Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Cây Tỏi Nổi Giận

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 15592 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cây Tỏi Nổi Giận
Mạc Ngôn

Chương 15

Dạo khúc huyền cầm, vui như mở hội
Ngợi ca Đảng anh minh!
Nghị quyết hội nghị ba dẫn đường chỉ lối,
Bà con muốn đổi đời: Trồng tỏi!

Tháng giêng năm 1987, Khấu mù hát trong tiệc cưới Vương Minh Ngưu, con trai thứ ba nhà họ Vương. Đêm hôm ấy tiệc mừng vui vẻ, Khấu mù quá chén say bí tỉ, ngủ như chết, ba ngày sau mới tỉnh.
Đêm thứ hai sau khi bị bắt vào tù, thím Tư mơ thấy chú Tư người đầy máu đứng trước giường, nói: “Bà ơi, bà ở đây sẵn cơm sẵn nước, an nhàn thảnh thơi, không kêu oan, không báo thù cho tôi nữa sao?” Thím Tư bảo: “Ông ơi, oan của ông không thể kêu, thù của ông không thể báo, tui phạm tội rồi!”. Chú Tư thở dài: “Thế thì thôi vậy, tui giấu hai trăm đồng ở kẽ gạch hàng thứ hai tính từ cửa sổ xuống, khi nào bà ra tù, bà lấy ra một trăm, lập cho tui cái quĩ đen, dương gian làm sao, âm phủ làm vậy, chuyện gì cũng phải đi cửa sau, không có tiền là không xong!” Chú Tư chùi máu trên mặt, lững thững đi ra.
Thím Tư sực tỉnh, mồ hôi thấm ướt cả cái chăn cứng như vỏ thép. Hình ảnh chú Tư máu tươi cùng mình lắc lư trước mặt, khiến thím sợ hãi, xót xa. Có âm tào địa phủ thật không? Công việc đầu tiên sau khi về nhà là lấy hai trăm đồng ở kẽ gạch hàng thứ hai từ cửa sổ xuống, nếu có tiền ở đấy tức là có âm tào địa phủ. Chuyện này không thể cho thằng Cả và thằng Hai biết. Hai thằng khốn đó tranh nhau mà làm điều ác.
Thím Tư thở dài nghĩ đến con. Giường đối diện, phạm nữ cũng thở dài. Chị ta cũng đang nhớ con. Ban đêm, chị ta bị dựng dậy đi lấy cung, trở về nằm sấp trên giường khóc một trận rồi thừ người ra, thở dài liên tục.
Phạm nữ ngủ say, tiếng ngáy lúc nhanh lúc chậm như đang nằm mơ.
Thím Tư không ngủ được nữa. Một con dơi lọt qua cửa sổ vào trong buồng, lượn vài vòng rồi bay ra. Bóng đêm không bờ không bến, chỗ nào cũng có tiếng nói mơ, chỗ nào cũng có tiếng kêu báo điềm chẳng lành của lũ vẹt.
Thím Tư khoác áo bước ra sân, trong tiếng kêu quái dị của lũ vẹt nhà bên cạnh, thím nhìn sao và nửa vầng trăng. Quá nửa đêm mà chú Tư vẫn chưa trở về, thím sốt ruột.
Sau bữa cơm chiều, thím bảo: “Nhất tướng, đi đón bố một í!”
Thằng Hai nói: “Đón mà làm gì, không về được thì đón cũng không về!”
Thím Tư không biết nói sao, im lặng hồi lâu, thím bảo: “Đẻ ra mày làm gì?”
- Ai khiến các người đẻ? Ngay sau khi đẻ, dìm tui vào vại nước đái thì có phải tui khỏi chịu tội sống mấy chục năm không?
Thím Tư bị chặn họng không nói được câu gì, ngồi trên giường mà khóc.
Ánh trăng vàng vọt đổ dài bóng thím trên mặt đất.
Có tiếng gõ cửa gấp.
Thím Tư vội ra mở cửa, một người vụt vào, đó là Cao Dương.
- Thím Tư… - Cao Dương vừa khóc vừa nói – Chú Tư bị xe chẹt chết rồi!
Thím ư rũ người ra, không động cựa được gì nữa, Cao Dương vực thím dậy xoa bóp hồi lâu, thím ợ ra một miếng nước bọt, khóc ầm lên, gọi to: “Thằng Cả… thằng Hai… Kim Cúc!… Dậy mau, bố bị xe chẹt chết rồi!”
