảnh sát mặt choắt đứng ở cửa, gật đầu nhìn anh mỉm cười. Anh hiểu ngay ý tứ của cảnh sát, đi giày mới, buộc dây giày cẩn thận rồi bước ra cửa. Khi buộc dây giày anh trông thấy chỗ mắt cá chân trắng bợt, bên trong lòng lọng mủ xanh. Nụ cười còn lưu lại rất lâu trên mặt viên cảnh sát khiến anh thấp thỏm không yêu, anh cũng nở một nụ cười ngây ngô để lấy long cảnh sát, như mượn nụ cười để giảm bớt áp lực tinh thần đang chèn lên thần kinh anh.
Viên cảnh sát mặt choắt vừa giơ tay, anh đã chắp cả hai tay lên ngực, một sự phối hợp quá sốt sắng. Viên cảnh sát lùi nửa bước, tẽ rộng một chút giữa hai tay anh, rồi tra còng vào.
Viên cảnh sát hất hàm, ra hiệu bảo anh đi trước. Lúc này, anh trông thấy một đám cảnh sát đang tra còng vào một đám tội phạm ở hành lang. Anh hơi thẹn, liếc nhìn viên cảnh sát mặt choắt, chợt nhớ ra đã gặp anh ta tại sân trụ sở Uûy ban xã. Viên cảnh sát đẩy anh một cái, anh đi lên. Phía trước, cảnh sát và phạm cũng rục rịch tiến lên.
Họ tập trung ở sân nhà giam, cảnh sát ra lệnh cho họ xếp hàng một, điểm danh. Tất cả có mười người. Điểm danh xong, hai tay Cao Dương lập tức bị tóm chặt. Anh liếc sang bên trái có viên cảnh sát mặt choắt vừa còng anh, ngoảnh nhìn phía sau có viên cảnh sát béo tròn, miệng mím chặt, hai bên má nổi hai con chuột, bộ dạng cực kì nghiêm túc. Cao Dương không hiểu sao định nhìn lưới điện trên bờ tường, cổ anh tự nhiên đờ ra.
Anh đi cuối cùng, phía trước là cảnh sát và phạm đi thành ba hàng dọc, đội ngũ cực kì nghiêm chỉnh, anh chỉ thấy hai lưng áo trắng và một lưng áo đen.
Ra khỏi cổng nhà giam, anh chợt hiểu vì sao anh muốn nhìn lại lưới điện trên nhà giam: Trong giờ đi dạo hôm qua, anh trông thấy một dải vải đỏ khá dài mắc trên lưới điện, còn lão phạm lưu manh thì nhìn dải vải đỏ không chớp. Tên phạm đứng tuổi hung hãn nháy mắt với anh, nói: “Này anh chàng, ngày mai xử cậu, vợ cậu đã vào thăm cậu”. Cao Dương há hốc miệng không nói được lời nào, phạm đứng tuổi chuyển sang chuyện khác, nói: “Lão súc sinh điên rồi! Dây lưng quần con dâu lão mắc trên lưới điện. Cậu có biết con trai lão làm gì không?” Cao Dương lắc đầu. Phạm đứng tuổi nói: “Tao không thể nói cho cậu biết, cậu biết sợ cậu vỡ mật chết!”
Anh cảm thấy vướng khi hai tay bị cảnh sát giữ chặt liền cựa một cái. Cảnh sát giữ càng chặt hơn, tai trái nghe: “Đi nghiêm chỉnh!”, tai phải nghe: “Đừng quậy!”
Quần chúng đứng đầy hai bên đường, trợn mắt há miệng như chực đớp cái gì trong không khí.
Họ thất thểu như vậy rất lâu, trên trời có đàn chim bay theo, phân chim rơi như mưa xuống đầu phạm và cảnh sát. Họ gần như không có cảm giác, không một tiếng kêu, không ai giơ tay chùi cức chim đen đen trên đầu, trên người.
Cao Dương ngờ rằng con đường dài vô tận. Hai bên đường chốc chốc lại xuất hiện ngôi nhà tầng, khẩu hiệu kẻ trên tường rất to. Chốc chốc lại xuất hiện cần cẩu cao chọc trời, sơn màu lòng đỏ trứng. Hai bên đường vẫn có người đứng xem, một thằng lõi cởi truồng, mặt mày nhem nhuốc, bốc phân trâu ném đoàn người, không hiểu nó ném phạm hay ném công an, hoặc ném cả phạm ném cả công an, cũng có thể chẳng ném ai cả, chỉ là ném chơi. Cục phân trâu khiến hàng ngũ rối loạn đôi chút, một phút sau trở lại như cũ.
