Sự thật không bao giờ là sự thật. Trong góc độ quan sát của tôi được phép mô tả, các yếu tố tích cực dẫn dắt dư luận xã hội phải được thể hiện như một thứ lương tâm nghề nghiệp. Một nhà báo chân chính không bôi đen hình ảnh xã hội anh ta đang sống và không chửi đổng cho sướng miệng. Anh ta phải biết phân biệt địch-ta. Bản chất của ta là tốt, bản chất của địch là xấu. Bởi thế, thông tin không phải là tường trình một sự kiện khách quan mà nó phải biểu hiện sự chọn lựa một thái độ của chủ thể thông tin. Trong trường hợp của cô diễn viên điện ảnh yêu quí của chúng ta, sự chọn lựa thái độ của tôi chính là cứu vớt hình ảnh của cô ấy trước mắt công chúng. Sự thành công của cô ta trong điện ảnh là vẻ đẹp mẫu của xã hội. Không thể để vẻ đẹp ấy bị hoen ố bởi bất cứ điều gì. Khi đè cô ấy xuống nệm ghế tiếp khách, tôi không “lợi dụng hoàn cảnh bức bách của người khác để thu lợi bất chính” theo luật dân sự, mà tôi đã địt vào vẻ đẹp mẫu ấy như một người đàn ông kinh điển. Đấy là cơ hội thứ nhất của tôi. Và tôi đã hoàn trả cho xã hội một cô gái trung hậu đảm đang bất khuất và tài năng có phần kiêu sa hơn. Thế thì có gì đáng trách ? Khi các sếp đòi tôi cống nạp cô gái, tôi đâu dám không vâng lời. Phục vụ lãnh đạo là phục vụ tổ quốc, tôi quán triệt điều ấy như một bản sắc dân tộc. Đấy là cơ hội thứ hai của tôi. Trong chuyện này, tôi thu lợi hiển nhiên nhưng tôi có lỗi ở chỗ nào ? Việc các sếp bị mất chim thuộc lĩnh vực hình sự, đâu phải trách nhiệm của báo chí. Tôi đã bảo thế giới không thể thay đổi. Các sếp là điển hình của sự hoàn thiện, bởi thế tôi xin nhận lỗi đã dẫn gái cho các sếp và hứa khắc phục lỗi lầm bằng cách trung thành hơn, tận tụy hơn, chu đáo hơn.