Trong lúc tôi đưa mấy con ngựa quay trở lại, chị Giamilia đã kịp chạy đến chỗ đám phụ nữ làm việc cách chúng tôi một quãng, và tiếng nói oang oang vui vẻ của họ vang đến tai tôi. Thật khó nói rõ điều gì đã xảy đến với chị:
có lẽ tâm hồn chị bừng sáng lúc chị ngắm cảnh mặt trời lặn, hoặc chẳng qua chị cảm thấy vui vì đã làm việc giỏi. Tôi ngồi trên đống cỏ cao trên xe môgiara và nhình Giamilia. Chị đã tháo bỏ chiếc khăn choàng trắng nhỏ và giang rộng hai tay, chạy theo người bạn gái, băng qua đồng cỏ đã cắt trụi đang mờ dần trong bóng tối. Vạt áo dại mặc bay phần phật trước gió. Thốt nhiên, nỗi buồn trong lòng tôi cũng eens đâu mất:
"Hơi đâu mà bận tâm đến mấy câu láo lếu của gã Ôxmôn ấy!"
- Nào, dấn bước lên!
- Tôi vung roi quất mấy con ngựa, giục giã.
Hôm ấy, theo lời dặn của bác đội trưởng, tôi quyết ý chờ bó bề để cắt tóc, trong lúc chờ đợi tôi viết thư tra? lời anh Xađức.
Về chuyện thư từ này chúng tôi cũng có phép tắc riêng:
các anh tôi viết thư về thì đề gửi cho bố, người giao thông của bản trao thư cho mẹ chúng tôi, còn đọc thư và tra? lời là nhiệm vụ của tôi. Chưa đọc thư anh Xađức tôi đã biết trước anh viết gì.
Mọi lá thư của anh đều giống nhau như những con cừu non trong đàn. Bao giờ anh cũng mở đầu bằng câu:
"Tin sức khỏe của tôi", tiếp đó nhất định là:
" Tôi gửi lá thư này qua bưu điện về cho bố mẹ tôi hiện ở bản Talax thịnh vượng, trăm hoa đua nở và ngát hương thơm, cho người cha vô cùng quý mến của tôi là Giôntsưbai...." Tiếp dau đó đến mẹ tôi, mẹ đẻ anh, rồi là đến chúng tôi, theo thứ tự nghiêm ngặt. Rồi đến những câu không bao giờ thiếu được thăm hỏi sức khỏe và đời sống của các ắcxakan trong bản, thăm hỏi bà con họ gần, và mãi đến cuối thư, anh Xađức mới như vội vã viết thêm:
"Tôi cũng gửi lời thăm hỏi vợ tôi là Giamilia...." Đương nhiên, khi bố mẹ còn sống, các ăcxakan và bà con họ gần vẫn khỏe mạnh mà trong thư nhắc đến vợ trước tiên, nhất là lại đề thư gửi riêng cho vợ thì thực là không tiện, khiếm nhã là đằng khác. Không chỉ riêng anh Xađức cho như thhế là phải, mà bất cứ người đàn ông nào biết tự trọng cũng đều thừa nhận như vậy. Điều này chẳng cần giảng giải nhiều, tục lệ Ở bản là như vậy, chẳng những không phải là chuyện đem ra bàn cãi được, mà chúng tôi cũng chẳng băn khoăn gì lắm về chuyện ấy, nó chưa đáng kể bằng bản thân lá thư. Mỗi lá thư là một sự kiện vui mừng ca? nhà đều mong mỏi.
Mẹ tôi bắt tôi đọc đi đọc lại bức thư mấy lần. Rồi vừa cảm động vừa thành kính, mẹ tôi đưa hai bàn tay nứt nẻ ra đón lấy nó, giữ mảnh giấy một cách lúng túng như giữ con chim có thể bay vù đi bất cứ lúc nào. Cuối cùng, mẹ tôi động đấy mấy ngón tay cứng đờ một cách khó nhọc, gập lá thư thành hình tam giác.
- Ôi hỡi các con yêu quý của mẹ, nhà sẽ gìn giữ thư của các con như giữ bùa hộ mệnh!
- mẹ tôi nói, giọng run run đẫm lệ.