Giờ đây họ vào con đường trong rừng, con đường đủ rộng đi hàng ba. Thân cây bên đường mọc đầy rêu, mỗi khi cảnh sát chạm vai vào cây là phát ra tiếng kêu rất nhỏ như dế. Lá vàng phủ đầy mặt đường, đôi chỗ có vũng nước đọng màu xanh, mùi thum thủm, trong nước có những con bọ bé tí màu đỏ bơi lội, chúng bơi như kiểu con tôm, thành ra trên mặt nước có những con bơi lên, những con bơi xuống cùng một lúc.
Khi đi ngang qua đường sắt, trời đổ mưa. Hạt mưa to và dày, rơi trúng đầu đau không kém gì bị ném đá. Cao Dương rụt cổ lại như bản năng. Anh vấp chân phải tà vẹt, một khoái cảm chạy từ bắp chân lên đùi. Vết thương ở mắt cá chân vỡ mũ. Mủ chảy đầy ót giày. Anh xót đôi giày mới bèn đề nghị cảnh sát: “Chính phủ cho tui nặn mủ hết ở chân rồi đi tiếp!”
Hai viên cảnh sát như người điếc, không hề phản ứng trước đề nghị của anh. Vừa vượt qua đường sắt, một đoàn tàu hàng sình sịch chạy tới, làn gió cuốn theo tàu như cấu vào mông, như định giật quần anh ra khỏi người. Tàu hàng chạy, mưa cũng tạnh. Một con gà trống choai chưa đủ lông đủ cánh chui ra từ một bụi tầm ma, ngoẹo đầu ngắm Cao Dương bằng một con mắt. Cao Dương boăn khoăn, sao lại có gà ở nơi đồng không mông lạnh thế này? Đang nghĩ ngợi thì con gà hạ thấp cổ nhằm mắt cá chân mà mổ một phát, anh đau đến nỗi suýt tuột khỏi tay cảnh sát. Hai viên cảnh sát cũng giật mình, giữ tay anh chặt hơn.
Con gà choai đuổi theo anh, mổ tới tấp. Anh đau quá gào lên như chọc tiết. Cảnh sát mặc kệ, chỉ lo kèm anh đi thật nhanh. Đến một đoạn dốc, con gà lôi từ vết thương ra một sợi gân màu trắng. Nó tì hai chân, phau câu sát đất, màu đỏ gắt, lông cổ dựng ngược, rút bằng được sợi gân ra ngoài tới một mét, sợi gân mới dứt. Viên cảnh sát ghé sát tai anh nói nhỏ: “Tốt rồi! Nguồn gốc của bệnh đã lôi ra rồi!” Miệng anh ta đầy râu ria, Cao Dương bị nhột bèn rụt cổ lại. Anh ngửi thấy mùi tỏi nồng nặc từ miệng anh ta.
Sau khi qua đường sắt, anh có cảm giác như đoàn rẽ sang hướng tây, lát sau rẽ sang hướng đông, lát sau lại ngoắc sang hướng nam. Họ đi trên cánh đồng hoa màu, có một loại cây cao bằng nửa thân người, trên cánh chạc đều có quả to bằng quả bóng bàn, màu xanh nhạt, lông tơ màu trắng đục. Quả gì nhỉ? Anh cố nhớ mà không nhớ ra. Cảnh sát béo bức một quả đưa lên miệng nhai, một dung dịch xanh từ mép rồi rớt xuống. Anh ta nhai một hồi rồi nhả ra lòng bàn tay một chất dính như chất dịch ở con vật nhai lại.
Cảnh sát béo giữ anh không cho đi, cảnh sát gầy cứ lôi anh đi, người anh xoay qua xoay lại, sợi xích giữa hai còng hết căng rồi lại trùng, cò cử một lúc cảnh sát gầy đành chịu phục, dừng lại thở hồng hộc, không kéo anh đi nữa nhưng nắm chặt tay anh. Cảnh sát béo dán một thứ gì đó lên vết thương chân anh, lại xé một mẩu dán ra ngoài. Một luồng không khí lạnh chạy rân rân từ vết thương vào trong người, cảnh sát béo nói: “Phương thuốc của Biển Thước đây, chỉ trong ba ngày là liền miệng.”
