Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Vòng Tay Học Trò

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 10174 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Vòng Tay Học Trò
Nguyễn Thị Hoàng

Chương 10
Biết mọi người qua lại sau lưng đang tò mò dò xét nhìn về phía mình, nhưng Trâm vẫn yên lặng nhìn qua cửa kính. Bên ngoài, nắng vàng hoe nhẩy múa trên những cành thông chót vót cao. Mặt hồ phía dưới lóng lánh như một tấm gương phản chiếu những tia mặt trời chói lọi. Bên kia hồ, trên con đường vòng cung lượn quanh rặng đồi thấp, bọn học trò rũ lượt nhau về. Tiếng nói cười la thét xôn xao vang theo gió. Trâm tự nhiên náo nức trong lòng, thèm bỏ buổi họp hội đồng giáo sư sáng nay, tìm đến một nơi nào thật vắng vẻ yên tĩnh, có cỏ mượt và bóng cây chen ánh nắng, nằm xuống cho cảm thấy tiêu tan trong những ý tưởng mơ hồ. Đoàn người li ti dưới ấy thoảng qua rất mau, một lúc sau không còn bóng dáng nào trên đường. Trâm thích đứng sau khung cửa kính đó nhìn xuống con đường học trò ấy từ ngày Minh đi. Những lần đầu tiên, lòng nàng như rơi rớt vào khoảng không chơi vơi dưới đó, như chao lượn trên những tầng dấu vết và kỷ niệm chập chùng của Minh để lại. Trạng thái đau đớn mơ hồ dần dần biến thành một cảm xúc nhẹ nhàng quen thuộc, và Trâm im lìm nhận chịu như một vết thương êm, như nàng đã đành lòng nhận rằng tất cả những điều xẩy đến trong đời mình từ khi có Minh, gặp gỡ hay chia lìa, đa mang hay chán bỏ đều là những sự kiện tất hữu không thể trốn tránh hay phủ nhận. Còn hơn là giữa dòng đời buồn tẻ không còn mức ngăn chia của tháng năm, sống bình yên như cỏ cây, không đau thương không khoái lạc. Minh đi. Và Minh trở lại cho cường độ đau buồn và cảm xúc trong lòng Trâm vời vợi tăng lên. Cho khoảng thời gian giới hạn cuối cùng đốt cháy ngọn lửa đam mê trước ngày tàn lụi. Trâm nhìn thấy suốt lòng mình, hiểu thấu hiện tại và nhận định rõ ràng những đường ngạng ngõ tắt trong tương lại gần gũi. Cho nên nàng không cần gì nữa, kể cả nỗi băn khoăn của chính mình và sự hoài nghi đối với người con trai bất thường đó. Nàng thản nhiên và chừng mực hút thở vùng không khí cuối cùng còn lại trong một đường hầm định mệnh bít bùng trước khi bị lấp kín hoàn toàn, Minh trở về cho nàng thấy rõ hơn một lần nữa ngõ cụt gần kề, nỗi mất mát sắp tới. Mất mát vĩnh viễn. Cửa lồng sẽ mở, và con chim quí bị giam cầm bấy lâu sẽ vỗ cánh bay đi. Nàng ở lại, đau xót ở lại, như con dã tràng loay hoay vô ích trên bãi cát tan hoang những lớp sóng đời không ngừng tàn phá. Nàng sẽ nghĩ là Minh trưởng thành biến đổi, trong suốt những ngày tháng qua, bằng trái tim và tâm hồn nàng. Để rồi con chim sẻ cất tiếng hót ở một vòm trời xa lạ khác. Để rồi mỗi lần nàng thức giấc trong khoảng trống đời mình, cất lời gọi kêu, không một tiếng gió lời chim nào đáp lại. Nhưng đó là thân phận nàng, ý nghĩ của nàng, Trâm sẽ không bao giờ nói ra , không bao giờ truyền sang tha nhân ngăn cách hơi thở nồng nàn thầm kín đó. Lòng Trâm sẽ vĩnh viễn khép lại như một loài hoa kỳ dị, chờ mở cánh chỉ trong một mùa xuân ước mộng không bao giờ về.