Kim Cúc bụng chửa vượt mặt, chạy ra. Anh Cả và anh Hai ra theo.
Lúc sáng bạch, hai xe ngựa về đến ngõ, dừng lại chỗ sân phơi. Thím Tư chạy ra, miệng gào ông ơi là ông ơi. Sân phơi đầy người. Trưởng thôn Cao Kim Giác cũng đến. Cả Phương và Hai Phương đứng bên xe, tím mặt.
- Bố mày đâu? Bố mày đâu rồi? – Thím Tư giang hai tay, hỏi.
Cả Phương ngồi xổm dưới đất, ôm đầu khóc tấm tức: “Bố ơi… Bố thân yêu của con…”
Hai Phương không khóc, giật mạnh tấm ni lông phủ trên xe, để lộ ông Tư nằm thẳng cẳng trên thùng, miệng há hốc, mắt mở to, má dính đầy đất.
Ông ơi, ông chết thảm quá ông ơi! Tui sờ mặt ông, tui sờ tay ông, mặt ông lạnh giá, tay ông lạnh giá. Tối qua ông còn chắc khỏe, hôm nay chỉ còn là cái xác không hồn, ông ơi là ông ơi!
Thím Tư sờ đầu, sờ tai chú Tư. Ông mặc chiếc áo chẽn rách, hở nửa bụng đen nhẻm. Quần rách tả tơi, chân nát bét.
Ông ơi, ông là người làm ruộng, lẽ ra ông phải giành lấy sự sống trong cái chết, vậy mà mới vấp một cái, ông đã chết rồi. Thím Tư sờ cái đầu lạnh giá của ông Tư tìm vết thương. Thím đã tìm thấy: Giữa đỉnh đầu lõm bằng quả trứng gà. Đây rồi ông ơi, ông bị vỡ sọ ở chỗ này, mảnh sọ đâm vào óc ông mới chết!
Hai người trong thôn đến kéo thím Tư ra. Thím đã cứng miệng, không thở được, có lẽ chết uất. Thím nghe tiếng Kim Cúc kêu cha khóc mẹ. Hai người lấy đũa cả cạy miệng thím, “Nhẹ tay, nhẹ tay kẻo gãy răng!”, người đỡ gáy bảo người cạy răng thím. Miệng thím đã được mở ra, người ta đổ nước lạnh, thím tỉnh lại.
Một xe chở xác con trâu. Nó nằm nghiêng, bốn chân gác lên lan can bằng cỏ như bốn khẩu súng máy, bụng rất to, hai con nghé trong bụng vẫn cựa quậy.
Khóc một hồi, gào một hồi, nhìn mặt trời đã cao ba con sào, trưởng thôn Cao Kim Giác nói: “Anh Nhất Quân này, bố anh đã như thế này, có khóc cũng không kéo lại, trời nóng nực, thi hài để lâu sẽ hỏng, phải khâm liệm ngay. Có quần áo mới thì thay cho ông già, thuê hai xe đưa lên huyện hỏa táng. Con trâu này thì lột da xẻ thịt, sáng mai lại đúng phiên chợ, thịt trâu khá đắt, cả thịt lẫn da đủ cho đám tang”.
- Bác ơi – Cả Phương hỏi – Bố cháu chết là hết hay sao? Nghe Cao Dương nói, bố cháu và anh ta đỗ xe sát vệ đường, tài xế ôtô cứ tông bừa!
Cao Kim Giác nói: Có chuyện như vậy à? Vậy tài xế thì phạt tù, xe của ai thì người ấy bồi thường nhân mạng! Xe ai thế?”
- Xe của Ủy Ban xã, ông Bí thư Vương An Tu ngồi trong xe – Cao Dương nói.
Cao Kim Giác tái mặt, nghiêm giọng quát: “Cao Dương không được nói mò! Anh có trông rõ không đấy?”
Cao Dương nói: “Thưa ông, cháu không nói bậy. Xe Uûy ban chạy được một quảng thì chết máy vì vỡ két nước. Cháu đang ôm chú Tư mà khóc thì Bí thư Vương và tài xế Trương chạy trở lại. Tài xế Trương run như cầy sấy, miệng sặc sụa hơi rượu. Bí thư Vương an ủi anh ta: “Chú Trương đừng sợ, đã có tôi!” Bí thư hỏi tui người thôn nào, tui nói. Tui nghe bí thư Vương thở phào, bảo tài Trương: “Chú đừng sợ, là nông dân của xã ta, rất thuận rồi, cho họ ít tiền là xong!”