- Con hỏi thhăm bố mẹ, gia đình, bà con có được bình yên không.... Ở nhà có làm sao đâu, vẫn ở bản thôi mà. Nhưng còn các con thì sao? Chỉ cần con viết cho một chữ thôi
- con còn sống,
- thế là đủ, chẳng cần gì hơn nữa....
Mẹ tôi còn nhìn lá thư gấp hình tam giác hồi lâu, rồi cất nó vào chiếc túi da bé nhỏ đựng tất ca? thư từ bấy lâu nay và cho vào rương khóa lại.
Nếu lúc đó chị Giamilia có ở nhà, chúng tôi cũng đưa thư cho chị đọc. Mỗi lần chị Giamilia cầm lá thư gấp hình tam giác trong tay, tôi thấy mặt chị đỏ bừng lên. Chị đọc nhẩm một cách nghiến ngấu, mắt lướt vội qua những dòng chữ. Nhưng đọc càng gần đến cuối, đôi vai chị càng rũ xuống, mầu ửng hồng trên má chị tàn dần. Chị chau đôi lông mày bướng bỉnh, và không đọc nốt mấy dòng cuối, chị tra? lại mẹ tôi bức thư, hờ hững lạnh lùng như tra? vật gì vừa mượn.
Hẳn là mẹ tôi hiểu tâm trạng con dâu theo ý mình, nên tìm cách làm cho chị khuây khỏa.
- Sao lại thế, con?
- mẹ tôi vừa nói vừa khóa rương.
- Đáng lẽ phải vui mừng thế mà con lại ủ rũ vậy! Phải đâu chỉ mình con có chồng đi bộ đội? Không phải chỉ riêng con buồn khổ, đấy là nỗi đau buồn chung của toàn dân, con hãy gắng cùng toàn dân chịu đựng. Con tưởng thế chứ, có ai là người không buồn, không mong nhớ chồng.... Có điều buồn thì buồn, nhưng không nên để lộ ra ngoài, chỉ giữ kín trong lòng thôi!
Giamilia lặng thinh. Nhưng cái nhìn bướng bỉnh, buồn rầu của chị như muốn nói:
"Mẹ chẳng hiểu gì cả, mẹ ạ!" Lần này thư của anh Xađức vẫn gửi từ Xaratốp. Anh nằm quân y viện ở đấy. Anh viết trong thư rằng nhờ trời phù hộ, mùa thu anh sẽ về nhà, vì anh đã bị thương. Thư trước anh đã báo tin này, vì thế ca? nhà đều vui sướng vì sắp được đón anh về.
Tuy thế, hôm ấy tôi vẫn không ở nhà, tôi ra sân đập lúa. Tôi thường ngủ đêm ở ngoài ấy. Tôi dắt ngựa ra buộc ở bãi cỏ linh lăng. Ông chủ tịch có lệnh cấm không cho chăn gia súc ở bãi này, nhưng muốn cho ngựa của mình béo tốt, tôi vẫn tha?
trộm ở đấy. Tôi biết một chỗ khuất ở khu đất thấp, lại vào ban đêm nữa thì không ai trông thấy được. Nhưng lần này, khi tháo ngựa dẫn ra bãi thì thấy bốn con ngựa của ai đã tha? ra bãi linh lăng rồi. Tôi tức lắm. Tôi là chủ cỗ xe briska hai ngựa, tôi có quyền tức quá đi chứ. Không đắn đo gì hết, tôi định đuổi mấy con ngựa này đi thật xa để cho kẻ láo xược nào dám xâm nhập vào địa phận của tôi một bài học. Nhưng bỗng nhiên tôi nhận ra hai con ngựa của Đaniyar, anh chàng mà lúc ban ngày bác đội trưởng đã nhắc đến. Sực nhớ rằng ngày mai, chị em tôi sẽ cùng Đaniyar đánh xe chở thóc ra ga, tôi để mặc mấy con ngựa và trở lại sân đập.
Thì ra Đaniyar cũng ở đây. Anh vừa tra dầu xong vào các bánh xe briska của mình và đang vặn mấy chiếc ê-cu trên trục.
- Anh Đanikê, ngựa của anh ở dưới thung lũng phải không?
- tôi hỏi.
