Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Áo tiểu thư

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12988 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Áo tiểu thư
Duyên Anh

Chương 2
Buổi tối tôi trở về Nhà hát Tây. Tôi về hơi muộn. Nhiều gia đình đã tắt đèn ngủ yên. Tôi tưởng sẽ phải kiếm hai tờ báo làm chiếu mà nghĩ lưng. Chị Phượng đã tặng tôi một sự ngạc nhiên. Chiếc hghế bố buông màn kê sát " khu đất nhà chị không có người bên trong. Chỉ thấy một miếng giấy gắn bằng kim gút. Tôi tò mò tới gần , coi xem giấy viết gì.
Cậu Trương Chi ,
Cậu có thể ngũ đỡ trên ghế bố này, Sao cậu về trễ thế? Cậu ăn cơm chưa? Muỗi Sàigòn khiếp lắm đó, cậu đừng để tay sát màn. Cái màn có chổ rách, mai tôi nhờ con Ngọc nó vá lại. Chúc cậu ngủ ngon.
Chị Phượng chu đáo quá. Tôi vén màn, chiu vào nằm. Có gối. Gối bọc vải trắng thơm ngát mùi nước hoa . Tôi nghĩ không phải mùi nước hoa. Mà là mùi hương tóc của Ngọc, con bé nằm sấp trên ghế bố buổi sáng . Nàng đã gối đầu chiếc gối này. Tôi vội nằm úp để hít hà mùi htuyệt diệu đó.Nàng đẹp chắc nàng sạch sẽ . Nàng sạch sẽ chắc đầu nàng không có chấy . Tôi mong đầu nàng có chấy đực lạc loài trên gối và phiêu lưu vào mái tóc tôi. Con chấy đực sẽ tương tư con chấy cái. Ngày nào đó , khi đầu tôi kề sát đầu nàng, con chấy đực xa người yêu sẽ gặp con chấy cái. Và hai con chấy kể chuyện thương nhờ nhau. Chúng nó sẽ khóc. Dĩ nhiên, nước mắt hai con chấy sẽ làm xanh mướt tóc hai đứa chúng tôi . Nàng và tôi. Chấy cũng có nước mắt , chớ bộ. Nhưng chìỉ là mơ ước. Chiếc gối trắng tinh , thơm ngát mùi hương tóc của người con gái trinh trắng không thể là nơi lạc lõng của loài chấy. Tôi vừa " chơi điệp ngữ trắng .Nguyễn Bính dạy tôi đó.
Sáng nay vô số lá vàng rơi
Người gái trinh kia đã chết rồi
Có một chiếc xe màu trắng đục
Hai con ngựa trắngbước hàng đôi
Đem theo một chiếc quan tài trắng
Và những bông hoa trắng lạnh người
Theo gót những người khăn áo trắng
Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.
Đừng nhé, con bé nằm sấp trên ghế bố, con bé tên Ngọc, đừng bao giờ em là người trinh nữ trong thơ Nguyễn Bính. Để sáng mai, Sài gòn bừng nắng và Nhà Hát Tây ồn ào, tôi còn được nhìn cô em nằm sấp trên ghế bố, dù mắt cô em dính hai cục ghèn to bằng con ruồi. Tôi sẽ " ôm giấc mơ anh lái đò
Năm xưa chở chiếc thuyền này
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều
Để tôi mơ mãi mơ nhiều
Trước đây xe võng nhuộm điều ta đi
Tưng bừng vua mở khoa thi
Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng
Võng anh đi trước võng nàng
Cà hai chiếc võng cùng sang một đò
Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền lại thôi .
Phải, tôi cũng là thứ lái đò. Kẻ lãng tữ anh dũng đi di cư một mình thật đấy, xong di cư với ước vọng làm cu ly đồn điền cao su. Kẻ lãng tử được chị Phượng ca ngợi " có tâm hồn nghệ sĩ thật đấy song mới học đến bài tập số 14 của cuốn phương pháp đánh đàn lục huyền cầm Y Pha Nho của Carulli. Anh lái đò của Nguyễn Bính còn có cái thuyền để dạm bán . Chứ tôi , tôi chả có quái gì. Em Ngọc , em gái nằm sấp trên ghế bố! Em là bến kho Năm , Em là hoa khuê các lộng lẫy, anh là bướm giang hồ đói rách.
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.
