Địch Vân bấm đốt ngón tay nhẩm tính rồi nói:
– Từ hôm gia đài bị cắn tình đến nay đã bảy ngày bảy đêm rồi.
Thích Phương liếc mắt nhìn Ngô Khảm đáp:
– Tiên sinh liệu việc như thần, quả y đã bị rết cắn đã bảy ngày bảy đêm.
Hôm ấy chính Địch Vân đã ngó thấy Vạn Khuê bị Ngôn Đạt Bình ám toán, bây giờ chàng tính ngày còn sai trật thế nào được?
Địch Vân lại nói:
– Nhưng gia đài đây lại xoay tay đập chết con rết, nếu không thế thì còn có thể cứu được, vì đập chết con rết mà bao nhiêu chất độc của nó dính vào mình hết nên việc cứu trị khó khăn vô cùng!
Vừa rồi Thích Phương nghe chàng nói đúng thời gian, tưởng là trị được đã lộ vẻ vui mừng, nhưng bây giờ thấy chàng bảo vậy, trong dạ lại bồn chồn, liền năn nỉ:
– Tiên sinh nói đúng quá, dù sao cũng xin tiên sinh hết lòng cứu mạng cho y.
Chuyến này Địch Vân giả làm thầy lang đến Vạn gia bản ý chỉ muốn ngó thấy Vạn Khuê đau khổ rên xiết cho hả mối lòng căm tức bấy lâu nay, dĩ nhiên chàng không có ý định giải cứu gã, nhưng đối với Thích Phương từ thủa nhỏ, chàng nhất thiết nghe theo lời nàng, chẳng bao giờ trái ý, bây giờ chàng thấy nàng bối rối khẩn cầu, lòng lại nhũn ra.
Địch Vân thò tay vào bọc lấy bình thuốc giải của Ngôn Đạt Bình, nhưng chàng lại nghĩ:
– Thằng cha này làm hại ta phải chịu đau khổ đến cùng cực, gã còn đoạt sư muội ta, ta không hạ sát gã là tử tế lắm rồi, có lý đâu lại cứu sống gã?
Chàng liền lắc đầu đáp:
– Chẳng phải tại hạ không chịu cứu trị mà thực tình y trúng độc nặng quá lại để lâu ngày, chất độc vào đến óc rồi, không thể chữa được nữa.
Thích Phương sa lệ dắt tay con gái nói:
– Không Tâm Thái! Ngươi dập đầu lại vị bá bá này, khẩn cầu bá bá chữa bệnh cho gia gia.
Địch Vân vội xua tay nói:
– Không! Không cần lạy lục gì hết...
Nhưng đứa nhỏ rất ngoan ngoãn, trước nay nó vẫn tuân lời mẫu thân, lại biết phụ thân bị trọng thương nó cũng nóng ruột, liền quì xuống nhìn Địch Vân dập đầu binh binh.
Năm ngón tay phải của Địch Vân bị chặt đứt rồi, thủy chung vẫn dấu trong áo chàng thò tay trái ra nâng đứa nhỏ dậy.
Lúc đứa nhỏ đứng lên, cái khóa vàng đeo ở cổ lộ ra trên khóa khắc bốn chữ “Đức Sung Song Mậu”.
Địch Vân ngó thấy không khỏi ngẩn người, chàng nhớ lại ngày trước ngất đi trong phòng củi tại Vạn gia, khi hồi tỉnh đã thấy mình nằm dưới thuyền trên sông Trường Giang, bên mình có ít kim ngân trang sức và có cả cái khóa vàng của trẻ nít trên cũng khắc bốn chữ này.
Chàng chỉ coi một lần rồi không dám nhìn nữa, đầu óc bối rối dần dần tỉnh táo lại, chàng tự nhủ:
– Hôm ta ngất đi ở trong phòng củi tại Vạn gia, nếu không có sư muội giải cứu thì còn ai nữa? Trước nay ta vẫn nghi cho nàng có ý hại ta, nhưng đêm qua nàng cầu chúc trời phật đã thổ lộ tâm sự vẫn giữ mối tình than thiết với ta thì quyết nhiên nàng không hại ta. Chẳng lẽ, chẳng lẽ trời già có mắt để ta cùng sư muội sau khi trải qua mấy phen khổ nạn rồi lại có ngày đoàn tụ?