Cao Kim Giác nói: “Cao Dương không được nói bậy đấy nhé. Anh nhìn rõ số xe chứ?”
- Chiếc xe màu đen, không mang biển số, ban ngày không dám chạy, chỉ hoạt động về đêm.
Cao Trực lăng chủ hãng vẹt dè bỉu: “Thằng lái xe đó là anh em con chú con bác với vợ bí thư Vương, vốn là dân lái máy kéo, hoàn toàn không có bằng lái ôtô!”
Cao Kim Giác nói: “Cao Trực Lăng!”
Cao Trực Lăng lừ mắt, nói: “Sao? Ông cấm tui nói hả? Ông sợ chứ tui không sợ ông ta. Ông cậu tui là phó ban tổ chức thị ủy, Vương An Tu là cái đinh gì!”
Cao Kim Giác nói: “Các anh thích làm gì thì làm, nhưng phải chấp hành hai việc: Đưa thi hài lên huyện hỏa táng; khi bán thịt trâu phải nộp cho Uûy ban thôn phí quản lý là mười đồng.”
- Cả Phương, Hai Phương, các anh là đồ bị thịt! – Cao Trực Lăng nói – Khênh ông già lên xã, để xem vương An Tu làm thế nào?
Cả Phương còn đang phân vân, Hai Phương trợn mắt, quát: “Đi, anh Cả! Con Cúc trông nhà, mẹ cũng nên đi!”
Thằng Cả và thằng Hai lôi ông già xuống. Ông lão nằm sấp dưới đất như con chó chết! Tui nói: “Thằng Hai gượm hẵng, còn một cái áo bông mới, lấy ra thay cho bố. Đây là đi gặp quan, phải giữ thể diện một chút…” Thằng Hai nói: “Người đã chết thì thể diện cái cứt!” Thằng Hai gỡ một cánh cửa xuống đặt ông già lên, lúc đầu nó đặt sấp, tui bảo: “Hai, đặt bố nằm ngửa!” Nó lật ông già lại, mặt ngửa lên trời, hai mắt mở trừng trừng. Cao Trực Lăng cũng tốt bụng, về nhà lấy thừng chảo và đòn khiêng, ràng buộc cẩn thận. Thằng Cả thọt đi trước, thằng Hai thõng lưng đi sau, đàn ông đàn bà trong thôn rồng rắn theo sau. Thằng khốn Cao Mã cũng tới, dù sao thì nó cũng là con rể của tui và ông già. Nó giằng lấy đòn khiêng ở thằng Cả. Cao Mã và thằng Hai cao bằng, tấm cửa thăng bằng, đầu ông lão không lắc trái lắc phải. Lên tới trụ sở ủy ban xã, người gác cổng không cho vào cổng chính, Cao Mã hẩy một phát, đi luôn vào cổng bên. Trụ sở ủy ban xã không có người, cửa nhà bếp có một con chó gộc ngồi chồm hổm, hướng về bọn tui mà sủa. Chiếc xe cán chết ông lão nhà tui đậu trong sân, trên xe toàn là tỏi, đầu xe đầy những máu là máu.
Chị Hai, cái vụ của chị đã có vân mòng gì chưa? Sắp xử rồi ạ. Con không muốn xa thằng bé. Chị nó này, phải nghĩ cho thoáng, khi con còn nhỏ, chúng cứ quanh quẩn bên mình, nhưng lớn lên một cái, khác liền! Cái xe đó vương đầy máu ông lão, vương đầy máu con trâu, tanh mùi máu, hăng mùi tỏi. Cái xe chở tỏi cũng bị hỏng, những bó tỏi mồ hôi nước mắt nát bét. Ba mẹ con ngồi bên cái xác ông lão, cứ thế mà đợi, đợi suốt buổi mà không ai hỏi han một câu. Nhặng xanh bò trên mặt ông lão, vừa bò vừa đẻ trứng vào mắt, vào miệng, vào hốc mũi, vào lỗ tai.Chỉ nháy mắt, từ trứng nở thành giòi, nhung nhúc bò ra. Nhặng xanh từng đàn từng lũ, đuổi đám này, đám khác bay đến. Tui lột tờ giấy trên tường phủ lên mặt ông lão, nhưng sao kín được? Những con nhặng lại luồn dưới tờ giấy mà chui vào. Không biết bao nhiêu người đến xem, thôn đông thôn tây thôn nam thôn bắc, đến tất! Chỉ mỗi không thấy ai là quan! Thằng Hai nhà tui ra cửa hàng bên cạnh ủy ban mua hai cây quẩy bọc trong giấy báo, bảo tui ăn, tui cắn một miếng nhai trệu trạo, không nuốt nổi! Tui làm sao mà nuốt được! Xác ông lão bày ngay trước mặt, phơi nửa ngày đã bốc mùi. Thằng Cả cũng không ăn, chỉ thằng Hai là ăn. Thằng Hai còn trèo lên chiếc xe đó, lôi xuống một bó ngồng tỏi, tay ngồng tay quẩy, cắn bên trái một miếng, cắn bên phải một miếng, hai mắt trợn trừng, hai má phồng lên, thằng Hai cũng khó chịu.