Tôi tự nhủ:
Đừng tưởng bở, người ta thương hại mày đó, Vũ Văn Long ạ! Con chấy đực trên đầu mày chỉ có thể gặp con chấy cái trên đầu con gái ông cai cu ly đồn điền cao su là cùng. Và tôi vội nằm ngữa nhìn lên đình màn mờ mờ trắng. Có điếu Ryby Queen, thứ tương tư thảo đặc biệt Sài gòn , đã bẹp dúm. Tôi bèn vê tròn, bật que diêm, châm thuốc, bắt chân chữ ngũ, hút những hơi dài. Ra cái điều" nhớ nhà châm điếu thuốc . Thuốc lá dể sinh mơ mộng. Tôi lại mơ mộng , một trái mộng no tròn và huyền ảo như ca dao.
Ước gì em hóa dưa hồng
Để cho anh bế anh bồng anh mang
Ước gì em hoá dưa gang
Để cho anh bế anh mang anh bồng
Thôi, em cứ là dưa, anh là bù nhìn coi dưa đã thỏa mơ mộng. Ngày mai anh  "chuyển bến rồi. Tôi khe khẽ hát : Còn đêm nay nữa, ta nằm nhờ em, Ngước  mắt trông màn, ngày mai đã xa rồi, gặp hên lắm thì anh đóng cai .
Cai cu ly ! Xin phép nhạc sĩ Đoàn chuẫn tôi đặt lời cho hợp tình cảnh thê lương của tôi. Hát xong tôi tủi thân quá. Ông cụ thân sinh ra tôi vào Nam kỳ hách hơn tôi nhiều. Ông theo các gánh cải lương , chụp hình chung với Năm Châu, Bảy Nhiêu, Phùng Há và dư tiền trồng những hai chiếc răng vàng. Ông cụ thân sinh ra tôi mới là người tâm hồn nghệ sĩ; Còn tôi , bị hiểu lầm. Chị Phượng tưởng tôi có tâm hồn nghệ sĩ nên đã cho tôi ngũ nhờ trên ghế bố. Và cô Ngọc thì cho mượn gối vừa hứa vá lại chỗ rách ở màn. Tại sao người ta thèm " di cư cả cái màn rách? Thôi đúng quá , cái màn này dành riêng để quý vị con sen, cậu nhỏ sử dụng. Người ta hạ tôi xuống hàng cậu nhỏ, dù cậu nhỏ đã vô Pháp tịch : Philippe Nhỏ. Tôi hiểu , tại tôi nói thật là tôi sẽ ghi tên làm cu ly đồn điền cao su. Với con gái, nhất là con gái đẹp, ta chớ dại nói thật, chui khỏi màn. Và tôi hung hăng xuống lầu dưới, chi một đồng bạc Đông Dương xé đôi, vào cầu tiêu ..
nghĩ kế. Ở đây, đèn điện sáng choang. Tôi rút sổ tay, lấy bút ghi vài dòng như sau:
         Chị Phượng kính mến.
   Cám ơn chị đã cho chỗ ngũ tốt. Em nghĩ, người nghệ sĩ như em cần phải lấy sương gió làm nhà, nước mây làm bạn thì tâm hồn nó mới thơ thới hân hoan. Người nghệ sĩ như em cần phải làm mục tiêu tấn công của muỗi Sài gòn . Muỗi nó đốt em , em mới chịu khó thức đuổi muỗi và làm thơ, viết văn. Nói để chị rõ em đã ghi tên làm cu ly đồn điền ở Hớn Quản. Em muốn viết cuốn tiểu thuyết tranh đấu , xã hội. Em là cu ly trá hình. Đêm nay chị biết em ngủ đâu chưa? Em ngủ dưới gầm  cầu Mống bên Khánh Hội.Người nghệ sĩ chân chính là người chê bỏ giường ấm đệm êm.
                                                   Em
                                           Trương Chi.
