1- Tôi quyết định đi Hà Giang thêm một chuyến nữa…
Gã đạo diễn của đài truyền hình ghé tai tôi, thở đầy mùi rượu, giả lả nói: “Bác nhà văn cứ đi với tụi em, lên miền biên viễn đổi không khí, hưởng mùi gái sơn cước mà tìm cảm hứng. Trên đó gái ta, gái Tàu có đủ, nhưng đã vào nghiệp chơi chỉ nên say tỉnh chớ đừng say mê. Bên kia hay bên này biên giới cũng đều là gái người Mông, Dao, La Chí, Tày, Nùng …cả thôi. Mùi vị sơn cước như nhau, chỉ khác quốc tịch là giá cả các em gấp nhau vài lần như bỡn.” Biết gã đang say tán bậy, tôi lặng thinh, song cũng phải thừa nhận cái sự sành chơi của gã là có lý.
Hồi xảy ra chiến tranh biên giới, tôi là lính trinh sát quân đoàn 3 nên rất thuộc bản đồ địa hình và cư dân hai bên biên giới vùng Hà Giang. Ngoài khu vực thị xã, đi về các huyện xa của tỉnh, người Kinh rất ít, đông nhất là người Mông rồi đến người Dao, La Chí, Tày, Nùng. Qua khỏi cột mốc biên giới, từ cửa khẩu Thanh Thủy, thượng nguồn sông Lô đến cửa khẩu Nghĩa Thuận, thuộc huyện Quản Bạ là đất Trung Quốc, thuộc huyện Mai Pho, châu Văn Xương, tỉnh Vân Nam. Họ là nước lớn nên một châu Văn Xương dân số đã tới 3 triệu người, riêng huyện hẻo lánh Mai Pho đã có gần 60 vạn người, xấp xỉ với dân số cả tỉnh Hà Giang. Cư dân bên huyện Mai Pho một nửa là người Mông, còn lại cũng là người Dao, La Chí, Tày, Nùng.
Gã đạo diễn, tay chơi có hạng của đài truyền hình nói đúng, ở miền biên viễn ấy gái điếm đủ loại và dễ kiếm, nhưng làm sao phân biệt được quốc tịch của một ả điếm sơn cước. Song gã đâu biết tôi bám càng đoàn làm phim của gã đi Hà Giang lần này vì một nguyên cớ thầm kín. Chẳng riêng gì gã, lâu nay nhiều người cũng hồ nghi về lai lịch đứa con nuôi mang họ Chúc của tôi, không ít lời ong tiếng ve, đàm tiếu sau lưng. Thây kệ! Tôi không muốn thanh minh, giải thích dài dòng, song cũng thấy mệt và nản chí, sau mỗi lần đi tìm cha đẻ cho nó, đứa con nuôi tội nghiệp mà tôi ngờ rằng là con của Chù Mìn Phủ.
2- Đêm đông cuối tháng. Ngoài trời gió lạnh lồng lộn thổi như bầy ngựa hoang, càng làm tôi nhớ núi rừng Quản Bạ. Ở xứ cao nguyên đá ấy nhà nào cũng nuôi trong chuồng một vài chú ngựa. Đêm khai hỏa cuộc chiến tranh biên giới, đạn pháo của đối phương bắn sang như vãi thóc, âm thanh chát chúa, khiến ngựa phá chuồng lồng lên tán lọan, hý vang trời đất trong sương mù dày đặc. Ta bị bất ngờ, còn đối phương chủ động lại đông quân, nhiều vũ khí nên chỉ sau vài trận, tiểu đoàn của tôi chết và thương vong già nửa. Cấp trên điều động bổ sung cho tiểu đoàn khá nhiều dân quân người dân tộc ở địa phương.
Đơn vị trinh sát của tôi có hai lính mới, một nam là Chù Mìn Phủ và một nữ là Thào A Máy. Người Mông xưa biết dùng cả chữ Hán nên khi hỏi chuyện chúng tôi biết tên của hai người dịch từ chữ Hán nghĩa là Chúc Dân Phủ và Đào A Mai. Chúng tôi thường gọi tên tắt theo họ là anh Chúc, cô Đào. Chúc hơn tôi một tuổi, còn Đào kém tôi hai tuổi. Hai người với tôi hợp thành tổ trinh sát ngoại tuyến, thường xuyên thâm nhập sang bên kia biên giới, dò xét tình hình quân địch. Chiến tranh là hiện thực tàn nhẫn. Nhiều khi lâm vào tình huống khắc nghiệt, đi trinh sát bị lộ, người Mông bên kia biên giới gõ mõ truy đuổi buộc chúng tôi thành kẻ sát nhân, nổ súng điên khùng vào đám dân lành đông như đàn kiến, chỉ có dao, gậy hoặc tay không mà thôi. Những xác người đổ xuống như cây chuối. Những tiếng gào thét, chửi bới cũng vẫn là tiếng Mông quen thuộc.
Có lần, để đánh lạc hướng sự truy đuổi, chúng tôi buộc phải làm cái việc dã man, phóng lửa đốt nhà hết xóm này qua xóm khác. Chạy xa rồi, chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi thịt người khét lẹt và tiếng trẻ con kêu khóc thảm thiết. Mỗi lần như vậy, thoát được về Việt Nam là Chù Mìn Phủ như người điên dại. Mắt anh đỏ vằn, tóc tai rũ rượi, loạng choạng bò lên mỏm đá cao gào to: “Giời ơi! Tôi là cái giống gì thế này? Người Mông sao lại đi giết người Mông, hở giời?...Ác giả ác báo mất thôi…” Nhìn cành cây khô anh rú lên bảo là xương người. Nhìn dòng suối anh òa lên nức nở bảo máu ở đâu sao mà chảy ra nhiều thế. Thào A Máy thì khác, cô khóc thút thít suốt dọc đường, thỉnh thoảng lại chắp tay cầu Trời khấn Phật đừng có ai trong số bạn bè, người thân bên ấy vừa bị chúng tôi giết hại. Tôi lảo đảo đi giữa hai con người ngây ngây, điên điên ấy mà lòng như có muối xát. Con tim tôi vỡ vụn, lồng ngức trống hoác như hang đá thời tiền sử cho gió cao nguyên thổi vào lộng óc, đóng băng từng mạch máu.
Bên tai tôi âm âm u u câu hát “Việt Nam- Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông…” Không chỉ có thế đâu, ở chiến trường này tôi còn thấy rõ người dân hai bên biên giới liền một khúc ruột, chung một tiếng nói mà sao lại phải tàn sát lẫn nhau khủng khiếp như vậy, hở giời? Tôi biết nói gì để an ủi hai đồng đội người Mông, khi cương thổ nước nhà bị xâm lấn. Tôi cũng không thể đem những vụ thảm sát ghê rợn mà bọn “bành trướng” gây ra để biện minh cho tội lỗi vô thức của nhóm trinh sát chúng tôi. Ai đó ở tận nơi xa thăm thẳm xua lính và dân binh sang bên này cướp hiếp, đốt sạch, phá sạch, chứ người Mông, người Dao bên ấy cũng chỉ như đàn cừu, bầy ngựa bị lùa đi, họ nào có muốn. Chiến tranh muôn thủa vẫn là thế cả. Sự thắng bại của cuộc chiến nằm ở dăm ba cái đầu lạnh, còn dân chúng hai bên mãi là kẻ chiến bại, mãi chỉ là công cụ chém giết vô thức mà thôi. Cứ thế, suốt cả năm ròng nhóm trinh sát chúng tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong sự hành xác, cật vấn lương tâm âm ỉ khôn nguôi, cho đến một ngày ngẫu nhiên nhóm tan tác, tôi phải chia tay hai người đồng đội. Đêm ấy trời tối đen. Chiến tranh và tội ác vốn là bạn đồng hành của bóng đêm. Tin báo về tiểu đoàn cho hay, một tốp thám báo của đối phương bị dân địa phương bắt giữ. Ba người chúng tôi được lệnh băng rừng đến ngay quả đồi nằm trên trục đường từ Thanh Vân đi cửa Nghĩa Thuận, dẫn giải tù binh về để khai thác tình hình quân địch. Vừa đến nơi, một cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt nhóm trinh sát. Có dăm người dân quân địa phương ngồi quanh đống lửa uống rượu ngô và ba xác chết trần truồng, thi thể bầm dập nằm lăn lóc trên bãi cỏ, hai trai, một gái. Xác người con gái nằm ngửa, không bị đánh đập, nhưng hai đùi bị banh ra, cột chặt vào hai cái cọc được đóng sâu xuống đất, cửa mình vẫn còn củ sắn to bự cắm vào, máu lênh láng chảy ướt đầm mặt cỏ. Hai xác người đàn ông to vật vã, đầy những vết đánh thâm tím, bộ phận sinh dục bị cắt rời nguyên cả cụm, ném vào đống lửa, bốc lên mùi thịt nướng…
Mùi thịt người và cái dương vật xém vàng, nứt vỡ, xèo xèo trong lửa làm tôi nôn ọe, ghê tởm đến cùng cực. Người tôi run lên, mắt cay xè, hàm răng lập bập, chĩa súng vào đám dân quân hỏi: “Sao chúng mày ác thế, có còn là giống người nữa không?” Họ thản nhiên đáp: “Mày thì biết gì. Chúng nó còn ác hơn nữa kia. Chúng tao vây bắt, chúng nó chạy ngược vào bản đốt nhà để lừa cho mọi người mải dập lửa, chúng nó thừa cơ chạy trốn vào rừng. Nhiều lần như thế lắm rồi. Người, ngựa chết và ngô, thóc cháy rụi, ai thương cho dân bản? Mày ư? Thương cái xương chúng tao có lúc chẳng còn.” Lúc này Chù Mìn Phủ đứng gần tôi, từ từ khụy xuống, nằm úp mặt vào đất, gào rống lên: “Giời ơi! Quả báo sắp đến rồi... Chúng mình sang bên kia cũng có khác gì họ đâu.” Anh lăn lộn giữa ba cái xác người nức nở khóc than, khiến Thào A Máy cũng ôm lấy anh khóc theo. Trong đám dân quân lao xao bàn cãi. Có lẽ tiếng khóc của hai người làm họ tỉnh rượu, có phần ân hận và lo sợ sẽ bị tôi trừng phạt. Tôi chỉ nghe lõm bõm tiếng Mông lẫn tiếng Dao, nhưng cũng lơ mơ hiểu. Họ được lệnh giải tù binh ra quả đồi chờ giao cho bộ đội, vừa ngồi chờ họ vừa nướng sắn uống với rượu ngô.
