Lại nói vua Càn Long từ lúc có Hòa Thân bên mình, rất tin cẩn, sủng ái, mấy lần định thăng chức cho, nhưng đều bị Lưu Dung và các đại thần ngăn trở, cho rằng, Hòa Thân là người tổ tiên không có công tích lớn, bản thân lại không có quân công, trị dân giỏi, nếu như nhà vua đề bạt, e rằng chưa hợp lý triều liệt, khiến cho y kiêu ngạo, các quan trong triều không phục.
Càn Long nghe nói đành thôi, tìm cách khác. Hòa Thân nghe được, hận Lưu Dung và các quan cùng duộc đến thăm căn cốt đế.
Mùa hè năm ấy, mấy năm mưa thuận, gió hòa, nạn binh đao trong thiên hạ đã ngưng, vị vua thời thái bình ấy sáng xem thư, họa, chiều nghe đàn hát, lúc hứng thì làm thơ, thật nhiều điều tự đắc. Đột nhiên, vua xem một phần bản tấu về vụ giết người ở Hồ Nam của tuần phủ Lý Nhân Bồi chưa được sáng tỏ, liền nhíu lông mày. Vua càng xem thì càng thấy tình hình vụ án lằng nhằng, hung thủ là ai cũng chưa có cách cứu xét rõ ràng. Vua càng xem càng tức, người nóng bùng, lại thêm tiếng ve ở ngoài sân cứ rống riết. "Biết rồi! Biết rồi" (1), không chịu dứt. Càn Long tức chuyển thành giận, liền vỗ tay lên bản án tấu: "Chẳng nên trò trống gì. Chẳng nên trò trống gì!". Coi việc hình ngục ở Hồ Nam là án Sát Thẩm Thế Phong đúng là kẻ bất tài. Nếu như hắn để hết lòng vào công việc, thì bản án thế này, tra hỏi đã lâu mà vẫn chẳng rõ ràng chi cả? Cái gã Thẩm Thế Phong này, chẳng có thực tế, hão huyền, gặp việc đến không gắng sức. Lý Nhân Bồi làm tuần phủ không chịu đôn đốc, giúp đỡ Thẩm Thế Phong, vô trách nhiệm, chỉ biết duyệt y đề nguyên những việc làm của cấp dưới, cũng không phải là một quan tuần phủ tốt.
Càn Long tuy bực tức, nhưng một lúc sau nghĩ đến Hòa Thân, bụng nghĩ: Sao lại không cử Hòa Thân rời kinh đô đi xét vụ án này nhỉ? Nếu làm tốt, ta nâng đỡ hắn cũng có lý do, quần thần cũng hết nói ra nói vào. Nếu Hòa Thân làm không nên việc, thì để nguyên cho y làm việc trong cung, cũng chẳng có gì trở ngại.
Vua Càn Long nghĩ vậy, liền viết chiếu, giao cho Hộ Nam tuần phủ là Thường Quân lo xét vụ án này.
Do đó vụ án thành to chuyện, Thường Quân lại chỉ nghe một bên, nên hai tháng sau, án vẫn cứ ỳ ra đó. Càn Long biết, rất giận, nên lại ra thánh chỉ, cử Hòa Thân đem người đến Hồ Nam cùng Thường Quân lo liệu xử lý vụ án.
Các quan nào biết thâm ý của Càn Long trong việc sai phái này, nhưng Hòa Thân thì rõ mười mươi, tạ ơn vua, lập tức sắm sửa hành trang đến lo việc ở Hồ Nam.
Lại nói về cái thôn làng ở huyện Gia Hòa, châu Quế Dương, tỉnh Hồ Nam, nơi có vụ án đã làm cho vua Càn Long bực túc.
Thôn ấy, không to, không nhờ quanh quẩn có hai mươi ba hộ, bao gồm bảy trăm tám mươi bảy nhân khẩu. Trong thôn có hai anh em họ Hầu, sống chung với nhau rất thân thiết, bao lâu nay vẫn sống yên ổn. Anh lớn sinh được ba trai là Hầu Học Thiên, Hầu Giác Thiên và Hầu Thất Lang. Người em cũng sinh được ba trai, đặt tên là Hầu Kỷ Thiên, Hầu Nhạc Thiên, Hầu Phụng Thiên. Sáu anh em họ Hầu này, tuy ăn cùng một mâm mà lớn, nhưng mỗi người lại không cùng một cha mẹ sinh ra, thường ngày vẫn nhau, chia bè ra đánh lộn. Người anh cả thấy vậy chỉ lắc đầu than thở. Ông ta thấy như hiện ra trước mắt, mình tuổi cao, sống chẳng được bao lâu, thấy cảnh con cháu tranh nhau gia sản kiện tụng dẫn đến nhà tan, người mất mà đau lòng. Người anh cả hai ba lượt bàn bạc, gọi cả sáu đứa vừa con vừa cháu lại lấy điều anh em hòa thuận gia đình thịnh vượng mà giảng giải. sau này điền sản chia thành sáu phần, mỗi người một phần, làm văn tự, giao hẳn cho từng người. Sau cùng, ông trịnh trọng khuyên bảo. "Đất núi, vườn rừng chia đến từng người, chỉ là để các con trồng trọt, chứ không được bán, nếu như ai bán đi đất cát của tổ tông, những đứa khác phải ngăn giữ lại. Ngăn giữ không nghe, thì các con thu lại phần của nó, chia đều cho nhau. Kẻ nào bán đất, một tấc cũng không cho.
Người anh nói xong, người em lại thêm: "Các con ơi, làm thế cũng là để anh em khỏi hại lẫn nhau, mà giữ được sản nghiệp của tổ tiên. Các con nên nghĩ đến nỗi khổ tâm của chúng ta".