Chàng nghĩ tới chuyện cùng nhau đoàn tụ, bất giác trống ngực đánh thình thịch, chàng ngoảnh đầu nhìn Thích Phương thấy nàng lộ vẻ cực kỳ quan thiết nhìn Vạn Khuê không chớp mắt và a chiều rất thương xót gã.
Địch Vân nhìn khóe mắt nàng trai tim chàng lại chìm xuống xương sống lạnh ngắt, chàng nhớ rõ ngày trước cùng tám tên đệ tử Vạn gia chiến đấu bị chúng liên thủ đánh cho hộc máu mồm, mặt mũi sưng vù, sư muội vá áo cho chàng, khóe mắt cũng lộ ra vô hạn thương tâm và đầy tình cảm ôn nhu, bây giờ song thu của nàng trao cho trượng phu chứ không nhìn chàng nữa.
Bất giác chàng lẩm bẩm:
– Ta không cho thuốc giải cũng chẳng ai trách được, chờ Vạn Khuê đau chết rồi đêm ta lẻn đến đưa nàng đi thì còn ai ngăn cản được?
Ta cùng nàng bỏ qua mọi chuyện cũ, lại kết làm vợ chồng, cả đứa nhỏ kia cũng đem theo đi là xong.
Rồi chàng lại la thầm:
– Hỡi ơi! Không được! Không được! Sư muội là thiếu nhưng nhưng ở Vạn gia sung sướng quen rồi, nàng đi cày ruộng thả trâu thế nào được? Huống chi ta hình thù xấu xa, học hành dốt nát, tay lại tàn phế thì xứng đáng với nàng làm sao được? Khi nào nàng chịu đi theo ta?
Chàng nghĩ tới thân hình bất giác hổ thẹn vô cùng, liền cúi đầu xuống.
Thích Phương làm sao hiểu được tâm lý của vị lang trung này?
Trong đầu óc chàng bao nhiêu y niệm đang nổi lên như sóng cồn, nàng ngơ ngác nhìn chàng và chỉ mong miệng chàng thốt ra câu:
– Có thể cứu được.
Vạn Khuê vẫn rên rĩ tiếng dài tiếng ngắn, nọc rết vào đến khớp xương dưới nách khiến cho cánh tay đau đớn như bị gãy xương không thể chịu nổi.
Thích Phương chờ lâu không thấy Địch Vân nói gì, lại năn nỉ:
– Tiên sinh! Tiên sinh thử điều trị coi... mong sao bớt đau một chút cũng là hay rồi.
Ý nàng muốn nói nếu không chữa được Vạn Khuê khỏi chết thì cũng cầu chàng cho uống thuốc chỉ thống để hắn khỏi chịu đau khổ.
Địch Vân “Ồ” một tiếng, chàng tỉnh táo lại cảm thấy trong dạ bâng khuâng, chán nản mỏi sự, hận mình chẳng thế chết ngay, chàng đã hết dạ thương yêu sư muội mà nàng đi lấy kẻ thù, lại còn năn nỉ chàng cứu trị hắn, chàng không khỏi than thầm:
– Chẳng thà ta là Vạn Khuê, chịu đựng hết mọi sự đau khổ nhưng được sư muội thương tiếc, dù chẳng sống thêm mấy ngày ta cũng cam tâm.
Chàng thở phào một cái lấy bình thuốc giải của Ngôn Đạt Bình tặng cho đổ ra chút thuốc táp màu đen xao vào mu bàn tay Vạn Khuê.
Ngô Khảm bỗng la lên:
– Đúng rồi! Đây quả là thứ thuốc giải đó, có cơ cứu vãn được sư huynh.
Địch Vân nghe giọng nói có điều khác lạ, đáng lẽ gã lộ vẻ hân hoan mới phải mà sao lại ra chiều thất vọng và còn có ý phẫn nộ.
Địch Vân rất lấy làm kỳ liếc mắt nhìn Ngô Khảm thì thấy trong khóe mắt gã lộ vẻ ác độc hung dữ.
Chàng tự hỏi:
– Trong tám tên đệ tử ở Vạn gia chẳng một tên nào tử tế, giữa các vị trưởng bối là Vạn Chấn Sơn và Ngôn Đạt Bình còn tàn hại lẫn nhau, thì giữa bọn Vạn Khuê, Ngô Khảm chưa chắc đã thân thích gì nhau. Lạ Ở chỗ gã đã chẳng thích gì Vạn Khuê thì sao lại tìm thầy chạy thuốc cho hắn?