Hơi men ngà ngà, họ quay sang tranh cãi với tù binh. Một bên chửi Việt Nam vô ơn, giở mặt theo đuôi bọn xét lại Nga Xô. Một bên chửi quân “bành trướng” Trung Quốc, vô cớ đánh bạn láng giềng “môi hở răng lạnh”. Toàn là những lời lẽ của mấy ông cán bộ tuyên huấn hai bên, chứ họ nào hiếu gì đâu cơ chứ. Thế là hơi men, sự cuồng tín và nỗi căm tức vì mất nhà, mất người thân đã xui khiến đám dân quân hò nhau xông vào lột hết quần áo, đánh đập hai người đàn ông cho đến chết. Lúc đầu họ không nỡ đánh đàn bà, định sẽ giao nộp cho bộ đội, nhưng rồi cũng tại hơi men và cả tại máu của hai xác người đàn ông đã đánh thức bản năng thú vật của những con đực. Họ thay nhau hãm hiếp cô chưa đủ, sẵn có củ sắn mang theo, một gã thuận tay tống mạnh vào cửa mình còn đang ướt nhóet của cô cho hả giận rồi cả đám cười lên man rợ…Tôi đang bàng hoàng đau xót, không biết nên giận hay nên thương những gã trai miền sơn cước rách rưới, gầy nhom, đen nhẻm kia đã bị cuộc chiến biến thành bầy thú dữ, chợt tiếng kêu thất thanh của Thào A Máy làm tôi càng thêm kinh hãi. Cô nhận ra xác người con gái chính là đứa bạn cùng xóm, lấy chồng bên kia biên giới. Hai người thân nhau từ nhỏ, mới xa cách nhau vài năm, giờ đã ra nông nỗi này. Chù Mìn Phủ vừa mới nguôi ngoai đôi chút, thấy vậy lại hộc lên những tiếng kêu rên: “Giời ơi! Ác giả ác báo, quả báo sắp đến rồi. Giời ơi là giời ơi!...” Đến nước này thì cả tôi cũng thành điên dại. Nhóm trinh sát ba đứa chỉ còn biết ôm nhau mà khóc đến khàn hơi, kiệt sức. Khi tôi và Chù Mìn Phủ cố hết sức dìu được Thào A Máy về đơn vị thì cả ba đứa cùng mê man thiếp đi suốt mấy ngày đêm, người hầm hập sốt. Tỉnh dậy, Thào A Máy hóa điên thực sự. Những ngày đầu, cô chỉ gào thét, đập phá, bới đất, nhai cỏ. Cặp mắt cô vô hồn, mái tóc đen dày rối bù như tổ quạ.. Một hôm, cô như tỉnh lại, ra suối tắm. Giữa trưa, cả đơn vị đang ăn cơm, cô trần truồng từ suối về chỉ mặt từng người, miêng hát: “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa…” Cô hát theo điệu dân ca trữ tình của người Mông. Bài hát ấy vốn ngợi ca tình yêu trai gái khi mùa xuân về. Họ lạy mẹ, xin cha cùng nhau lên rừng hái hoa, tắm chung dòng suối, nên vợ nên chồng, sinh con đẻ cái…Giờ vẫn điệu hát quen thuộc cô đặt lời khác đi, khiến tôi nghe cứ lạnh buốt sống lưng, sởn gai ốc tay chân. Lời ca: “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa…” tiếng Mông nghĩa là cha mày chết, mẹ mày chết, các con mày chết…
Rồi cô hát tiếp: “Sao chúng mày ác thế? Rừng có khí thiêng, núi có thổ thần, suối có hồn ma, ông trời có mắt…, cha mày chết, mẹ mày chết, các con mày chết…” Chao ôi! Cái điệp khúc “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa” kia là lời hát của người điên hay là thông điệp của ma rừng, trời đất, quỷ thần gửi tới cõi người? Sự việc xảy ra quá bất ngờ. Tôi không thể trách những chàng lính trẻ miền xuôi không hiểu tiếng Mông, chưa từng bén hơi đàn bà, đang đổ xô ra nhìn ngắm tấm thân lõa lồ nõn nà của Thào A Máy đầy vẻ tò mò. Thậm chí họ còn vô ý thức, quờ tay sang bạn mình, nắm lấy con chim đang thượng tướng lên mà tán bậy. Chỉ có tôi và Chù Mìn Phủ ngồi lặng đi, úp mặt vào lòng bàn tay, giàn giụa nước mắt khóc không thành tiếng. Chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh cho hai đứa chúng tôi đến ôm lấy cô khiêng vào lều, mặc quần áo và trói lại. Cô vùng vẫy, chống cự bằng một sức mạnh ghê gớm, khiến bàn tay hai đứa đều vô tình động chạm đến những vùng nhạy cảm nhất của đàn bà. Sẩm tối, hai đứa được lệnh khiêng cáng đưa cô đi trạm xá để chuyển về tuyến sau, cho cô vào nhà thương điên.
Thuốc mê không có nên cuộc “hành quân” trong đêm của chúng tôi vô cùng vất vả. Tôi đi trước, Chù Mìn Phủ đi sau, vừa đi anh vừa khóc và dỗ dành Thào A Máy, nhưng cô vẫn không chịu nằm im, hết gào thét, quẫy đạp lại van vỉ đòi về bản. Đi được nửa đường, phần vì mệt, phần vì quá thương cảm, Chù Mìn Phủ bảo tôi đặt cáng xuống đất, ôm chầm lấy Thào A Máy. Cô ngoan ngoãn nép vào ngực anh, khẽ rên ư ử như con mèo con, mắt ngơ ngác nhìn ra bốn phía trời đêm. Hồi lâu anh nghẹn ngào nói với tôi: “Tao nhìn thấy hết cả người nó rồi, tay cũng đã sờ vào tận cái lỗ đẻ con của nó thì phải lấy nó làm vợ thôi. Luật của người Mông mà, không lấy nó giời sẽ bắt tội. Mày thả cho tao đem nó cùng về với rừng, với bản, được không?” Tôi hỏi lại anh: “Mày định đảo ngũ à?” Anh đáp: “Đành phải thế thôi. Lâm vào cảnh ngộ này, mày bảo tao có thể làm gì khác được đây.” Tôi đưa mắt nhìn sang Thào A Máy, thấy cô đờ đẫn gật đầu. Chúng tôi ngồi rất lâu, nhìn nhau im lặng, chẳng biết nói thêm điều gì. Con đường dẫn đến trạm xá nằm chênh vênh bên mép vực. Tôi nhìn xuống đáy vực thăm thẳm, hút sâu vào bóng tối mênh mông, không định ra nổi đâu là khoảng không, đâu là mặt đất, lòng nôn nao nghĩ đến tương lai của hai người đồng đội đã cùng mình vào sinh ra tử. Họ đi rất lâu, tôi vẫn còn ngồi chết lặng bên mép vực buồn the thắt.
3- Chúc tất bật chuẩn bị mọi thứ cho chuyến đi của tôi. Nó thu mình trong góc nhà, cặp mắt đen thao láo nhìn đống hành lý. Đôi mắt như cánh rừng hoang sao mà buồn vậy. Lần nào tôi đi vắng nó cũng buồn như thế. Khuya rồi! Tôi nhắc và giục nó đi ngủ, song Chúc vẫn ngồi bất động, thỉnh thoảng khẽ thở dài. Nó buồn là phải bởi nếu tôi đi vắng là nó sẽ bị nhốt trong căn hộ tầng năm của khu nhà lắp ghép sập sệ, lún nứt và hôi hám nhất trong các chung cư của thành phố, xây cất từ những năm 60 thế kỷ trước. Căn hộ có hai buồng, nó ở buồng trong, tôi ở buồng ngoài, vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi ngủ và làm việc. Tôi đưa nó về từ một động bán dâm, cách thị xã Hà Giang 7 km về phía cửa khẩu Thanh Thủy.
Qua thời tao lọan, nghĩa tình huynh đệ “môi hở răng lạnh” bỗng thành kẻ thù bắn giết lẫn nhau, nay hai nước lại hòa hợp, “hợp tác toàn diện, hướng tới tương lai”. Ở đâu không biết chứ tại nơi cửa khẩu hẻo lánh này buôn bán chính ngạch thì ít, buôn lậu thì nhiều. Những ông chủ còn gọi là lão bản bên kia biên giới tuồn hàng trốn thuế sang Việt Nam thông qua một mạng lưới chủ nhỏ người Việt, hình thành một tổ hợp kinh doanh kiểu luật rừng. Nhìn bề ngoài, các lão bản tỏ ra hào hiệp đúng như khẩu hiệu “láng giềng thân thiện”, giao hàng trước, trả tiền sau bằng tín chấp. Thật ra họ thuê cả một mạng lưới giám sát chặt chẽ các đầu mối. Giữa họ đầy rẫy sự nghi ngờ, lừa đảo, khi cần sẵn sàng chém giết lẫn nhau như ngóe. Mỗi lần trúng mánh, chủ tớ thu về bộn tiền thì sự “hợp tác toàn diện” phải thể hiện bằng việc thỏa mãn cái khoái nhất của lão bản là phá trinh các cô gái người Mông, người Dao. Lão bản Trung Quốc phá trinh, còn chủ nhỏ Việt Nam ăn sái nhất, sái nhì. Lần ấy tôi theo chân tổ phá án của công an thị xã mật phục bên ngoài ổ điếm từ sáu giờ chiều đến chín giờ tối. Đây là vụ án quan trọng vì lão bản Trung Quốc và chủ nhỏ Việt Nam đều là những quan chức trong hệ thống chính quyền hai bên cửa khẩu.
Máy ghi âm, thu hình được bí mật gài sẵn. Khách ra vào ổ điếm đều bị giám sát chặt. Theo ám hiệu của nội ứng, chúng tôi bất ngờ ập vào, chứng kiến tận mắt ba thằng đàn ông bụng phệ và một cô bé người Mông, thảy đều trần như nhộng. Cô bé chừng độ 13 tuổi. Có lẽ vì quá đau và sợ hãi nên nó cứ nằm tênh hênh trên giường, mặt tái dại, mặc cho máu từ cửa mình rỉ ra từng giọt, loang trên ga trải giường trắng muốt. Một cô nhân viên nhà hàng phải vào vực dậy, vỗ về, mặc quần áo cho nó. Vì vụ án có yếu tố người nước ngoài nên quá trình lập biên bản diễn ra tỉ mỉ, cẩn trọng. Băng ghi hình được cài vào máy phát lại, trước sự có mặt của đương sự, nhân chứng và đại diện cơ quan báo chí là tôi. Thật ghê tởm đến buồn nôn. Cô bé bị trói tay vào thành giường. Hai thằng chủ nhỏ Việt Nam bẻ gập đùi cô bé và banh ra cho lão bản Trung Quốc bò lên người liếm láp khắp chỗ, rồi từ từ nhét dương vật to và dài như dái ngựa vào mình cô bé trong tiếng thét kinh hoàng vì đau đớn của nó. Giời ơi! Hai thằng ôn vật kia làm tôi nhớ lại thảm cảnh trên quả đồi năm xưa, trong cuộc chiến tranh biên giới.
