Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> VH Cổ Điển Nước Ngoài >> Cuốn Theo Chiều Gió

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 53599 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cuốn Theo Chiều Gió
Margaret Mitchell

Chương XVI

Tháng Giêng và tháng 2 năm 1864 đi qua với những cơn mưa lạnh giá và những trận cuồng phong. Lòng người u ám và chán nản như bầu trời vần vũ mây đen. Thêm vào hai trận thảm hại ở Gettysburg và Vicksburg, phòng tuyến của Miền Nam bị cắt đứt ngay trung tâm. Sau nhiều trận kịch chiến, hầu hết Tennessee đều lọt bào tay quân Yankee. Nhưng dẫu tổn thất đến mức cao nhất, tinh thần người Miền Nam vẫn vững. Thật ra hy vọng cao độ đã được thay thế bởi lòng kiên quyết, nhưng dân chúng vẫn còn tìm thấy được vài tia sáng bạc trong đám mây mờ. Thật vậy, quân Yankee đã bị đánh bại trong tháng Chín khi họ cố nương theo đà chiến thắng ở Tennessee để xông vào Georgia.
Tại thành phố chickamauga nằm về phía cực Tây Bắc tiểu bang đã có trận đánh đầu tiên trên lãnh thổ Georgia từ khi khởi chiến. Quân Yankee sau khi lấy được Chattanooga(*) đã cố gắng vượt núi tiến vào nội địa Geogia nhưng bị đẩy lùi với những tổn thất nặng nề.
Atlanta và những thiết lộ của nó đã góp phần lớn vào chiến thắng Chickamâug, một chiến thắng vẻ vang của Miền Nam. Trên con đường sắt từ Virginia đến Atlanta rồi gấp rút đưa tới mặt trận. Trên khoảng thiết lộ dài hàng trăm dặm, xe lửa chạy không ngừng và toàn thể xe cộ tư nhân đều được trưng dụng.
Atlanta nhìn theo từng chuyến xe lửa nối tiếp nhau băng qua thành phố, chở hành khách, hàng hóa và những chiếc xe không mui chở đầy nhóc binh sĩ la hét vang rần. Họ lên đường không kịp ăn ngủ, không dịp nghỉ ngơi. Họ nhảy từ xe lửa xuống và xông vào trận địa. Thế là quân Yankee bị đánh bật khỏi Georgia, đành lui về Tennessee.
Đây là một kỳ công trong cuộc chiến này. Atlanta hãnh diện và khoan khoái khi nghĩ rằng chính những thiết lộ của nó đã góp phần cho chiến thắng.
Nhưng miền Nam cần phải giữ vững Chickamauga để nâng cao tinh thần ở đó mùa đông. Hiện thời không còn chối cãi là  quân Yankee rất thiện chiến và hơn thế nữa, họ cũng có nhiều danh tướng. Grant đúng là một tên đồ tể, ông ta sẵn sàng nướng quân để đạt chiến thắng, và chiến thắng luôn luôn nằm trong tay ông. Sheridan là danh tướng táo bạo khủng khiếp  trong lòng người dân miền Nam. Lại còn có một ông tướng nào đó tên Sherman hiện đang được nhắc tới rất nhiều. Tên ông ta đã nổi bật lên trong những trận ở miền Tây và Tennessee, đồng thời cũng khét tiếng về mức độ cường bạo.
Dĩ nhiên, không một ai trong các nhân vất đó có thể so sánh được với Tướng Lee. Lòng  người vẫn còn tin tưởng mãnh liệ vào Đại tướng Lee và quân đội. Người ta vẫn còn mong đợi một chiến thắng sau cùng. Nhưng chiến tranh đã quá kéo dài. Đã có biết bao người chết, bao nhiêu người bị thương và tàn phế, bao nhiêu cô nhi quả phụ. Và trước mắt là cuộc chiến dai dẳng đầy gian khổ, có nghĩa là còn nhiều người chết, nhiều người bị thương, nhiều cô nhi quả phu.