Rốt cuộc thì khi mặt trời chuyển sang màu hồng cũng có một quan đến. Đó là Trợ lý Dương. Ông ta là bà con kiểu dây mơ rễ má, từ khi Kim Cúc kết với Cao Mã, ông ta không là bà con thân thích nữa, nhưng dù sao vẫn là chỗ quen. Thằng Cả nhà tui gọi ông ta là “Cậu Tám”, thằng Hai nhà tui làm cho ông ta bao nhiêu việc, lợp nhà, đắp tường, san đất san nền, chở phân ra đồng, chẳng khác người ở của nhà ông ta. Ông ta đi xe đạp tới, qua cổng chính mà vào. Tui nghĩ, thế này thì tốt rồi! Mong mãi! Thằng Cả thằng Hai chạy ra đón. Tui cũng chạy ra. Xưng hô thế nào bây giờ? Vẫn cứ gọi là “Ông Tám”. Tui nói, ông Tám, ông xem xét cho già chuyện này, già xin lạy ông một lạy! Tục ngữ có câu, một lạy ngàn vàng, Trợ lý Dương không dám nhận, vội vã đỡ tui dậy. Sau tui mới biết, ông ta vờ vĩnh thế thôi, lại còn rút khăn tay lau nước mắt. Ông ta lật tờ giấy đắp mặt, đàn nhặng bay vù vù, ông ta nhảy dựng lên, bảo tui: “Bà Tư, để ở đây không phải là cách giải quyết.” Thằng Hai nói: “Bí thư Vương cán chết bố cháu, tối thiểu ông ấy cũng nên đến hỏi một câu! Bố cháu tuy hèn kém, nhưng xấu tốt gì cũng là một con người, ngay cả chẹt chết một con chó cũng phải có lời xin lỗi chủ nó.” Trợ lý Dương nháy mắt một cái, nói: “Hai này, tuy chị cậu đã đi theo người khác, gia đình cậu hủy hôn ước khiến thằng cháu ngoại tui phát điên, suốt ngày hết khóc lại cười, nhưng suy cho cùng, chúng ta vẫn là thân thích, đúng là mua bán tuy không thành nhưng nghĩa tình còn đó. Không phải tui phê bình cậu, nhưng câu nói vừa rồi, cậu thiếu suy nghĩ. Bí thư Vương không phải là tài xế, ông ta chẹt chết bố cậu thế nào được? Tài xế chẹt chết bố cậu, vậy là phạm pháp, khắc có pháp luật phân xử, các cậu khiêng xác kéo đến Uûy ban xã, kéo theo bao nhiêu người gây trở ngại cho công tác Chính phủ, gây trở ngại cho công tác Chính phủ là phạm tội, lẽ ra anh đúng, nhưng làm thế lại hóa sai. Đúng không nào?” Hai Phương không chịu, nói: “Nói gì thì nói, việc này ông Vương phải chịu trách nhiệm. Ông ấy lợi dụng xe công đi bán tỏi, cán chết bố cháu lại tránh mặt, không được một câu, cái lý ấy thì đi khắp thiên hạ không ai nghe”. “Cậu lạc đề rồi”,
Trợ lý Dương nói: “Ai nói với cậu là Bí thư Vương đi bán tỏi? Khéo cậu phạm vào tội vu khống! Bí thư Vương hôm nay dự cuộc họp trên huyện về trật tự trị an khẩn cấp, việc này quan trọng hơn hay việc của bố cậu quan trọng hơn? Họp xong trở về, ông ấy sẽ thẳng tay trấn áp những hành vi phá hoại trật tự an ninh xã hội, coi thường pháp luật, vừa hay các cậu là một điển hình!” Hai Phương không dám nói gì nữa. Cả Phương nói: “Cậu Tám, chuyện bố cháu thì như thế này, con người ta đã ngoài sáu mươi, có chết cũng không lạ, với lại, bố cháu số nó như thế, nếu không thì hàng ngàn hàng vạn người không cán chết ai, chỉ cán chết bố cháu? Vậy nên, số bắt chết giờ nào là phải chết giờ ấy, Diêm Vương bảo canh ba