Chờ cho mọi người vào phòng họp, Trâm mới quay lại cửa văn phòng đón Thư cùng đi. Nàng ngạc nhiên thấy ông Hiệu trưởng còn đứng ở phòng khách, như chờ một người nào. Bỗng nhiên ông ta đến gần Trâm, và nàng có linh tính một điều gì quan trọng sắp xảy đến cho mình, quan trọng theo cái nghĩa thông thường của thiên hạ, còn với Trâm, đất có suit xuống dưới chân hay trời sập lên trên đầu nàng phút đó cũng thế thôi, không có gì lay chuyển những ý nghĩ riêng tư của nàng. Quả nhiên, ông Hiệu trưởng nhìn Trâm một cách rất nhanh, như để đo lường, dò xét phản ứng của Trâm trước sau câu nói, rồi giọng ông ta nhỏ xuống:
-- À cô Trâm, chốc nữa họp xong, mời cô lên văn phòng tôi, tôi có việc bàn với cộ Định nói với cô mấy hôm nay nhưng chưa có dịp.
Nụ cười hiền lành và khuôn mặt vui tươi của ông tự nhiên Trâm thấy nhuốm một vẻ lạnh lùng đe dọa. Cả trường, nhân vật duy nhất mà Trâm tương đối kính nể và có một thái độ điềm đạm tử tế là ông Hiệu trưởng. Không vì chức vụ của ông ta, dĩ nhiên, mà vì cách cư xử khoan hòa giản dị của ông. Trâm đã tính đã nghĩ trước có một ngày ông ta sẽ nói với Trâm tình trạng của mình mà ông ta có nhiệm vụ phải vạch rõ. Rồi sau đó nàng sẽ phải cương quyết xác định một thái độ dứt khoát, và lựa chọn một trong hai con đường. Nếu với một người khác, Trâm sẽ quyết liệt trình bày ý kiến mình, và quật lại, chống đối. Nhưng nàng không muốn làm thế với ông Hiệu trưởng này, không muốn tranh chấp một quan niệm sống với một người đàn ông. Nhưng đây là chiến trận và Trâm không có quyền nói với một người đàn ông, mà với người Hiệu trưởng, một đại diện giáo dục, một vai trò trong một guồng máy lớn. Động chạm đến cá nhân tức là phản đối tất cả. Cho nên Trâm chỉ lễ phép vâng dạ, lễ phép với tuổi tác chứ không với cấp bực, và nàng đón Thư cùng vào phòng họp.
Tiếng hô nghiêm chào cờ the thé của Khoa cất lên và những mấy mươi thân hình mô phạm vây quanh cái bàn mặt đá dài thượt cùng đứng lên một loạt thẳng tắp. Qúi vị an tọa bật lên cười tiếp tục câu chuyện vui đang truyền miệng nhau trước đó. Trâm đối viện với ông Hiệu trưởng đàng xa kia mút bàn, khoanh tay lặng lẽ ngang ngạnh nhìn lên. Ông Hiệu trưởng xoa tay vào nhau, nhìn xuống một lượt những rường cột nước nhà phía dưới rồi mỉm cười ban bố chút cảm tình và chậm rãi lật hồ sơ, đọc qua những mục cần bàn cãi trong buổi họp cuối cùng: thăng tiến và thưởng phạt học trò. Nữ giới thuộc thiểu số, và hình như trên ngọn đồi lạnh lẽo này bỗng cảm nhận sâu xa thuyết phận gái chữ tòng nên tất cả ngồi im, đưa mắt nhìn đấng nam nhi tranh hùng hăng hái xung quanh. Những nhân vật hoạt động nhất trong buổi họp bao giờ cũng quanh quẩn chừng đó: Tran, Thiệu, Chu, Khê, và thỉnh thoảng, Lưu nổi gàn góp ý kiến. Vấn để thưởng phạt được