Học Thiên, Kỷ Thiên đều đã lớn. Họ so với các em hơn vài tuổi, nghe người già nói, gật đầu liên tiếp. Còn bốn anh em kia thì ngó nghiêng, uống trà... chẳng thèm để ý đến những lời của hai ông già. Hầu Giác Thiên, là , đứa ham đánh bạc, thường ăn trộm đồ trang sức của vợ đi chơi bời, bán hết sạch. Anh chàng cho rằng khi để chia của, chia ruộng, tha hồ muốn làm gì thì làm, đủ sức mà lăn lóc ở các đám bạc. Nghe người già căn dặn, nửa câu nuốt cũng chẳng trôi, đầu u, tai điếc.
Hai ông già về phòng mệt lử, nghĩ bụng: một gia đình lớn từ nay chia sẻ, tan nát, bất giác, nước mắt ròng ròng, suốt đêm không ngủ. Mùa xuân năm ấy, hai ông già lâm bệnh, thuốc thang không khỏi, đều qua đời. Việc xảy ra từ Hầu Học Thiên, anh chàng mê cờ bạc, mà bắt đầu là chuyện bán sản nghiệp.
Tháng bảy, trời nắng như nung. Chó thè lưỡi nằm dưới bóng cây mà thở. Kỷ Thiên, Nhạc Thiên, Phụng Thiên, thấy Giác Thiên đột nhiên hối hả chạy đến, cử chỉ bối rối, khùng khùng như có chuyện gì không vừa ý, Hầu Nhạc Thiên đã quá quen với cậu em họ này (2) bèn nói:
- Ngày thường chú chỉ ăn, uống, ngủ, lười chảy thây. Hôm nay trời nóng thế, sao đi đâu mà hớt hải thế này?
Nói một hồi mới biết Hầu Giác Thiên lại đánh bạc thua, những muốn bán điền sản, liền bàn với Hầu Học Thiên, Hầu Thất Lang, nếu được ủng hộ, thì vài hôm nữa sẽ làm văn tự. Cũng may Hầu Kỷ Thiên không có nhà, được em là Hầu Phụng Thiên đồng tình khuyến khích.
Hai anh em đến nhà Hầu Giác Thiên thấy học Thiên, Giác Thiên, Thất Lang ba anh em đang bàn chuyện bán điền sản. Chỉ nghe Hầu Thất Lang nói:
- Anh Hai này, cứ cái chuyện ruộng đất mà xét, làm ăn một năm đằng đẵng, chẳng kiếm được là bao, anh bán trước, tôi bán sau, bán được tiền chúng ta lên tỉnh buôn bán.
Học Thiên thấy Nhạc Thiên, Phụng Thiên đến liền bảo họ thôi đừng nói nữa, ho lên một tiếng Nhạc Thiên trầm mặt hỏi:
- Mấy anh em bàn bạc chuyện gì vậy?
Giác Thiên thấy Nhạc Thiên hầm hầm liền bảo:
- Muốn gây sự đánh nhau hả?
Hắn vừa đáp vừa giơ chiếc ghế lên.
- Chỉ sợ không đánh đó thôi - Nhạc Thiên một mình xông vào - Có phải bàn chuyện bán điền sản không ?
Học Thiên đỏ bừng mặt. Giác Thiên và Thất Lang ắng miệng không nói. Phụng Thiên bị Nhạc Thiên lôi vào. Lúc ấy Phụng Thiên gọi Nhạc Thiên lại khuyên:
- Anh ạ, anh cai quản nhà cửa không như thế được đâu. Cả nhà đã được ăn chia, ai có phần người nấy, để cho nó bán đi, là ngăn mua oán đấy. Anh mà đứng ra khuyên can, chỉ khiến cho Giác Thiên càng muốn bán đi thôi. Nhạc Thiên nói:
- Ai đòi các người điền sản? Cha chúng ta nằm chưa yên mồ, Giác Thiên đã bán chác rồi, thì họ ở dưới suối vàng có yên lòng được không? Tao chỉ muốn giữ nguyên được cơ nghiệp tổ tiên.
Phụng Thiên bị Nhạc Thiên răn dạy cho một thôi, đành miễn cưỡng nhảy vào, đứng một bên không nói năng gì. Vả lại anh ta còn trẻ, có nói cũng chẳng ai chịu nghe.
Trong nhà lạnh ngắt. Một lúc sau, Nhạc Thiên lại nói:
- Các người im re thế? Tôi nghe được rồi, có phải chuyện Giác Thiên định làm văn tự giao cho người ta không?
Anh ta lại ra rả nói nào là ruộng đất là căn bản, nào là trái di chúc phá nát cơ nghiệp tổ tiên khiến cho Giác Thiên bực, Thất Lang nổi nóng. Giác Thiên ra vào đám bạc, vốn có máu kẻ ăn chơi, gã sinh cùng năm cùng tháng với Nhạc Thiên, nhưng ra sau một chút nên phải gọi Nhạc Thiên bằng anh. Lúc đó, vì trọng luân thường, em trước mặt anh phải tôn trọng, lễ phép, nghe Nhạc Thiên nói một hồi hắn chỉ một tiếng "Vâng". Đến cuối, liền buộc miệng nói:
- Anh nói dai quá, để làm gì kia chứ! Chỉ tốn nước bọt thôi! Mắt đỏ vằn lên rồi kia, bà chị dâu mà tra hỏi, tôi sợ là không ổn đấy!
Thất Lang là kẻ thô bạo nói:
- Anh Nhạc Thiên, người ta bán ruộng của người ta, anh xía miệng vào làm gì?
Nhạc Thiên nghĩ: "mình nói nửa ngày, bọn họ chẳng chịu nghe nửa lời”, lòng bục bội, nói:
- Thế là đàn gẩy tai trâu đấy!
- Sao anh lại đi mắng ngươi thế?
- Ai mắng mày?
- Anh mắng chúng tôi là trâu - Thất Lang to tiếng, chúng ta cùng ruột thịt sinh ra, tôi là trâu thì anh là đồ súc sinh!