Mu bàn tay Vạn Khuê được bôi thuốc một lúc rồi, vết thương ứa máu đen ra, nỗi đau khổ dần dần giảm bớt, hắn nói:
– Đa tạ đại phu! Thứ thuốc giải này trúng rồi.
Thích Phương cả mừng đi lấy cái chậu đồng cho máu đen nhỏ vào.
Nàng cũng luôn miệng tạ Ơn.
Ngô Khảm hỏi:
– Sư tỷ! Chuyến này tiểu đệ đã có công với sư huynh rồi chứ?
Thích Phương đáp:
– Phải rồi! Ta rất cám ơn Ngô sư đệ.
Ngô Khảm cười nói:
– Chỉ cám ơn bằng miệng thì không được đâu.
Thích Phương không lý gì đến gã, quay lại hỏi Địch Vân:
– Qúi tính đại danh tiên sinh là gì? Bọn tiện thiếp muốn biết để sau này báo đáp.
Địch Vân lắc đầu đáp:
– Bất tất phải tạ Ơn, muốn chữa khỏi thứ nọc độc này phải thoa thuốc mười hai lần mới giải trừ được.
Lòng chàng se lại và cảm thấy mọi chuyện đời đều là khổ não.
Rồi chàng nói:
– Xin tặng cả cho các vị.
Chàng cầm bình thuốc giải đưa ra.
Thích Phương không ngờ sự tình lại giản dị đến thế, nàng không dám cầm lấy ngay, liền hỏi:
– Bọn tiện thiếp xin tiên sinh bán cho, không hiểu tiên sinh lấy bao nhiêu nữa?
Địch Vân lắc đầu đáp:
– Tại hạ tặng cho thôi không phải tiền nong gì hết.
Thích Phương cả mừng hai tay đón lấy, khom lưng chúc câu vạn phúc, thâm tạ một hồi rồi nói:
– Tiên sinh có lòng trượng nghĩa như vậy, chẳng biết lấy gì báo đáp cho vừa.
Nàng quay lại bảo Ngô Khảm:
– Ngô sư đệ! Xin sư đệ mời tiên sinh xuống nhà đại sảnh ngồi chơi một chút.
Địch Vân nói ngay:
– Tại hạ xin cáo thối, không ngồi lại được.
Thích Phương vội nói:
– Không! Không! Tiên sinh đã thi ân cứu mạng, bọn tiện thiếp chẳng có cách gì đền đáp, đành kính mời tiên sinh uống một chung rượu, xin tiên sinh đừng đi vội.
Mấy tiếng sau cùng lọt vào tai Địch Vân khiến lòng chàng lại nhủn ra, bụng bảo dạ:
– Thế là mối thù ta đành bỏ không trả nữa, sau khi mai tang đại ca, chẳng bao giờ trở lại Dương Châu, kiếp này đến đây là hết. Vĩnh viễn không còn cơ hội cùng sư muội tương kiến, nàng đã mời ta muốn rượu thì ta ở lại nhìn nàng mấy lần cũng hay.
Chàng liền lẩm nhẩm gật đầu.
Tiệc rượu bày ở trong phòng khách nhỏ dưới lầu, Địch Vân ngồi giữa, Ngô Khảm ngồi một bên bồi tiếp.
Thích Phương trong lòng vô cùng cảm kích vị đại phu này, chính nàng tự ra tay sắp đặt món ăn.
Bao nhiêu người trong Vạn gia, cả Vạn Chấn Sơn tựa hồ đều vắng nhà, những tên đệ tử kia cũng không ai nhập tiệc.
Thích Phương kính cẩn mời Địch Vân ba chung rượu, Địch Vân đều dón lấy uống cạn, lòng chàng se lại nước mắt chảy quanh, chàng tự biết nếu còn ngồi lâu khó mà giữ được bình tĩnh, sẽ để bại lộ hành tung.
Chàng liền đứng dậy nói:
– Rượu uống bấy nhiêu là đủ rồi, từ nay trở đi tại hạ không trở lại đây nữa.
Thích Phương nghe chàng nói những câu chẳng đâu vào đâu, nhưng thây vị tiên sinh này tính tình cổ quái cũng không để ý, nàng ói – Ơn đức của tiên sinh thật là trọng đại, bọn tiện thiếp chẳng có cách nào đền đáp cho xứng đáng, đây gọi là một trăm lạng bạc xin tiên sinh cầm lấy để đi đường uống rượu.