Họ bị rớt lại phía sau, trước mặt không còn ai, chỉ tòan là loại cây lạ, nhưng dấu vết để lại của người đi qua vẫn còn: Lá cây lật ngửa phơi bụng màu trắng. Hai cảnh sát chạy như bay theo đoàn người.
Cuối cùng, họ đã đuổi kịp. Họ trông thấy đường sắt giống đoạn đường vừa đi qua. Chín phạm và mười tám cảnh sát đứng thành hàng ngang dưới nền đường sắt cao cao, đang đợi họ. Đứng thành hàng ngang, đội ngũ dài ra gấp hai gấp ba, hai trắng kèm một đen như rắn cạp nong. Họ cùng cất tiếng gọi nhưng không rõ lời, chỉ nghe tiếng uồm uồm vang đi rất xa.
Họ nhập vào đoàn người. Chỉ cần một giây lại chuyển thành ba hàng dọc. Lần này thì đi vào đường hầm. Đường hầm không đèn đóm rất tối. Mặt đường nước lút bàn chân, nóc hầm nước rỏ giọt thánh thót. Vài chiếc xe ngựa vượt lên, vó ngựa giẫm nước bắn tung toé.
Ra khỏi đường hầm, không ngờ ngay trước mặt là phố 1 tháng 5, chỉ năm phút sau, họ đứng trước quảng trường Lao động 1 tháng 5. Một lớp tỏi thối phủ đầy quảng trường, chân dẫm lên vừa trơn vừa dính. Cao Dương thương cho đôi giày mới của anh.
Rất nhiều nông dân đứng xung quanh quảng trường. Đa số có khuôn mặt dầu dãi phong sương, một lớp bụi lại phủ lên lớp sương trên mặt, không biết đến năm nào mới tan. Trong số đó có một ông già hình dạng giống người Chu Khẩu Điếm mà Cao Dương thấy trong sách giáo khoa, trán giô nhưng rất hẹp, miệng rộng, hai tay dài quá khổ. Lão quái nhảy tung ra gào toáng lên: “A ha ha, một tay sờ vú to, chấm tương ớt ăn thật no!…” Cao Dương không hiểu ý tứ câu nói… Anh nghe viên cảnh sát nói: “Lão điên! Điên trăm phần trăm!”
Đi hết quảng trường, họ rẽ vào một ngỏ nhỏ. Một cậu choai choai quần áo bằng vảy ni lông ép một cô gái có bím tóc rất to vào tường, dẩu môi lên mà hôn mặt cô kia. Cô đẩy anh chàng ra. Một đàn ngỗng trắng lấm bùn lê lết, đi đi lại lại sau lưng cặp trai gái. Đoàn người lách sau lưng cậu choai choai mà đi. Có lẽ muốn dành khoảng không cho hàng ba, cô gái ôm chặt eo lưng cậu, hai người dán vào nhau.
Đi hết ngỏ lại rẽ một lần, đại lộ 1 tháng 5 giắt ngang huyện lị đã hiện ra trước mặt. Bên đường đang xây nhà tầng, máy trộn bê tông chạy ầm ầm, hai thợ: một nam một nữ, cùng lắm chỉ mười một mười hai tuổi đứng máy. Nam xúc cát đổ vào bầu, nữ cầm vòi cao su xối nước. Nước chảy rất mạnh, vòi run bần bật, cô gái cầm cả hai tay mà gần như không nổi. Các lưỡi gạt trộn gữa phát ra tiếng kêu cộc cộc. Chiếc cần cẩu màu đỏ trứng chậm rãi nâng tấm bê tông có rất nhiều lỗ, trên đó, bốn người đội nón đan bằng nhành liễu đang chơi tú lơ khơ. Vẻ bình thản lạ lùng của họ khiến Cao Dương hết sức ngạc nhiên.
Lại lượn một vòng, trước mắt hiện ra bức tường cao cao của nhà giam, lưới điện trên đầu tường chạm mạch tóe lửa xanh, chiếc thắt lưng bằng vải điều mắc trên đó.
- Đội trưởng Hình – viên cảnh sát gọi – bọn tui có nên về nghỉ một lúc không?
Một cảnh sát to con, mặt đen thui, giơ tay xem đồng hồ rồi nói: “Về nghỉ nửa tiếng!”
Cổng sắt nhà giam mở ra, cảnh sát lôi tất cả vào.
Không đưa phạm vào phòng giam.