Lời qua tiếng lại, chẳng chịu thôi. Hai bên mắng nhau. Nhạc Thiên nhớ đến lời dặn của cha, chú liền nói:
- Ta chẳng sợ các người làm tới đâu nhé! Ta không cho các người bán!
- Các người giữ cũng không nổi!
- Giữ nổi đấy!
- Mày về mà giữ vợ con mày ấy, chớ giữ xằng ở nơi khác.
Nhạc Thiên và Thất Lang đối lời chan chát. Cả hai mặt đỏ hết, mắt tròn xoe, phun ra những lời chẳng ra sao. Học Thiên lớn hơn thấy em ruột là Thất Lang cùng em họ cãi nhau dữ dội, liền vội khuyên ngăn:
- Đừng cãi nhau nữa! Đừng cãi nhau nữa.
Nhạc Thiên đang lúc máu nóng bốc lên đầu nói:
- Anh là anh lớn, không dám mở miệng, các anh muốn bán ruộng đất hả? Kẻ có lỗi với tổ tiên, chính là anh đấy!
Học Thiên xì ra một câu:
- Mày...
Thất Lang gân cổ lên:
- Anh ơi, hắn có lý hắn, hắn là chó dại cắn càn, Giác Thiên bán, tao bán đấy, xem mày làm gì nổi nào. Tao nhất định bán ruộng đấy?
Nhạc Thiên nói:
- Tao giữ đấy! Cha chú đã nói, đứa nào bán thì giữ ruộng lại chia đều cho những người không bán.
Giác Thiên cười nhạt:
- Ngươi muốn mua dây buộc mình hả, định lấy ruộng của tao hả, đừng có ảo tưởng.
Hắn chỉ tay ra ngoài bảo:
- Đây là nhà tôi, mời ra khỏi nhà!
Hai bên tranh cãi một hồi, từ ghế đứng phắt dậy, Giác Thiên tiến đến gần, vung tay xỉa vào mặt Nhạc Thiên, làm xước một miếng da. Nhạc Thiên giơ tay sờ thấy có vết máu, biết Giác Thiên đánh mình liền kêu to:
- Mày dám đánh người hả?
Nói đoạn muốn kẻo Giác Thiên đến trưởng họ để phân giải, người nọ giằng người kia, kéo đi, kéo lại, dẫn đến đấm đá, người này thoi, người kia đấm, cú vào bụng, cú vào lưng, huỳnh huỵch, huỳnh huỵch, túm lại thành một đám đánh lộn. Trước hai người đánh nhau, một người can, không xong, thế là cũng xông vào đấm thụi. Nhạc Thiên tuy khỏe, có sức mạnh, song Phụng Thiên thì ở bên không dám xông vào, Học Thiên, Giác Thiên, Thất Lang đánh tay không nổi, liền tìm khí giới. Giác Thiên túm lấy một gậy gộc, Học Thiên, Thất Lang đều cầm lấy đòn gánh, từ trong nhà lôi nhau ra ngoài, thế là mọi người kéo đến xem, vây kín cả nhà ngoài và khoảng đất trống, đúng đông nghịt. Rồi anh em vợ con cũng kéo đến, đám đàn bà thấy đàn ông đánh nhau, không dám tiến lên can, chỉ biết kêu khóc ầm ĩ, dẫm chân kêu khổ, càng thêm hỗn loạn.
Một người đàn bà đến bên lau nước mắt cầu cứu:
- Làng nước ơi, hãy cứu giúp chúng tôi!
Chị ta là vợ Hầu Kỷ Thiên, là chị dâu của Nhạc Thiên và Phụng Thiên.
Ba anh em Hầu Học Thiên càng đánh càng hăng, đòn gánh, gậy gộc múa loạn, Nhạc Thiên, Phụng Thiên tay không, chống làm sao nổi, trong nháy mắt đều bị đánh thương tích khắp mình. Nhạc Thiên, Kỷ Thiên, Phụng Thiên hàng ngày rất thương yêu nhau, Nhạc Thiên sợ em là Phụng Thiên đau liền lấy mình che cho, nhận tất cả gậy đòn gánh của mấy ông anh họ nên thương tích càng nặng. Học Thiên, Giác Thiên, Thất Lang cũng bị đau, nên quá mù thành mây, Giác Thiên giơ gậy phang vào lưng Nhạc Thiên, còn Thất Lang thì nhè đầu Nhạc Thiên giáng cho một chiếc đòn gánh "Không xong rồi!”, người đứng xem , kêu thốt lên.
“Ối giời ơi” vợ của Kỷ Thiên là Lưu Thị thấy sinh mạng của em chú Nhạc Thiên, liền nhảy vào can. Chị đến sau lưng Thất Lang cắn vào vai một miếng. Đúng lúc Thất Lang vung cao đòn gánh đánh ngay vào thóp đầu Nhạc Thiên bị trúng đòn trời giáng, không đứng nổi nữa, mắt hoa lên ngã lăn quay ra, máu tươi ở đầu vọt ra, bắn đỏ cả trên đất.
Vợ Kỷ Thiên vội kêu to lên:
- Đừng đánh nhau nữa. Chết người rồi!
- Chết người rồi.
Ngườl làng cũng kêu lên. Nhũng người nhát gan, chân run lên, cũng có người thì chạy mất.
“Chết người!". Học Thiên, Giác Thiên kinh hãi. Không xong rồi! Nhạc Thiên nằm trên đất không động đậy.
- Chạy nhanh thôi!
Học Thiên vứt đòn gánh bỏ chạy. Giác Thiên cũng hốt hoảng co giò chạy nốt. Thất Lang thấy hai anh chạy cả, vội dứt ra khỏi tay bà chị dâu họ đang lôi kéo, chạy tháo thân.
Lưu Thị bị Thất Lang đẩy ngã ngồi xuống đất, khóc hu hu lên.
