Phải, điều đó đã thành lệ thường:
Giamilia hoặc chế nhạo anh hoặc không bận tâm gì đến anh. ấy là tùy theo tam trạng của chị. Có lúc xe chúng tôi đang đi, chị chợt nảy ra một ý nghĩ, thế là chị lớn tiếng bảo tôi:
"Nào, phóng lên đi!" và chị hò ngựa, vung roi trên đầu, thúc ngựa phi nước đại. Tôi cho xe đuổi theo chị. Chúng tôi vượt qua xe Đaniyar, bỏ mặc anh chìm trong đám mây bụi mù mịt mãi chưa lắng hết. Tuy đấy chỉ là trò đùa bỡn, nhưng không phải ai cũng nín nhịn nổi. Thế mà Đaniyar hình như không giận. Chúng tôi phóng xe như bay vượt qua, còn anh trân mắt nhìn Giamilia đang đứng trên xe cười vang, cái nhìn vừa khâm phục vừa buồn bực. Tôi quay lại. Đaniyar vẫn nhìn chị qua đám mây bụi. ánh mắt anh biểu lộ một cái gì hiền hậu, sẵn lòng tha thức hết thẩy, nhưng tôi còn đoán nhận thấy cái nhìn ấy chứa đựng một nỗi buồn dai dẳng thầm kín.
Dù là Giamilia giễu cợt hay hoàn toàn thờ ơ, Đaniyar chưa bao giờ tức giận. Dường như anh đã thề với mình sẽ nín nhịn hết. Thoạt đầu tôi thương hại anh, và nhiều lần tôi bảo chị Giamilia:
- Chị cứ chế nhạo anh ấy làm gì, giênê, anh ấy hiền lành thế kia mà!
- Kệ anh ta!
- Chị Giamilia cười và khoát tay.
- Chị đùa chơi tí thôi mà, với anh chàng im lìm đó thì chẳng sao đâu mà lo!
Thế rồi sau đó tôi cũng trêu ghẹo, chế nhạo Đaniyar không kém gì chính Giamilia. Cái nhìn dai dẳng kỳ là của Đaniyar bắt đầu làm tôi lo ngại. Những lúc chị Giamilia vác bao tải lên vai, Đaniyar nhìn chị mới ghê chứ. Mà kể cũng phải thôi, ở nơi ồn ào huyên náo, chen đẩy hỗn độn này, trong cái sân ga nhốn nháo như cảnh chợ phiên này, giữa đám người tất tả, la hét đến khản đặc này, chị Giamilia nổi bật hẳn lên bởi những cử động vững vàng, chính xác, dáng đi thanh thoát, như thể mọi việc diễn ra ở chỗ rộng rãi thênh thang vậy.
Không thể không ngắm nhìn chị được. Để đỡ lấy một bao tải trên thành xe, chị dướn người lên, ưỡn ngực ra, ghé vai đón và ngửa đầu về phía sau, để lộ cái cổ thon tha? rất đẹp và hai bím tóc cháy nắng nga? sang mầu nâu của chị gần chấm đất.
Đaniyar làm như tình cờ dừng lại, rồi cứ nhìn theo chị cho đến khi chị đi đến tận cửa. Chắc hẳn anh tưởng nhìn thế cũng không ai để ý thấy, nhưng tôi nhận thấy hết và tôi bắt đầu không ưa cái lối nhìn như vậy, thậm chí cảm thấy như bị người ta xúc phạm đến tình cảm của mình:
tôi không thể nào cho rằng Đaniyar xứng đáng với Giamilia.
"Gớm chưa, ngay đến anh chàng này cũng nhìn chị Giamilia như thế thì còn nói gì đến những kẻ khác!"
- tôi tức lộn ruột. Cái tính ích kỷ trẻ con mà tôi còn chưa thoát được bừng lên thành cơn ghen dằn vặt. Thường trẻ em bao giờ cũng ghen tức khi người ngoài yêu mến người thân của mình. Thế là, đáng lẽ thương hại Đaniyar, tôi lại căm ghét anh đến nỗi hễ thấy anh bị chế giễu là tôi mở cờ trong bụng.