Phạm ngồi một vòng tròn trên phòng giam, hai chân duỗi thẳng, hai tay để lên đầu gối. Các cảnh sát uể oải bước ra. Một cảnh sát cầm súng trường đứng canh phạm. Vài cảnh sát đu trên nhà xí, vài người đu trên xà. Khỏang mười phút sau, hai cảnh sát nữ ám giải thím Tư, mỗi người bê một chiếc mâm bằng gỗ sơn son, trên mâm có hai thứ đồ uống đựng trong chai, mỗi chai cắm một ống hút.
- Hai thứ này khác nhau về màu sắc và mùi vị, mỗi người chỉ được chọn một – Cảnh sát nữ nói.
- Anh chọn màu nào? – Cảnh sát nữ hỏi Cao Dương.
Anh phân vân một loại đỏ như máu một loại đen như mực
- Mau lên phải dứt khoác chọn lấy một!
- Tui lấy màu đỏ – Cao Dương nói.
Cảnh sát nữ lấy chai nước uống màu đỏ đưa cho anh. Anh bê cả hai tay nhưng không dám uống.
Nước uống phân phối xong, Cao Dương trông thấy, trừ Cao Mã, mọi người đều chọn màu đỏ.
- Uống mau lên! – Cảnh sát nữ giục.
Các phạm nhìn nhau không dám uống.
Cảnh sát nữ nổi giận: “Cứt chó không trát được tường, đồ vô dụng! Tui đếm một, hai, ba! Uống!”
Cao Dương khẽ nhấp một ngụm nhỏ, một hỗn hợp trong đó có tỏi từ từ trôi xuống họng.
Uống xong cảnh sát tập hợp, ai về vị trí nấy, kèm chặt phạm nhân, xếp hàng ba đi ra cổng.
Ra khỏi cổng, đoàn người rẽ bên hướng bắc, vượt qua mặt đường liền bước lên tam cấp, lên hết tam cấp, bước vào một phòng lớn. Phòng lớn người ngồi chật nhưng im phăng phắc, không khí cực kì trang nghiêm.
Anh nghe thấy một giọng nam cao hô to: “Giải các bị cáo trong vụ tỏi Thiên đường vào!”
Hai cảnh sát mở còng, kéo hai tay anh ra phía sau, dúi cổ anh về phía trước, vừa đùn vừa đẩy anh vào ghế bị cáo.
Cao Dương vịn lan can thiết kế riêng cho anh, ngẩng đầu lên. Vật đầu tiên đập vào mắt anh là chiếc quốc huy chói lọi. Cảnh sát béo ghì chặt cứng tay anh, khiến anh rất khó chịu. Một Chính phủ nam vẻ mặt nhân từ, da dẻ mịn màng ngồi phía dưới quốc huy. Bên trái bên phải ông có bảy tám ông Chính phủ ngồi xoè ra như cánh phượng, đa phần mặt mày sáng sủa như diễn viên điện ảnh.
Ông Chính phủ nam ngồi chính giữa dọn giọng, ghé miệng sát mi cờ rô bọc vải điều, oanh oanh: “Phiên tòa sơ thẩm vụ tỏi Thiên Đương bắt đầu!” Nói xong, ông ta đứng lên, những người bên cạnh vẫn ngồi.
Chính phủ cầm danh sách điểm tên từng người, gọi đến Cao Dương, anh không biết nên nói như thế nào, cảnh sát gầy đã giục: “Nói mau”.
- Có.
Chính phủ nam nói: “Các bị cáo đều có mặt. Giờ tuyên bố án do Cao Mã, Cao Dương, Phương Ngô Thị, Trịnh Thường Nam… ngày 28 tháng 5 đập điện thoại, đốt cơ quan huyện, đả thương một số nhân viên công tác của Chính phủ. Viện kiểm sát nhân dân huyện Thiên Đường thụ lý vụ này, căn cứ Điều 105 Chương Một phần Ba Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, mở phiên tòa xét xử công khai.
Cao Dương nghe thấy quần chúng thì thầm to nhỏ phía sau. Chính phủ đập đánh chát kinh đường mộc, yêu cầu mọi người yên lặng. Ông ta nhấp một ngụm nước trà, nói: “Hội đồng xét xử gồm ba thành phần: Chủ tọa do Viện trưởng Viện Dân pháp huyện Thiên Đường Khang Bá Đào – Cũng chính là tôi, đảm nhiệm; Bồi Thẩm nhân dân do Uûy viên thường vụ Hội nghị chính trị hiệp thương Du Nhã và Chủ Nhiệm Văn phòng Đại hội đại biểu nhân dân huyện thiên đường đảm nhiệm. Thư Kí Tống Tú Phần. Công tố viên do Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thiên Đường Lưu Phong, đảm nhiệm.”