thông qua mau chóng. Các giáo sư chỉ đạo mỗi lớp chỉ việc ghi danh sách những tên đầu sổ, có thành tích, cả tốt và xấu, rồi họp tất cả lại thành một bản kê khai đầy đủ của những danh nhân trong trường, để tùy đó chọn phần thưởng hay ra hình phạt, thông thường nhất là gọi cha mẹ đến cảnh cáo, hoặc bắt ở lại lớp hoặc phải qua một kỳ thi, hay giải pháp cuối cùng quyết liệt nhất là tống khứ tên tội phạm ra khỏi trường. Tên này phải thuộc vào hạng dân chì, nghĩa là cảnh cáo, cấm túc, đuổi tuần, đuổi thẳng, làm đủ mọi cách mà vẫn trơ lì như Từ Hải chết đứng không chịu lăn đùng ra. Nhưng ngoài thủ tục còn có ngoại lệ. Những đứa không phạm lỗi, nghĩa là không thiếu điểm trung bình những kỳ thi lục cá nguyệ, không bị cấm túc, không có một thành tích phản loạn bạo động nào đối với nhà trường, vẫn được quí vị giáo sư có lòng ưu ái đối với con em, chiếu cố, xướng danh từ trong hội đồng giáo sư kiêm hội đồng kỷ luật nhà trường không có gì lạ, bởi một tư thù vẫn có thể đem thanh toán trên bãi chiến trường mà đôi bên đều có tác phong đấu tranh cho chính nghĩa. Ai biết, nhưng nếu biết thì cũng là kẻ doing lõa. Ở đâu mà chẳng có phe đảng, có hận thù, có mánh khóe trên khắp hành tinh củ giống người hai chân. Ở đây những thù vặt được ỉ lệ thuận với địa vị và phạm vị hoạt động. Bản nội qui nhà trường do bộ ấn định biến thành một chiếu chỉ quan trọng của triều đình ở xa về rơi vào tay những quan liêu thích tiền trảm hậu tấu. Vì thế đến mục truy tầm những tên học trò bị đuổi, hội đồng đã bàn cãi giằng co suốt tiếng đồng hồ, giữa thực trạng trong trường và những nguyên tắc bộ đề ra.
Trâm vờ lơ đãng nhưng thực ra nàng chăm chú theo dõi không bỏ sót một ý kiến nào của các đồng nghiệp từ đầu cuộc thảo luận, nhất là ở mục đuổi học trò. Nàng vuốt nhẹ lên tay áo len Minh xắn giùm sáng hôm nay trước khi qua trường và mỉm cười bâng quợ Minh đã nghiêng đầu ngắm Trâm thật lâu:
-- Ước gì mỗi lúc qua trường, cô lại xấu đi. Sáng nay họp hội đồng giáo sư, cô mặc áo mới nữa đó à?
-- Áo cũ đấy chứ, tại em chưa thấy. À này, vấn đề của em bên ấy ra sao?
-- Họ đuổi mấy tháng cuối, không cho thi.
-- Lý do?
-- Lý do khách quan là nghỉ nhiều, chủ quan là… cô.
-- Bậy nào, can dự gì tới tôi.
-- Bọn nó truy và trù mạt em ghê gớm lắm, tụi bạn cũng thấy, cô không tin à?
-- Nhưng sao lại thế, những ai?
-- Phân nửa trường, tụi bạn nó bảo vì cô, và các ông nào không có trong danh sách… cũng bênh bạn, về hùa với nhau.
-- Tôi không nghĩ thế… Vô lý, ai đối với tôi ra sao tôi biết. Ngoài đối xử bạn bè, không ai có gì với tôi đâu.
-- Chẳng lẽ họ nói với cô à.
-- Cần gì nói, nhưng linh tính đàn bà như máy ra- đa, đàn ông nào muốn nổ mìn là nhận ngay.
Minh vùng dậy hét lên:
-- Thôi đi, cô làm bộ hoài, khối đứa mê cô.