Chúng nó không còn là người mà chỉ là hai cái cọc gỗ banh đùi nữ tù binh thám báo Trung Quốc trong cái đêm kinh hoàng, khiến Chù Mìn Phủ gào lên thảm thiết. Nếu vụ án này không phá được, biết đâu mai kia hai thằng viên chức mạt hạng này có tiền mua chức sẽ vênh vang cái mặt thớt đi răn dạy quần chúng hay sang bên kia cửa khẩu ký kết văn bản “hợp tác toàn diện”. Hình ảnh cuộc chia tay với hai đồng đội Chù Mìn Phủ và Thào A Máy bên mép vực, giữa trời đêm tối đen như mực lại hiện về ám ảnh, dày vò tâm trí tôi. Càng ngạc nhiên và đau xót khi tôi nghe được lời khai của cô bé bị hại. Nó mù chữ và không biết nói tiếng Kinh, nhưng tôi vẫn hiểu. Con bé không còn nhớ tên cha mẹ đẻ, quê quán, chỉ biết mình lớn lên trong nhà thờ đạo Tin lành ở huyện Mèo Vạc. Nó bị người ta lừa bắt đi cách đó ít ngày. Tên nó là Chù Thào Mỷ làm tôi giật mình, cuống cuồng tra hỏi thêm, song cũng không khai thác được gì hơn. Tiếng Mông: Pá là hoa rừng, Máy là hoa mai, Mỷ là người đẹp…Đó là những cái tên người ta thường đặt cho con gái. Chù Mìn Phủ ơi! Có phải anh đặt tên con gái mình là Chù Thào Mỷ để nói với người đời rằng, dù cho số phận đắng cay, cảnh đời nghiệt ngã thì đứa bé này sinh ra mãi là hạnh phúc ngọt ngào của hai dòng họ Chù và Thào? Có phải anh nuôi mơ ước rồi đây nó sẽ là mỹ nhân tuyệt sắc của núi rừng Quản Bạ, sẽ thành ngôi sao điện ảnh, người mẫu thời trang hay hoa hậu Việt Nam?…Ý nghĩ ấy cứ quay cuồng trong đầu và tôi đã năn nỉ xin các anh trong tổ trọng án làm thủ tục để tôi nhận Chù Thào Mỷ về làm con nuôi. Người Mông thường quen gọi họ. Xưa tôi gọi anh là Chúc, dịch ra tiếng Kinh từ họ Chù, nay tôi cũng gọi nó là bé Chúc.
4- Đêm về khuya, sương xuống, trời lạnh giá. Căn hộ tầng năm chỉ có tôi và Chúc, đồ đạc sơ sài, trống huơ trống hoác, đã lạnh càng thêm lạnh. Tôi đón Chúc về những mong căn phòng ấm cúng thêm nhờ tiếng người, sao nó cứ suốt ngày câm lặng. Trong năm năm qua thì hơn ba năm đầu nó ngây ngây dại dại, sợ tiếng động, sợ gặp người lạ nhất là đàn ông. Nó ăn như mèo, người ốm nhách, cặp mắt vô hồn. May mà hôm đầu đem nó đi xét nghiệm máu và khám phụ khoa không thấy dấu hiệu nào của căn bệnh Sida hay giang mai, lậu. Bác sĩ bảo, bệnh của nó chỉ do quá hoảng lọan, tâm thần phân lập mà ra thôi, mọi chức năng của các bộ phận trong cơ thể đều rất tốt, cứ kiên trì tĩnh dưỡng, động viên vỗ về, tránh tác động mạnh về tinh thần lâu dần sẽ khỏi. Điều tôi lo nhất là khả năng nó sẽ mang thai cũng không xảy ra. Có lẽ thằng cha lão bản kia ăn chơi trác táng, tinh trùng loãng xọet nên có cũng bằng không. Nhưng cái thứ nước sền sệt, trắng đục như nước cháo ấy cũng có một tác dụng sinh lý khác. Nó làm biến đổi toàn bộ cơ thể cô gái đồng trinh đến từng tế bào bé nhỏ cũng thấm nhuần chất đàn bà, nó lay động các dây thần kinh ở vùng nhạy cảm rất riêng của giống cái. Chúc ăn rất ít, nhưng đủ chất bổ dưỡng so với cuộc sống ở nơi ngô, sắn còn không đủ ăn phải lèn thêm rau rừng, nõn chuối cho chặt cái dạ dày. Sự tác động sinh lý bên trong, sau lần bị cưỡng hiếp bắt gặp sự tác động từ bên ngoài vào cơ thể, qua miếng ăn thường nhật, khiến con bé như lúa chiêm gặp mưa rào, lớn phổng phao từng ngày. Chỉ sau một năm, ở tuổi 14, thân hình nó đã phát triển đến chín nẫu mọi vẻ đẹp, khêu gợi của đàn bà từng bén hơi đàn ông. Hơn ba năm mắc chứng thần kinh phân lập, nỗi khát thèm của bản năng giống cái trong nó bị ngủ quên nên khi khỏi bệnh thì có lúc trào lên mạnh mẽ. Hai năm gần đây, Chúc đi đứng mạnh bạo hơn, học cách làm duyên, dạn dĩ với mọi người, thích đụng chạm da thịt với khách đàn ông đến chơi nhà. Tuy vậy, nó vẫn ít nói, còn ngây ngô, trí não có phần trì độn, tiếng Kinh vẫn chưa nói thạo. Tôi dạy nó nấu ăn dễ hơn dạy tiếng, càng khó dạy học đọc và viết chữ cho nó. Giữa thời buổi phố phường nhộn nhạo, khó phân biệt thật với giả, người lương thiện với đủ loại lừa lọc, trôm cắp, đĩ điếm trên đường, tôi không thể an tâm để Chúc ra khỏi căn hộ tồi tàn tít tận tầng năm. Thức ăn, quần áo, vật dụng cần thiết, cả đến băng vệ sinh của nó tôi cũng phải tự tay mua về. Rời nhà là tôi khóa chặt cửa, dặn nó chỉ tiếp xúc với người ngoài qua một lỗ vuông bằng bàn tay. Thi thoảng tôi cũng đưa nó đi chơi ngoài phố, nhưng cứ phải nơm nớp kèm riết bên mình, chỉ sợ nó lạc bởi với nó cái gì cũng mới, cũng lạ và tôi cũng đâu có thì giờ để làm cái việc tưởng chừng vô bổ đó.
Những lần tôi phải đi công tác xa mới thật phiền phức. Gửi tiền và chìa khóa bên bà lão hàng xóm về hưu ở căn hộ liền kề, nhờ bà mua thức ăn và đổ rác cho Chúc, song tôi luôn thảng thốt dọc đường, lo con bé ở nhà trì độn, tiếng Kinh chưa thạo, bà lão hàng xóm lại nặng tai, lỡ có hỏa họan hay ốm đau cần cấp cứu không được thì ngang bằng tôi giết nó. Lại nữa, nếu tình trạng này kéo dài mãi thì tương lai Chúc sẽ ra sao? Nó cần phải được tự do, rồi còn phải được lấy chồng, phải được làm mẹ như bao người đàn bà bình thường khác. Sự thật là từ buổi giải thoát Chúc ra khỏi động bán dâm, tôi đã cầm tù nó suốt năm năm, vô tình tước đoạt của nó sự tự do tối thiểu trong kiếp nhân sinh dẫu đầy bất an vẫn cứ là cuộc sống. Ngần ấy năm tôi đi tìm kiếm đồng đội người Mông có tên Chù Mìn Phủ. Anh là nỗi đau, là kỷ niệm buồn của đời tôi một thời can qua khói lửa giữa miền biên viễn. Giờ đây lai lịch của Chúc, cô gái bất hạnh người Mông với cái tên Chù Thào Mỷ đáng ngờ đã vô tình cột chặt số phận tôi với anh không cách gì gỡ ra được nữa. Chỉ có anh mới có thể giúp tôi giải thoát bế tắc, trả lại tự do cho Chúc. Cho dù nó không phải là con đẻ thì cũng mang họ của anh để tôi yên tâm giao nó cho người cùng dòng tộc người Mông. Hễ có dịp là tôi lên đường đi khắp tỉnh Hà Giang tìm kiếm mà vẫn vô vọng.
Cái lần tôi lên huyện Mèo Vạc gặp cha xứ đạo Tin lành hỏi thăm, ngài nói không biết cha đẻ của Chúc, chỉ biết mẹ nó là một người điên, bị lạc và chết ở trong rừng. Chi tiết ấy càng khiến tôi tin chắc anh là cha đẻ của Chúc. Chù Mìn Phủ, anh ở đâu, sao tôi tìm chẳng thấy? Đã có lúc vì quá mệt mỏi, tôi muốn trả Chúc về cao nguyên đá để nó sống giữa rừng đại ngàn Quản Bạ - Hà Giang , mặc cho số phận nổi nênh, trôi dạt miễn là nó được tự do, nhưng tôi không thể. Đêm sắp tàn. Lúc này Chúc đang ngủ say hay đang mơ ngày tự do. Tôi nhận nuôi Chúc, nhưng chưa dám một lần xưng cha bởi theo luật tục người Mông, tôi còn phải làm lễ tế trời, có sự ưng thuận và chứng giám của họ tộc hay làng bản của nó. Dù còn ngây ngô, trì độn thì ý thức về sự tự do, chí ít là tự do sinh lý đang có lúc nổi loạn trong cơ thể đàn bà của nó. Nếu nó quả thật là con anh thì xin linh hồn Thào A Máy hãy phù hộ cho chúng mình gặp nhau. Mai tôi sẽ đi Hà Giang lần nữa. Chù Mìn Phủ, ơi Chù Mìn Phủ, anh ở đâu?...