Tình trạng còn tệ hại hơn là dân chúng đã bắt đầu mất tin tưởng ở một số viên chức cao cấp trong chính phủ. Báo chí cũng bắt đầu công khai chỉ trích Tổng Thống Davis và đường lối chỉ đạo chiến tranh của ông. Đã cố những bất đồng giữa ông và các tướng lĩnh. Tiền tệ càng ngày càng mất giá với mức độ gia tốc. Giày vớ và quần áo đã khan hiếm rõ rệt nhưng quân dụng, quân lương và thuốc men lại hiếm rõ rệt hơn. Sở hỏa xa đòi hỏi những ca xe mới và những thiết lộ cần được sửa chữa ngay ở những nơi bị quan Yankee phá huỷ. Trong khi đó, các tướng lĩnh ngoài mặt trận luôn luôn yêu cầu thêm một số tân binh nhưng trong con số tăng viện càng ngày càng yếu kém. Và trầm trong hơn tất cả là một số Thống đốc tiểu bang, trong đó có Thống đốc Brown, tiểu bang Georgia từ chối gửi dân quân và vũ khí ra khỏi lãnh thổ của họ. Mặc dù đang có hàng ngàn người đủ tư cách ứng chiến mà quân đội khẩn bách cần tới, các viên Thống đốc đó vẫn một mực không đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ.
Với đà tiền tệ mất giá, vật giá lại leo thang. Thịt bò, thịt heo và bơ, giá mỗi cân Anh (gần 0,5 kg) là ba mươi lăm đô-la, mỗi thùng bột mì giá một ngàn bốn trăm đô-la, tràn năm trăm dô-la nửa kg. Hàng vải loại chống rét cao kinh khủng, đến nỗi phụ nữ chỉ còn cách là mặc lại quần áo cũ chêm thêm giấy báo cho đỡ lạnh. Một đôi giày mang được giá từ hai trăm đến tám trăm đô-la, tuỳ theo loại “giấy bồi” hay da thật. Các bà, các cô chỉ mang loại dép làm bằng vải khăn choàng hay kết bằng bố thảm đồng đế cây.
Sự thật là miền Bắc kể như đã phong toả được miền Nam, mặc dầu nhiều người chẳng nhận ra. Chiến hạm  Yankee cầng ngày càng siết chặt các lối ra vào tại các hải cảng miền Nam khiến cho chỉ một số rất ít tàu len lỏi được.
 Miền Nam chỉ sống nhờ vào việc xuất cảng bông vải để nhập cảng những sản phẩm không chế tạo được mà bây giờ đã không còn bán ra, cũng không thể mua vào bất cứ món gì. Riêng Gerald O’Hara thì cả ba mùa bông vải liên tiếp ông chỉ còn có cách là chất đống tại đồn điền Tara, nhưng số bông vải không xuất cảng được đó chẳng có giá trị bao nhiêu. Nếu bán được ở Livepool thì số bông vải đó có thể trị giá tới một trăm năm mươi ngàn đô-la, nhưng vấn đề là làm sao chở được tới đó. Từ một người giàu có, Gerald đã trở thành kẻ hàng ngày luôn luôn tự hỏi làm như thế nào để nuôi sống được gia đình và đám hắc nô cho qua được mùa đông.
Khắp miền Nam, hầu hết các chủ nhân đồn điền bông vải đều ở trong tình trạng đó. Cuộc phong toả càng gắt gao, miền Nam càng mất dần thị trường bông vải ở Anh và không còn cách nào mua về những vật đụng cần thiết cho đời sống hàng ngày. Hơn thế, miền Nam chuyên sống về nông nghiệp đang đương đầu với miền Bắc trong trận chiến rất cần tới nhứng thứ mà trong thời bình họ không hề nghĩ tới.