Viết xong , tôi bằng lòng tôi quá. Em Ngọc sẽ mê mệt tôi. Em sẽ nhờ tôi làm thơ đăng vào giai phẫm cuối năm ở trường em ... Điều này hơi kẹt. Ta sẽ xào xáo thơ Huy Cận, Nguyễn Bính , sợ gì . Tôi cút lên lầu, bước cách ba bậc thang một bước. Rồi, len lén cơ hồ gió thu về sớm mơn man trên má cô gái dậy thì, tôi gài bức thư " nghệ sĩ của tôi vào màn. Nghĩ sao, tôi lại gỡ ra, gài bức thư của chị Phượng và đặt bức thư của tôi trên chiếc gối thơm mùi hương tóc. Và tôi phú lỉnh xuống lầu dưới, kiếm chổ ngủ. Sáng sau, tôi bỏ đi. Sài gòn là thành phố lý tưởng của những kẻ dông dài. Bởi vì khá đông rạp chiếu bóng thường trực . Tôi lang thang vỉa hè, đếm các thùng rác, các cột đèn , mua khúc bánh mì ba tê dài ơi là dài để chờ đúng tám giờ  chui vô Long Thuận . Hồi đó, chưa có coca, cola hộp. Thành thử , mười hai giờ , tôi bò ra nốc ba ly nước mía căng bụng, mất thêm năm đồng cái vé và ... vô nữa để ngũ. Ngũ chán lại coi Roy Rogers cưỡi ngựa, bắn súng hay  Janey Powell nhí nhảnh hát. Đến mười một giờ đêm mới chui ra, kiếm mì ăn vài tô và trở về Nhà Hát Tây . Trời ơi, tôi cảm động ghê quá. Ghế bố đã kê sẵn, màn đã buông? Và chị Phượng , và cô Ngọc đang ngồi thì thầm chuyện trò dưới ngọn đèn bóng nhỏ. Xã hội Nhà Hát Tây là xã hội thừa điện. Điện nhà nước ủnh hộ, dân di cư thả ccửa xài. Thấy tôi, chị Phượng đứng dậy, bước khẽ, tới gần tôi, vỗ vai tôi, trách móc:
   - Cậu làm tôi lo quá. Con Ngọc cũng lo.
Tôi sung sướng không thể diển tả được. Chưa kịp nói gì, chị Phượng đã nài nỉ:
   - Cậu đừng đi đồn điền Hớn Quản, cậu Long nhé:
Tôi mỉm cười, giả vờ khinh bạc:
   - Long, bút hiệu Trương Chi.
Chị Phượng đập nhẹ vào lưng tôi:
   - Cậu Trương Chi
Tôi đáp:
   - Vâng, thưa chị, em không đi đồn điền nữa. Và đêm nay em sẽ ngũ trên ghế bố của chị.
Chị Phương hoan hỉ khoe :
   - Con Ngọc nó vá lại những chỗ rách rồi.
Tôi làm bộ cay đắng:
   - Đời em ví như xăm xe đạp, thủng be bét, vá sống , vá chín nhiều lần.
Tôi không hiểu tại sao tôi có thể thở ra cái giọng chán chường một cách nhanh chóng đến thế. Chắc là nhờ khúc bánh mì dài, nhờ những ly nước mía, nhờ những giấc ngũ chập chờn trong rạp chiếu bóng Long Thuận. Sau hết, nhờ rửa mặt bằng nước máy ở một ngã tư  . Ngày xưa còn bé của tôi đã mất, thực sự mất rồi. Tôi chưa lớn hơn, chưa khôn hơn sau một cuộc tình trên găn gác số 13 phố Ngô Thời Nhiệm, Hà Nội. Tôi vẫn chỉ là con mèo mù . Mèo mù luôn luôn vớ cá rán. Khúc cá rán mới nhất của con mèo mù Vũ Văn Long là em Ngọc, Như thuở nào , cá rán của mèo mù là hai em gái Hà Nội . Không, tôi đã khôn ra chút xíu. Tôi biết câu đào theo phương pháp câu cá của Nguyễn Thịnh, Trương Chi Vũ văn Long biết dùng khổ nhục kế để lơn đào. Giá Nguyễn Thịnh  có mặt ở miền Nam, nó sẽ bái phục tôi.
   - Cậu nói gì, tôi không hiểu cậu Long.
   - Bút hiệu Trương Chi !
   - Cậu Trương Chi .
   - Xăm xe đạp, người Sài gòn gọi là cái ruột xe, vá chín là vá ép đó chị.Em giống cái màn rách, cần vá lại.
Cảm khái, tôi nhại hai câu ca dao :
Áo anh rách chỉ đường tà.
Người yêu chưa có, mẹ già ở quê.