- Anh! Phụng Thiên chạy đến bên mình Nhạc Thiên gọi thật to. “Hãy còn thở!" một ông già nhà bên để tay lên mũi Nhạc Thiên thử nói:
- Chị Lưu, Phụng Thiên, bây giờ không phải là lúc kêu khóc, hãy gấp đi cứu người.
Lưu Thị, Phụng Thiên, lau nước mắt. Ông già dẫn dắt mọi người xúm lại đem Nhạc thiên vào trong nhà, lay gọi người thì đến chỗ thờ thần lấy ra tro bát hương, rắc lên chỗ chấn thương của Nhạc Thlên dùng vải bó lại, một mặt đi mời thầy thuốc đến thăm. Ông ta bảo:
- Nhạc Thiên sống được chỉ còn nhờ tổ tiên phù hộ nổi thôi!
Lưu Thị, Phụng Thiên nghe đến đó lăn khóc chết đi sống lại Mặt trời xế về tây, nắng chiếu đỏ trên mái nhà, Hầu Kỷ Thiên mới về. Mới đến làng, nghe chuyện về anh em của mình, liền không về nhà mình, đến ngay nhà Nhạc Thiên, hốt hoảng đến bên giường, gặp nhau, anh em hỏi han một thôi, hai hàng nước mắt chảy rơi cả xuống đất.
Nhạc Thiên thấy anh cả về, định cố gượng dậy, nhưng Kỷ Thiên giơ tay ngăn lại, nói:
- Em ơi, em bị thương nặng thế, cần gì phải giữ lễ.
- Anh!
Nhạc Thiên cầm lấy tay anh đem mọi chuyện từ chuyện Giác Thiên muốn bán ruộng, Học thiên, Thất Lang giúp đỡ, Nhạc thiên ngăn giữ ra sao, anh em Học Thiên không chịu nghe lẽ phải, xúm lại đánh, kể lại một lượt.
Anh chàng nắm chặt lấy tay Kỷ Thiên nói:
- Anh, em bị Giác Thiên cầm gậy đánh vào mạng sườn, bị Thất Lang đánh vỡ đầu. Anh hãy báo thù cho em.
- Em hãy cứ chữa chạy vết thương trước đã.
- Anh, vết thương của em khó mà khỏi - Nhạc Thiên thở dài nói - Cơ nghiệp của tổ tiên rơi vào tay anh em Học Thiên rồi khuynh gia bại sản. Sau khi em chết, anh hãy khuyên ngăn họ, nếu không thì còn mặt nào trông thấy cha, bác mình ở dưới suối vàng nữa!
Kỷ Thiên gật gật đầu bảo:
- Em cứ nghỉ đi, để anh đi thăm Phụng Thiên.
Nhạc Thiên vội nắm lấy tay Kỷ Thiên, giữ lại:
- Anh ơi, anh đừng đi, nghe em nói đã. Anh em ta được mấy người, sợ một thời gian nữa chẳng còn đủ đâu.
- Em đừng nghĩ thế, rồi em sẽ khỏi.
- Khỏi làm sao dược!
Lúc đó, Phụng Thiên cũng tới, Nhạc Thiên vẩy ta gọi đến bên giường, bảo:
- Này em, vết thương của em có nặng không?
- Không nặng, không nặng đâu anh ạ.
- Anh có mệnh hệ nào, lấy ai giúp đỡ em đây! Nhạc Thiên nói rồi, ứa hai hàng nước mắt.
Phụng Thiên cúi đầu nói:
- Anh Hai ơi, anh đừng nói thế, do việc em làm em không hết phận sự, anh em chúng nó xúm đến, anh mới đến nông nỗi này!
Nhạc Thiên nói càng ngày càng yếu dần, bảo:
- Em trai của anh...
Một lúc sau, Nhạc Thiên chợt mở to mắt phều phào:
- Bác ơi, cha ơi, con không can nổi Giác Thiên bán cơ nghiệp..., con...con...con...
Anh ta ngoẹo đầu, thở hắt ra...
Trong nhà bỗng vang lên tiếng khóc.
Hầu Kỷ Thiên tức đầy ruột, phát cuồng lên, ra khỏi nhà đến ngay tìm Học Thiên, Giác Thiên và Thất Lang, nhưng ba anh em hắn đã tuyệt vô ân tín.
Bên tai Kỷ Thiên vang lên tiếng dặn dò của Nhạc Thiên và tiếng kêu khóc của vợ con em mình, Kỷ Thiên liền đem những lời của Nhạc Thiên kể lại, làm đơn kiện, ngày hôm sau đến cửa công, huyện Gia Hòa tố cáo, kêu oan.
Thế thì viên quan tắc trách nào đã làm cho Đúc vua phải nổi cơn lôi đình vậy?
Viên quan dấm dớ đó chính là viên quan huyện Gia Hòa tên là Cao Đại Thành.
Cao Đại Thành xuất thân đỗ cử nhân, từ bé chí lớn chỉ nằm dài đọc sách, không biết gì ngoài mấy tiếng: Đức Thánh nói rằng, Kinh Thi bảo rằng. Làm quan huyện, Cao biến công đường thành phòng đọc sách, đến nỗi lúa hay cỏ cũng không phân biệt, trong huyện lũ lụt, ruộng đồng bị ngập, thu hoạch thất bát cũng không hay. Nhà nông xin được giảm tô thuế, quan huyện ngồi kiệu đi thăm đồng, nhìn thấy cỏ hoang là lúa lép trên nó lấy làm vui, liền bảo: Các người bảo mùa màng thất bát hả, lúa tốt thế kia cơ mà! Được mùa lúa, lại xin giảm tô thuế là thế nào? Định lừa dối bản chức phải không?
Dân chúng nói:
- Bẩm quan, đấy đâu phải là lúa, là cỏ hoang đấy ạ!