chết, không ai dám để đến canh năm. Xem ra, âm tào địa phủ có luật lệ riêng của họ. Ông Tám, cháu phải làm gì bây giờ?” Trợ lý Dương nói: “Theo tui, các cậu khiêng ngay ông cụ về nhà, đưa đi hỏa táng luôn, không đêm nay thì sáng sớm mai. Chỗ đài hóa thân có xe com măng ca chuyên dùng, mỗi chuyến là bốn mươi đồng, bây giờ mọi thứ đều lên giá, một chuyến xa như thế mà chỉ thu có bốn mươi đồng không đắt. Nếu ngày mai các cu đưa đi hỏa táng, tui sẽ gọi điện liên hệ cho các cậu. Thế nhé, khênh ông già về, rửa ráy cho sạch sẽ, cạo râu, có quần áo tống chung thì thay cho ông già. Các cậu thủ tang một đêm để tỏ lòng hiếu thuận, sáng sớm mai, là com măng ca nó đến tận cửa. Bố các cậu lúc sống chưa bao giờ được đi xe con, khi chết cũng phải oai vệ một tí, tui sẽ nháy với cái tay phụ trách nhà hỏa táng, đi cửa sau một tí, để nó hỏa thiêu trước cho mình, tro thì nhiều nhiều một tí. Đem bình tro về, báo cho thân bằng cố hữu, kiếm chút tiền mọn. Sau khi bố chết, các cậu vẫn phải tiếp tục sống, đúng không? Giờ ầm ĩ lên, mắc tội đã đành, lại còn gây hại cho cuộc sống gia đình, bà Tư, bà thấy đúng không nào?” Tui nói tui là đàn bà không biết gì, nhờ cậy ông Tám thu xếp. Thằng Hai nói: “Chỉ sợ sau khi hỏa thiêu, Bí thư Vương không chịu bồi thường” Trợ lý Dương nói: “Cậu lẩn thẩn rồi, đường đường là một Bí thư, ngày nào chẳng qua tay tiền nghìn bạc vạn? Chỉ cần các cậu không gây phiền hà, ông ấy không để các cậu bị thiệt! Xã tuy nhỏ nhưng cũng là Chính phủ cấp I, chỉ một cái lọt qua kẽ tay cũng đủ cho nhà cậu xài suốt đời!” Thằng Cả hỏi: “Cậu Tám, có người khuyên cháu kiện lên huyện, cậu bảo cháu có nên đi hay không?” Trợ lý Dương nói: “Bố các cậu chết chứ không phải bố tui, kiện hay không là quyền của các cậu. Tuy nhiên, dịch địa vị vào tui, thì tui không kiện. Người chết thì đã chết rồi, còn phải nghĩ đến người sống. Nói trắng ra là tiền! Làm sao xoay được tiền là xoay. Các cậu đi kiện, nói cho hết nhẽ, lái xe đi tù thì các cậu được gì? Nhà nước xử lý theo pháp luật, giỏi lắm bồi thường cho các cậu vài trăm đồng mai táng phí. Bí thư Vương thông mọi ngõ ngách, lái xe ngồi tù chỉ hai tháng là ra, lại lái xe cho ông ấy. Các cậu đắc tội với ông Bí thư, lại mang tiếng xấu là tống tiền người ta, các cậu khó mà lấy vợ! Nếu các cậu không kiện, tống chung người chết yên ổn, người ta sẽ bảo là các cậu lương thiện, lưu lại tiếng thơm. Bí thư Vương đã nói, chỉ cần các cậu đồng ý giải quyết tay đôi, ông đảm bảo các cậu không thiệt. Các cậu cứ cân nhắc cho kỹ.”
Cao Mã nói: “Người ta sống ở đời chỉ biết có tiền thôi sao?”
Trợ lý Dương nói: “Thằng cha này cũng ở đây à? Cậu định kiểu gì vậy? Dụ dỗ con gái nhà người ta, mần con người ta có chửa, phá hoại hôn nhân tay ba, khiến người ta tan cửa nát nhà, cậu là cái thứ gì? Cậu Cả cậu Hai tự quyết định lấu, tui không mưu toan kiếm chác để thiên hạ đàm tiếu!”.