Đaniyar chậm rãi quay đầu lại:
- Hai con của tôi.
- Thế còn đôi kia?
- A, của cái cô gì.... cô Giamilia phải không? Ngựa của cô ấy đấy. Cô ấy với chú là thế nào, giênê của chú à?
- Phải, giênê.
- Chính bác đội trưởng tha? ngựa ở đấy, bảo tôi trông nom....
May mà tôi không đuổi mấy con ngựa ấy đi!
Đêm xuống, ngọn gió hây hẩy từ núi thổi xuống lúc ban chiều đã lặng hẳn. Trên sân đập cũng vắng lặng. Đaniyar nằm dài cạnh tôi, dưới chân đống rơm, nhưng lát sau anh đứng lên và đi ra sông. Cách một quãng không xa, anh dừng lại bên bờ dốc đứng, rồi cứ đứng đấy, tay chắp sau lưng, đầu hơi nga? về một bên. Anh đứng xoay lưng về phía tôi. Cái dáng hình dài dài, góc cạnh, như đẽo bằng rìu của anh in đậm nét trong ánh trăng êm dịu. Dường như anh đang lắng nghe một cách nhậy bén tiếng ồn ào dưới sông, tiếng ồn ào về đêm mỗi lúc một mạnh thêm ở những khúc nông. Hay có lẽ anh còn lắng nghe mhững âm thanh và tiếng sột soạt ban đêm mà tai tôi không thu nhận dược. "Anh chàng lại định ra ngủ ở ven sông đây, người đâu kì quặc thật!"
- tôi cười khấy.
Đaniyar mới xuất hiện ở bản chúng tôi cách đây ít lâu. Lần ấy, một thằng bé chạy ra chỗ cắt cỏ, phi báo rằng có một anh thương binh về làng, còn anh ta là ai, người nhà nào thì nó không biết. Ôi, thật là một biến cố phi thường! ở bản tôi bao giờ cũng thế:
hễ có người nào ở mặt trận về là ca? làng, già trẻ lớn bé, không trừ một ai lũ lượt đổ ra xem người mới đến, tay bắt mặt mừng, hỏi xem anh ta có gặp người thân của mình ở ngoài ấy không, đón nghe tin tức. Thế là tiếng reo họ nổi lên không thể tưởng tượng nổi, người nào cũng đoán già đoán non:
có lẽ anh mình về, hay có khi là ông dâu gia cũng nên?
Những người đang cắt cỏ bỏ ca? công việc, chạy ùa về xem sự thể ra sao.
Thì ra Đaniyar chính gốc là người quê tôi, sinh ở bản này. Người ta kể lại rằng anh mồ côi từ thuở nhỏ, ba năm trời ăn nhờ ở đậu hết nhà này sang nhà khác, rồi anh bỏ đến bùng thảo nguyên Tsăcmắc, ở với những người Cadakhơ là bà con họ ngoại với anh. Chú bé chẳng còn ai là bà con họ gần, vì thế chảhwng ai gọi chú về, rồi người ta quên bẵng chú đi. Khi có người hỏi Đaniyar làm ăn sinh sống ra sao từ hồi bỏ nhà ra đi, anh chỉ tra? lời cho qua chuyện, có ý lảng tránh. Nhưng tuy vậy vẫn có thể biết được rằng anh đã nếm đủ mùi cay đắng, đã thừa biết thế nào là thân phận của kẻ mồ côi. Cuộc sống xô đẩy Đaniyar lăn lộn khắp đó đây, như ngọn lông chông. Một thời gian dài, anh chăn cừu ở vùng đất mặn Tsăcmắc, lớn lên anh đi đào mương trên các hoang mạc, rồi làm ở các khu mỏ Angren gần Tasken, từ nơi này anh vào quân đội.
Dân bảng niềm nở đón Đaniyar khi anh trở về làng quê. "Nó đã lang thhang phiêu bạt khắp nơi, nay lại trở về, như vậy là cái số nó lại được uống nước con mương quê hương. Nó vẫn chưa quên tiếng mẹ đẻ, chỉ đôi khi đá vài tiếng Cadakhơ thôi, nó nói tiếng quê ta vẫn sõi lắm".