5- Tôi mệt mỏi thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn và tôi mơ thấy Thào A Máy. Cô khoả thân từ suối tắm đi lên, da thịt còn vương những hạt nước li ti. Bóng cô mờ ảo rồi hiện rõ dần từng chi tiết trên cơ thể thanh tân. Hình như có một nốt ruồi đỏ trồi lên, cỡ bằng hạt ngô, trong đám lông tơ còn ướt, ở ngay giữa mu, cách lỗ nẻ của tạo hoá vài phân. Tôi có cảm tưởng như cái ấy rất gần, cứ dí sát vào mặt tôi. Phải rồi năm xưa, khi tôi và Chù Mìn Phủ cố hết sức đưa cô vào lán mặc quần áo, tôi bảo: “Anh Chúc khoẻ hơn, ghì chặt cô ấy để tôi mặc quần trước đã.” Đôi tay cứng như sắt của Chù Mìn Phủ chỉ có thể quàng ngang người cô, ghì chặt phần trên. Chân cô quẫy đạp liên hồi, khiến tôi loay hoay mãi mới mặc xong cho cô chiếc quần bộ đội rộng thùng thình. Lúc đó, cái bản mặt của tôi có lúc gần như áp sát vào chỗ ấy, làm sao không nhìn rõ mồn một cái nốt ruồi đỏ to bằng hạt ngô kia. Bao năm qua đi, tôi cố quên cái mốt ruồi đỏ vì chỉ thoáng nhớ đã đỏ mặt, tự thấy mình có lỗi với Chù Mìn Phủ. Tôi không hề muốn, nhưng hoàn cảnh trớ trêu đã buộc tôi phải thấy chỗ tôi không được phép nhìn vào của vợ anh. Giờ cái bóng hình khoả thân của Thào A Máy với nốt ruồi đỏ lại hiện ra lúc gần lúc xa, khi mờ khi tỏ. Lạ chưa?... Cô không phải bóng ma… Cô là người thật bằng xương bằng thịt, đang chui vào chăn, ôm chầm lấy tôi. Đôi bầu vú như hai trái bóng bơm căng tì vào lưng nóng ấm là có thật và tôi đê mê sung sướng. Tôi quen ngủ trần, dù mùa đông cũng như mùa hạ chỉ mặc một chiếc quần sịp. Bàn tay đàn bà ve vuốt từ ngực xuống bụng rồi kéo hẳn chiếc quần sịp ra mà nắn bóp, làm dương vật cương cứng lên như vợ tôi vẫn từng làm việc khởi động này trước khi vào cuộc. Nàng đã bỏ tôi, mang con đi Nga làm ăn đã nhiều năm rồi cơ mà. Bàn tay này là của Thào A Máy từ cõi âm hiện về thì phải vô cảm chứ sao lại có sức kích động kỳ lạ. Bản năng giống đực xui khiến tôi quờ tay lần tìm chỗ ấy, nửa để kiểm tra cái nốt ruồi có thực hay hư và nửa là sự tò mò, thèm muốn…
Có nốt ruồi nằm ở trên mu, to bằng hạt ngô, chỉ không biết màu đen hay đỏ. Nơi lỗ nẻ của tạo hóa đang rỉ ra thứ nước nhờn của đàn bà trong cơn phấn khích. Lúc đầu từng giọt ngấm vào đầu ngón, sau ứa ra thành dòng chảy ướt nhòe các kẽ ngón tay, làm tôi chợt bừng tỉnh. Giời ơi!... Sao tôi lại làm cái việc điếm nhục này với bóng ma người vợ bất hạnh của Chù Mìn Phủ. Lý do vợ bỏ đi Nga nhiều năm hay sự thèm khát của con đực khi bị kích động cũng không thể biện minh cho hành vi khốn nạn. Tôi muốn vùng dậy sao bóng ma cứ vít chặt tôi nằm xuống? Hoảng quá, tôi thét to và tung chăn, dùng hết sức lực nhảy ra khỏi giường, bật công tắc điện. Thật không còn dám tin ở mắt mình, tôi nhìn thấy Chúc đang trần truồng, run rẩy ngồi thu mình ở góc giường. Bắt gặp ánh mắt giận dữ của tôi, nó lấy tay che mặt, đầu gối run run vì rét và sợ nên có lúc như banh ra một cách vô thức. Cái nốt ruồi đỏ trên mu đập vào mắt càng làm tôi choáng váng, lảo đảo gục xuống sàn nhà… Thế rồi tôi điên tiết gầm lên, túm tóc lôi nó dậy, đẩy vào buồng phía trong, khép chặt cửa, ra lệnh cho nó mặc quần áo. Nó quấn mình trong chiếc chăn bông, khóc ti tỉ như đứa trẻ con ăn vạ đòi qùa. Tiếng khóc nghe não lòng giữa đêm đông lạnh, trong căn hộ tầng năm chỉ có hai bóng người cô đơn, không cùng huyết thống, sống vật vờ kìm hãm sự khát thèm đực cái. Hồi lâu, tôi bước vào, ngồi xuống mép giường lựa lời khuyên giải và hỏi nó vì sao làm thế. Nó bảo: “Từ chập tối, thấy chú chuẩn bị đi công tác lần này khác hẳn mọi lần, cháu sợ lắm. Cháu sợ chú sẽ đi mãi không về, nhốt cháu suốt đời ở đây thì sống làm gì, thà chết còn hơn!” “Bậy nào. Chú có thể sẽ đi lâu hơn mọi lần, nhưng nhất định sẽ về với cháu. Đấy không phải lý do cháu lên gường đòi ngủ với chú.” – Tôi động viên nó mà như căn vặn, nào ngờ nó nói một lèo thẳng tuột: “Cháu chẳng cần gì hết, chỉ cần được ra ngoài cửa sắt. Chú ác lắm, nhốt cháu lâu thế thà giết cháu đi còn sướng hơn. Cháu thèm được ngủ với đàn ông một lần còn hơn thèm ăn, thèm uống, chú có biết đâu. Chú nhốt cháu trong cửa sắt, khóa kỹ mấy ổ, hễ có đàn ông đến nhà động chạm một tý là chú mắng, chú phạt cháu. Cháu hết chịu nổi rồi. Nhiều đêm cháu muốn rồi lại sợ, giờ cháu thà liều ngủ với chú cho biết mùi rồi chết còn hơn đợi chú đi không về, nhốt cháu suốt đời.” Chao ôi! Cái nghĩa đời tự do hay là chết lại bật ra từ miệng cô gái người Mông trì độn, chưa nói thạo tiếng Kinh đã khai thông tuệ giác, mở mắt cho thằng tôi. Vì muốn sự an toàn cho Chúc, tôi đã vô tình cầm tù một con người. Cửa sắt và những ổ khóa có thể ngăn cách cơ thể nó với thế giới bên ngoài, nhưng không thể giam hãm mọi ý nghĩ và khát vọng tự do được làm đàn bà của nó.
Chúc căm thù tôi là đúng quá. Nó nổi lọan vào cái đêm trước chuyến đi Hà Giang tìm Chù Mìn Phủ làm tôi nhớ lại lời than về sự quả báo năm nào của anh trên chiến trường biên giới và cả cái điệp khúc “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa” mà Thào A Máy đã từng hát giữa cơn điên. Thì ra lời đồn thổi về những cô thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sống giữa rừng Trường Sơn nhiều năm không gặp bóng đàn ông đã hóa điên lên là có thực. Tôi cần nhanh chóng trả tự do cho Chúc, nếu không sẽ gặp quả báo bởi chính tôi cũng không dám chắc mình sẽ kiềm chế được mãi, khi Chúc tiếp tục nổi loạn. Chuyến đi Hà Giang lần này sẽ là lần cuối. Tôi phải tìm cho ra tung tích của Chù Mìn Phủ, trả lại tên Chù Thào Mỷ cho Chúc để nó tự do về sống giữa rừng đại ngàn, dù phải ở lại bao lâu tôi cũng cố.
6- Chiếc xe của đài truyền hình đến đón tôi lúc mờ sáng. Gã đạo diễn nhìn bộ dạng phờ phạc của tôi nói móc: “Ái chà, ông bác đêm qua chắc làm việc nhiều, lử cò bợ còn gì. Ta khẩn trương chạy đến Vĩnh Yên ăn sáng, rồi vòng theo đường tắt sau lưng Tam Đảo, qua Sơn Dương đi cầu Nông Tiến đến thị xã Tuyên Quang ăn trưa. Cả đoàn cố gắng có mặt ở thị xã Hà Giang đầu giờ chiều, bắt tay vào việc luôn. Phỏng vấn chớp nhoáng các sếp trên tỉnh một buổi chiều nay thôi, tối hoặc sớm mai ta về tuyến huyện.” Gã vừa nói vừa nháy mắt cho cả đoàn, ngầm ý đe dọa cái thân già tội nghiệp sau một đêm mất ngủ. Đôi mắt thâm quầng của tôi mách bảo gã thế. Những ánh mắt tò mò, những nụ cười mỉm của đoàn làm phim cho thấy họ ngờ vực quan hệ giữa tôi và Chúc. Đời bây giờ sống cho tử tế, nói lời thanh cao đều là sự xa xỉ. Cả cuộc hành trình dài đường núi và kế hoạch làm việc trên tỉnh bị gã đạo diễn gói trọn trong ngày. Nó không chỉ nhằm đe dọa tôi, như gã võ đoán đã dốc cạn thứ nước tình suốt đêm, mệt lử cò bợ mà còn là thực tế nghiệt ngã của cái nghề mang danh nghệ thuật. Mỗi bộ phim tài liệu 30 phút ở đài đã được khoán trắng là 15 triệu, thanh toán sau khi duyệt và phát sóng. Hay dở, khó dễ đều như nhau tất. Tội gì gã phải nắn nót từng khuôn hình, tâm đắc với chủ đề. Gã phải “mì ăn liền”, đi nhanh, quay nhanh, phỏng vấn chớp nhoáng, nhặt nhạnh thêm các cảnh quay cũ hay của đồng nghiệp càng nhiều càng ít, miễn sao đủ thời lượng, phim tạm coi được để lĩnh tiền. Hắn từng bảo: “Vợ em là con sư tử cái, mỗi phim phát lên sóng là nó về nắn ví, moi đủ hai triệu tiền công đạo diễn. Không giảm tối đa các chi phí, em lấy tiền đâu ném cho các ả điếm.
Mẹ kiếp! Chuyến đi nào không bắn được vài phát kể như em mất hứng. Với kiểu thù lao cá mè một lứa này, đời nghệ sĩ của em đã bị con sư tử cái ở nhà và các ả điếm dọc đường cầm tù từ lâu rồi.” Nghe mà khiếp, nhưng tôi đâu có hơn gì gã. Kịch bản nào của tôi dù đề tài có được ấp ủ, dù hình tượng có được mài truốt thì đến khi vào tay gã thảy đều bị vặt trụi thui lủi, phần vì phim phải được duyệt, phần vì tiết kiệm chi phí. Phản đối ư? Sẽ có anh khác chen vào ngay tắp lự và tôi sẽ mất toi một triệu nhuận bút, gấp mấy cái truyện ngắn trên báo văn chứ bỡn. Phim dựng xong, nhìn vào tôi không nhận ra là của mình, vẫn phải bấm bụng, căng mắt ra đọc băng mà viết nốt lời bình, nhận thêm nửa triệu nữa để mà tồn tại, nuôi thêm một miệng ăn là Chúc. Lâu rồi thành quen, nhất là từ khi nhận nuôi Chúc, tôi viết kịch bản theo gu của gã để nhanh có tiền. Từ chỗ bị gã cầm tù, tôi phải chủ động tự cầm tù ngòi bút của tôi để có đủ tiền cầm tù đời đàn bà của Chúc, cũng như gã đạo diễn chấp nhận sự cầm tù của vợ và điếm để cầm tù cây bút của tôi. Cuộc đời này là xâu chuỗi những cá thể tự cầm tù, bị cầm tù hay cầm tù kẻ khác mới là cuộc đời ư? Sao phũ phàng thế? Tôi đi tìm Chù Mìn Phủ để giải thoát cho Chúc hay đang tìm đường giải thoát cho chính mình?...
