Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Trạm Xe

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 2933 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Trạm Xe
Cao Hành Kiện

Lời giới thiệu
Lời giới thiệu và bản dịch của Như Hạnh

Lời giới thiệu:
Kể từ khi Cao Hành Kiện (Gao Xingjian) lãnh giải Nobel văn chương (12/10/2000) cho đến nay [2003] cũng đã gần ba năm. Cao Hành Kiện là một nhà văn Trung Hoa lưu vong, việc ông được trao giải Nobel văn chương dĩ nhiên cũng gây nên một số chấn động chính trị. Chính quyền Trung Quốc đã từng đưa ra lập luận rằng giá trị văn chương của Cao Hành Kiện đích thực cũng chẳng có gì; có nhiều nhà văn Trung Hoa khác xứng đáng hơn ông; trao giải Nobel văn chương cho Cao Hành Kiện chẳng qua cũng có một ẩn ý chính trị nào đó.
Muốn thẩm định giá trị văn chương của Cao Hành Kiện là một viêc làm đòi hỏi nhiều thì giờ và khảo cứu nghiêm túc. Cho đến nay chỉ mới có một tác phẩm của ông được dịch ra Việt ngữ là cuốn Linh Sơn (Trần Đĩnh dịch, Nxb Phụ Nữ, 2002). [* xem chú thích của Tiền Vệ]. Điều đáng tiếc là bản dịch Việt ngữ này lại được dịch từ bản dịch Pháp ngữ chứ không phải là từ nguyên tác Hoa ngữ. Dĩ nhiên một bản dịch từ một bản dịch khó có thể nào giữ được văn phong (style) của nguyên tác. Đây lại là một phương diện mà Cao Hành Kiện hết sức đặt nặng--điều này bất cứ ai chỉ cần có chút quen thuộc với tác phẩm của ông cũng nhận ra.
Tuy thế, Cao Hành Kiện cũng còn "may mắn" hơn nhiều nhà văn được giải Nobel gần đây: Một lề thói mà chúng ta nhận thấy trên các tạp chí ở hải ngoại--kể cả các tạp chí chuyên về văn học--là sau khi một tác giả được trao giải Nobel văn chương, chúng ta chỉ thấy một số bài dịch loáng thoáng vội vã có lẽ từ vài nhật báo ngoại quốc hay từ trên internet về tác giả đó. Thế là tác giả đó kể như là đã được "giải quyết" xong. "Một trang sử đã xếp lại." Hiện nay hầu như không thấy có bình luận hay nghiên cứu nào về Toni Morrison, Octavio Paz, V. S. Naipaul, v.v. Cũng không thấy một tác phẩm nào của những nhà văn nhà thơ này được dịch ra Việt ngữ cả.
Trong sự nghiệp của ông, Cao Hành Kiện viết khá nhiều kịch và ông cũng đặc biệt nổi tiếng về kịch. Kịch của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và diễn tại nhiều nơi ở Âu Châu. Để hiểu được nghệ thuật kịch của Cao Hành Kiện, điều cần ghi nhận là ông không viết kịch chỉ thuần để đọc mà chính là để diễn. Sau mỗi vở kịch ông thường viết một bài thuyết minh nói lên phần nào cấu tạo của vở kịch và đề nghị cách diễn. Ngoài ra người đọc cần phải được trang bị bởi một kiến thức căn bản về nghệ thuật hí kịch hiện đại của Trung Quốc cũng như quan điểm về kịch của Cao Hành Kiện mà chính ông đã trình bày trong rất nhiều bài viết.
Xa Trạm là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Cao Hành Kiện. Vở kịch này được viết vào năm 1982. Năm 1983 Xa Trạm được diễn bởi Bắc Kinh Nhân Dân Nghệ Thuật Viện gây nhiều chấn động và sau đó bị cấm diễn luôn. Tác giả bị phê phán nặng nề và bị cấm không được đăng tác phẩm gần một năm. Xa Trạm đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ Tây phương (kể cả Hung Gia Lợi) và Nhật ngữ cũng như được trình diễn ở khắp Âu châu và Nhật Bản. Năm 1989, sau biến cố Thiên An Môn, Cao Hành Kiện tuyên bố rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở Pháp Quốc.
-------------------------
* Chú thích của Tiền Vệ: Như Hạnh viết lời giới thiệu này vào đầu năm 2003. Sau đó, ở Việt Nam đã có thêm hai bản dịch cuốn Linh sơn trực tiếp từ nguyên tác Hoa ngữ: bản của Hồ Quang Du (Nxb Văn Học, 2003); và bản của Ông Văn Tùng [lấy nhan đề là Núi thiêng] (Nxb Văn Nghệ TP HCM, 2003).
Dịch giả Như Hạnh tốt nghiệp Ph.D. về ngành Đông Phương Học tại Đại Học Harvard, Cambridge, Massachusetts, chuyên về tôn giáo và Triết Học Ấn Độ. Hiện ông đang giảng dạy về Phật Giáo, Tôn Giáo Nam Á (South Asia), và Phạn Văn (Sanskrit) tại Đại Học George Mason ở Fairfax, Virginia.

<< Chương Kết |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 602

Return to top