Cả Phương nói: “Cao Mã, cái đồ thất đức! Kiếm đủ một vạn mà đưa con Cúc đi, tui không có em gái ấy, càng không có em rể là cậu!”.
Cao Mã đỏ bừng mặt, lẳng lặng bỏ đi.
Trong buồng giam tối tăm, Thím Tư nhớ lại cảnh tượng đưa chú Tư từ Trụ sở Uûy ban về thôn.Vẫn Cả Phương đi trước, Hai Phương đi sau. Thằng Cả cà nhắc cả nhót, tấm ván cửa lắc la lắc lư, đầu chú Tư lắc phải lắc trái, có điều, tiếng đầu dập xuống ván không ghọn ghẽ như hồi sáng. Họ vừa ra bên ngoài ,cánh cổng liền đóng sập, trong sân Uûy ban, rất nhiều người có dáng dấp quan, như đội đất chui lên đầy sân, nhìn nét mặt người nào cũng cười khẩy, Trợ lý Dương có trong đám này nét mặt như những người kia.
Khi thi thể ông Tư về qua đường lớn, tình hình khác xa hồi sáng. Hồi sáng, tất cả những người biết đi đều đi theo. Giờ đây chỉ có mấy con chó theo sủa gâu gâu .
Vừa về đến bên ngoài cổng, Cả Phương và Hai Phương đều lẳng cái cán xuống kêu đánh bụp. Trong tiếng vẹt kêu như vần như vũ bên nhà Cao Trực Lăng, Kim Cúc mở cửa, mắt đờ đẫn. Bà Tư bảo: “Khênh bố mày lên giường!” Cả Phương và Hai Phương Đứng im, không nói gì.
Cả Phương bảo: “Bố chúng mày vất vả cả đời người, lúc chết, giường cũng không được nằm cho ấm xác, tao thấy bất nhân quá !”
Hai Phương nói: “Chết rồi thì đặt lên giường lò xo cũng vậy thôi. Người ta chết như ngọn đèn tắt, khí hóa gió xuân, thịt hoá đất, đặt lên giường ấm càng có mùi nhanh.”
Bà Tư hỏi: “Chúng mày định để bố nằm trơ thế này à?”
Hai Phương nói: “Để đây thôi thoáng gió đỡ mùi.Với lại sáng mai khỏi lỉnh khỉnh khiêng ra.”
Bà Tư hỏi: “Chó gặm thì sao?”
Cả Phương nói:”Mẹ, đêm nay chúng con lột da xả thịt con trâu, sáng mai đem ra chợ bán. Trợ lý Dương nói có lý, người chết hết chuyện nhưng người sống vẫn phải sống.”
Thím Tư không biết làm thế nào, vừa khóc vừa nói: “Oâng ơi, các con ông không cho ông lên giường, ông nằm đây vậy ông ơi!”
Cả Phương nói: “Mẹ đừng buồn nữa, lên giường ngủ đi! Công việc của bố, để con lo.”
Cả Phương thắp đèn bão để trên cối đá giữa sân phơi. Hai Phương bê ra hai ghế băng, hai anh em khinh tấm vá trên đó có thi thể chú Tư gác lên đó.
Cả Phương lại nói: “Mẹ. Mẹ về nghỉ đi để con và thằng Hai trông. Số kiếp bố con nó như thế, mẹ đừng buồn nữa.”
Thím Tư ngồi dưới đất bên cạnh thi thể chú Tư, dùng cành cây làm đũa, gắp giòi nhung nhúc ở thất khiếu chú Tư.
Cả Phương và Hai Phương trải vỉ buồm ra sân rồi lăn con trâu lên, lựa cho bốn cẳng nhổng lên trời, lấy gạch chèn hai bên sống lưng, cố định lại.
Cả Phương cầm con dao tai trâu, Hai Phương cầm con dao phay, rạch một chính giữa bụng trâu, rồi bắt đầu lột da. Thím Tư ngửi thấy mùi thum thủm trên mình con trâu, thím cũng ngửi thấy mùi thum thủm trên mình chú Tư.