Mấy ngón tay Trâm xoa nhẹ và dừng lại đột ngột trên lần áo len ấm. Thế cũng được, nghe Trâm, khối đứa mê mày, ở quá khứ, hiện tại, và có thể ở tương lai, nếu còn sống cho đến tương lai. Nhưng vì thế mà mầy cảm thấy chán chường và nhục nhã. Bởi không bao giờ tìm ra một yêu thương chân thành và đích thực trong những trái tim mê ngút lửa, như không bao giờ có một giọt nước ngọt ngào giữa một trùng dương mặn chát mênh mông. Đàn bà trẻ có thể sống kiêu hãnh bằng yêu mê của đàn ông. Nhưng trong buổi chiều tàn tạ của dung nhan, chỉ có tình thương thắm thiết và dịu dàng mới giúp trái tim cằn cỗi gượng lại chút hơi tàn thoi thóp. Nhiều khi Trâm đã chua chát nghĩ thầm: tốt đẹp gì, đàn ông vây quanh mình như diều quạ vỗ cánh xuống một xác chết… thèm rỉa thịt và sợ phải tha theo xương.
Phòng họp bỗng huyên náo nhiều tiếng nói vang lên cùng một lúc. Một bàn tay nổi hứng nào đó nện mạnh xuống bàn và Trâm ngơ ngác nhìn lên. Giọng điềm đạm của ông Hiệu trưởng:
-- Nhưng thằng học trò ấy có đủ điểm trung bình hàng tháng không?
Một người trả lời:
-- Đủ điểm, nhưng trường không thể chấp chứa một tên có thành tích hạnh kiểm như thế. Nếu không đuổi cũng bắt nó thi lại tất cả các môn.
Giọng khác phản đối:
-- Theo nội qui, không thể bắt nó thi lại tất cả các môn, nếu đủ điẻm, vả lại nó không đủ số cấm túc và số ngày nghỉ, tóm lại nó không đủ điều kiện để bị đuổi.
Chu đưa tay:
-- Theo tôi thì không thể hoàn toàn theo đúng nội qui, phải châm chước theo trường hợp ngoại lệ, nếu tên học trò quá đáng không thể dung túng được, có lẽ ta nên tìm cho nó một tội nào đó
Có tiếng cười nhạt phía Khê:
-- Nghĩa là nó không có tội, nhưng mình tìm tội gán cho nó rồi xử tội, như vậy có thể mang tiếng là thù hằn riêng tư.
-- Hay trường bằng lòng giữ lại những phần tử xấu để cho học trò ngang nhiên tiếp tục những chuyện không thể ra sao trong lớp?
Ông Hiệu trưởng chỉ Trân:
-- Anh thấy tên học trò đó thế nào, có nên đuổi, hắn ra sao trong lớp?
Trân miễn cưỡng:
-- Nó là một trong ba tên học trò lộn xộn nhất lớp do tôi chỉ đạo. Nhưng tôi nghĩ nó không có lỗi gì rõ rệt. Nó nghĩ nhiều nhưng không đủ lý do đuổi. Tôi đồng ý với anh Khê trước ý kiến của anh Chu vừa nêu lên.
Hai cặp mắt đối lập hầm hè nhìn nhau.
Ông Hiệu trưởng ghi vài chữ lên giấy rồi hỏi:
-- Như vậy không thể đuổi hoặc thi lại tất cả các môn. Nhưng thằng đó tên gì?
Trâm nắm chặt tay vào mép bàn. Giọng Trân:
-- Nguyễn Duy Minh.
-- Được, tôi ghi tên nó đây, có thể xét lại sau.