7- Xe lắc lư chạy trên con đường tắt quanh co sau lưng núi Tam Đảo. Lúc dừng lại ở Vĩnh Yên ăn sáng, tôi không sao nuốt nổi, miệng đắng ngắt, khí đầy, dạ chướng. Tôi nhắm mắt, ngả người vào thành ghế, muốn ngủ một giấc sâu để quên đi sự việc hồi đêm, quên đi mọi nỗi dày vò và cả những ánh mắt hoài nghi, những lời nói móc của đám bạn trẻ trong đoàn làm phim. Làm sao che được miệng thế gian hở Chù Mìn Phủ? Làm sao có thể tưởng tượng nổi đêm qua tôi lại nhìn thấy nốt ruồi đỏ hở Thào A Máy? Hễ nhắm mắt vào là tôi lại thấy hiện ra bao kỷ niệm chiến trường với hai người đồng đội. Cái đêm đi trinh sát, tôi bị rắn cắn anh xé áo, thắt ga rô vào bụng chân tôi rồi ghé miệng vào vểt thương hút hết máu và nọc rắn. Chị đi soi đèn tìm lá thuốc nhai và đắp vào vết thương. Chân tôi sưng tấy, khắp người tê dại, không sao lê bước, trán vã mồ hôi. Hai người thay nhau cõng bạn dưới mưa phùn, leo dốc núi đường trơn, tìm nhà dân chạy lọan để ngủ tạm qua đêm. Qua mấy ngôi nhà cháy, xác người và xác trâu chết trương bốc mùi khăn khẳn, chúng tôi mới tìm được chỗ trú. Bữa đó, chị trổ tài đảm đang của cô gái người Mông, đãi tôi món đặc sản mèn mén quê mình. Chị đi lùng xục khắp xóm mới mang về một ít bột ngô, bắc chõ đồ lên thật khéo, nom như xôi vò dưới xuôi. Tôi ăn mèn mén, ăn cả tấm lòng thơm thảo của anh chị, bởi khi buông bát tôi chợt nhận ra hai người chỉ ăn nắm lá bí già, luộc lên nhai như nhai rơm. Đêm ấy anh kể tôi nghe chuyện cách mạng văn hóa bên kia biên giới. Báo chữ to dán đầy các chợ đường biên, phái này vừa trương lên, phái khác bóc ra thay bài khác, toàn những từ ngữ dữ dằn: đả đảo, tiêu diệt, phanh thây, xé xác…
Và họ làm thật bằng đấu tố, đánh đập, tử hình, kéo lê xác người trên đường trong tiếng gào thét tiêu diệt phần tử “hắc bang”. Tôi hỏi: “Ai tiêu diệt ai?” Anh đáp: “Vẫn là người Mông hay người Dao cả thôi. Hôm nay mày là bạn học, thầy giáo, đồng chí, người thân thì bỗng sáng mai thành “hắc bang”, phải đấu tố, phải giết hết để tao mới là cách mạng tới cùng”. Tôi nghe như chuyện dưới âm ty địa ngục, nửa tin nửa ngờ, thấy vậy chị bảo: “Hồi ấy, nhiều phần tử “hắc bang” trốn sang bên này được cưu mang, nhưng cũng không thoát đâu. Hồng vệ binh tràn sang truy lùng, sâu tay họ vào dây thép rồi dẫn về bên kia chôn chung một hố.” Chúng tôi lầm rầm bàn tán, cùng thở dài ngao ngán. Chao ôi cái kiếp nhân sinh giữa thời tao lọan! Bên kia cách mạng thời đó, bên này chiến tranh bây giờ, giống nhau cả thôi, bao giờ mới dứt? Tôi thiếp đi giữa cơn đau rắn cắn dưới chân, nỗi buồn nhức nhối trong tim chuyện đời.
8- Gã đạo diễn chọn con đường tắt vừa ngắn hơn vài chục cây số, lại vừa đẹp tuyệt vời. Con đường quanh co uốn lượn giữa khe núi, triền đồi. Màu lam của cánh rừng già trên vách núi phía xa xen lẫn màu xanh non của những búp chè trải ra mênh mông trước mặt, trên các quả đồi thoai thoải. Những mái nhà yên bình nép trong các vườn xoài trĩu quả và bóng cô sơn nữ hiện ra như trong cổ tích của miền gái đẹp “trà Thái gái Tuyên”. Mấy năm gần đây, vùng này phát triển giống xoài xanh vỏ chín lòng, ngọt sắc hơn giống xoài Nam Bộ. Lần nào đi qua con đường này gã đạo diễn cũng bắt lái xe dừng lại nhiều chặng để ghi hình những cảnh quay ngẫu hứng bắt gặp ở những thời điểm khác nhau.
Công bằng mà nói, gã là một đạo diễn có tài. Trong lưu trữ cá nhân của gã có rất nhiều cảnh lạ ở góc quay và thời khắc độc đáo mà bạn cùng nghề không dễ gì có được. Cũng một cảnh hoàng hôn trên rừng, bình minh dưới biển, hắn có thể tạo ra hàng trăm cảnh khác nhau, cái nào cũng mới, cũng lạ, làm tôi xao xuyến. Gã vặt trụi kịch bản của tôi là bởi có làm cũng chẳng được gì chứ gã thừa sức làm hơn thế. Thường thì chúng tôi dừng lại khá lâu ở quán vườn xoài của bà Ten người xứ đạo Nghĩa Hưng- Nam Định. Chúng tôi ngồi uống trà, ăn xoài, nghe bà kể chuyện cải cách ruộng đất ở quê. Cha chết, anh bị đi tù, bà xách bị đi ăn mày rồi lấy chồng người Tày, lập nghiệp ở đây, con đàn, cháu đống vẫn không thoát được cảnh nghèo. Đứa vào Tây Nguyên khai hoang, đứa đi làm vú nuôi bên Đài Loan, mình bà mở quán nuôi mấy đứa cháu nội ngoại lít nhít, lê la trong vườn. Cái lần đi Mèo Vạc tìm gặp cha xứ đạo Tin lành, tôi đã ghé quán, nhờ bà hỏi thăm tin tức Chù Mìn Phủ và Thào A Máy từ khách qua đường, may ra có kết quả. Bà Ten thấy tôi mừng quýnh, khoe đã gặp được Thào Mý Pảo, chị họ của Thào A Máy. Chị ta để lại địa chỉ ở thị xã Hà Giang, xác nhận tin Thào A Máy đã chết, muốn nhận nuôi đứa cháu gái. Trong tôi nhen lên một chút hy vọng. Có thể người đàn bà này sẽ giúp tôi đi tìm Chù Mìn Phủ. Chí ít thì tôi cũng có chỗ tin cậy để gửi Chúc về quê cho người thân của nó. Bà Ten nói xa: “Thời buổi thật giả lẫn lộn, ác nhân giả nghĩa nhiều như trấu, chẳng vội tin ai sất.” Tôi hỏi: “Sao thế?...” Bà lẳng lặng nhai trầu, ngập ngừng nói: “Chị ta giàu lắm!... Người đẫy đà, ăn mặc diêm dúa, đi xe Nhật đời mới sang hơn cả ông Chủ tịch tỉnh…” Tôi cười hỏi lại: “Giàu thì càng tốt chứ sao? Con bé càng được nhờ vả.” Bà đáp: “Ấy là tôi thấy bác mấy năm qua hết lòng vì con bé nên nói xa vậy. Bác tính, bây giờ người Mông như chị ta hay người Tày như ông lão và lũ con tôi vẫn khổ khác gì chó ngựa đâu. Kẻ giàu phất lên ở miền biên viễn này, không là quan tham thì cũng phường buôn thịt bán người, mèo mả gà đồng cả, tâm địa khó lường.” Bà Ten nói rồi thở dài, hướng cặp mắt vào trong vườn xoài, la hét bầy cháu nội ngoại lẫn với đàn lợn con mốc meo, bẩn thỉu đang vầy đất, chửi nhau chí chóe.
Con người nhân hậu đã qua kiếp trầm luân, bể khổ hơn sáu chục năm rất hiểu và thương bé Chúc vào cái ngày tôi đưa nó về Hà Nội, ghé quán xin nghỉ tạm và nhờ bà mua thuốc cho nó. Từ bữa ấy, nhất là sau chuyến đi Mèo Vạc, lần nào qua đây bà cũng hỏi thăm, gửi quà cho Chúc. 14 tuổi đầu, cha anh bị đấu tố, người bị tử hình ở gốc muỗm trước chợ làng, người bị đi tù ở Hà Giang nổi tiếng ma thiêng, nước độc. Cô Ten khi ấy có tên là Mơ, xách bị đi ăn mày, lần mò lên miền ngược hy vọng có cơ hội thăm và tiếp tế cho người anh. Qua đèo Khế, thuộc địa phận Sơn Dương thì cô bị bắt. Lão chủ nhiệm và hai gã dân quân người Tày nghi cô là Việt gian, nhốt vào kho của hợp tác xã. Đêm đêm, ba thằng giời đánh thánh vật mò vào thay nhau cưỡng hiếp cô hết đợt này đến đợt khác. Ba cái của nợ to, dài, đen như dái ngựa cứ chọc ngoáy liên hồi làm cô đau rát, buốt đến lộng óc. Không có nước rửa, quần áo để thay nên sau mỗi lần như thế, máu của cô và tinh dịch của chúng ộc ra nhây nhớt trên đùi, khô lại, bốc mùi khăn khẳn. Cô muốn đập đầu vào tường chết theo cha, song phải cắn răng chịu đựng để tìm anh trai. Sau đó, lão Chủ nhiệm muốn phi tang, bắt cô phải lấy Sùng Ten, một con nghiện quanh năm sợ nước, người cáu bẩn, hôi như chuột trù. Cô làm vợ Sùng Ten được đứa con trai đầu khỏe mạnh thì chẳng biết của ai, còn ba đứa con gái với lão chồng nghiện thuốc phiện thì ốm quay ốm quắt, xanh như tàu lá chuối…Giờ anh con trai bà Ten đưa vợ vào Tây Nguyên khai hoang, ba chị con gái chẳng đứa nào lấy chồng mà vẫn đẻ con.