Quan huyện họ Cao nói:
- Cỏ hả! Chính bản chức đã ăn thứ "cỏ" ấy vào bụng rồi đây, rất thơm ngon đấy.
- Thưa đúng là cỏ hoang ạ.
- Hoang với chẳng hoang. Dù cỏ hoang cứ no bụng là được, hoang lại càng ngon, như gà rừng kia, ăn lại chẳng ngon hơn cả gà nhà ấy à!
Dân chúng không nhịn nổi cười. Quan huyện của họ là người như thế đấy, dân trong huyện không biết nói thế nào để quan hiểu, do đó cũng chẳng cả buồn đến xin xỏ nữa. Quan ngồi trên công đường đọc sách, thấy chim sẻ bay ra bay vào trong sân, liền lắc lư ngâm rằng: "nha thuộc công đường vắng, chim chóc đầy sân quan". Quan ngâm bài thơ của Vương Duy, Vương Duy có câu thơ ấy, tặng Phòng Uyển họ Lưu. Phòng Uyển là một vị quan giỏi đời nhà Đường, làm quan thanh liêm, do đó dân no mà để nhàn, ít chuyện, ít việc, vì được lòng dân. Vì thế mà công đương nha thuộc mới vắng vẻ, chính là Vưong Duy ca tụng ông. Cái vắng vẻ của công đường của Phòng Uyển khác cái vắng vẻ của công đường của Cao Đại Thành, nhưng họ Cao lại tự cho mình như Phòng Uyển, tự mình bốc thơm mình. Thực ra hắn làm sao sánh được với Phòng Uyển.
Quan mù mờ thế, làm sao nổi việc. Vị quan ấy tiếp đơn tố cáo của Hầu Kỷ Thiên, thấy việc quan hệ đến tính mệnh con người, liền ngâm: “Đục trong rồi sẽ rõ. Tính mệnh lớn như trời", quan không dám bỏ qua, ngày mồng bảy tháng bảy nhận đơn, rục rịch chuẩn bị, đến 12 tháng 7, chiếu theo nguyên đơn, đến khám nghiệm. Cao tri huyện đi kiệu vừa tới, Hầu Kỷ Thiên đón vào trong nhà để hầu tiếp.
Cao tri huyện xua tay:
- Không vội! "Thời mà đến cứ liệu sao cho hợp, làm trước thì vội vã, mà làm sau thì bất cập" Quan luôn miệng ngâm nga một câu trong sách Thái Bạch âm kinh của Lý Liêm, ý tứ rằng, khi thời cơ đến, thời gian chẳng cần vội, đến lúc nắm bắt đi việc là nắm bắt được. Thế nhưng, Hầu Kỷ Thiên nghe nào có hiểu! Anh ta cũng chẳng hỏi làm gì, có biết đâu là quan đang mù mờ. Quan huyện họ Cao, cao giọng bảo:
- Lại cả đây!
Nha dịch, tùy tùng chạy cả lại.
Cao tri huyện truyền cho gọi đám Hầu Kỷ Thiên tới, lại sai người lo đi khám nghiệm tử thi, sau mới vào nhà ngồi, nghe Kỷ Thiên thuật lại chuyện Nhạc Thiên bị đánh chết. Một lúc sau, đám khám nghiệm tử thi về thưa lại tình hình khám xét, Cao tri huyện, nhắm mắt lắng nghe, đột nhiên mở to mắt hỏi:
- Có khám sai, khám dối không đấy?
- Bẩm đại nhân, không đâu ạ!
Bọn nha thuộc khom lưng trả lời.
Cao tri huyện lại đọc to lên câu nói của Tô Thức, trong bài Thạch Trung Sơn ký: "Việc không mắt thấy tai nghe, ức đoán có hay không? Làm được chăng?", liền đứng dậy, bọn tay chân biết quan muốn thân đi khám nghiệm , bèn dẫn đường. Hầu Nhạc Thiên tuy chết đã ba ngày, tuy gặp trời nóng, nhưng sau khi bị đánh chết, thân thể còn cường tráng nên vết thương vẫn chưa bị mất dấu, nhìn khắp mình vẫn nhận rõ. Đám tay chân chỉ vào cạnh sườn ngươi chết còn tím bầm bảo: “Chỗ da thịt tím dập kia, là do gậy đánh vào. Vết thương trên đầu khiến người bị nạn đến chết, có vết lõm xuống, có hình tam giác là do đòn gánh giáng vào nên gây ra thương tích”. Cao tri huyện xem xét hết, bảo ghi vào bản khám tử thi.
Một lúc sau, sai nhân đem Hầu Học Thiên, Hầu Giác Thiên giải tới. Hầu Thất Lang đã trốn mất, đi đâu không rõ Cao tri huyện hỏi Hầu Học Thiên, Giác Thiên:
- Hầu Thất Lang đâu.
- Tiểu nhân không biết.
- Không được dối trá!
- Tiểu nhân không biết. Quả là không biết ạ!
“Hừm, nó cố trốn cũng không thoát”. Cao tri huyện lập tức sai gia nhân vây bắt Hầu Thất Lang. Sau đó sai ngươi trói Hầu Học Thiên, Hầu Giác Thiên, truyền các láng giềng nhà họ Hầu, cùng những người làm chứng có liên quan đến vụ án, tất cả mười người giải tất về huyện, chuẩn bị ngày thứ hai thăng đường xét án. Chiều hôm đó, Cao tri huyện không cả đọc sách. Quan nghĩ: Ba anh em tiếp tay đánh chết Hầu Nhạc Thiên, vết thương đến chết Hầu Nhạc Thiên chỉ có một chỗ, chắc là do một người đánh. Vậy thì trong ba người, ai là hung thủ? Quan cho rằng giết người thì đền mạng, ắt là phải chết chém. Ba anh em tất chẳng ai lại nhận là hung thủ. Xem ra cũng khó đây. "Ái dà, chỉ còn cách ra hình mới được thôi!”. Sau quan lại tự phủ định ý này: "Không ổn, không ổn, Ta nghe chúa thông minh, trị nhục hình phạt nhẹ!". Mạnh Tử có nói: dân hướng về nhân nghĩa vậy, như nước chảy xuôi thú chạy theo làn dốc vậy! Ta lấy cái nhẽ nhân nghĩa mà xem xét, thì để họ tự nhận. Thế là Cao tri huyện gà gà dim mắt buồn ngủ...