Nàng vừa nói vừa cầm hai tay đưa lại.
Địch Vân quay đi, ngửa mặt lên trời cười ha hả nói:
– Ta cứu sống y rồi! Ta cứu sống y rồi! Ha ha! Ha ha! Thật đáng tức cười, trong thiên hạ còn kẻ nào ngu dại hơn ta chăng?
Chàng buông tiếng cười rộ mà hai hàng nước mắt không nhịn được để chảy xuống má.
Thích Phương và Ngô Khảm thấy chàng kẻ điên khùng, không khỏi nhìn nhau kinh ngạc.
Con nhỏ cũng nói:
– Bá bá khóc rồi! Bá bá khóc rồi!
Địch Vân trong lòng kinh hãi, chỉ sợ bãi lộ hành tung, không dám nói gì với Thích Phương nữa, chàng lẩm bẩm:
– Từ nay trở đi không bao giờ ta còn cơ hội gặp lại nàng.
Chàng thò tay vào bọc lấy cuốn sách khâu giày mà chàng đã lượm được ở trong thạch động tại Nguyên Lăng ra thủ trong tay áo, lúc chàng thõng tay lén lút để xuống ghế rồi không dám nhìn Thích Phương lần nào nữa, chàng ra đi không ngoảnh cổ lại.
Thích Phương nói:
– Ngô sư đệ! Sư đệ tiễn chân tiên sinh dùm ta.
Ngô Khảm đáp:
– Được rồi!
Đoạn gã đi theo Địch Vân.
Thích Phương trong tay còn cầm gói bạc, trống ngực đánh thình thịch, nàng tự hỏi:
– Vị tiên sinh này là ai? Tiếng cười của y tại sao lại giống người kia? Hỡi ơi!
Ta làm sao rồi? Mấy bữa nay vì Vạn lang bị thương trầm trọng mà ta điên đảo tâm thần, ta lại càng nhớ đến ỵ..
Tiện tay nàng đặt gói bạc lên bàn rồi ngồi xuống ghế.
Địch Vân vừa ngồi trên ghế này, nàng cảm thấy mặt ghế có vật gì cồm cộm vội đứng dậy coi thì ra cuốn sách cũ giấy vàng. Ngoài đề bốn chữ “Đường Thi Tuyển Tập”.
Thích Phương thở phào một cái cầm sách lên lật coi thì trong sách có mảnh giấy hình chiếc giầy, chính tay nàng đã cất khi còn ở Tương Tây.
Nàng lập tức há hốc miệng ra không ngậm lại được, hai tay run bần bật.
Thích Phương lại lật mấy trang nữa ra coi thấy có cắt hình đôi bướm.
Ngày trước nàng cùng Địch Vân kề vai ngồi trong sơn động đã cắt giấy thành hình đôi bướm này, màn ảnh xa xưa liền hiện ra trong đầu óc.
Thích Phương không nhịn được “Ủa” lên một tiếng, tự hỏi:
– Cuốn sách này... Ở đâu ra? Ai... đem đây? Chẳng lẽ là vị tiên sinh kia?
Con nhỏ thấy mẫu thân vẻ mặt khác lạ, nó hoảng hốt la gọi:
– Má má! Má má... làm sao thế?
Thích Phương sửng sốt chụp lấy cuốn sách chuồn vào bọc, chạy như bay xuống lầu, rồi vọt thẳng ra cửa rượt theo.
Từ ngày nàng làm dâu ở Vạn gia, vẫn ôn nhu văn nhã, đi đứng khoan thai, chẳng bao giờ chạy nhảy hấp tấp trong sảnh đường.
Bọn tỳ bộc ở Vạn gia đột nhiên thấy thiếu nhưng nhưng thi triển khinh công, vọt qua mấy cái sân chạy thẳng ra ngoài, đều không khỏi kinh ngạc.
Thích Phương chạy đến tiền sảnh thì gặp Ngô Khảm từ ngoài đang đi vào nàng vội hỏi:
– Vị lang trung đó đâu rồi?
Ngô Khảm đáp:
– Thầy lang này tính tình rất cổ quái! Chưa nói đã dông tuốt, sư tẩu! Sư tẩu tìm hắn làm gì? Thương thế của sư ca có phản phúc gì không?