Tình trạng đó là một cơ hội rất thuận tiện cho bòn đầu cơ trục lợi. Thực phẩm và hàng vải càng khan hiếm và vật gía càng ngày càng leo thang khiến cho sự ca thán của dân chúng đối với bọn đầu cơ càng lúc càng quyết liệt và căm phẫn. Những ngày đầu năm 1864, không một tờ báo nào là không có những bài xã luận cay nghiệt chống bọn đầu cơ hút máu dân và kêu gọi chính quyền thẳng tay trừng trị chúng. Đúng ra thì chính phủ cũng đã cố gắng khá nhiều nhưng tệ nạm đâu vẫn còn đó vì giới chức thẩm quyền còn phải đối phó với bao nhiêu chuyện khó khăn hơn.
Trong tình cảnh đó, Rhett Butler lại càng bị căm thù hơn. Ngay từ khi các chuyến vượt phong toả trở nên nguy hiểm hơn trước, hắn đã bán tất cả tàu của hắn và chuyển sang địa hạt đầu cơ thực phẩm. Những chuyện xấu về hắn được loan truyền từ Richmond và Wilmington tới Atlanta khiến những nhà từng tiếp đón hắn vô cùng xấu hổ.
Mặc dầu phải trải qua bao nhiêu thử thách và gian khổ, Atlanta vẫn cứ gia tăng dân số gấp đôi, từ mưòi ngàn vọt lên tới hai chục ngàn người. Điều đáng nói là uy tín của Atlanta cũng được tăng theo vì cuộc phong toả. Từ thủa xa xưa, miền Nam hoàn toàn chịu ảnh hưởng của các thành phố miền duyên hải về thương mại và bao nhiêu phương diện khác. Nhưng bây giờ, hầu hết các thành phố đó nếu không bị chiếm đóng thì cũng bị phong tỏa nên miền Nam phải tự lực cứu vãn để phục hồi và chính Atlanta là trung tâm điểm. Dân chúng cũng gánh chịu cảnh thiếu thốn, gian khổ, bệnh tật và chết chóc như bao nhiêu nơi khác của miền Nam, nhưng Atlanta thay vì thiệt thòi bởi chiến tranh lại sinh lợi. Là trái tim của miền Nam, nhịp sống của Atlanta vẫn rộn ràng, đầy sinh khí với các đường xe lửa huyết mạch lúc nào cũng tấp nập binh sĩ, quân dụng và đồ tiếp tế.
Ở một thời nào khác, chắc chắn Scarlett không khỏi đau xót vì những bộ quần áo tồi tàn và những đôi giày vá víu, nhưng bây giờ nàng bất cần bởi lẽ con người đáng kể để nhìn nàng hiện không có ở đây. Luôn trong hai tháng nàng sống hân hoan bằng cả năm. Phải chăng nàng đã nghe được tim Ashley đập mạnh hơn khi nàng ôm choàng lấy cổ chàng? Phải chăng nàng nhìn thấy vẻ mặt thẫn thờ của Ashley còn rõ ràng hơn bất cứ một lời thú nhận nào? Ashley đã yêu nàng. Bây giờ nàng đã biết chắc chắn rồi và do đó, nàng có thể đối xử mềm dịu hơn với Melanie. Nàng cảm thấy thương hại cho Melanie, thương hại cho sự ngu xuẩn, mù quáng của chị chồng. Nàng nghĩ:
“Khi chiến tranh chấm dứt. Sau khi chiến tranh chấm dứt… chàng sẽ…”
Đôi khi nàng đâm ra sợ sệt: “Rồi sẽ ra sao?” Nhưng nàng không muốn nghĩ tiếp. “Dẫu sao, khi đã hết chiến tranh, mọi việc sẽ đâu ra đó. Nếu Ashley yêu nàng, chàng không thể tiếp tục sống chung với Melanie”.
Nhưng vấn đề ly dị, nàng không dám đặt ra. Là những tín đồ ngoan đạo. Ellen và Gerald sẽ không cho nàng lấy một người đàn ông ly dị vợ. Làm như thế có nghĩa là từ bỏ giáo đường! Nghĩ tới nghĩ lui, Scarlett nhận thấy giữa Giáo hội và Ashley, nếu phải chọn lựa, nàng sẽ chọn Ashley. Nhưng hỡi ôi! Chuyện đó sẽ bị coi  là ô nhục! Những cặp vợ chồng ly dị chẳng những bị tôn giáo bỏ rơi mà còn bị xã hội ruồng rẫy. Tuy nhiên, nàng sẵn sàng chấp nhận mọi chuyện vì Ashley.