Chủ tọa ngồi xuống, hình như ông ta rất mệt. Ông nhấp một ngụm trà nữa, giọng khê đặc: “Căn cứ Điều 113, Tiết 1, Chương 2 Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, các bị cáo được sử dụng quyền hồi tị đối với các thành viên của Hội đồng xét xử, với Thư ký phiên tòa, với Uỷ viên công tố. Bị cáo có quyền tự bào chữa.”
Cao Dương hiểu mà không hiểu những lời của ông Chủ toa. Anh hoang mang, tim đập lúc mau lúc chậm, anh biết anh không buồn đái, nhưng lại rất mót đái. Anh vặn vẹo người để giảm bớt căng thẳng. Cảnh sát béo hạ giọng cảnh cáo anh, không được cựa quậy!
- Có ai đề nghị thay đổi thành phần Hội đồng xét xử? – Chủ tọa nói như hết hơi – Không ai đề nghị? Vậy xin mời ông Uỷ viên công tố đọc cáo trạng.
Công tố viên đứng dậy. Ông ta nói nhanh, giọng the thé. Cao Dương nghe giọng biết ông ta không phải người vùng này. Cao Dương chăm chú nhìn đôi môi liến thoắng, nhanh như tép nhảy, nhìn ông nhíu mày nhăn mặt, quên luôn cả mót đái. Công tố viên đọc những gì, anh cũng không rõ, anh cảm thấy sự việc nêu trong bản cáo trạng không liên quan gì tới anh.
Ông chủ tọa đặt tách trà xuống, nói: “Giờ bắt đầu thẩm vấn. Bị cáo Cao Mã, ngày 27 tháng 5 anh hô khẩu hiệu phản động, kích động quần chúng đập phá Uûy ban huyện, đúng không?”
Cao Dương ngẩng nhìn Cao Mã đứng trước vành móng ngựa, cách anh rất xa, chỗ có chiếc quạt trần quay chậm như rùa.
- Bị cáo Cao Mã, Tòa hỏi anh nghe thấy không? – Chủ tọa nhấn mạnh câu hỏi.
Cao Mã nhìn thẳng vào mặt Chủ tọa, nói:
- Tui căm các ông!
- Căm chúng tôi? Sao lại căm chúng tôi? – Chủ tọa cười đau khổ – Chúng tôi lấy sự thật làm căn cứ, lấy pháp luật làm chuẩn mực, không xử oan một người ngay, cũng không để lọt một kẻ xấu. Anh không thừa nhận cũng không sao, cho gọi nhân chứng số 1!
Nhân chứng số 1 là một chú nhỏ, mặt trắng như mâm bột. Cậu ta đứng tại chỗ người làm chứng, tay mân mê gấu áo.
- Nhân chứng số 1, anh tên là gì? Công tác ở đơn vị nào?
- Tôi tên Vương Kim Sơn, lái xe con thuộc tổ xe Văn phòng Uûy ban.
- Nhân chứng Vương Kim Sơn, anh phải khai cho đúng sự thực, nếu là ngụy tạo, anh sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật! Anh nghe rõ chưa?
Nhân chứng gật đầu nói: “Sáng 27 tháng 5, tui đánh xe đưa khách của Huyện trưởng Trọng ra ga, lúc trở về thì xe bị tắc ở chỗ cách Uûy ban khoảng năm mươi mét. Tui nghe Cao Mã đứng trên một xe trâu, hô to: “Đả đảo tham quan ô lại”, “Đả đảo chủ nghĩa quan liêu!”
- Nhân chứng lui ra. Cao Mã, anh còn gì nói không?
- Tui căm các người! – Cao Mã lạnh lùng nói.
Thời gian thẩm vấn tại tòa dài lê thê, Cao Dương chân mỏi run, đầu choáng váng. Khi Chủ tọa hỏi, anh nói: “Thưa Chính phủ, những gì cần nói tui đã nói cả rồi, ông đừng hỏi tui nữa.” Chủ tọa mép sùi bọt, nói: “Đây là qui định của pháp luật, không thể thay đổi!”
Chủ tọa cũng ngán với cung cách thẩm vấn hao hao như nhau của phiên tòa, nên hỏi qua quít dăm câu nữa rồi tuyên bố: “Tòa kết thúc thẩm vấn, dưới đây xin mời Uûy viên công tố phát biểu.”