Thích Phương nói:
– Không! Không!
Rồi nàng rảo bước chạy ra cửa lớn, ngơ ngác nhìn quanh bốn phía nhưng chẳng thấy tông tích thầy lang đâu nữa.
Nàng đứng ngoài cổng ngơ ngẩn hồi lâu lại thò tay vào bọc lấy cuốn sách cũ lật coi, mỗi lần nàng ngó thấy những tờ giấy làm mẫu thêu giày lại nhớ đến chuyện vui thú ngày nhỏ tuổi, bất giác lòng nàng xúc động, nước mắt trào ra.
Đột nhiên nàng xoay chuyển ý nghĩ tự hỏi:
– Sao mà ta ngốc thế? Công công và tam ca mới đây đã đến Tương Tây để gặp Ngôn sư thúc, không chừng các vị ngẫu nhiên tiên vào sơn động rồi tiện tay lượm cuốn sách này đem về, vị tiên sinh kia có liên can gì đến nó?
Nhưng rồi nàng lại lẩm bẩm:
– Không phải! Không phải! Chẳng khi nào lại có chuyện trùng hợp này, tòa sơn động kia cực kỳ bí ẩn, đến gia gia cũng không biết, trên đời ngoài ta ra chỉ còn một mình... ỵ.. là biết mà thôi. Công công và tam ca chẳng thể tìm đến nơi được, vả lại các vị đi tương hội với Ngôn sư thúc, sao lại vào sơn động đó? Vừa rồi ta bày tiệc rượu hiển nhiên đã lau bàn ghế, làm gì có cuốn sách này?
Trong lòng ôm mối hoài nghi, Thích Phương uể oải trở về phòng nàng thấy Vạn Khuê sau khi buộc thuốc, tinh thần đã phấn khởi hơn nhiều.
Trong tay cầm cuốn sách, nàng toan đưa ra hỏi trượng phu, nhưng lại nghĩ:
– Ta không nên lỗ mạng, nếu quả là lang trung...
Vạn Khuê nói:
– Phương muội! Lang trung tiên sinh đó là ân nhân cứu mạng ta, nàng nên đền đáp tử tế cho phải đạo.
Thích Phương đáp:
– Đúng thế! Tiểu muội đưa tạ một trăm lạng bạc, nhưng y không chịu nhận, chắc là một dị nhân trên chốn giang hồ, bình thuốc giải này... Ô hay! Thuốc giải đâu? Tam ca cất đi rồi ư?
Lang trung đưa thuốc cho Thích Phương, nàng liền để lên bàn ngay đầu giường Vạn Khuê, mà bây giờ không thấy đâu nữa.
Vạn Khuê đáp:
– Tiểu huynh không cất đâu, không ở trên bàn ư?
Thích Phương lật đật tìm kiếm từ trên mặt bàn đến cạnh giường, nàng lại xục tìm cả gầm bàn, gầm ghế, bàn rửa mặt mà chẳng thấy đâu.
Trong dạ bồn chồn, nàng tự hỏi:
– Chẳng lẽ vừa rồi ta thần trí hồ đồ chạy đi đánh rớt xuống đất? Không phải!
Ta nhớ rõ đã đặt bình thuốc xuống bàn về phía bên này.
Vạn Khuê cũng cực kỳ nóng nảy, giục:
– Phương muội... Phương muội tìm lại đi! Sao lại không thấy đâu? Ta vừa chợp mắt, lúc sắp ngủ nhớ rõ bình thuốc để trên bàn.
Thích Phương nghe gã nói vậy lại càng bối rối, xoay mình ra khỏi phòng cầm tay con gái hỏi:
– Vừa rồi má má ra ngoài, có ai vào đây không?
Con nhỏ đáp:
– Ngô thúc thúc vào nhưng thấy gia gia ngủ lại ra ngay.
Thích Phương thở phào một cái, nàng nhận ra có điều bất diệu, nhưng thấy Vạn Khuê đang bịnh hoạn không muốn khiến gã lo âu, liền nói:
– Bảo Bảo! Con ngồi với gia gia, để má má đi kêu thầy lang bán cho bình khác, đặng trị thương cho gia gia.
Con nhỏ gật đầu đáp:
– Má má đi rồi về cho lẹ.