Tuy thế, mọi việc sẽ an bày khi chiến tranh kết thúc. Nếu Ashley thật sự yêu nàng, chàng sẽ có cách. Và rồi cứ mỗi ngày trôi qua, Scarlett càng tin tưởng hơn lên vì tình yêu của Ashley, về chuyện chàng có thể dàn xếp mọi việc một cách mỹ mãn khi quân Yankee bị đánh tan. Có lần Ashley đã bảo là quân Yankee sẽ thắng, nhưng với Scarlett thì đó chỉ là một lời nói bừa trong lúc hoang mang vì quá mệt mỏi.
Nhưng nàng bất cần chuyện thắng bại. Vấn đề quan trọng là chiến tranh kết thúc và Ashley lại trở về.
Rồi giữa khi những cơn mưa tuyết tháng ba bắt mọi người phải ở trong nhà, Scarlett được nghe một tin ghê gớm. Melanie mắt long lanh vui mừng, nhưng không dám nhìn lên vì bối rối, hãnh diện báo tin đã có thai.
-   Bác sĩ Meade cho biết là vào cuối tháng tám hoặc đầu tháng chín chị sẽ sinh. Chị đã ngờ ngờ… nhưng tới hôm nay mới biết đích xác. Scarlett, sung sướng quá phải không em? Chị khao khát được như em có thằng Wade. Từ trước tới nay chị sợ sẽ không bao giờ có con, em ơi, bây giờ chị còn muốn có thêm cả chục đứa nữa.
Scarlett đang chải tóc sửa soạn đi ngủ, khi Melinie báo tin, chiếc lược của nàng dừng lại nửa chừng.
-   Chúa ơi!
Nàng kêu lên và trong một lúc nàng vẫn chưa ý thức được chuyện gì đã đến. Mãi đến khi nhớ lại hình ảnh cánh cửa của phòng ngủ Melanie khép kín nàng mới bàng hoàng, lòng đau nhói như Ashley chính là chồng của nàng và đã phản bộ nàng. Một đứa bé. Một đứa con của Ashley. Sao có thể như thế được?... Trong khi chàng không yêu Melanie mà chỉ yêu nàng?
Melanie thở hổn hển:
-   Chị biết em ngạc nhiên lắm. Có phải tuyệt vời không em? Scarlett, chị không biết nên viết cho Ashley ra sao. Chị thấy lúng túng  hơn là nói thẳng với chàng, hay là… hay là… mà thôi, chị sẽ không nói gì đâu, để cho chàng biết từ từ, em biết…
-   Chúa ơi!.
Scarlett lại kêu lên, nghẹn ngào buông rơi chiếc lược và phải chống tay lên mặt bàn trang điểm bằng cẩm thạch mới đứng vững nổi.
-   Em, em đừng làm vậy! Có con đâu có gì là xấu. Em đã nói vậy mà. Và cũng đừng quá lo lắng cho chị, chị biết em dễ bị xúc động lắm. Dĩ nhiên bác sĩ Meade đã nói chị… chị…
Mặt Melanie đỏ bừng lên:
-   …nói xương chậu bị hẹp, nhưng có lẽ cũng không sao và… Scarlett, em đã viết thư cho Charlie biết khi em đã có thai Wade hay em nhờ mẹ em hoặc ông O’Hara? Ồ, phải chi chị còn mẹ, bà sẽ viết thơ giùm chị. Chị không biết làm sao…
Scarlett hét lớn:
-   Im, im ngay!
-   Ồ, Scarlett, chị ngốc quá, chị xin lỗi em. Chị nghĩ là những người đang sung sướng đều ích kỷ. Chị đã quên khuấy nên mới nhắc tới Charlie, nhứt là lúc này…
-   Câm miệng đi.