Chị nó ạ, ánh đèn vàng vọt soi trên mặt ông lão, cặp mắt đen sì của ông ấy cứ nhìn tui khiến tui dựng tóc gáy. Gắp thế nào cũng không hết những con giòi. Đừng để xung quanh người ta nghe thấy mà ghê, quả thật tui không thấy bẩn, tui chỉ căm chúng, gắp được con nào ra là tui lấy chân dí nát. Hai thằng con tui chỉ chú ý lột da trâu, không quan tâm đến bố nữa. Con gái tui bê ra một cái chậu nước, dùng bông thấm nước lau mặt mũi cho bố. Không có dao cạo nó lấy kéo cắt trụi râu cằm, cả hai túm lông thò ra ở lỗ mũi. Oâng lão nhà tui hồi trẻ đẹp trai lắm, giờ già rồi, da nhăn nheo, không còn sức hấp dẫn. Con gái tui lại lấy chiếc áo dài màu xanh ra thay cho ông lão, phụ nữ mà thay quần áo cho đàn ông thì không tiện, tui bèn gọi hai thằng con giúp một tay. Tay chúng đầy máu và lông trâu. Tui bảo, Kim Cúc, ông ấy là bố con, không phải người ngoài, thay đi. Oâng lão còn là hình người! Trâu chết khó lột da, thằng Cả và thằng Hai mồ hôi đầm đìa. Khi ấy tui nhớ lại một chuyện cười. Một ông bố sắp chết gọi ba con trai đến trước giường, hỏi: “Bố sắp chết, sau khi bố chết, các con định liệu thi thể của bố như thế nào?” Con cả nói: “Bố, nhà ta nghèo không sắm nổi trong quan ngoài phách, theo con thì bỏ ra hai xâu tiền mua một quan tài mỏng, để bố nằm vào đem chôn, được không bố?” Oâng bố lắc đầu: “Không được, không được!” Con thứ hai nói: “Bố, theo con thì quấn bố bằng mảnh chiếu rách rồi đem chôn trúng ý bố không?” Oâng bố nói: “Không được, không được!” Con thứ ba nói: “Bố, theo con thì như thế này: Thi thể bố chia làm ba phần, lột bỏ da, đem ra chợ giả làm thịt chó, thịt trâu, thịt lừa mà bán. Bố thấy thế nào?” Oâng bố vừa cười vừa nói: “Chỉ thằng Ba là hiểu tâm tư bố, khi bán thịt nhớ vẩy nước để đỡ hao cân!” Kìa chị nó ngủ rồi hả?
Cả Phương và Hai Phương tay đầy máu, trơn tuột, không cầm được chuôi dao, liền đặt dao xuống, chùi tay lên mặt sân phơi. Mặt sân có một lớp cát, những hạt cát dính vào tay như những hạt vàng. Ngửi thấy mùi máu lũ nhặng xanh từ trụ sở Uûy ban ùa về. Chúng đạp lên mình trâu, vụng về bò quanh quẩn. Hai Phương dùng lưỡi dao đập chết rất nhiều ruồi. Thím Tư bảo Kim Cúc kiếm một cái quạt cỏ bồ xua đuổi đàn nhặng, không cho chúng đẻ giòi lên mặt ông Tư.
Trên trời có tiếng chim vỗ cánh, trong bóng tối có ánh mắt man dại của thú hoang và tiếng thở gấp gáp của chúng.
Khoảng nửa đêm, Cả Phương và Hai Phương lột xong da trâu, chỉ còn bốn chân không lột, chẳng khác một người cởi truồng đi giầy da. Hai Phương gánh về một gánh nước rửa ráy con trâu sạch sẽ, hai anh em ngồi xuống bên cạnh, châm thuốc hút rồi bắt đầu mổ bụng. Cả Phương nói: “Khẽ chứ ,đừng làm thủng ruột!” Hai Phương dùng dao phay rạch một nhát dọc bụng, lục phủ ngũ tang con trâu lộ ra. Con nghé cũng lộ ra. Thím Tư cũng ngửi thấy mùi tanh. Trên trời có tiếng rít của loài chim dữ.
Cả Phương và Hai Phương lôi từng đoạn ruột ra. Hai Phương bảo bỏ ruột đi, Cả Phương bảo, ruột, dạ dày rửa cho sạch, nhắm rựơu rất tốt. Còn con nghé, Cả Phương bảo nó chưa ra bụng mẹ, nên có thể ngâm rượu, có người còn giả hươu bao tử, vớ bẫm.
Chị Hai đừng buồn! Tuyên chị năm năm hả? Chớp mắt đã hết năm năm, lúc chị ra, thằng nhỏ đã được việc rồi.
- Chỉ làm thầy giáo, không làm thầy dùi – Trưởng thô Cao Kim Giáp nói – Làm quan mà không vì dân, chẳng thà về nhà gánh phân, có ý kiến gì cứ nói thẳng tong, xưa kia có bao giờ tui giải quyết những chuyện này!
Cả Phương nói: “Oâng trưởng thôn, ông phân giúp”.