"Dù muôn trùng cách trở, con Tunpar rút cuộc sẽ tìm lại bầy. Ai mà không yêu quý quê hương, yêu quý bà con dân bản!
Anh trở về là phải lắm! Bà con bản ta vui lòng, vong linh tổ tiên anh cũng hhể ha?. Ơn trời rồi đây chúng ta sẽ đánh thắng bọn Đức, sẽ sống yên lành. Còn anh, cũng như mọi người khác, anh sẽ lập gia đình, và trên nóc nhà anh sẽ bốc lên ngọn khói bếp ấm cúng",
- các cụ ăcxakan nói như vậy.
Nhắc đến tổ tiên Đaniyar, các cụ nhớ lại đích xác anh là người dòng họ nào. Thế là trong bản chúng tôi đã xuất hiện "một người bà con mới"
- Đaniyar.
Rồi một hôm, bác đội trưởng Ôrôzơmát đưa một anh lính cao lớn, hơi gù, tập tễnh chân trái ra chỗ chúng tôi cắt cỏ. Chiếc áo ca-pốt vắt trên vai, anh bước lật đật, cố không chịu để cho con ngựa cái lùn phi nước kiệu nhỏ của Ôrôzơmát bỏ xa mình. Bên cạnh ah chàng Đaniyar cao kều, bác đội trưởng tầm vóc nhỏ bé và hiếu động nom chẳng khác gì con chim dẽ ở ven sông. Bọn trẻ thậm chí phá lên cười.
Cái chân bị thương của Đaniyar vẫn chưa lành hẳn, đầu gối không gập lại được, việc cắt cỏ không thích hợp với anh, vì thế người ta để anh cùng làm với bọn trẻ con chúng tôi, trong coi máy cắt cỏ. Thú thực là lúc đầu chúng tôi không thích Đaniyar. Trước hết chúng tôi không ưa cái tính kín đáo của anh. Anh ít nói, và nếu có nói, ta vẫn có cảm giác như lúc ấy anh còn mải nghĩ chuyện gì khác tận đâu đâu, còn đang theo đuổi những ý nghĩ riêng tư, và cũng không thể hiểu được anh có nhìn thấy ta không, mặc dù anh vẫn nhìn thẳng vào mặt ta bằng cặp mắt mơ màng, tư lự.
- Tội nghiệp anh chang, chắc là vẫn chưa hoàn hồn sau những ngày ở mặt trận!
- người ta xì xào về anh.
Nhưng có điều lạ là mặc dù lúc nào cũng trầm ngâm như vậy, Đaniyar làm việc lại rất nhanh nhẹn và chính xác, nhìn anh lúc ấy có thể tưởng anh là con người hồ hởi và cởi mở. Có lẽ quãng đời thơ ấu mồ côi, long đong lận đận đã khiến anh quen giữ kín tình cảm và ý nghĩ của mình, đã tạo cho anh cái tính dè dặt ấy chăng? Có thể lắm.
Cặp môi mỏng của Đaniyar, với những nếp nhăn nhỏ hằn rõ bên khóe miệng luôn luôn mím chặt, đôi mắt nhìn buồn rầu, điềm tĩnh, duy có đôi lông mày mềm mại, luôn luôn động đậy làm cho khuôn mặt gầy gò lúc nào cũng có vẻ mệt mỏi của anh linh hoạt hẳn lên. Đôi khi anh dỏng tai nghe, dường như vừa bắt gặp một âm thanh gì mà tai người khác không nghe được, thế là đôi lông mày anh giương hẳn lên và mắt anh bừng sáng một niềm hân hoan khó hiểu. Rồi anh mỉm cười hồi lâu, vui sướng về chuyện gì không rõ. Chúng tôi coi tất ca? đó là điều kì quặc. Chẳng phải chỉ có thế mà thôi, anh còn có những thói kì quặc khác nữa. Buổi chiều, sau khi tháo ngựa ra khỏi xe, chúng tôi tụ tập bên cạnh túp lều, chờ chị cấp dưỡng nấu ăn, còn Đaniyar trèo lên "cồn canh gác" và ngồi lì ở đấy cho đến tối mịt.
- Anhh ta làm gì ở đấy, làm nhiệm vụ canh gác chắc?
- chúng tôi cười, bảo nhau.