Tất tật chúng nó không ai bảo ai đều ném con lại cho bà chăm sóc, đi tìm miếng ăn ở nơi chân trời góc bể. Có lần bà nói mà như cật vấn tôi: “Bác sống gần trung ương, đi nhiều, hiểu rộng hơn mụ nhà quê, hãy chỉ vẽ cho chứ tôi thì chịu. Tôi sống gần trọn một kiếp người vẫn không hiểu nổi vì sao ba đứa con gái mình dứt ruột đẻ ra lại phải bán hết nhà cửa mới đủ tiền nộp cho công ty môi giới trên thị xã, ném con cho bà ngoại chỉ để đi làm đầy tớ bưng bô, hót cứt ở xứ người, hở giời? Ở cái xứ Đài Loan ấy làm kẻ tôi đòi cũng sướng hơn làm người tự do bên ta hay sao?” Có lẽ bằng sự trải đời của mình nên bà Ten đã giúp tôi hỏi thăm khách qua đường về lai lịch của Thào Mý Pảo. Hồi chiến tranh biên giới, chị ta không vào dân quân, cũng không đi sơ tán về Tuyên Quang hay Phú Thọ. Chị ta chạy sang bên kia biên giới với kẻ mạnh để làm ăn, buôn bán. Giờ chị ta giàu có, quay về bắt nhân tình với một ông cỡ bự bên này nên các lão bản Trung Quốc hay chủ nhỏ Việt Nam đều phải nhờ vả. Cứ theo bà Ten thì tôi chưa thể cả tin giao gửi số phận Chúc cho chị ta vội. Tôi vẫn phải đi tìm Chù Mìn Phủ trước đã. Lý lẽ của bà chắc như đinh đóng cột, chứ tôi đâu dám nhận mình đi nhiều hiểu rộng hơn bà. Lời bà Ten như gáo nước lạnh, dẫu sao tôi đã có một cái tên Thào Mý Pảo để mà bấu víu, để mà hy vọng. Cái tên rất đẹp, dịch từ chữ Hán nghĩa là Đào Mỹ Bảo vì tiếng Mông hai âm Mỷ và Pảo đứng liền sẽ đọc Mỷ thành Mý. Chúc của tôi đã có được đám bèo khô giữa dòng đời cuộn xoáy từ một cái tên hoa mĩ ấy. Tôi cũng đâu dám thổ lộ với bà Ten về cuộc nổi lọan của Chúc hồi đêm. Chia tay bà, tôi lên xe xốn xang, khấp khởi. Năm năm chờ đợi tôi mới có được nguồn tin quý giá. Chúc ơi! Cầu trời con sẽ gặp may!...
9- Tửu lầu đặc sản Hoa Việt nằm ở mé Tây- Bắc thị xã, giữa một khuôn viên rộng, án ngữ hai mặt phố chính. Mấy năm trước tôi qua, nơi đây còn là những dãy nhà lụp sụp, tường đất, ngói ống. Nay những người dân ở đó bị giải tỏa đi đâu không rõ, chỉ nghe đồn bà chủ dự án khu đô thị mới Thào Mý Pảo đầu tư một vốn trăm lời, chia lô bán đất là chính, còn tửu lầu liên doanh với lão bản Trung quốc tọa lạc trên mười lô đất đẹp nhất. Tầng một là nhà hàng đặc sản, tầng hai là các phòng tắm hơi và chơi bài mạt chược, từ tầng ba trở lên là các phòng ngủ, thảy đều nguy nga, tráng lệ, ngang tầm khách sạn ba sao ở Hà Nội. Văn phòng của bà chủ Thào Mý Pảo đặt ở ngôi biệt thự xinh đẹp, nằm giữa khuôn viên của tửu lầu Hoa Việt. Chị ta lướt nhìn vẻ bần hàn của tôi, khẽ nhếch miệng cười, lạnh lùng hỏi khách dùng cà fê Trung Nguyên hay trà Long Tỉnh. Tôi cám ơn, muốn dùng tách trà xanh Quản Bạ rồi đi ngay vào việc, muốn chị ta kể rõ về mối quan hệ huyết thống với Thào A Máy. Câu chuyện của chị ta gieo trong tôi nỗi nhớ dòng sông một thời đỏ máu, mường tượng lại cảnh chia tay của hai chị em con thúc bá người Mông, thôn Sủa Cán Tỷ. Vào đêm thứ hai, sau ngày khai hỏa cuộc chiến tranh biên giới, họ ngồi trên chiếc cầu treo, nhìn xuống dòng sông Miện lượn lờ quanh xóm nhỏ.
Cô chị bảo: “Em đi với chị sang bên ấy mới thực an toàn. Cuộc chiến này khủng khiếp quá! Xác người trôi tanh cả nước sông Miện. Mới lọat đạn pháo đầu của bên ấy bắn sang, hai nhà ta chết chẳng còn ai, may chị em mình đi hát lượn mà thoát.” Cô em vừa khóc vừa nói: “Chị đi một mình thôi. Nhớ đi thật xa biên giới, vào hẳn huyện lỵ Mai Pho nương nhờ người quen, chờ hết chiến tranh hãy về. Em là dân quân phải ở lại thôi, kỷ luật mà. Lỡ mai em chết họ Thào ở Sủa Cán Tỷ vẫn còn có chị.” Họ chia tay trong nước mắt và đạn pháo hai bên biên giới bắn sang nhau đỏ lòe, chíu chíu xé rách trời đêm…Thào Mý Pảo rót trà ân cần: “Anh uống thêm một chút trà cho ấm dạ.” Tôi nâng tách trà, cay mũi, nghèn nghẹn trong cuống họng. “Làm sao chị biết Thào A Máy đã chết?”- Tôi hỏi. Thào Mý Pảo kể tiếp, giọng trầm hẳn xuống: “Nhiều năm tôi về tìm em không thấy. Sủa Cán Tỷ vẫn nghèo xơ xác, người khổ như chó ngựa, chỉ so với người thị trấn Tam Sơn, cách nhau một quả núi đã như một kiếp sống khác thì tôi ở lại quê làm gì. Tôi trở lại Mai Pho buôn hàng lậu qua các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. Một lần tôi ở Mèo Vạc nghe chuyện về người đàn bà điên, linh tính mách bảo tôi thuê người đào mộ, tìm thấy đôi hoa tai bằng bạc có khắc chữ Thào nên nhận ra nó. Tiếc rằng, khi đến nhà thờ Tin lành, con nó lại vừa bị lừa bắt đi ít ngày. Năm ngoái tôi gặp bà Ten, nhưng bà ấy cũng đánh mất tờ giấy ghi địa chỉ của anh.” Lại một lần nữa tôi nhòa lệ, mường tượng ra hình ảnh Thào A Máy.
Có lẽ cha xứ đã không muốn kể lại cái chết bị thảm của cô, nhưng Thào Mý Pảo đã kể rành rõ. Cô đi tìm chồng bị tù, lạc đường, kiệt sức nằm chết ở bờ ruộng ngô, phân cách đất của hai nhà người La Chí. Nhà này bế con cô về nuôi, nhưng lén hắt xác cô sang ruộng bên cạnh vì sợ chôn ở ruộng mình con ma sẽ về bắt mất đứa bé. Nhà kia thấy vậy chửi bới một hồi, hắt xác cô sang ruộng của người nhận nuôi con cô. Cứ thế cái xác hắt qua hắt lại, kiến bu đầy, áo quần tơi tả. Chuyện đến tai cha xứ nhà thờ Tin lành, ngài ra phân giải, bỏ tiền thuê người chôn xác cô ở nơi khác, xa ruộng của hai nhà và đem Chúc của tôi về nuôi. Thế là ngần ấy năm tôi và những con người bất hạnh kia đau đáu tìm nhau, ngơ ngác giữa đời. Không còn nghi ngờ gì nữa, ngoài Chù Mìn Phủ ra, Thào Mý Pảo là người thân gần nhất của Chúc. Tôi đưa ảnh của Chúc ra, chị ta trầm trồ khen nó đẹp, giống Thào A Máy như tạc. Chị ta thật lòng biết ơn tôi đã che chở, đùm bọc cháu mình suốt năm năm, hứa sẽ bù đắp cho tôi xứng đáng, nhưng tôi đâu cần được trả ơn. Lời nói xa của bà Ten làm tôi áy náy phân vân. Tôi biết, tài sản của Thào Mý Pảo ở Mai Pho bên kia biên giới còn lớn gấp nhiều lần ở Việt Nam. Tôi còn nghe, tiền, vàng của chị ta đủ mua nửa cái thị xã vùng biên này. Chúc về với chị ta sẽ một bước lên ngôi quận chúa, bởi chính chị ta đã nói: “Thào A Máy và cả họ Thào ở Sủa Cán Tỷ đã chết thảm vô ích để bây giờ một lũ ác nhân có nhà to, xe đẹp, thịt cá nhờn môi, gái đĩ bu đầy. Bao năm làm ăn tôi lạ gì chúng nó, điếm mồm, đen ruột tất. Tôi phải đòi lại công bằng, phải làm bà chúa người Mông để tất cả lũ có quyền, có tiền ở cả hai bên biên giới phải chui qua háng tôi mà đớp hít. Cháu tôi cũng phải thành quận chúa vùng biên mới hả.” Tôi nghe cũng hả, song cảm thấy rờn rợn, phấp phỏng lo cho số phận của Chúc sau này. Rời tửu lầu Hoa Việt, tôi thầm nhủ lòng hãy cứ nghe lời bà Ten, thử đi tìm Chù Mìn Phủ lần cuối xem sao.
10- Trời sẩm tối. Gã đạo diễn nổi hứng quyết định cho xe đưa đoàn lên huyện Quản Bạ. Gã nói: “Đây lên Quản Bạ chỉ hơn bốn chục cây số. Ta ngủ ở đó, mai kịp làm việc sớm”. Cả đoàn miễn cưỡng ra xe vì ở mỗi đoàn làm phim lệnh của đạo diễn là bất khả kháng, nhưng ai cũng ngán đi đêm lên dốc Sum. Quả thật từ thị xã đi Quản Bạ chỉ có 45 km, nhưng riêng dốc Sum đã dài hơn 20 km, quanh co gấp khúc. Lên khỏi dốc Sum đã là Cổng Trời cơ mà. Họ đưa mắt sang tôi cầu cứu, chờ đợi tôi dẫu sao cũng là khách mời sẽ dám bàn ngang. Thật lòng tôi nửa muốn đi nhanh lên Quản Bạ, nửa cũng ngán dốc Sum. Tôi ghé tai gã đạo diễn bông phèng đón ý: “Đã bắn phát nào chưa? Muộn rồi. Hay ta ở lại thị xã đêm nay, mình cũng muốn thử cho biết.” Gã ôm bụng cười ngất: “Bác nhà văn cuối cùng cũng nhiễm độc tụi em này rồi. Đời là mấy tý.