Bấy giờ, chưa xuất hiện cái " ạc gô về quê. Chứ không, tôi đã phết hai tiếng về quê. Và tôi giả vờ chớp mắt. Chó ngáp phải ruồi mà có tí nước mắt ứa ra, em Ngọc sẻ cảm động rơi lệ . Thì thôi , tôi bèn nhận mình là em của thi sĩ Nguyễn Bính, lưu lạc phương Nam . Mẹ già đã ra người thiên cổ , cha già khuất núi từ khuya . Còn một mình tôi sống nhăn răng . Mình tôi, trời bắt làm thi sĩ. Em Ngọc sẽ hỏi thăm cuộc đời thi sĩ của tôi . Tôi thề sẽ quên những vần thơ bồng bế của Xuân Diệu. Tôi sẽ chỉ đọc thơ Vũ Hoàng Chương. Nào là " Lũ chúng tôi lạc loài dăm bảy đứa. Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh . Nào là  " Nhớ thuở chưa có ta đường đi thênh thang. Kịp tới khi có ta chông gai mông mênh Nào là " Gối vải mộng phong hầu, Vinh quang đường lối khép . Thẹn trước thương về sau . Đời tàn trong ngõ hẹp. Nếu cần, tôi sẽ làm vài câu thơ hễ nhớ thương thì đầy vơi mà thương nhớ thì vơi đầy. Sợ gì  nhỉ?
Chị Phượng nghe tôi đọc ca dao phóng tác, tưởng áo tôi rách thật, thở dài:
   - Cậu nghệ sĩ quá đấy mà. Để mai bảo con Ngọc khâu giùm cho.
   - Sợ cô  ấy chê ?
   - Nó mến cậu lắm.
Vậy thì đêm nay , nhờ chị Phương và em Ngọc ngủ ngon, ngáy pho pho, tôi sẽ lục hết áo , xé rách hết chỉ đường tà. Nhưng hơi kẹt ở chỗ cái va ly quần áo của tôi gửi chị Phượng giữ. Tôi chợ nhớ  trong valy còn có bàn chải , thuốc đánh răng. Vội vàng móc điếu Ruby Queen mua lẻ, vuốt phẳng phiu rồi bật que diêm mồi thuốc.
   - Thưa chị ...
   - Gì đó cậu Trương Chi ?
   - Những người hút thuốc lá miệng đều hôi.
   - Đâu có, miệng cậu thơm mà ...
Ôi , nếu người khen miệng tôi thơm là em Ngọc, con bé đang ngồi ở kia, hóng chuyện, tôi sẽ anh dũng hỏi:
   - Làm sao em biết miệng anh thơm ?
Em Ngọc sẽ đáp :
   - Vì em đã hôn anh !
Tôi mới giả đò ngạc nhiên :
   - Em hôn anh hôm nào ?
   Em ngọc sẽ nũng nịu :
   - Em hôn anh bây giờ ...
Và em hôn phớt lên môi tôi như Jane Powwell mới lớn hôn lên môi người yêu . Tôi chỉ thích những chiếc hôn nhẹ. Tiếc quá , người khen miệng nghệ sĩ cả ngày không đánh răng chỉ là chị Phượng .
   - Cậu Trương Chi .
   - Dạ .
   - Cậu không có bà con nào di cư à ?
   - Không chị ạ ! Thi sĩ Nguyễn Bính rồi văn sĩ Thanh Nam, văn sĩ Hoàng hải Thuỷ , ngày trước , vào Nam có một mình . Vào mà không muốn ra. Đời người nghệ sĩ đã ra đi là kể như " Lỡ bước sang ngang . Đấy , chị coi, Nguyễn Bính tâm sự " Nhưng mà khăn gói gió đưa . Lại về Hà Nội thì chưa muốn về
Tôi hiên ngang nói về Nguyễn Bính, Thanh Nam , Hoàng hải Thuỷ . Cứ làm như mình đang là nghệ sĩ thực thụ. Chị Phượng và em Ngọc đâu biết tôi chỉ là nghệ sĩ giả định, đang hy vọng là nghệ sĩ nhiệm chức.
   - Ít ra, cậu phải có một người bạn chứ?
   - Dạ, có một thằng .
   - Cũng nghệ sĩ?
   - Thằng này cả quỷnh, nó thích làm thư ký, tên nó là Đặng xuân Côn .