Công tố viên nói mấy câu rồi ngồi xuống.
Sau đây xin mời những người bị hại ra trước Tòa.
Ba người tay quấn băng bước vào.
- Mời các bị hại phát biểu!
Các bị hại à uôm một hồi.
Những người bị hại phát biểu xong.
- Các bị cáo còn nói gì nữa không? – Chủ tọa hỏi.
- Thưa Chính phủ, ông nhà tui chết oan quá! Một mạng người, hai mạng trâu, một cỗ xe, Bí thư Vương chỉ đền có ba ngàn năm trăm đồng! Thưa Chính phủ, rẻ rúng quá!
Chủ tọa nhíu mày: “Bị cáo Phương Ngô Thị, những điều trình bày của bà không thuộc phạm vi vụ này!”
Thím Tư nói: “Các quan không được bao che cho nhau.”
- Bị cáo Ngô Phương Thị, bà kêu gào ầm ĩ, gây rối tại Tòa, tôi với cương vị Chủ tọa cảnh cáo bà!
Chủ tọa sốt ruột tuyên bố: “Những người bào chữa có thể bắt đầu!”
Tại nghế dành cho luật sư bào chữa, một thanh niên mặc quân phục sĩ quan đứng lên. Cao Dương trông người này rất quen, nhưng không biết đã gặp ở đâu.
Viên sĩ quan trẻ nói: “Tôi là giáo viên chính ngạch phòng nghiên cứu giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê, Học viện Pháo binh Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Căn cứ Điều 26, Khoản 3 Bộ luật tố tụng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tôi có quyền bào chữa cho cha tôi – Bị cáo Trịnh Thường Niên.”
Mọi người xôn xao, tiếng ồn từ trên trần nhà dội xuống, các phạm nhìn nhau, anh mắt dồn về ông già râu bạc phơ đứng giữa vành móng ngựa.
- Im lặng! – Chủ tọa nói to.
Quần chúng yên lặng, đợi viên sĩ quan phát biểu.
Thoạt tiên, anh hướng về phía Chủ tọa phiên tòa, nói: “Thưa ông Chủ tọa, trước khi bào chữa cho cha tôi, xin phép cho tôi nói mấy câu ngoài lề, cái gọi là “ngoài lề” nhưng không phải không liên quan tới vụ án.”
- Tôi cho phép! – Chủ tọa nói.
Anh quay về phía quần chúng , nói hơi lắp, cá biệt đôi tiếng nghe không rõ, nhưng giọng điệu thì rất biểu cảm, rất hấp dẫn: “Thưa các vị pháp quan, thưa tòan thể bà con đến dự phiên tòa! Sau hội nghị tòan thể Trung ương III Đại hội Đảng lần thứ XI, tình hình nông thôn đã có sự thay đổi vĩ đại, huyện Thiên Đường chúng ta cũng không ngoại lệ, cuộc sống của nhân dân đã được cải thiện rất nhiều so với thời kì đại cách mạng văn hoá. Điều này ai cũng rõ. Thế nhưng, những năm gần đây, những điều tốt đẹp do cải cách kinh tế nông thôn đem lại, đã từng bước bị ngốn sạch.
Chủ tọa vỗ bàn, nói: “Luật sư bào chữa, không được xa đề quá!”
- Cám ơn ông Chủ tọa đã nhắc nhở, tôi sẽ đi ngay vào thực chất của vấn đề. Những năm gần đây sự đóng góp của nhân dân ngày càng nặng. Thôn tôi trồng một mẩu tỏi, phải nộp thuế nông nghiệp chín đồng tám hào, nộp thuế VAT cho Uûy ban xã hai mươi đồng, nộp thuế xây dựng cơ bản cho huyện năm đồng (tính theo đầu người); khi bán tỏi, phải nộp thuế quản lí thị trường, thuế kiểm tra cân đo, thuế quản lí giao thông, thuế bảo vệ môi trường, lại còn các loại phạt, cả một đống danh mục! Vì vậy nhân dân gọi một cách ví von là “Vặt lông nhạn”. Lại thêm những năm gần đây vật tư cần cho nông nghiệp như phân hoá học, nông dược… tăng giá khủng khiếp hoặc biến tướng của của tăng giá, lợi ích của nhân dân được hưởng không còn mấy tí. Từ đầu năm đến giờ, những hiện tượng vi phạm chính sách nhà nước đã đến độ không thể tha thứ. Vì vậy, tôi cho rằng “Sự kiện tỏi Thiên Đường” không nổ ra một cách ngẫu nhiên!