Vợ bỏ đi Nga tội gì bác phải ép xác tu hành. Nhưng hãy gượm đã, đợi lúc quay về hẵng thử, bác ạ! Em mới tia được một động cao cấp, trên cả tuyệt vời.” “Ở đâu thế?”- Tôi hỏi. Gã ghé tai tôi thì thầm: “Tửu lầu Hoa Việt có vài chục ả, con nào cũng ngon lành, phòng ốc sang trọng, có bảo kê nên an toàn tuyệt đối. Mụ chủ là bà chúa ở đây, không ai dám đụng. Nghe nói, hàng lậu bên kia sang, việc đầu tư đất đai bên này, kể cả buôn bột trắng hay cơm đen mụ ta làm tuốt.” Tôi choáng váng trước tin giật gân, lảo đảo lên xe, chỉ mong thoát nhanh ra khỏi thị xã. Tôi vừa tìm thấy người thân cho Chúc lại bồn chồn lo cho chính Thào Mý Pảo. Cái tham vọng làm bà chúa người Mông kia lớn quá, khiến chị ta bất chấp tất cả. Đi đêm nhiều ắt gặp ma, luật đời là thế. Gã đạo diễn biết thì thiên hạ đều biết. Người ta đang nuôi béo một con mồi để úp nơm cho đầy giỏ đó thôi, sẽ có lúc chị ta trắng tay vào tù, lúc đó đời Chúc sẽ ra sao? Ác nhân gặp ác nhân, biết đâu có ngày những thằng chui qua háng của chị ta đớp hít kia lại ngồi phán xét tôi trạng bà chúa người Mông. Vả chăng cái ngôi vị quận chúa xây đắp bằng những đồng tiền nhơ nhớp, nếu Chúc có được hưởng nào có sung sướng gì… Bao nhiêu ý nghĩ, phỏng đoán dồn dập trong đầu, khiến lòng tôi như có kiến đốt. Xe đưa tôi leo dốc Sum lúc nào không rõ. Chân dốc này còn in đậm trong tôi kỷ niệm khó phai. Chia tay Chù Mìn Phủ và Thào A Máy, tôi như người chơi vơi rơi giữa khoảng không. Cuộc chiến này thật vô nghĩa và tôi cũng chán ngán sự bắn giết, dù để tự vệ vẫn cứ là tội ác. Đôi chân vô định theo bản năng sinh tồn đưa tôi vượt qua Cổng Trời, xuống dốc Sum về xuôi. Đến chân dốc, tôi bị quân cảnh giữ lại hỏi giấy tờ, bắt giam tức khắc. Hồi đó, đám lính biên giới chúng tôi đảo ngũ rất nhiều. Bọn tôi thường đặt lại lời một bài hát thời chống Mỹ: “Ta là con của bố ta, mẹ ta. Nhớ nhà là ta cứ ta về. Ta không cần ba lô, không cần hăng gô, quê nhà ta đó, em yêu đợi ta…” Vì vậy từ chân dốc Sum đến thị xã có vài trạm gác của quân cảnh đón lõng những lính đảo ngũ. Tôi cũng đảo ngũ như Chù Mìn Phủ, nhưng anh về với rừng đại ngàn của anh, tư do tự tại, còn tôi chỉ có một con đường độc đạo qua dốc Sum thì thoát sao nổi. Họ giam tôi nửa tháng ngồi viết kiểm điểm rồi giáng cấp từ hạ sĩ xuống binh nhì, điều đi đơn vị khác. Tôi phải xa mặt trận ở Quản Bạ, càng mờ mịt tin tức về Chù Mìn Phủ và Thào A máy…
Xe khựng lại, chết máy ở ngay Cổng Trời. Gã đạo diễn bảo vẫn còn may vì nếu ở lưng chừng dốc mới thật khốn nạn. Giữa dốc không có nơi trú nhờ qua đêm, cũng khó tìm được xe đủ sức kéo lên dốc trong đêm tối. Cổng Trời có trạm tiếp sóng của đài truyền hình tỉnh và trạm viba của ngành bưu chính viễn thông, nằm trên hai đỉnh núi ven đường. Mỗi trạm chỉ có ngót chục người, sống gần như tách biệt với thế giới xung quanh nên rất hiếu khách. Thật hú vía, xe chết máy ở ngay chân núi có trạm viba, ở đó có kỹ sư trạm trưởng quen biết với gã đạo diễn. Chúng tôi hò nhau đẩn xe ra vệ cỏ, áp sát chân núi. Đường lên trạm viba dựng đứng, có đến hơn ngàn bậc xi măng, lại phải mang vác đồ nghề, hành lý làm chúng tôi thở dốc, đầu gối run run muốn khụy xuống. Tôi leo được đến cái sân rộng, có đặt cột thu sóng tưởng mệt đứt hơi. Trưởng trạm là chàng trai chừng ngoài 30 tuổi. Anh hớn hở ra sân, chầm vập ôm chặt từng người, luôn miệng: “Khách quý!... khách quý!...”. Đoàn chúng tôi như sứ giả của niềm vui đến với những con người cô đơn. Trưởng trạm la hét mọi người bật hết các ngọn đèn trong nhà, ngoài sân sáng trưng như đêm hội hoa đăng. Trong lúc mọi người tỏa đi tất bật bắt vịt nấu cơm đãi khách, tôi lững thững ra sân ngắm vườn phong lan của trưởng trạm.
Anh có cả một bộ sưu tập khá phong phú, nhiều giò lan quý: tai trâu, vẩy rồng, đuôi chồn, quế hương, kiều đạm thanh, nữ hoàng, hồ điệp… Anh bảo: “Chúng em ở đây như kiếp tù giam lỏng, chỉ có công việc, hoa lá, chim muông và gió trời làm bạn.” Hay thật, chuyến đi này tôi gặp toàn những số phận bị cầm tù hay cầm tù kẻ khác. “ Tôi động viên anh: “Chính sách có rồi, tuổi trẻ các bạn gắng chịu cực vài năm, tích lũy kinh nghiệm rồi Nhà nước sẽ điều chuyển.” Anh nhếch miệng cười buồn đáp: “Chính sách do con người đặt ra thì con người cũng có quyền tùy tiện áp dụng. Những thằng kỹ sư ra trường bị cầm tù ở các trạm lẻ như em chỉ có hai loại, một là thiếu tiền lo lót, hai là có tài thì mang vạ.” “Thế như cậu thì thuộc loại nào?”- Tôi hỏi. Anh nói gằn giọng: “Đời bây giờ toàn thằng bất tài, mỏng đức nắm quyền nên họ chỉ ưa dùng dưới trướng đứa nào dễ bảo hoặc ngu hơn mình mới mong ngồi vững ghế. Một thằng oắt con như em, dám to mồm phê các sếp lập nhiều dự án vô tích sự hay mua mấy phần mềm vớ vẩn mà mình cũng làm được thì bị phắn đi xa, giam lỏng ở trạm lẻ còn là may, có khi còn bị vu cáo hay lừa cho vào tròng rồi ngồi bóc lịch trong nhà đá là đằng khác.” “Và vì thế cậu có dịp làm bộ sưu tập phong lan tuyệt vời.” – Tôi vỗ vai anh thông cảm. Anh kể rằng, mấy năm nay nếu không có ông lão khùng khùng điên điên người Mông đến bán phong lan, có lẽ anh sẽ buồn nẫu ruột vì nhớ nhà. Ông ta cũng đã từng ngồi tù vì tội đảo ngũ và chống người thừa hành công vụ.
Bà vợ điên bế đứa nhỏ bỏ nhà đi mất tích. Ra tù, nhà cửa, trang trại ở Bát Đại Sơn bị vào tay kẻ khác, đi khắp nơi tìm vợ con không thấy, ông lang thang làm nghề kiếm lan rừng mang ra chợ bán, lúc say lúc tỉnh, khùng khùng điên điên, chẳng ai dám dây vào. Mỗi lần có giò lan quý, ông đều mang lên trạm viba vì được giá hời, lại được uống rượu say bét nhè, thổi khèn và nằm khóc tu tu. Anh trạm trưởng không biết tên ông là gì vì ông không chịu nói, cứ bảo gọi là lão khùng được rồi. Tôi mừng như bắt được vàng, cuống quýt hỏi thăm xem có cách nào tìm gặp ông già bán phong lan. Anh dắt tay tôi đến bên gốc cây có treo giò phong lan lạ và bảo: “Đây là lan liễu tím, còn một loại nữa là lan liễu trắng, thứ lan chỉ gặp ở rừng Cao Bằng hay Hà Giang mà thôi. Lan liễu mọc thành chùm như cỏ dại, trên các chạc cây cổ thụ. Lan liễu tím thân mảnh, xõa tóc dài hàng mét, còn lan liễu trắng thân mập một chút và xõa tóc ngắn hơn. Cả hai loại ra hoa khi nở nom như chiếc hài, tỏa hương thơm rất dịu. Trưa nay ông lão gùi đến khá nhiều phong lan, chỉ có một giò lan liễu tím, hứa sẽ tìm thêm lan liễu trắng cho đủ bộ. Mai bác nhà văn cứ ra chợ huyện, chắc sẽ gặp vì còn nhiều giò lan khác em không lấy, nhưng vẫn trả tiền để ông mang ra chợ bán lần nữa lấy tiền uống rượu.” Đêm ở trạm viba tôi nằm thao thức, không sao chợp mắt nổi, mong trời sáng ra chợ huyện tìm ông lão bán phong lan. Lại thêm một kiếp tù tôi sẽ gặp, liệu có phải là Chù Mìn Phủ?...