Có lần, vì tò mò tôi theo Đaniyar lên cồn. Dường như ở đấy chẳng có gì đặc biệt. Bốn bề là thảo nguyên trung du trải rộng mênh mông, chìm trong bóng tối màu hoa cà. Cánh đồng mờ tối dường như dần dần tan ra trong im vắng.
Lúc tôi đến, Đaniyar cũng chẳng buồn để ý tới nữa. Anh ngồi bó gối, nhìn đâu đằng trước mặt, ánh mắt tư lự nhưng trong sáng. Và tôi lại có cảm giác như anh đang chăm chú lắng nghe những âm thanh mà tai tiiu không nghe thấy được. Đôi lúc anh lắng tai nghe và ngồi lặng đi, mắt mở to. Có điều gì làm anh khắc khoải, tôi tưởng chừng như anh sắp đứng lên và phơi mở hết tâm hồn, nhưng không phải mở ra với tôi
- anh không để ý đến tôi,
- mà phơi mở ra trước một cái gì vô cùng rộng lớn, bao la mà tôi chưa từng biết. Rồi nhìn anh, tôi không nhận ra anh nữa:
Đaniyar ngồi ủ rũ, uể oải, như chỉ là anh đang nghỉ ngơi sau buổi làm.
Những bãi cắt cỏ của nông trang chúng tôi ở rải rác trên các khu bãi bồi bên sông Kurkurêu. Sông Kurkurêu ra khỏi hẽm núi ở một chỗ cách bản chúng rôi không xa và chảy qua thung lũng thành dòng dữ dội, không gì chế ngự nổi. Mùa cắt cỏ là mùa nước lũ các con sông trên núi đổ xuống. Từ chiều, nước bắt đầu dâng cao, đục lầm và ngầu bọt. Nửa đêm, đang ngủ trong lều, tôi chợt thức giấc vì sông chuyển mình dữ dội. Đêm xanh thẳm, lắng đọng, sao trời như những con mắt sáng nhìn vào lều, gió lạnh ào ào thốc tới từng cơn, vạn vật đều ngủ cả, duy có con sông vẫn gầm thét, như dậm dọa chồm đến chỗ chúng tôi. Tuy chúng tôi không ở ngay trên bờ sông, nhưng ban đêm, nghe như nước gần kề bên mình, cảm giác ấy khiến tôi bất giác hoảng sợ:
ngộ nhỡ nước đến cuốn phăng ca? người lẫn lều đi thì sao? Các bạn tôi ngủ say lì, giấc ngủ khó lòng đánh thức nổi của người cắt cỏ, riêng tôi không thể chợp mắt được, và tôi ra ngoài lều.
Cảnh ban đêm trên bãi sông Kurkurêu thật là đẹp và đáng sợ. Đây đó trên bãi cỏ, những con ngựa bị tròng chân làn thành những vệt đen đen. Đám ngựa đã ăn no nê cỏ ngẫm sương và bây giờ thỉnh thoảng lại thở phì phì, mơ màng trong giấc ngủ chậpp chờn. Còn ngay bên cạnh, sông Kurkurêu vít cong một cây liễu nhỏ ướt đẫm và tơi tả, nhảyh chồm chồm vào bờ, xô đá ầm ầm. Sông không ngớt gầm réo, đêm tối tràn đầy tiếng ầm ào cuồng loạn, dữ tợn. Khủng khiếp. Rùng rợn.
Những đêm như thế, bao giờ tôi cũng nhớ tới Đaniyar. Ban đêm anh thường ngủ trên những đống cỏ ở ngay bờ sông. Anh không sợ hay sao? Tiếng nước sông gầm réo không làm anh ù tai ư? anh có ngủ không nhỉ? Tại sao ban đêm anh ngủ một mình trên bờ sông? Anh tìm thấy gì thú vị trong đó? Con người kì quặc, không phải người của thế gian này. Hiện giờ anh ở đâu? Tôi nhìn tứ phía, không thấy ai. Bờ sôpng chạy ra xa, nhấp nhô những gò đất thoai thoải, những đỉnh núi mờ mờ trong đêm tối. Đằng kia, trên thượngnguồn, đêm thanh vắng và vằng vặc sao.