Đến hết ngày thứ hai cũng không thấy Cao tri huyện xét hỏi gì. Quan thăng đường chỉ đem đạo nghĩa anh em ăn ở với nhau nói mấy câu, sau đó dở án văn ra xem lần lượt, trước hết hỏi tên họ, tuổi tác phạm nhân, sau hỏi đến tại sao lại gây án mạng. Khi hỏi Hầu Học Thiên, Học Thiên nhất mục không nhận đánh Hầu Nhạc Thiên, anh ta nói, không tham gia vào chỗ đánh nhau, mà chỉ ra sức ngăn cản, trong lúc sô sát, anh chưa hề đánh người, lại còn bị Nhạc Thiên đánh phải. Quan đành bảo đưa Hầu Học Thiên ra, đem Hầu Giác Thiên tới. Khi Hầu Giác Thiên quỳ trước công đương, Cao tri huyện vỗ bàn nói:
- Ngươi phải khai thật ra!
- Vâng ạ. Hầu Giác Thiên trả lời!
- Người có đánh lộn với Hầu Nhạc Thiên không?
- Dạ có ạ!
- Người chết trên sườn có vết thương là do đâu?
- Tiểu nhân đánh ạ.
- Vết thương bên sườn trái là do người đánh ư?
- Tiểu nhân đánh !
- Vết thương ở trên đầu cũng do ngươi gây ra ư?
- Tiểu nhân đánh ạ!
- Người hãy kể lại cho cặn kẻ!
Tiểu nhân được cha cho thừa kế một phần tài sản, định bán đi một ít. Các em ruột của con là Hầu Học Thiên, Hầu Thất Lang đều đồng ý cho con bán. Em họ là Nhạc Thiên đến ngăn cản, lại lớn tiếng đòi lấy phần ruộng của con, lại ra tay đánh con. Lúc ấy con cáu tức, đánh lại khiến nó bị thương vào mặt, xước da. Nhạc Thiên người to khỏe, con không đánh nổi, kêu lên rồi tìm thứ gì đánh lại. Con đã đánh bị thương nó vào sườn trái sau đó lỡ tay lại đánh vào đầu nó. Con thật không có ý giết người, mà trong lúc ẩu đả, ngộ làm hắn bị thưong đến nỗi nguy đến tính mệnh. Con xin chịu gánh tội.
Gọi đến người làm chứng, có người cũng thao thao bất tuyệt, có người thì ấp a ấp úng nói không gãy góc, có người lúc nói một đằng, lúc nói một nẻo, lung tung, . điều trước mâu thuẫn với điều sau, lúc thế này, lúc thế khác Cao tri huyện thấy thế vẫy tay cho những người làm chứng lui ra, truyền lệnh hỏa tốc vây bắt Hầu Thất Lang, quan nghĩ rằng bắt được Hầu Thất Lang, nghe hắn ! khai ra, thì vụ án mới rõ đầu đuôi được. Bởi vậy, quan cho người niêm yết bố cáo: "Cất giấu Hầu Thất Lang sẽ bị tội. Tố cáo chỉ chỗ Hầu Thất Lang ẩn náu là có thưởng".
Bố cáo vừa dán, sáng sớm ngày thứ hai, có người tên là Trần Mậu Thúc chạy đến cửa quan mật báo, nói Hầu Thất Lang ẩn náu tại nhà gã. Cao tri huyện phát lệnh cho người tróc nã, rồi lại muốn thật chắc, thân ra tay đi bắt. Cao Đại Thành vội thăng đường thẩm vấn. Nhưng Hầu Thất Lang trái lại không nhận đã giết người.
Cao tri huyện quát hỏi:
- Người khai thực tình đấy chứ?
- Con xin khai thực, con không đánh nhau.
Cao tri huyện trên cao quát xuống.
- Nói láo! Người xung quanh đều thấy ngươi xông vào đánh!
- Con không đánh nhau chỉ khuyên can. Những người hàng xóm họ trông nhầm đấy ạ!
- Mọi người đều trông nhầm cả ư?
Thất Lang cúi đầu không nói, một lúc sau, thưa:
- Con can gián, lại bị Hầu Nhạc Thiên đấm lui đấm tới, trúng mấy quả, nên cũng đánh lại hắn vài cái.
- Chỉ đấm vài đấm thôi ư?
- Vâng!
- Thế không đánh người chết, sao lại phải chạy trốn?
- Con trẻ người non dạ . . .
Cao tri huyện bất giác nổi giận, bởi vì có mấy người láng giềng làm chứng rằng Hầu Thất Lang lúc đầu chưa đánh nhưng khi đánh thì rất hung hăng. Thế mà bây giờ Thất Lang một mực không nhận, còn ra thế nào. Ngừng một lát quan bảo: "Hình phạt sẵn sàng".Hai bên vệ si đẩy Hầu Thất Lang nằm xuống.
Cao tri huyện hỏi:
- Có nói thật không?
- Bẩm đại nhân, câu nào con cũng nói thật cả.
- Đánh
Cao tri huyện vừa truyền xuống thì "Đốp" chiếc gậy lớn đã vút xuống mông Hầu Thất Lang. Hầu Thất Lang kêu to lên rằng: "Bẩm quan lớn, oan uổng quá quan đánh chết con, con cũng chẳng là hung thủ đâu!".