Scarlett hét to lần nữa, và cố giữ cho ra vẻ bình thản. Không bao giờ… không bao giờ để cho Melaine thấy hoặc đoán được cảm nghĩ của nàng.
Là người đa cảm, Melaine khóc oà lên vì nghĩ rằng mình đã tàn nhẫn. Nói tới Charlie tức là nhắc Scarlett nhớ tới kỉ niệm đau đớn là nàng đã sinh ra Wade mấy tháng sau cái chết của Charles. Melaine hối hận về sự thiếu suy nghĩ của mình và rụt rè nói:
-   Em để chị cởi áo giúp rồi xoa bóp cho.
-   Để tôi yên.
Scarlett xẳng giọng, lạnh lùng như đá. Và Melaine lại khóc oà lên vì hối hận, chạy vụt ra ngoài. Scarlett nằm dài trên giường, mắt ráo hoảnh với lòng tự kiêu bị tổn thương, với sự tỉnh ngộ về ghen tuông.
Nàng không thể nào sống chung lâu hơn được nữa trong cùng một căn nhà với người đàn bà mang đứa con của Ashley, nàng cảm thấy cần phải trở về Tara, nơi chôn rau cắt rún của nàng. Nàng biết khó mà nhìn mặt Melaine một lần nữa mà không bị đoán ra những bí ẩn của đời mình. Sáng hôm sau, nàng thức sớm với ý định gói ghém rương tráp trở về Tara ngay sau buổi điểm tâm. Nhưng khi ngồi vào bàn, Scarlett buồn bã im lặng, cô Pitty bối rối và Melanie vô cùng khổ sở vì có điện tín gởi tới.
Mose, người hầu cận của Ashley gởi tới cho Melanie những dòng vắn tắt:
“Tôi đã tìm khắp nơi nhưng không gặp. Tôi có được phép trở về nhà không?”
Không ai hiểu rõ ra sao, nhưng cả ba người đàn bà đều nhìn nhau, mắt mở to vì kinh hoảng. Thế là Scarlett quên luôn ý định trở về nhà. Họ bỏ ngang bữa ăn, đánh xe xuống phố định gửi điện tín hởi vị Đại tá chỉ huy trưởng của Ashley. Nhưng khi bước vào phòng, họ nhận được ngay một bức điện tín của ông ta.
“Rất tiếc phải báo tin cho bà thiếu tá Wilkes, trong một cuộc hàng quân thám sát, đã mất tích ba ngày nay. Có tin gì, chúng tôi sẽ thông báo sau”.
Trên đường về sầu thảm, cô Pitty nức nở khóc trong khăn tay. Melanie ngồi thẳng nhưng mặt đã tái nhợt đi, còn Scarlett choáng váng gục đầu vào một góc xe. Về đến nhà, Scarlett gắng gượng leo lên lầu vào phòn riêng. Nàng chụp danh sách thương vong. Melanie đánh điện cho Đại tá Sloan hàng chục lần, và cuối cùng nhận được mọt lá thư giải thích là Ashley dẫn một biệt đội đi thám sát rồi không thây quay về. Tin tức cho biết có một cuộc đụng độ nhẹ sau phòng tuyến quân Yankee nhưng không gặp. Tới lúc đó Melanie đã bình tĩnh lại một cách lạ lùng. Nàng gửi chi phiếu chỗ Mose và gọi y về gấp.
Nhưng khi bản báo cáo tổn thất ghi: “Mất tích… tình nghi bị bắt”, sự mừng rỡ và hy vọng lại hồi sinh trong căn nhà buồn bã. Khó mà lôi Melanie ra khỏi sở Bưu điện được, và chuyến tàu nào cũng có nàng đứng trông thư. Thai nghén đã làm nàng mệt mỏi, nhưng nàng vẫn không chịu nghe lời bác sĩ Meade khuyên nên nằm nghỉ ngơi. Ý chí sắt đá đã chi phối con người nàng khiến nàng cứ phải hoạt động luôn. Ban đêm, sau khi đã đi nằm thật lâu, Scarlett vẫn còn nghe bước chân Melanie đi đi lại lại trong phòng bên cạnh.