Tôi hạ ông bạn vàng Đặng xuân Côn đo ván ngay. Nhỡ nó xuất hiện - nó sắp về Nhà Hát Tây sống với tôi - em Ngọc thấy nó sáng giá hơn tôi (điều này chắc quá , nó chơi lục huyền cầm Hạ uy Di hay không chịu nổi, chép nhạc đẹp, đã học lớp sáng tác với cụ Duyệt ở Âm nhạc Học Xá gần hồ Thuyền Cuông , Hà Nội ), nghệ sĩ hơn tôi, em mê nó thì tôi bị ra rìa. Nó đo ván rồi tôi còn dựng nó dậy đấm một cú sái phép :
   - Nước Việt Nam ta có bốn triệu thằng thư ký, một triệu tỷ phú, năm triệu cu ly, hai triệu tiến sĩ, cử nhân nhưng chỉ có một trăm nghệ sĩ. Và nghệ sĩ lang thang đói rách vì đời dệt những áng thơ lâm ly , viết những pho sách ướt át lại chỉ có dăm ba anh .
   - Cậu không nên đi lang thang , cậu Trương Chi .
Chị Phượng ngây thơ quá . Không đi lang thang kiếm việc thì sẽ đói meo và sẽ lên đồn điền Hớn Quản để gặp con gái ông cai cu ly kết duyên Tấn tần à ? Khoản tiền cuỗm của ông cụ thân sinh cộng với tiền phát mại chiếc xe đạp ở chợ trời Hà Nội gần hết rồi. Trương Chi cổ tích chèo thuyền dài tay, tung lưới cong lưng , đâu giống Trương Chi của ông Văn Cao :" Ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca trái đất còn riêng ta Trái đất của những kẻ thất nghiệp chỉ có giun với dế. Tôi chợt hối hận là tôi đã ba hoa chích choè quá đà. Nói theo lời dạy của ông thầy Việt văn lớp đệ tam Nguyễn Uyển Diễm, chồng nữ sĩ Mộng Sơ ( ông thi sĩ Nguyễn Vỹ nhận nhằng là người yêu của mình , người ta đã sang ngang , ông vẫn viết văn diễn tả tình hờ và để tặng om sòm khiến giáo sư Nguyễn Uyễn Diễm cáu sườn, lôi bài Sương rơi ra hài hước với học trò ) thì tôi đã nhập đề bài luận rất hoa hoè hoa sói. Thầy Nguyễn Uyễn Diễm , chủ trương nhà xuất bản Vỡ Đất,
đã giới thiệu Trại Tân của Hoàng Công Khanh , thí dụ một câu nhập đề hoa hoè hoa sói cho một bài luận có chủ đề " vay tiền như sau:
" Sáng sớm hôm nay tôi đi ra. Tôi đi trên con đê Yên Phụ, hơi gió lạnh từ mặt sông thổi lên và bầu trời những vì sao còn lấp lánh. Tôi đi dến nhà anh - Mấy câu này nói rất lớn và bay bướm , đến câu cuối , ghé sát tai người bạn, nói khẽ -"Anh cho tôi vay vài trăm! !
Thầy Uyển Diểm nói :
   - Taị sao  không nói ngay là vợ tôi đau nặng, con tôi đói sữa, anh cho tôi vay tí tiền còm ?
   - Tại saotôi không nói thật tôi sắp đói rách? Tại sao tôi bày đặt chuyện nghệ sĩ, gừng sĩ,tỏi sĩ, hành sĩ để sửa soạn gặp rắc rối? Có lẽ, bỡi lẽ, bởi tôi mơ mộng, Bởi tôi làm nghệ sĩ? Có lẽ , bỡi thằng bạn cũ Nguyễn Thịnh đã tiếp máu nghệ sĩ của nó cho tôi, bỡi tôi học hành lem nhem, chả biết bấu víu vào nghề ngỗng gì để có tí tiếng tăm, để các em gái văn nghệ cảm phục và để to lời hô hoán " Tôi làm văn học nghệ thuật ! Thỉnh thoảng , được một vài tờ báo phỏng vấn , tôi sẽ huênh hoang : "Thưa bạn, sự nghiệp văn hoá của tôi gốm có những bài thơ đã trên nhật báo Tiếng Chuông và dăm cuốn sách toán học lớp tư sắp xuất bản Hách chán . Hách hơn mấy chiếc răng vàng và vài câu vọng cổ của ông cụ thân sinh ra tôi .
   - Cậu Trương Chi !
   - Dạ .
   - Cậu nghe lời chị nói không?
Chị Phương đã xưng " chị với tôi. Tôi đưa tay bóp trán:
   - Thưa chị , xin chị để em suy nghĩ.