Thích Phương định thần, rút ngăn bàn lấy lưỡi đao trủy thủ dấu trong mình rồi từ từ xuống lầu, nàng vừa đi vừa nghĩ:
– Gã Ngô Khảm khi gặp ta chỗ vắng người thường nhăn nhở cười rất khả ố, hiển nhiên gã chẳng tử tế gì, vị lang trung kia do gã mời đến, phải chăng gã đã cùng lang trung âm mưu bày đặt quỉ kế? Nếu không thì sao lang trung chẳng chịu lấy tiền, rồi thuốc giải cũng mất biến?
Nàng vừa đi vừa nghĩ định ra vườn sau, nhưng đi tới dãy hành lang thấy Ngô Khảm đang ngồi tựa lan can nhìn bầy cá vàng tung tăng bơi lội trong cái ao nhỏ.
Thích Phương hỏi:
– Ngô sư đệ! Sư đệ ngồi một mình ư?
Ngô Khảm quay đầu lại cười híp mắt đáp:
– Tiểu đệ tưởng là ai? Té ra là sư tẩu, sao sư tẩu không ở trên lầu bầu bạn với sư ca mà lại cao hứng ra đây?
Thích Phương thở dài nói:
– Hỡi ơi! Ta buồn quá! Suốt ngày ngồi bên người bệnh, sư ca ngươi đau dữ, nóng lòng nóng ruột lại càng gắt gỏng, không ra ngoài tìm người nói chuyện giải khuây thì buồn đến chết mất.
Ngô Khảm nghe nàng nói vậy mừng như bắt được của, liền theo hùa:
– Vạn sư ca không biết tự mãn, được voi đòi tiên, y đã có người đẹp nguyệt thẹn hoa nhường bầu bạn mà còn gắt gỏng thì thật là khó chịu.
Thích Phương đến bên gã, hai tay nàng cũng vịn lan can nhìn ngắm bày cá vàng bơi lội trong ao, nàng cười nói:
– Sư tẩu già rồi còn gì nữa là hoa nhường nguyệt thẹn? Ngô sư đệ nói vậy không sợ người ta cười cho đến trẹo quai hàm à?
Ngô Khảm vội đáp:
– Không đúng! Không đúng! Sư tẩu lúc còn là khuê nữ đã có vẻ đẹp của người khuê nữ, bây giờ sư tẩu thành một vị thiếu nhưng nhưng thi lại có vẻ đẹp của một vị thiếu nhưng nhưng, người ta đền tán tụng:
Trong thành Kinh Châu có đóa hoa, muôn hồng ngàn tía ở Vạn gia.
Thích Phương bật tiếng cười khành khạch rồi quay lại xòe tay ra nói:
– Đưa đây!
Ngô Khảm cười hỏi:
– Đưa cái gì?
Thích Phương đáp:
– Thuốc giải.
Ngô Khảm lắc đầu hỏi:
– Thuốc giải nào? Có phải thuốc trị thương cho Vạn sư ca không?
– Đúng rồi! Hiển nhiên Ngô sư đệ cầm đem đi.
Ngô Khảm bật tiếng cười xảo quyệt nói:
– Lang trung do tiểu đệ mời đến, thuốc giải do tiểu đệ tìm được, Vạn sư ca đã thoa một lần ít ra cũng đỡ đau mấy ngày.
Thích Phương nói:
– Lang trung tiên sinh bảo phải thoa mười lần mới hết.
Ngô Khảm lắc đầu đáp:
– Tiểu đệ hối hận lắm! Tiểu đệ hối hận lắm!
Thích Phương hỏi:
– Hối hận cái gì?
Ngô Khảm đáp:
– Tiểu đệ thấy người lang trung rất dơ dáy, coi chẳng khác nào một tên khiếu hóa tử, đã tưởng hắn chẳng có bản lãnh gì mới dẫn hắn lên lầu để có dịp được gặp sư tẩu, nào ngờ tên chó đẻ đó lại có thuốc trị rết độc, vụ này rất trái với bản ý của tiểu đệ.
Thích Phương nghe gã nói lửa giận bốc lên, nhưng nghĩ tới thuốc giải còn ở trong tay gã, nàng cật gạt gã đế lấy thuốc vào tay rồi sẽ thu thập gã.
Nàng liền cố nén giận cười hỏi:
– Vậy sư đệ có muốn sư ca phải tạ Ơn thế nào mới chịu giao thuốc giải ra?