11- Chợ huyện Quản Bạ nằm trên đường phố nhỏ, ở mé Tây thị trấn Tam Sơn. Vì không phải ngày phiên nên chợ vắng hoe, chỏng trơ mấy phản thịt, dãy hàng xén và mấy dãy hàng rau. Người Mông, người Dao ở các xã chỉ lên chợ huyện vào buổi sáng phiên chợ ngày chủ nhật. Tôi đi miết chưa tìm thấy ông lão theo mô tả diện mạo của anh trưởng trạm viba. Ở dãy hàng rau cuối cùng có dăm người bán phong lan, tôi hỏi thăm họ chị lắc đầu. Tìm quanh quẩn mãi, tôi mới phát hiện ra ở ngoài chợ , áp mặt tường phía Bắc có dãy hàng ăn. Một ông lão say rượu đang thổi khèn cho đám trẻ con thị trấn nghe. Từ xa tôi đã nghe thấy điệu khèn thổi quen thuộc. Bên tai tôi vẳng lên điệp khúc mà Thào A Máy đã hát năm nào: “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa…” Tôi len vào giữa đám đông nhìn kỹ. Chù Mìn Phủ đấy ư? Một ông già tóc bạc trắng phau, buông xõa ngang vai, râu dài chấm ngực. Thân hình ông teo tóp chỉ còn bộ xương, da đen nhẻm, nhăn nheo, mốc thếch như da trâu. Áo quần ông rách mướp, bệt bợt bùn đất, bốc lên mùi chua chua khăm khẳm. Đúng lão khùng đây rồi. Gương mặt ấy, điệu khèn quen thộc ấy và cả thói quen gãi đít bằng ngón tay giữa, các ngón khác vểnh ra kia cũng đích thị là Chù Mìn Phủ. Bao năm rồi, dù cuộc đời tàn phá thân xác, tôi vẫn nhận ra anh, huống chi còn cả điệp khúc “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa…” của Thào A Máy luôn ám ảnh đời tôi và anh. Tôi đứng lặng đi cho đến lúc anh ngừng thổi khèn, lừ đừ vào quán đòi mua thêm chai rượu ngô, ngửa cổ uống cạn rồi nằm lăn ra đất mà khóc tu tu. Chẳng cần hỏi rõ họ tên, bởi có hỏi lúc này cũng vô ích, tôi thuê người vực lão khùng dậy, cõng về khách sạn, thả vào bồn tắm nước nóng của phòng tôi ở. Tôi tin lão khùng là Chù Mìn Phủ, vất vả lắm tôi mới tắm rửa, mặc cho anh bộ quần áo mới của mình rồi để yên cho anh nằm ngủ li bì trên giường đến tận chiều tối. Đêm, tôi nhoà lệ nằm nghe anh kể chuyện…
12- Mày muốn nghe chuyện đời, chuyện tình của tao với Thào A Máy ư? Chết hết cả từ lâu rồi, còn gì mà kể. À… mày bảo sao? Con tao, con bé Chù Thào Mỷ vẫn còn sống, đang ở với mày giữa thủ đô Hà Nội ư? Láo toét!...Mày muốn an ủi cái thân tàn ma dại này thôi chứ gì?... Đời là địa ngục trần gian, toàn những kiếp tù, rặt bầy ác qủy. Cả tao với mày và Thào A Máy năm ấy qua bên kia biên giới cũng thành ác quỷ nên giời quả báo. Tao muốn chết mà ông giời vẫn còn quả báo, hành hạ chưa tha. “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa…”, mày thấy không? Thào A Máy đã báo trước cho tao rồi, sao mày còn cứu cho con tao sống giữa cõi người độc ác này, để ông giời hành hạ tiếp cái đời của nó?... Chuyện đời của tao ư? Dài và khốn nạn lắm! Chia tay mày, tao cõng Thào chạy một mạch như điên vì sung sướng. Tao mê nó từ lâu mà không dám nói cái lời yêu. Nó như bông hoa rừng, còn tao như bãi cứt chó, nói lời yêu ra sợ nó không ưng bụng thì buồn thối cái ruột mình, chỉ còn nước chui xuống đất thôi. Lúc tao với mày vật lộn với nó để đưa vào lán, hễ đụng vào chỗ nào trên người nó là tao như bị điện giật.
Tao trách nó hở hang, ghen cả với mày. Giờ tao được một mình cõng nó trên lưng, băng băng trong đêm giữa rừng đại ngàn, nhẹ và thơm như đang gùi một giò lan rừng. Giời ơi! Chiến tranh khủng khiếp, toàn sự giết chóc mà tao lại được có hạnh phúc bất ngờ. Nó gục đầu vào vai tao, rên ư ử như mèo con, nghĩ thương và tội lắm, mày ạ! Tao đi một mạch suốt đêm, vừa đi vừa nghĩ ngợi lung tung. Người nhà tao, nhà nó đạn pháo Trung Quốc giết sạch cả rồi, đi đâu về đâu cũng chỉ còn có hai đứa với nhau thôi. Nếu về bản làng cũ tao sẽ mang tiếng là lính đảo ngũ, khó sống với dân quân và chính quyền. Tốt nhất chúng tao vào ở thật sâu trong rừng, trên đỉnh núi Bát Đại Sơn ấy, chẳng ma nào biết, lính ta hay lính Trung Quốc cũng không mò đến, an toàn tuyệt đối. Trước lúc đi khiêng cáng với mày, tao đã thủ sẵn dao găm Liên Xô, bật lửa cối Trung Quốc và một bịch muối, thế là đủ sống. Người Mông chúng tao có rừng là có cái ăn, không thể chết đói được. Chúng tao đi miết đến bờ một con suối nước trong và sâu. Thào bấm vào vai tao ra hiệu ngồi nghỉ lấy sức đi tiếp. Lần đầu tiên tao nói cái lời yêu với nó, giữa lúc nó điên mà vẫn hiểu, gật đầu cười ngu ngơ, nhìn càng thêm thương. Tao vứt mẹ nó cây súng cho suối cuốn đi thật xa, giã từ đời lính bắn giết con người. Thào sợ hãi lao xuống nước giữ súng lại không được, bưng mặt khóc làm cái gì kia chứ. Có lẽ nó sợ tao bị tử hình hay đi tù chăng. Hồi cách mạng văn hóa, chúng tao đã từng rủ nhau sang bên kia xem người ta tử hình một chị cán bộ người Mông chỉ vì tội vứt cuốn ngữ lục của lãnh tụ vào sọt rác, không chịu đặt ở đầu giường như mọi người khác, nữa là tao bây giờ dám vứt súng đi, tội tày đình chứ bỡn. Thây kệ đời, việc đến đâu thì đến. Tao nhảy xuống suối, bế Thào lên bờ, cả hai cùng ướt sũng, phải cởi hết quần áo vắt cho khô. Đêm trong rừng vắng, hai thân xác đực- cái tồng ngồng đứng gần nhau thì phải quấn vào nhau thôi. Nó ưỡn cong người khi cái của tao đi sâu vào cái của nó. Mắt nó sáng ngời lên, không còn lờ đờ như lúc điên. Miệng nó cười tươi như hoa lan rừng, không ngu ngơ như điệu cười lúc tao nói lời yêu ban nãy. Người tao cứ bồng bềnh như trôi giữa trời đêm, khi nó co hai chân đập gót vào mông tao, tay nó ghì chặt lưng tao lắc lắc mà rên và thở gấp. Thần núi, thần sông, ma rừng chắc cũng phải ghen tức trong cái đêm tao được làm chồng thật sự của nó. Chúng tao biết ơn mày lắm vì sau đêm ấy bệnh điên của nó bớt dần.
Không có thần dược nào tốt bằng thứ nước tình của tao đổ vào chỗ ấy của nó đâu, mày ạ! Những ngày đầu, chúng tao kiếm măng rừng, củ mài, củ sắn, rau dại về ăn, đêm ngủ trong một hốc cây cổ thụ, tự do đi sâu, thật sâu vào trong người của nhau mà hưởng cái sung sướng tuyệt trần. Sau đó, tao lén về các thôn xã gần đó, tìm đồ đạc, lương thực của các nhà đi chạy loạn bỏ lại. Chúng tao làm nhà, cuốc đất, trồng cây, sống đời tự do trên thung lũng lòng chảo của Bát Đại Sơn cho đến ngày chiến tranh kết thúc, không ai nhòm ngó hay hạch sách gì, cũng chẳng phiền lụy ai hết. Tao chỉ buồn một nỗi mình ở xa, mỗi lần Thào sinh nở chỉ sau vài ngày là con tao đều bị chết vì bệnh uốn ván. Tao đỡ đẻ cho nó, dùng dao bẩn cắt rốn cho con nên ma rừng xui bệnh uốn ván đến bắt con chúng tao đi, nhưng Thào lại tin ông giời quả báo cái tội nhóm trinh sát chúng mình sang bên kia biên giới giết hại người Mông nhiều quá. Thế là bệnh điên của nó tái phát ngày thêm nặng, lại trần truồng ra suối tắm, trần truồng đứng giữa nhà hát “Xi tùa, nể tùa, mi dầu tùa…” Tao không dám cho nó mang thai nữa, mua về một nắm bao cao su OK để dùng, đợi lúc có đủ tiền đưa vợ về bệnh viện thị xã đẻ sẽ vứt quách thứ bao OK của nợ ấy đi. Nghe nói, người điên ra bệnh viện thị xã đẻ tốn tiền gấp mười người thường cơ, mày ạ! Biên giới mở cửa, người bên kia sang lùng mua hồi, quế, sa nhân, thảo quả rất đắt. Vợ chồng tao âm thầm vỡ đất, biến thung lũng lòng chảo trên đỉnh Bát Đại Sơn thành trang trại trồng thảo quả và thử gây thêm vài trăm gốc quế, tính chuyện lâu dài. Trâu, ngựa, gà, vịt của tao nuôi nhiều không đếm xuể. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ vào thung lũng lòng chảo và cách mấy năm không sinh đẻ, lại uống thuốc của thầy lang ở tận Mai Pho do tao lặn lội mua về đã giúp Thào nguôi ngoai, bệnh điên thuyên giảm. Vụ thảo quả năm ấy tao thu về hơn trăm triệu, rừng quế cũng sắp đến tuổi đốn cây bóc vỏ. Thào mang thai con bé Chù Thào Mỷ làm tao như sống lại kiếp người khác; đặt tên con từ lúc vợ mới tắt kinh; hí hửng mang vợ ra bệnh viện thị xã nằm trước hai tháng, chờ sinh đẻ. Đúng hôm tao chuẩn bị hành lý, gói cục tiền to đi đón mẹ con nó về thì một lũ người đột nhiên ập đến nhà, hạch tội tao ở đâu đến chiếm đất, chiếm rừng Bát Đại Sơn làm giàu bất chính. Chúng nó đòi dỡ nhà, tịch thu trang trại. Tao uất quá, nổi điên vác dao đuổi và chém bị thương mấy đứa vào đầu, vào vai, thế là bị bắt. Ra tòa chúng nó còn moi thêm tội tao và Thào đảo ngũ từ thời tám hoánh, dễ bề xử tao án bảy năm tù giam để cướp không trang trại. Khốn nạn thân tao có tội thì chịu ngồi tù, nhưng Thào mới sinh con, bệnh điên vừa mới đỡ đã tái phát trầm trọng hơn cả mấy lần sinh con trước đây. Nó lang thang bế con đi tìm tao trong tù, làm sao tìm được, hở giời! Mày bảo gì cơ?
Cha xứ nói nó chểt khi Chù Thào Mỷ lên năm tuổi à? Sao nó không chết ngay mà ông giời còn cho sống khổ, sống nhục năm năm nữa để giời hành hạ? Qủa báo, giời ơi, quả báo! Ra tù, tao lại đi khắp nơi tìm mẹ con nó. Gót chân tao đi mòn các ngả đường bên này, bên kia biên giới vẫn chỉ như con thỏ, con nai ngơ ngác giữa rừng đại ngàn tìm con bị loài người độc ác bắn giết. Giờ tao thành lão khùng thân tàn ma dại, lang thang đi kiếm lan rừng lấy tiền mua rượu để hủy hoại cho mau chết cái thằng tao. Có ai trên đời thèm biết đến cái tên Chù Mìn Phủ sống giữa cõi người nên mày vất vả đi tìm cũng phải thôi. Con của tao, con bé Chù Thào Mỷ vẫn còn sống thật ư? Đời nó liệu có đỡ khốn nạn hơn tao với mày không, hở giời?…
Hà Nội 21/2/2006