Nhưng, những trò tinh nghịch của tôi và chị Giamilia đã dẫn đến một kết cục rất đáng buồn. Trong số bao tải chúng tôi dùng để chở thóc ra ga, có một bao to lắm, đựng được đến bảy pút thóc, làm bằng vải len thô. Thường thì phải ca? tôi và chị Giamilia mới khuân được tải thóc ấy, chứ một người thì không kham nổi. Thế rồi lần ấy, ở sân đập, chúng tôi định trêu Đaniyar một vố. Chúng tôi khuân tải thóc to tướng ấy lên xe briska của anh, rồi chất những tải khác lên trên. Lúc đi qua một làng Nga, tôi với chị Giamilia chạy vào trẩy táo ở một khu vườn nhà ai không rõ và chúng tôi cười đùa suốt dọc đường. Chị Giamilia lấy táo ném vào Đaniyar. Rồi như mọi lần, chúng tôi cho xe vượt lên trước, để lại đám mây bụi mù mịt. Mãi đến lúc qua khỏi hẽm núi, chỗ đường xe lửa chạy ngang qua đường cái, anh mới đuổi kịp chúng tôi:
lúc ấy đường bị chắn. Từ đấy, chúng tôi cùng ra ga, và thế quái nào mà chúng tôi quên bẵng mất tải thóc bảy pút, mãi đến lúc đổ thóc gần xong chúng tôi mới nhớ ra. Chị Giamilia tinh nghịch huých khuỷu tay vào sườn tôi và hất hàm về phía Đaniyar. Anh đứng cạnh xe briska, lo lắng nhìn bao tải, rõ ràng đang suy tính xem nên xoay xở cách nào đây. Rồi anh đưa mắt nhìn quanh và thấy Giamilia đang cười rũ ra, mặt anh đỏ rừ:
anh đã hiểu đầu đuôi sự tình.
- Thắt chặt quần lại, không thì nữa đường tụt mất đấy!
- Giamilia kêu to bảo.
Đaniyar ném một cái nhìn dữ tợn về phía chúng tôi, và chúng tôi chưa kịp nghĩ lại thì anh đã vần tải thóc trên đáy xe, dựng nó vào thành xe, rồi anh nhảy xuống đất, một tay giữ lấy, vác lên lưng và đem đi. Thoạt đầu, hai chị em tôi làm như không có gì đặc biệt. Những người khác thì đương nhiên lại càng không để ý gì đến chuyện ấy:
một người vác bao tải thóc cũng như mọi người. Nhưng khi Đaniyar tới gần cầu ván, Giamilia đuổi kịp anh:
- Bỏ tải thóc xuống, tôi đùa đấy mà!
- Xê ra!
- anh nói dằn giọng và bước lên cầu.
- Xem kìa, anh ta vác được đấy!
- Giamilia thốt lên, như để tự bào chữa.
Chị vẫn cười khe khẽ, nhưng tiếng cười có vẻ gượng gạo, như thể chị ép mình phải cười.
Chúng tôi để ý thấy Đaniyar mỗi lúc một tập tễnh nhiều hơn ở bên chân bị thương. Sao chúng tôi không nghĩ đến chuyện ấy từ trước nhỉ? Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể tha thứ cho mình cái trò đùa dại dột đó, vởi vì chính cái thằng tôi ngu ngốc đã bầy ra cái trò tai ác ấy!
- Quay lại đi!
- Chị Giamilia thét gọi qua tiếng cười không vui.
Nhưng Đaniyar không thể quay trở lại nưa:
sau lưng anh đã có những người khác đang lên theo.
Tôi không còn nhớ rõ tiếp đó sự thể ra sao. Tôi thấy Đaniyar còng người dưới tải thóc khổng lồ, đầu cúi thấp, môi mím chặt. Anh vước chậm chạp, thận trọng nhấc bên chân bị thương. Rõ ràng mỗi bước đi đều làm anh đau đớn đến nỗi anh ngoẹo đầu đi và đứng lặng giây lát. Và càng leo lên cao trên cầu ván, anh càng loạng choạng hơn. Tải thóc làm anh lảo đảo. Còn tôi thì khiếp sợ và xấu hổ đến nỗi khô rát ca? cổ họng. Kinh hãi đến ngây người, tôi cảm thấy bằng mọi đường gân thớ thịt cái sức nặng anh mang trên lưng và sự đau đớn không sao chịu nỗi trong cái chân bị thương của anh. Kìa, anh lại lạng người đi, đầu ngật mạnh, thế là trước mắt tôi mọi vật đều tròng trành, tối sầm lại, mặt đất chuội đi dưới chân tôi.
Tôi chợt tỉnh, thoát khỏi trạng thái sững sờ khi có người nào bóp mạnh tay tôi, đến nỗi tôi cảm thấy nhức buốt trong xương. Tôi không nhận ra ngay chị Giamilia. Mặt chị trắng bệch, tròng con ngươi thao láo trong đôi mắt mở to, môi vẫn còn run run sau lần cười mới rồi. Liền đó, không chỉ riêng hai chị em tôi, mà tất ca? những người có mặt ở đấy, kể ca?
người thu nhận thóc cũng chạy đến chân cầu ván. Đaniyar bước thêm hai bước nữa, muốn xốc lại tải thóc trên lưng cho cân, và anh từ từ quỳ một chân xuống. Giamilia đưa hay tay lên bưng mặt.
- Vứt xuống! vứt xuống!
- Chị gào lên.
Nhưng không hiểu sao, Đaniyar không vứt tải thóc, mặc dù đã từ lâu anh có thể quẳng nó sang mé bên cầu ván cho rơi xuống đất, để nó khỏi xô ngã những người đi sau. Nghe thấy tiếng Giamilia, anh dướn người lên, đứng thẳng chân, bước thêm bước nữa, và lại bị loạng choạng.