Cao Kim Giáp nói: “Buồng bốn gian, anh Cả, anh Hai mỗi người một gian, thím Tư hai gian, sau khi Thím chết – xin thím đừng buồn, nói thực khó nghe, anh Cả anh Hai, mỗi người một gian. Hai gian này, một to một nhỏ, nhỏ thì bù cái cổng và cái gác lửng. Nồi nêu chén bát chia làm ba phần, tui cho rút thăm ai trúng phần nào lấy phần nấy. Tiền bồi thường cho chú Tư và con trâu là ba ngàn sáu trăm đồng, cho thím Tư là một ngàn hai, anh Cả anh Hai mỗi người một ngàn hai, số dư trong tài khoản là một ngàn ba, anh Cả anh Hai, mỗi người bốn trăm, thím Tư năm trăm, Cao Mã mà nộp một vạn, thím Tư được năm ngàn, anh Cả anh Hai, mỗi người hai ngàn rưỡi. Đồ trang sức cho Kim Cúc khi về nhà chồng do thím Tư mua sắm, anh Cả anh Hai thích thì mua cho, không thích cho cũng không ép. Toàn bộ lương thực chia làm ba phần rưỡi, nữa phần ấy là của Kim Cúc. Thím Tư sau này già yếu ốm đau không đi lại được nữa thì anh Cả anh Hai luân phiên nuôi mẹ, hoặc là mỗi người một tháng, mỗi người một năm, khi ấy sẽ ấn định cụ thể. Đại để là như vậy, ai có ý kiến gì không?”
Cả Phương hỏi: “Còn tỏi thì sao?”
Cao Kim Giác nói: “Tỏi cũng chia ba, có điều thím Tư có tuổi, không hiểu còn đi chợ được không? Anh Cả gộp phần của anh với thím Tư, anh nhân tiện bán hộ có được không?”
- Oâng trưởng thôn chân cháu thế này… - Cả Phương nói.
- Vậy thì phân gộp vào phần của anh Hai!
- Oâng trưởng thôn, anh Cả không nhận thì cháu càng không nhận – Hai Phương nói.
Phương Nhất Tướng, đây có phải mẹ anh không? Lại càng không phải giúp người ngoài! – Cao Kim Giác nói.
Thím Tư nói: “Tui chẳng nhờ vả ai hết, tự tui bán lấy.”
Hai Phương nói: “Tốt nhất là thế!”
Cao Kim Giác hỏi: “Còn gì chia nữa không?”
Cả Phương nói: “Tui nhớ bố còn một cái áo bông mới.”
Thím Tư nói: “Đồ đê tiện, thế mà nó cũng nhớ ra! Cái áo để lại tao mặc.”
Cả Phương nói: “Mẹ, tục ngữ có câu: “Aùo của cha, vải quấn chân của mẹ là của báu, phải để lại cho con cháu!” Mẹ giữ lại làm gì?”
Hai Phương nói: “Đã chia thì cái gì cũng chia!”
Cao Kim Giác nói: “Thiểu số phục tùng đa số, thím Tư lấy áo ra đi!”
Thím Tư mở hòm, lấy cái áo bông ra.
Cả Phương nói: “Chú em, chia của ở riêng xong, chắc chắn là tui ở vậy đến già, chú kiếm vợ không khó, cái áo này chú nhường cho tui.”
Hai Phương nói: “Anh Cả, ăn phân thì việc gì mà vội. Còn đã chia của thì phải công bằng không ai được vớ bở, không ai chịu thiệt thòi!”
Cao Kim Giác nói: “Một chiếc áo bông, hai người đòi lấy, chia sẻ thế nào bây giờ? Hay là lấy dao xẻ đôi?”
Hai Phương nói : “Xẻ thì xẻ.”
Hai Phương trải áo lên cái đôn gỗ, vào nhà lấy con dao phay nhằm đường chỉ ở giữa lưng mà rạch liền mấy nhát. Thím Tư vừa kêu gào vừa nhìn Hai Phương rạch chiếc áo làm hai mảnh.
Hai Phương cầm mảnh áo ném cho Cả Phương, nói: “Nửa này của anh, nửa này của tui, chẳng ai nợ ai!”
Kim Cúc xách hai chiếc giày rách, vừa cười vừa nói: “Đây là đôi giày của bố, anh ấy một chiếc, anh một chiếc”
Kim Cúc quẳng cho hai anh, mỗi người một chiếc giày.

 

<< Chương 14 | Chương 16 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 600

Return to top