Chủ tọa giơ tay xem đồng hồ.
- Hợp Cung tiêu huyện khi thu mua tỏi đã chèn ép nông dân một cách phi lý, hơn nữa,còn mở rộng cửa sau ư u tiên thu mua tỏi của cán bộ các cấp từ xã đến huyện, còn những người dân không đi được cửa sau thì chạy đôn chạy đáo suốt ngày đêm vì tỏi! Lòng dân sôi sục oán hờn!
- Không bán được tỏi chỉ châm ngòi cho sự kiện Thiên Đường, còn nguyên nhân chủ yếu là do chính trị đen tối của huyện Thiên Đường!
Chủ tọa đứng lên, nói: “Ông phát biểu ra ngoài phạm vi của vụ án nhiều quá!’’
- Chúng ta hãy nhìn từ một góc độ khác. Hồi mới giải phóng, cơ quan cấp Khu của ta chỉ mười mấy cán bộ, nhân viên, vậy mà công việc vẫn chạy. Nhưng bây giờ thì Uûy ban của một xã khoảng một vạn dân, có tới trên sáu mươi người, bao gồm cán bộ chính thức, cán bộ phụ động, nhân viên, tạp vụ… nếu gộp cả cán bộ Công xã nhân dân thì là gần một trăm người. Trong số này có đến tám mươi phần trăm ăn lương từ tiền thuế của dân nộp Chính phủ được giữ lại xã theo tỉ lệ.
- Sau Hội nghị TƯ III, thực hiện chia ruộng đến từng hộ, công việc sản xuất của nông dân, cơ bản không cần cán bộ quan tâm. Cán bộ liền quay ra chè chén, đương nhiên không bỏ tiền túi ra trả. Nói câu hơi nặng một tí, số cán bộ này là những con ký sinh trùng phong kiến trên cơ thể chủ nghĩa xã hội! Vì vậy tôi cho rằng, bị cáo Cao Mã hô to “Đả đảo tham quan ô lại!” “Đả đảo chủ nghĩa quan liêu!” là biểu hiện tiến bộ của nông dân đã thức tỉnh, chứ không cấu thành tội phản cách mạng. Chẳng lẽ không nên đánh đổ tham quan ô lại? Chẳng lẽ không nên phản đối chủ nghĩa quan liêu? Đương nhiên, vì không được bị cáo Cao Mã uỷ quyền, nên tôi phát biểu không nhằm bào chữa cho bị cáo Cao Mã.
- Nếu ông cứ tiếp tục tuyên truyền kiểu này, tôi buộc phải tước quyền bào chữa của ông!
- Chúng tôi đề nghị Tòa cho ông ấy tiếp tục phát biểu – Có người gào lên ở phía dưới. Cao Dương không kìm được ngoảnh lại nhìn: Con đường vắt qua trước cửa tòa án người dày đặc.
- Yên lặng! – Chủ tọa nói to.
- Cha tôi tham gia đập phá cơ quan huyện, đập vỡ một ti vi màu 20 inh, đốt hồ sơ tài liệu, đánh bị thương một nhân viên chính phủ, vậy là phạm tội. Là con tôi rất đau xót! Tôi không định gở tội cho cha, nhưng tôi không thể hiểu điều này: Bị cáo Trịnh Thường Niên trong cuộc chiến tranh giải phóng tham gia đội tải thương, theo quân giải phóng đánh xuống Giang Tây, lập một công lớn, hai công nhỏ. Một con người như thế làm sao biến thành tội phạm? Tình cảm của ông đối với đảng Cộng sản sâu sắc là thế, vì sao chỉ một nhúm tỏi, ông đập phá cơ quan huyện của Đảng?
Quần chúng ồn ào các pháp quan hơi hoảng.
Chủ tọa đứng lên, đập bàn quát lạt cả giọng: “Yên lặng!Yên lặng!”
Mãi sau tiếng ồn mới lắng xuống. Chủ tọa nói: “Bị cáo Trịnh Thường Niên, khi chưa được tòa cho phép, ông không được nói!”
- Tôi xin nói tiếp – Viên sĩ quan nói.
- Tòa cho ông nói năm phút nữa! – Chủ tọa nói.
- Tôi không chấp thuận hạn định của ông Chủ Tọa – Sĩ quan trẻ nói – Luật tố tụng hình sự không hạn định thời gian phát biểu của luật sư bào chữa, cũng không giao quyền cho Hội Đồng xét xử hạn chế thời gian phát biểu của người bào chữa!