- Vứt nó xuống, đồ chó đẻ!
- người nhận thóc quát ầm lên.
- Vứt xuống!
- mọi người la thét.
Lần này Đaniyar cũng vẫn trụ vững.
- Không, anh ta không chịu vứt xuống đâu!
- có người thì thào giọng ca? quyết.
Dường như hết thảy mọi người, ca? những người đi trên cầu ván sau lưng anh cũng như những người đứng ở dưới đều hiểu rằng anh không chịu quăng tải thóc xuống, trừ phi anh lộn cổ xuống cùng với nó. Bầu không khí yên lặng như tờ.
Sau bức tường, phía bên ngoài, chiếc đầu máy xe lửa giật giọng thét còi.
Còn Đaniyar lảo đảo, như không còn nghe thấy gì hết, vẫn leo lên cao, đến gần cái mái tôn nóng bỏng, những tấm ván cầu cong oằn đi dưới chân anh. Cứ leo được hai bước anh lại dừng, mất thăng bằng, và lại lấy sức bước tiếp. Những người đi phía cau cũng cố lên theo cho hòa nhịp với anh, anh dừng họ cũng dừng. Lên cầu dốc mà đi như thế thật là mệt, họ dần dần kiệt sức, nhưng không ai cáu, không ai la mắng anh. Như bị ràng buộc với nhau bằng sợi dây vô hình, họ vác cái vật nặng của mình leo lên, như đi trên con đường mòn nguy hiểm, trơn chuội, ở đó sinh mạng người này gắn liền với sinh mạng người kia. Cái yên lặng hòa đồng và đà chao đảo đơn điệu của họ tuân theo một nhịp điệu duy nhất, nặng nề. Một bước, lại một bước nữa theo Đaniyar, rồi lại bước nữa. Một chị vợ bộ đội đi ngay sau anh đã nhìn anh với biết bao thương cảm, răng nghiến chặt chị cầu nguyện cho anh! Bản thân chị đã lê chân không nổi, nhưng chị cầu nguyện cho anh.
Chỉ còn chút xíu nữa là hết phần dốc của cầu ván. Nhưng Đaniyar lại loạng choạng, cái chân bị thương không còn tuân theo ý anh nữa. Anh sẽ ngã lộn nhào ngay bây giờ, nếu không buông tải thóc ra.
- Chạy lên mau! Đỡ sau lưng anh ấy!
- Chị Giamilia thét bảo tôi, còn chị hốt hoảng giơ hay tay ra như thể hành động đó có thể giúp gì cho Đaniyar.
Tôi băng mình chạy lên cầu ván. Len qua hhàng người và bao tải, tôi chạy đến chỗ Đaniyar. Anh nhìn tôi qua khuỷu tay. Trên vầng trán ướt đẫm mồ hôi, sầm tối của anh nổi hằn lên những đường mạch máu. mắt anh đỏ ngầu như muốn đốt cháy tôi bằng ngọn lửa giận. Tôi toan đỡ láy tải thóc.
- Lui ra!
- Đaniyar nạt nộ bằng giọng khàn khàn và tiếp tục bước lên.
Khi Đaniyar thở hồng hộc, khập khiễng bước xuống cầu ván, hay tay anh buông thõng như hai chiếc roi. Mọi người lẳng lặng tránh lối cho anh đi, còn người thu nhận thóc không nén nổi, gắt lên:
- Này, anh hóa rồ rồi đấy ha?? Chẳng lẽ tôi không phải là người hay sao, đâu có phải tôi không cho anh đổ thóc ở bên dưới? Ai bảo anh đi vác tải thóc nặng như thế?
- Đấy là việc của tôi,
- Đaniyar kẽ đáp.
Anh nhổ bọt sang một bên, rồi đi đến xe của mình. Còn tôi và chị Giamilia không dám ngước mắt nhìn lên. Chúng tôi vừa xấu hổ vừa giận. Đaniyar đã quá chấp nhặt cái trò đùa dại dột của chúng tôi.
Suốt đêm hôm ấy, chúng tôi lặng lẽ đánh xe đi. Đaniyar thì vốn dĩ vẫn như vậy. Vì thế chúng tôi không thể hiểu được anh có giận chúng tôi không, hay đã quên hết rồi. Nhưng chúng tôi khổ tâm, lương tâm giày vò.
Buổi sáng, khi chúng tôi đóng thóc vào bao ở sân kho, chị Giamilia cầm lấy cái bao tải ác hại ấy, dẫm một chân lên miệng bao và xé đánh roạt một cái.
- Đây, gia? chị cái của nợ này!
- chị quẳng cái bao tải xuống chân chị cân thóc, khiến chị ta sửng sốt.
- Và nói với đội trưởng là lần sau đừng có nhét những cái bao như thế cho người ta!
- Nhưng chị làm sao thế? Có chuyện gì vậy?
Chẳng sao cả.