Hầu Thất Lang kêu ầm lên, mỗi tiếng kêu rên khẩn thiết khiến Cao tri huyện mủi lòng. Quan liền nghĩ: Hầu Thất Lang đâu phải là gỗ đá, hắn cũng da thịt ấy, đánh đến thế mà miệng vẫn một mực nói thế nào như thế, hay là hắn oan thật!
Quan bảo nha dịch thôi không đánh nữa, lui khỏi công đường về hậu sảnh, nhớ lại hai ngày thẩm vấn, nghi đến Hầu Giác Thiên khai nhận trách nhiệm về mình, tội phạm chính đã rõ, dù có vặn đi vặn lại, hắn vẫn cứ nhận là thủ phạm, thấy vụ án có vẻ thuận lợi, trong lòng lại phấn chấn. Quan cho rằng, mình thi hành nhân chính có hiệu quả. Quan lại nhớ đến thiên Vi Chính trong sách Luận Ngữ có ghi một lời nói, không thể không đọc to lên được "Thi hành nhân chính bằng đức độ, tiếng thì vang, điềm thì hay. Ở một nơi nào mà muôn sao tụ họp”. Quan rất lấy làm vừa lòng.
Cái anh chàng mọt sách ấy có biết đâu bị người khác lừa.
Nguyên do là ba anh em họ Hầu đã bàn nhau về cách khai báo.
Ngày mồng 9 tháng 7 ấy, anh em họ Hầu thấy việc đánh chết Hầu Nhạc Thiên xảy ra, bảo nhau trốn khỏi huyện thành, trú ở một quán rượu của một nhà ở ngã tư, túm tụm cả mấy đứa, hối hận trong lúc quá nóng, đã khiến xảy ra việc đáng tiếc. Hầu Học Thiên nhớ đến một người quen là Trần Mậu Thúc, vốn vào nam ra bắc, hiểu biết nhiều, được gọi là “một nửa Gia Cát", do đó nhờ Trần nghĩ kế giúp.
Chỉ thấy Trần Mậu Thúc tướng ngũ đoản, mặt dài, tai nhỏ, mắt bé, râu thưa, mũi to, môi mỏng, ngón tay nhỏ ngắn. Trần đến, anh em họ Hầu vội ra nghênh tiếp.
Hầu Học Thiên run run nói:
- Anh em chúng tôi có chút việc nhờ anh giúp đỡ!
Trần Mậu Thúc phe phẩy chiếc quạt giấy nói:
- Được thôi! Được thôi? Anh em nhà các cậu cứ nói ra, tớ xem sao, gì mà cứ phải ấp úng.
- Anh giúp chúng tôi việc khó này, chúng tôi xin hậu tạ.
Trần Mậu Thúc ngồi xuống ghế, bảo:
- Chỗ thân thích nói làm gì chuyện tạ ơn. Chuyện gì vậy?
Thất Lang vội nói:
- Chúng tôi đã đánh chết Nhạc Thiên.
- Chà!
Trần Mậu Thúc kinh hãi trợn mắt lên, chiếc quạt giấy trên tay ngang phe phẩy, ít phút sau, mới trở lại bình thường. Gã đảo mắt nhìn ba anh em họ Hầu một lượt, hạ thật thấp giọng, bảo:
- Các cậu tìm tôi để lo kế thoát thân phải không?
Anh em họ Hầu gật đầu liên tiếp.
Trần Mậu Thúc có điều gì khó khăn, chưa thấy nói rõ chủ ý, không phải vì tình mà được, gã chưa nói, nhổ một bãi nước bọt, mặt đừ ra, đang cố nghĩ. Mạng người rất trọng, quan phủ không thể không tra xét, xét không ra, muôn việc đều qua, xét mà ra, thì cũng chẳng hay gì cho gã "Vì người khác mưu việc, trước hết hãy mưu việc cho mình". Gã tự dặn mình liền nghĩ kế sao cho vạn toàn. Gã cau mày rồi chợt gấp chiếc quạt giấy lại nói:
- Sự việc cần phải có tuần tự. Trước là tiểu nhân, sau là quân tử, tôi đã có chủ ý, nhưng quan phủ đang tra xét, các cậu đừng ngăn tôi...
Học Thiên, Giác Thiên cùng vội nói:
- Không ạ! Không ạ!
- Việc này không thể vì nghĩa được, nhung theo kiểu này, liệu là ai đây.
Hầu Thất Lang ngập ngừng nói:
- Ai làm theo cách ấy thì không phải chết chứ?
Trần Mậu Thúc xòe quạt ra bảo:
- Thất Lang giỏi đấy!
Gã bảo anh em họ Hầu kể lại một lượt chuyện đánh Nhạc Thiên đến chết. Hầu Học Thiên liền đem chuyện Hầu Giác Thiên đem bán ruộng, Nhạc Thiên đến ngăn, điều qua tiếng lại, không ai chịu ai, cuối cùng ấu đả.
Giác Thiên dùng gậy đánh vào sườn Nhạc Thiên, Thất Lang dùng đòn gánh bổ vào đầu. Học Thiên cũng cầm đòn gánh nhưng chưa đánh, kể hết đầu đuôi. Trần Mậu Thúc nghe xong gật đầu, đợi Học Thiên nói hết, bảo:
- Theo lời các cậu vừa nói thì Thất Lang dùng đòn gánh đánh Nhạc Thiên đến chết. Theo pháp luật em họ đánh chết anh họ phải chết chém. Nếu như chiếc đòn gánh của Học Thiên mà đánh, phải là anh ruột đánh chết em ruột, chỉ phải chịu tội đi đầy phương xa không phải chết. Lúc ấy Học Thiên cũng cầm đòn gánh, nếu như Học Thiên chịu nhận là đã đánh.
Trần Mậu Thúc vừa nói xong, Thất Lang mơ hồ thấy được con đường sống, hai mắt nhìn dồn vào Học Thiên.
