Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Hậu Chí Phèo

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 10190 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Hậu Chí Phèo
Phạm Thành

Trò chuyện với tác giả(1)

Anh Phạm Thành sinh năm 1952, tại xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sau rất nhiều "bôn ba" với đủ thứ nghề nghiệp của cuộc đời, anh vào học trường Đại học Tuyên huấn Trung ương (Hà Nội). Hiện nay, anh là phóng viên báo TNVN. Ngoài nghề nghiệp làm báo, anh còn viết văn. Năm 1991, tác phẩm "Hậu Chí Phèo" ra mắt bạn đọc đã gây ra một tiếng vang lớn và có nhiều ý kiến khen chê trái ngược nhau. Nhưng dù sao, "Hậu Chí Phèo cũng là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong năm 1991 (theo tin trên báo Văn hóa - Thể thao của TTXVN). Sau đây là cuộc trò chuyện với tác giả.
Hỏi: Anh có "run" không khi cho "Hậu Chí Phèo" ra trình làng?
PT: "Run" vì cái gì mới được chứ?
Hỏi: Có người nói "Hậu Chí Phèo" nói xấu chế độ, bôi bác rất nhiều cán bộ, kể cả cán bộ có chức, có quyền?
PT (cười): Quyền phán xét là của mọi người. Tôi viết với "tâm" sáng. Ở đây cần phải hiểu cái tâm như thế nào cho đúng. Nếu nó không xấu mà tôi nói xấu thì tôi là kẻ xấu. Còn ngược lại thì… (cười) để xây dựng. Nhưng thật ra để "Hậu Chí Phèo) ra được cũng khá gian nan. Tôi đã viết xong tác phẩm này năm 1989. "Thiên tình sử của anh Chí" cũng đã nằm lăn lóc ở báo Văn Nghệ hơn một năm trời. Tập sách đã qua vài ba nhà xuất bản. Tóm lại là có nhiều người "ngại". Cuối cùng Nhà xuất bản Thanh niên, nhà in Tiến Bộ là "bà đỡ" cho cuốn sách này.
Hỏi: Có người nói, văn của "Hậu Chí Phèo" hơi thô tháp. Phải chăng khi viết tác phẩm này, anh không chú ý đến văn?
PT: Cũng không hẳn như vậy. Thô tháp, đó là tính cách của anh Chí. Ở đây tôi không cố làm văn. Vả lại, cần phải hiểu chất văn không phải là câu chữ mà là toàn bộ tác phẩm toát ra điều gì nhân văn. Trong khi đó, đọc phần "ám ảnh một dòng sông" thì có người lại cho là lãng mạn".
Hỏi: Các nhân vật của anh thường thiên về cái hài pha chút bi kịch?
PT: Đúng. Viết cho người đọc vui vẻ. Cái hài dễ gây ấn tượng và đi vào lòng người đọc nhất. Anh thấy cô Cúc trong "ám ảnh một dòng sông" bị nghi ngờ, bị kết tội, bị xua đuổi vì trên đầu có chiếc cặp tóc bằng kim loại sáng quá và nhất là cô gái ấy lại có một mẩu gương soi nhỏ. Bằng hai thứ đó của đồ dùng phụ nữ đó, cô bị kết tội là gián điệp, là "chỉ điểm" cho máy bay Mỹ bắn phá. Chuyện đó là sự thật đau lòng của một thời. Bây giờ nghĩ lại, thấy nó hài hước và ngớ ngẩn. Rõ ràng, trong cái hài hước lại chứa đựng những cái bi đến rớt nước mắt.
Hỏi: Hiện nay, anh là một nhà báo thuộc loại "xông xáo". Nghề nghiệp làm báo có lợi hay có hại cho việc viết văn của anh?
PT: Vừa có lợi vừa có hại. Làm báo xông xáo dễ bắt được đời sống thực của người dân. Nhưng nó hại ở chỗ, làm báo và làm văn dù cùng một công việc viết, song làm báo tư duy thiên về lôgíc, nghệ thuật viết báo là nghệ thuật liên kết các sự kiện, còn làm văn thiên về tư duy hình tượng, do vậy phải xây dựng được tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình (cười). Nói như vậy cũng chỉ là tương đối. Cái chính là tài liệu nằm trong tay người nào và "tài năng" của họ đến đâu. Tôi là một phóng viên chuyên viết điều tra phóng sự chống tiêu cực, hay nói như một số người là phóng viên gây rắc rối nên tôi nhìn thấy nhiều điểm của mặt trái cuộc sống. Có lẽ vậy mà truyện của tôi hay phanh phui cái xấu, cái tiêu cực và do đó, một số người cho tác phẩm của tôi là nói xấu chế độ, bôi bác cán bộ chăng? Tôi tâm đắc nhất một điều: Nhà văn có thể viết về cái xấu hay cái tốt, nhưng cuối cùng phải là phục vụ gì cho cuộc đời.
Hỏi: Anh Chí trong "Hậu Chí Phèo" của anh có khác gì anh Chí của Nam Cao?
PT: Viết theo tác phẩm - nhất là một tác phẩm nổi tiếng - là rất khó. Anh Chí của tôi và anh Chí của nhà văn Nam Cao đều có một điểm giống nhau căn bản, đó là sự trung thực với đời mình.
Anh Chí của Nam Cao là một nhân vật bị xã hội chà đạp và có phần gớm ghiếc, còn anh Chí của tôi (cười) là một anh Chí đẹp trai hơn, được xã hội nâng đỡ hơn.
Hỏi: Lý do gì mà anh đưa anh Chí lên làm chủ tịch làng Vũ Đại?
PT: Tôi sinh ra ở nông thôn. Trình độ dân trí của nông thôn ta đa phần là còn thấp. Tôi đi công tác nhiều, xin nói thật, hiện nay, khối ông chủ tịch chỉ có học lớp ba, lớp bốn mà phải giải quyết việc liên quan đến hàng triệu con người. Ngớ ngẩn lắm. Lãnh đạo mà không được học hành thì thật đáng sợ. Anh Chí đấy, lên chủ tịch làng Vũ Đại do không học, gặp bao sai lầm ngớ ngẩn. Tôi đã đánh một tiếng chuông cảnh tỉnh trước tình trạng dân trí của các vùng quê, nhất là hệ thống lãnh đạo huyện, xã. Không thể không nghĩ đến việc quy hoạch và đào tạo họ.
Hỏi: Anh có thể tiết lộ một chút về đời riêng của anh?
PT: Tôi sinh năm Nhâm Thìn, mạng Thủy. Nước chảy đá mòn. Tôi cũng muốn văn chương của tôi được một phần nào như thế. Tôi vốn là một kẻ vô thần. Nhưng càng sống lâu, tôi càng thấy tin vào số phận. Tôi đã thoát ly khỏi gia đình nhiều năm, sống trong đủ môi trường. Đến bây giờ, không biết nên nói, tôi thuộc loại may mắn hay hẩm hiu. Tôi đã quan sát nhiều người, người ta có thể sống gian dối, xảo quyệt nên lúc đầu có thể đạt được một điều gì đó, nhưng sau này đều phải trả giá. Do vậy, tôi sống theo nhân bản và thuyết "nhân - quả".
Hãy cứ sống, cứ làm việc và yêu… cái gì đến nó sẽ đến.


Phạm Xuân Chiến
(Thực hiện)

Chú thích:

(1)  Bài đã đăng trên báo Văn hóa Thông tin Thanh Hóa, năm 1992.

Nhà xuất bản Thanh Hóa - 2006
 

<< Phần VII |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 889

Return to top