Một chiều, bác Peter sợ hãi đãnh xe đưa Melanie về nhà, có Rhett đi kèm. Nàng đã ngất xỉu ngay trong sở Bưu điền và Rhett, tình cờ đi ngang đó, thấy vậy đã vội vàng tiếp tay đưa về. Hắn bồng nàng lên lầu, vào phòng ngủ. Trong khi cả nhà nhốn nháo chạy tìm gạch nung nóng, mền và whisky, hắng đặt Melanie lên giường và đột ngột hỏi:
-   Bà Willes, bà đang mang thai phải không?
Lúc thường có lẽ Melanie đã ngất xỉu vì câu hỏi đó. Ngay với những bạn gái, nàng cũng vô cùng e thẹn khi nói đến tình trạng của mình và những lần đến thăm bác sĩ Meade coi như một cực hình. Nhưng bây giờ, quá yếu đuối và bơ vơ nàng đành trả lời bằng cách gật đầu. Rhett khuyên ngay:
-   Vậy là bà càng phải giữ gìn nhiều hơn. Cứ đi lại mãi như thế và phiền muộn nữa, sẽ khoong giúp gì cho bà mà còn hại cho đứa be. Bà Wilkes, nếu bà cho phép, tôi sẽ sử dụng uy thế của tôi ở Hoa Thịnh Đốn để tìm biết số phận của ông ấy. Nếu bị bắt, ông sẽ có tên tron danh sách của bạn Yankee. Và nếu không có tên… Ồ, chẳng có gì bực bội bằng những chuyện mơ hồ! Nhưng bà phải hứa chắc với tôi, hãy giữ gìn sức khoẻ, nếu không tôi sẽ chẳng giúp gì cả.
Melanie nghẹn ngào:
-   Ồ, ông tử tế quá! Tại sao thiên hạ lại có thể gán cho ông những chuyện khủng khiếp như vậy được?
Rồi sợ sệt vì đã bàn với một người đàn ông chuyện thai nghén của mình, nàng bật khóc. Scarlett chạy như bay lên lầu với viên gạch nóng bọc nỉ trong tay, thay Rhett đang vỗ nhẹ vào tay Melanie.
Rhett đã giữ đúng lời hứa. Họ không hiểu nổi hắn đã chạy chọt cách noà. Họ không dám hỏi vì sợ làm như thế sẽ đưa hắn tới chõ phải nhìn nhận mối liên hệ giữa hắn với bọn Yankee. Sau một tháng chờ đợi, họ được tin Ashley. Tât cả đều phấn khởi khi vừa thoáng nghe nhưng sau đó họ lại càng lo lắng hơn.
Ashley không chết! Chàng chỉ bị thương và bị cầm tù. Tin tức còn cho biết thêm chàng đang bị giam ở Rock Island, một trại tù binh vùng Illinois. Ban đầu, mừng vì hay tin Ashley còn sông, họ không thể nghĩ ngợi gì khác. Nhưng khi đã bình tĩnh lại, người này nhìn người kia, lẩm bẩm: “Rock Island” y như phát âm hai chữ “Địa ngục”. Nếu Andersonville là một địa danh ghê khiếp đối với người miền Bắc thì Rock Island cùng là một mối lo khủng khiếp đối với người miền Nam đang có thân nhân bị giam tại đó.
Khi Lincoln từ chối việc trao đổi tù binh, vì tin tưởng chiến tranh sẽ mau chấm dứt bằng cách chồng cho miền Nam cái gánh nặng phải nuôi ăn và canh trừng bọn tù binh Yankee, thì có hàng ngàn tù binh áo xanh bị lùa về giam tại Andersonville, Georgia. Liên bang miền Nam không đủ khẩu phần và thuốc men cứu chữa cho chính thương binh của họ. Họ chẳng còn được bao nhiêu lương thực nên chỉ nuôi tù binh theo lối nhỏ giọt. Họ cho tù binh ăn như là binh sĩ của họ, gồm mỡ, đạu khô. Và trong tình cảnh đó, tù binh Yankee chết như rạ, có ngày lên tới cả trăm người. Phẫn nộ vì biết được chuyện đó, miền Bắc trả đũa bằng cách đối xử tàn nhẫn hơn với tù binh Liên bang miền Nam và không nơi nào điều kiện sống lại tồi tệ hơn ở Rock Island. Thức ăn thiếu thốn, một cái mền chia cho ba người và bệnh đậu mùa, sưng phổi, thương hàn tràn lan đễn nỗi người ta gọi đó là ngôi nhà bệnh hoạn. Ba phần tư ngưòi bị giam giữ không thấy sống sót trở về.