   - Cậu suy nghĩ gì nữa, Chị coi cậu như em chị. Chị sắp đi dạy học rồi, có thể lo cho cậu. Cần gì lang thang, cậu cứ ở đây mà sáng tác văn nghệ .
Sáng tác văn nghệ à? Nguy quá . Tôi sẽ sáng tác cái gì?Biết cái gì mà sáng tác. Tôi trót nói phét, bây giờ kẹt cứng . Muỗi Nhà Hát Tây xúm vào đốt tôi. Tôi không thèm đuổi. Tôi đang bối rối. Chắc tôi phải cút khỏi xã hội Nhà Hát Tây.
   - Thưa chị ...
   - Cậu đừng nghĩ vẩn vơ.
   - Người nghệ sĩ cần tự lập. Vả chăng , thưa chị, sáng tác văn nghệ khó vô cùng. Người nghệ sĩ cầm bút viết văn mà không gặp cảm hứng, tức " yên sĩ phi lý thuần cứ hì hục viết thật chẳng khác chi ông già khuân tảng đá trong cuốn Quốc văn giáo khoa thư lớp dự bị.
   - Tìm cảm hứng lâu không?
   - Hàng năm. Có khi hàng đời . Viết văn xuất bản bừa bải như thiên hạ mới tí tuổi đầu đã là tác giã ba mươi mấy cuốn sách thì  văn đó vất đi . Em nghĩ, một là đi làm cu ly đồn điền , hai là cả đời chỉ cần một cái truyện ngắn.
   - Chị sẽ lo cho cậu suốt đời .
   - Không được .
   - Tại sao?
   - Chị phải đi lấy chồng chứ . Thôi ,chị hãy để mặc em với giấc mộng văn nghệ của em.
Tôi muốn hút thêm một điếu Ruby Queen nữa . Nhưng chả còn điếu nào. Tôi giả vờ che miệng ngáp. Chị Phượng giục tôi đi ngũ .
   - Mai chị sẽ nói chuyện tiếp với cậu. à , sáng mai cậu muốn ăn gì ?
Tôi đáp:
   - Người nghệ sĩ chỉ cần một tách cà phê đen.
Chị Phượng nói:
   - Sớm mai con Ngọc sẽ pha cà phê cho cậu uống
Tôi dở trò " tác diệu , cố làm cho " con Ngọc nghe rõ :
   - Một tách cà phê đen, đặc , không đường .
Chị Phượng vỗ vai tôi:
   - Thôi ngủ đi, Trương Chi !
Chị về " nhà chị . Tôi thèm một điếu Ruby Queen . Thèm một gói. Tôi có thể thức suốt đêm nay, đốt thuốc lá, ngồi đập muỗi và nghe hơi thở của em Ngọc. Nếu nàng có tật nghiến răng ken két, ngáy pho pho thì càng tốt. Nàng sẽ nghiến răng ken két, sẽ ngáy pho pho và tôi vẩn lạc vào con đường tình sữ. Tôi đứng nhìn hai chị em Phượng thầm thì với nhau. Chắc hẳn chị Phượng đang nói với cô Ngọc về tôi, về mẫu nghệ sĩ phi thường, một nhà văn dự định cả đời chỉ viết một cái chuyện ngắn. Khi ngọn đèn nhà chị Phượng tắt và khi em Ngọc chìm trong bóng đêm của gác ba Nhà Hát Tây là lúc tôi vén màn chui lên ghế bố. Tôi chỉ tụt đôi giày. Bộ quần áo giang hồ của tôi đã nhuốm đầy nắng bụi Sài Gòn ; Và đôi bí tất thì thơm nồng mùi nghệ sĩ.
Tôi nằm duỗi chân thoải mái trên ghế bố. Lần đầu tiên tôi được nằm ghế bố. Chiếc gối thơm mùi thơm hôm qua , mùi hương tóc của em Ngọc . Tôi lại ước ao có con chấy cái phiêu lưu . Tôi muốn thức trắng đêm. Nhưng tội gì mà thức ? Vả chăng , " thức trắng đêm kể chuyện tâm tư đã được các ông nhạc  sĩ trình toà và giữ độc quyền. Người nghệ sĩ phi thường như tôi, cần ngủ. Và tôi đã ngủ say sưa ,ngủ" không chiêm bao, ngủ quên cả chờ nghe em Ngọc ngáy pho pho và nghiến răng ken két .

<< Chương 1 | Chương 3 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 953

Return to top