- Tòa cho rằng, lời phát biểu của ông đi quá xa phạm vi vụ án – Chủ tọa nói.
- Những lời phát biểu của tôi ngày càng tiếp cận phạm vi bào chữa cho bị cáo Trịnh Thường Niên – Sĩ quan trẻ nói.
- Để ông ấy nói! Để ông ấy nói! – Quần chúng lại gào tướng lên.
Cao Dương trông thấy viên sĩ quan trẻ rút vuông vải trắng ra lau mắt.
- Được, ông nói đi! – Chủ tọa nói – Ghi âm tòan bộ lời lẽ của ông, ông phải chịu trách nhiệm về những lời phát biểu của mình!
- Vâng, tôi dám nói, dám chịu trách nhiệm! – Viên sĩ quan trẻ nói lắp một tiếng , lại nói tiếp – Tôi cho rằng “Vụ án tỏi Thiên Đường” gióng tiếng chuông cảnh tỉnh cho Đảng ta.
Phòng xử án im phăng phắc, không khí như đặc quánh, run rẩy. Cao Dương bị nén chặt màn nhĩ, đau không chịu nổi. Chủ tọa run bần bật, mồ hôi đầy mặt, lập cập vớ lấy ca nước nhưng lại làm đổ ra bàn, nước chè đỏ sậm chảy tràn ra khăn trải bàn trắng tinh, rớt xuống đất tong tỏng.
- Ông định làm gì vậy? Ông đang kích động... Chủ tọa nói – Thư ký, ghi lời ông tavào biên bản không được sót một chữ.
Viên sĩ quan trẻ mặt trắng nhợt, trông thảm quá!
Cao Dương van thầm: “Người anh em, nói ít thôi!” Trong đầu anh chợt lóe lên, nhớ ra rồi!
Viên sĩ quan chính là người thanh niên tưới ngô giúp cha đêm hôm ấy!
- Tôi xin nhắc lại – Viên sĩ quan nói – Đại đa số đảng viên và cán bộ huyện Thiên Đuờng là tốt. Tôi phải nói câu này: Con sâu làm rầu nồi canh! Một hành vi xấu của đảng viên, cán bộ thường ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của Đảng, còn quần chúng thì không phải lúc nào cũng công bằng, khi bất mãn với một quan chức nào đó, họ thường qui kết ở phạm vi lớn hơn. Nhưng chính vì vậy, các quan chức chính phủ càng phải cẩn thận, tránh làm phương hại đến danh dự của Đảng và Chính phủ.
Tôi còn cho rằng, ông Huyện trưởng Thiên Đường Trọng Vì Dân trong quá trình xẩy ra vụ tỏi, vì bảo vệ mạng, đã đóng cửa ngồi trong nhà, đôn cao tường, cắm mảnh chai, khi sự việc phát sinh, dù nhân viên công tác gọi điện rất nhiều lần, ông ta vẫn không chịu ra gặp quần chúng, đến nỗi sinh đại loạn, gây hậu quả nghiêm trọng. Điều 187 Luật hình nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa qui định: “Nhân viên công tác Nhà nước nếu lơ là nhiệm vụ gây tổn hại nặng nề cho tài sản công cộng, cho lợi ích của Nhà nước và nhân dân, phạt tù dưới năm năm hoặc quản thúc có kì hạn”. Ông Trọng Vì Dân là Huyện trưởng không giúp dân giải trừ được mối lo, không quan tâm đến lợi ích của đất nước, đó chẳng phải lơ là nhiệm vụ? Hành vi của ông ta phải chăng tận tâm với chức vụ? Nếu chúng ta vẫn thừa nhận mọi người bình đẳng trước pháp luật, thì Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thiên Đường phải khởi tố Huyện trưởng Trọng Vì Dân trước cơ quan pháp luật! Tôi nói đến đây là hết.
Viên sĩ quan trẻ đứng một lúc rồi mệt mỏi ngồi xuống ghế dành cho luật sư bào chữa. Phòng xử án tiếng vỗ tay như điên cuồng.
Chủ tọa đứng dậy, đợi tiếng vỗ tay lắng xuống, ông ta nói: “Các bị cáo còn nói gì nữa không? Không! Vậy tôi tuyên bố phiên tòa tạm nghỉ. Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào sự thật đã được xác minh, các chứng cớ và những điều qui định của pháp luật có liên quan để nghị án, nửa tiếng nữa sẽ tuyên.”