Thế mà Ashley lại đang bị giam ở nơi khủng khiếp đó. Ashley còn sống nhưng đã bị thương và bị giam tại Rock Island và tuyêt chắc chắn dã dày đặc trên Illinois lúc chàng bị đưa tới đó. Biết đâu Ashley đã chết vì vết thương kia sau khi Rhett nhận được tin. Hay chàng đã chết vì bệnh đậu mùa? Hoặc chàng đang hôn mê vì bệnh sưng phổi hoành hành mà ko mền đắp?
Melanie rên rỉ:
-  Thuyền trưởng Butler ơi, có cách nào khác… Ông có thể dùng uy thế của ông để xin trao đổi chồng tôi không?
-  Ông Lincoln, người nhân từ và chính trực, đã khóc hết nước mắt trước quan tài năm đứa con của bà Bixby, nhưng ông ta làm sao coá thể nhỏ được một giọt nước mắt nào cho hàng ngàn lính Yankee chết ở Andersonville đâu?
Rhett trề môi tiếp:
-   Chúng có chết hêt, ông ta cũng chẳng cần. Lệnh đã ban ra là không sửa đổi lại được. Bà Wilkes, tôi… tôi quên cho bà hay sớm, chồng bà đã có một cơ hội thoát khỏi trại giam nhưng ông từ chối.
Melanie không tin:
-   Ồ, không thể như vậy được!
-   Nhưng có thât. Quân Yankee cần mộ người đến các ranh giới khai khẩn để đánh lại dân da đỏ. Họ muốn lấy người trong số tù binh Liên bang miền Nam. Bất cứ tù binh nao tuyên thệ trung thành với họ và chịu phục vụ trong thời gian hai năm sẽ được phóng thích và gửi ngày đến miền Tây. Nhưng ông Wilkes từ chối.
Scarlett kêu lên:
-   Ồ, sao anh ấy làm vậy? Tại sao không chịu tuyên thệ rồi sau đó đào ngũ về nhà?
Melanie sừng sộ:
-   Sao em dám gán cho anh ấy một hàng động như vây? Phản bội Liên bang miền Nam bằng một cách hèn hạ thế trung thành với kẻ thù rồi phản bội luôn cả lời thề chính mình! Chị thấy thà anh ấy chết ở Rock Island còn hơn là nghe chồng chì thề thốt với quân Yankee. Chị rất hãng diện nếu anh ấy chết trong tù, nhưng nếu anh ấy chịu thề, chị sẽ không bao giờ nhìn mặt nữa, không bao giờ. Dĩ nhiên là anh ấy phải từ chối.
Lúc đưa Rhett ra cửa, Scarlett bực dọc hỏi:
-   Nếu là ông, ông có tình nguyện đầu quân cho Yankee để thoát chết trong tù rồi sao đó đào ngũ không?
-   Còn cách nào hơn.
Rhett cười, răng trắng bóng dưới hàm râu mép.
-   Vậy tại sao Ashley không chịu?
-   Vì ông ấy là người quý phái.
Nghe Rhett đáp, Scarlett không khỏi ngẩn người vì cái giọng đểu cáng và khinh miệt của hắn khi nói tới những từ “ Người quý phái”.

-------------
(*) Thành phố Tây Nam Tennessee, nằm trên con sông cùng mang tên Tennessee

<< Chương XV | Chương XVII >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 454

Return to top