Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Hồi Ký, Tuỳ Bút >> Cuộc sống nơi đây - Nhật ký trong tù

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 9792 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cuộc sống nơi đây - Nhật ký trong tù
Nguyễn Hữu Hoài Tâm

Mở đầu

   Những dòng ghi chép, cuộc sống vui ít, buồn nhiều, nhưng cũng sinh động, biến đổi và… đôi khi cũng đầy chất lãng mạn nơi nhà tù. Một nơi tụ họp những kẻ sa ngã, và nói thẳng ra là những kẻ xấu mà xã hội không chấp nhận được. Trong họ, có những kẻ xấu, người tốt, họ phải bon chen để được tồn tại, được sống ; những vụ lợi mưu mô, những toan tính; cho nhau thì ít, trộm cắp, cướp của người ta thì nhiều. Có những kẻ xưa kia đã xấu, vào đây vẫn tiếp tục con đường, trộm cắp, đâm chém lừa đảo, nói chung là xấu. Có những kẻ xưa kia xấu nhưng vào tới đây lại biến đổi trở thành kẻ tốt, giúp đỡ mọi người. Lại có những kẻ trước kia là người tốt, vì cái vận hạn, không may mà bị vào đây, nhưng trong môi trường này, sự thiếu thốn, tác động bên ngoài làm con người họ biến đổi, sẵn sàng trở thành lưu manh để có miếng cơm manh áo; rồi có những kẻ khác nữa, những… 101 kiểu con người được thể hiện ở nơi đây. Và cuối cùng họ sống với nhau trong cùng một nơi, sáng nhìn thấy nhau, trưa, tối nhìn thấy nhau, lúc “đồng máu” thì họ chơi với nhau, giúp đỡ nhau nhường như chẳng tiếc gì. Đôi khi họ còn thốt ra những câu đại để: “Cái thân còn không tiếc nữa là…”. Họ gọi nhau là “con vợ”. Nhưng rồi những lúc “lệch sóng”, “khác máu”, họ chửi bới, đánh nhau, đòi lại những thứ đã cho, lúc đó xin nhau hạt muối thôi chắc cũng khó khăn. Thế đó, hầu như họ đã lớn nhưng lại “con nít” quá, phải không?
Nhìn chung cuộc sống ở nơi đây gần như cuộc sống của một xã hội thu nhỏ với lắm điều tiêu cực. Cũng có kẻ giàu người nghèo, phân biệt giai cấp, lại có những ô-sin, đi giúp việc những ông chủ có điều kiện, xông xênh, nhàn rỗi lắm trò; có lúc họ xa hoa như sống ở nhà vậy, họ luôn khát khao tự do nên họ luôn bất chấp mọi luật lệ, quy định, họ tìm đến cái tự do của riêng mình; đôi khi họ thâu tóm mọi quyền lực, nắm trong tay cả cái “luật pháp”. Vậy là họ thả sức chèn ép, cướp bóc của những kẻ thấp cổ bé họng. Những kẻ nghèo thì càng nghèo, hơi ngóc đầu lên bị giập xuống còn những kẻ giàu thì ngày càng giàu, quyền lực càng lớn mạnh. Họ khát khao hơn nữa, muốn có nhiều hơn nữa… và chính cái bản năng “thỏa mãn” đó mà họ tự giết mình. Đến một lúc nào đó, những kẻ nghèo, những kẻ thấp cổ bé họng, ngấm ngầm chống đối, ngoi lên để sống. Họ sẵn sàng xả thân, đâm chém, bất chấp những lệnh kỷ luật. Họ liên kết bè phái, chống lại những kẻ giàu. Và tới lúc này cái luật pháp đương đại sẽ khôn khéo điều chỉnh lại để tránh những cuộc chiến tranh, người ta sẽ hạ bệ những kẻ “điều kiện” kia, mở đường sống cho những kẻ nghèo. Nhưng đó chỉ là cách dàn xếp khôn khéo, hay đúng hơn là đánh lừa, làm nguội đi những ngọn lửa đang bốc cháy. Rồi mọi việc đâu lại vào đó, như tù thường có câu: “Công vẫn là công mà quạ vẫn là quạ” mà thôi !
Và những cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Sự cai trị chỉ từ dạng này biến đổi sang dạng khác.
Viết tới đây tôi chợt nhớ ra một thành phần, một tầng lớp không thể thiếu. Đó là những kẻ Trung Lưu. Những kẻ này thường “bơ lác” trước những sự việc hàng ngày. Họ chấp nhận an phận thủ thường. Nhưng họ luôn có cái giá của chính mình. Những kẻ khác không cướp được của họ và họ chẳng cướp gì của ai. Họ sống để sống, tồn tại qua ngày đoạn tháng, mong sao trả nốt cái nợ đời. Họ chính là những kẻ biết sống và “sướng” nhất trong cái môi trường này.
Đôi khi rỗi rãi nằm nghĩ, thấy cuộc sống nhà tù cũng hay hay, và… lắm chuyện. Khổ thì chắc chắn là vẫn khổ, bởi sướng thì ai còn gọi là tù nữa, nhưng… nhưng, nơi đây vẫn có cái riêng, rất đặc sắc của nó mà ở những nơi môi trường khác không thể có được:

Nhà tù “Đại học bách khoa”
“Tuyển sinh” toàn quỷ với ma - nhiều nghề
Cháu kia dáng thật lề mề
Lại dắt xe đạp như hề dắt voi
Anh kia tử tế hẳn hoi
Lừa bạn xe đẹp để moi khoản tiền
Bác kia trông thật là hiền
Lại bắt vì tội thủ tiền quỹ luôn
Cậu kia nhìn dáng con buôn
Lại bắt vì tội tay luồn cốp pha
Nhà tù toàn quỷ với ma
Tránh xa thì khó, tới gần dễ ghê
Trong tu,ø dép gọi là “xe”
“Pha” là đôi mắt, mồm “đài phát thanh”
Trẻ ranh chúng gọi là anh
Bác già năm mấy chúng kêu là thằng
Đại học nhưng chẳng có bằng
Chỉ mang dấu đỏ in hình “Trại giam”
   ***

Có những sự việc, những tâm tư chỉ có thể xảy ra nơi này – nơi những con người lầm lỗi đang gắng cải tạo mong có ngày trở về với xã hội. Có những tâm tình bị dồn nén hoặc được thổ lộ. Nhưng chẳng có ai nhìn nhận.

<< Thanh Lâm xa nhà - 1997 | Có một ngày như thế >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 694

Return to top