Giác Thiên ra vào chốn cờ bạc, chịu ảnh hưởng của đám dân ăn chơi rượu thịt, thường hay bàn chuyện giang hồ nghĩa khí. Bây giờ nhìn em trai bị tội chết chắc trong lòng cũng chẳng nở. Hắn nói:
- Anh cả ơi, chỉ còn trông vào anh thôi! Thất Lang mà nhận đánh thì ắt là phải chịu chết. Nếu anh mà nhận, phải chịu án đi đầy cũng là khổ đấy nhưng bảo tồn được tính mệnh. Còn việc, anh vì các em mà chịu tội thay, chúng em cũng chẳng quên ơn, đem ruộng đất bán đi lo cho anh thì sau lúc chịu án rồi cũng được yên lòng.
Hầu Học Thiên mặt rầu rầu, không nói gì. Rất lâu sau, gã mới nói:
- Anh tuy cầm đòn gánh, nhưng không đánh người.
Xóm giềng đều nhìn thấy, nếu như anh nhận, quan phủ liệu có tin không? Vả lại, hai con anh còn nhỏ, vợ lại là vợ kế, nếu bị đầy ra biên ải, làm sao yên tâm được!
Bàn đi tính lại, Học Thiên không chịu nói nữa. Giác Thiên thấy gấp lắm rồi, nói:
- Thế thì tôi đi nhận vậy. Sự việc là do tôi bán ruộng mà xui nên gây phiền cho anh em, tôi nhận là phải nhất.
Lại nói, tôi và Hầu Nhạc Thiên sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, nhung chỉ khác về giờ thôi. Nó sinh giờ ngọ, tôi sinh giờ thân, quan phủ làm sao mà dò xét được hết? Tôi nhận luôn là anh họ hắn, cũng có thể được miễn tội.
Trần Mậu Thúc tỏ ý tán thưởng. Việc Giác Thiên nhận thay anh em họ Hầu, kế hoạch thế là tất, để hắn mưu tính lo cho. Dù cho anh em họ Hầu đã hứa là không hé gì đến chuyện của hắn ở quan phủ, hắn cũng không thể sơ khoáng. Hắn đã có chủ ý "Vài hôm nữa, Cao tri huyện nhất định về làng khám nghiệm thi thể, Học Thiên, Giác Thiên hãy về nhà để giữ ông ta ở đấy. Thất Lang ở lại nhà tôi vài hôm, chờ huyện cho vây bắt..."
Gã sắp đặt đúng vào lúc quan huyện sục các nơi, dán công bố truy bắt Thất Lang, liền đi tố cáo. Gã quay lại nói với anh em họ Hầu .
- Sở dĩ phải sắp đặt như thế bởi vì ba anh em nhà cậu tất cả đã trốn ra ngoài, người làng đều biết. Các cậu cùng về một lượt, thế là khẩu cung sẽ khớp, quan phủ sẽ đoán ra chúng ta mưu mẹo với nhau. Thất Lang trốn tại nhà tôi, tôi lại dấu kín, ai dám bảo tôi là người không thân thích? Chỗ cất dấu này không phải là chuyện tình nghĩa sao?
Nghe Trần Mậu Thúc nói một hồi, ba anh em họ Hầu cảm động đến rơi nước mắt đều nghe theo. Lòng dạ họ đang như thế, sao không theo cách Trần Mậu Thúc bàn được!
Bốn người bàn kế đã xong, Hầu Học Thiên bảo chủ quán đem dọn ra một bàn rượu, đãi Trần Mậu Thúc. Anh em nhà Hầu suốt ngày hồi hộp lo sợ, nghe Trần Mậu Thúc sắp đặt một hồi, lại thấy có cơ hi vọng. Họ liền nâng chén uống đến tận khuya mới ra về.
Cao Đại Thành mù mờ làm sao biết được chuyện bàn kín đáo của họ. Cao đem việc Hầu Giác Thiên nhận mình là thủ phạm, coi như vụ án đã làm rõ, có thể kết thúc.
Quan bảo thư lại viết bản tường trình rõ lời cung khai, làm thành văn bản đệ lên châu Quế Dương. Tri Châu Quế Dương lúc ấy là Trường Hoành Toại làm quan xét án ở trên tỉnh nên việc ở Châu do tri huyện huyện Lâm Vũ là Vạn Giới làm thay. Vạn Giới nhận được bản văn tường trình vụ án của huyện Gia Hòa, liền điều phạm nhân đến châu để thẩm vấn, khẩu cung vẫn chẳng khác gì ở huyện, nhân Hầu Giác Thiên khai là anh em họ của Hầu Nhạc Thiên, Vạn Giới liền chiếu pháp luật ghép Giác Thiên vào tội lưu đầy và bẩm báo lên chủ quản hình sự tỉnh Hồ Nam là án sát và cũng là nơi cao nhất xét xử vụ này. Hầu Kỷ Thiên, Hầu Phụng Thiên nghe được phán quyết ấy sao lại chịu phục? Phụng Thiên liền lên tỉnh khiếu các quan châu huyện xét xử thiếu công bằng. Lúc này, Cao Tri huyện đang hào hứng vươn thơ, tay cầm một cuốn thơ của người xưa gật gù ngâm nga: "hổ dữ đà đuổi khỏi, dậy người như dậy chim hoang". Chợt có trận gió noi lên, thổi rơi cả chiếc mũ nhỏ xuống đất rồi còn lăn lăn mãi, quan không khỏi buột miệng thốt ra: "Cái mũ the này đội không ổn rồi, hay là gia thuộc người chết đã lên tỉnh để kháng cáo?”
Chú thích:
(1) Tiếng ve kêu gần với tiếng: tri liễu. tri liễu nghĩa là “Biết rồi, Biết rồ” làm cho Càn Long bực mình. (2) Theo phong tục người Hán anh em một khi có con thì người nào sinh trước là anh. Do đó Nhạc Thiên là con ông em vẫn coi Giác Thiên là em họ (ND).