Trâm nhìn thẳng lên Hiệu trưởng, cảm thấy nhiều cặp mắt lặng lẽ quay về nàng chụp hình phản ứng. Nhưng Trâm hoàn toàn thản nhiên như giữa nàng và cai tên của bị cáo không một liên lạc nào, và mọi sự khiêu khích gây chiến như những mũi tên lướt qua khuôn mặt lạnh lùng cẩm thạch. Nàng nhìn rất lâu vào từng nét mặt xung quanh, thầm đoán một chiến trận tiếp diễn ở thời gian địa điểm khác không có nàng tham dự, nghĩ đến nhiều vấn đề rắc rối gay go sẽ xảy ra, nhiều bàn cãi sôi nổi sẽ thức tỉnh bầu không khí bình lặng của đời sống Đà-Lạt, vì Minh. Trân khoan khoái mỉm cười. Nụ cười có vẻ mỉa mai và hài hước trên khuôn mặt nghênh nghênh của Trân. Vẻ hằn học bất mãn ở bàn tay nắm chặt. Dáng lặng yên nhẫn nhục của Tốn. Giọng nói sắc và êm của Khệ Những câu khôi hài tế nhị của Thiệu giải tỏa bầu không khí căng thẳng của buổi họp. Thất cả bỗng thật gần gũi và xa lạ với Trâm, như những cô bạn gái ngồi bên cạnh. Hiền mang bụng mấy tháng, ngồi lâu mỏi lưng, thỉnh thoảng nhìn đồng hồ taỵ Diên đói bụng, chốc chốc nhăn mặt. Thư thấp nhỏm lần tay vào xắc tìm gói ô-mai. Lòng Trâm tự nhiên gợn lên một bâng khuâng dìu dịu. Cuộc đời sẽ bình yên tiếp tục trên ngọn đồi măng trẻ này. Buổi họp sẽ tái nhóm giờ cuối cùng mỗi buổi sáng thứ ba hàng tuần. Những khuôn mặt này lại nhìn nhau, thông cảm hay hằn học, dò xét hay biểu đồng tình. Công việc được lập lại đều đặn như những cái nan quay tròn quanh trục bánh xe. Người này mừng sinh đứa con đầu lòng, kẻ khác vui sướng với chỉ số lương vừa tăng, kẻ nọ hân hoan được nhận dạy thêm một số giờ ở lớp khác. Hình bóng cuộc đời phảng phất thường xuyên trong những cử chỉ, những lời nói, những nét mặt đó. Còn Trâm, chơ vơ và lạc loài không bè phái, không bầu bạn, không gì cả, như người bị lưu đày trong một hành tinh riêng biệt. Cho nên xa cách ngay từ khi gần gũi. Biết bao nhiêu dặm đường thời gian biền biệt giữa Trâm với các người kia một ngày xa khuất nơi đây.
Tan buổi họp, Trâm chờ ông Hiệu trường ở cửa văn phòng. Nhưng ở phòng họp ra, ông ta nhìn đồng hồ tay lắc đầu bảo Trâm:
-- Muộn rồi, thôi để sáng mai.
Trâm lễ phép vâng dạ rồi ra cửa, đi ngược lên dốc đồi vắng sau sân trường. Trâm dừng lại một phút, nhìn lên dãy lầu cao im vắng trong nắng trưa và nghĩ thầm: sao ông ấy không nói phăng ngay ra còn chờ dịp mới nạo được mình? Nàng tưởng tượng ra một mẫu đối thoại ngắn ngủi, cộc lốc và dứt khoát ở ngày mai, bởi đã đoán trước và chờ đợi từ lâu giây phút ấy. Trâm bỗng cảm thấy kiêu hãnh một cách rởm đời va ngu ngốc: trong khi mọi người đều khúm núm, sợ sệt, chiều chuộng để bám chặt lấy mảnh vỏ đời như một loài sên giữ lấy thân cây, thì nàng không cần gì cả, ngẩng đầu lên cao, khăng khăng bước theo một lối riêng của mình và sẵn sàng rời tay khỏi sự sống đang nhìn mình gầm gừ, xua đuổ. Và ngày mai, nàng sẽ vào văn phòng một mình, cánh cửa khép lại như thái độ cẩn thận của cai ngục đối với tên tù nhân. Ông Hiệu trưởng có thể sẽ hỏi dè dặt về vấn đề nội bộ của nàng, về tình trạng ăn ở bất hợp… luân lý của tên học trò trong nhà nàng. Rồi nàng sẽ gật đầu chấp nhận hết, không một lời đính chính hay chối cãi, phân trần, về tất cả những ngộ nhận, vu khống hay châm biếm chỉ trích, buộc tội của thiên hạ. Sao cũng được. Sự thật của Trâm không bao giờ những người xung quanh được biết. Vòng đai kín đặc của dư luận sẽ không gây một tác dụng nào trong đời sống nội tâm của tôi. Tôi đánh liều cả đời mình vào một canh bạc lớn. Tôi biết là cuối cùng sẽ rỗng túi, đứng lên, ra khỏi cuộc tranh chấp đó, thật dửng dưng và nhẹ nhàng. Tôi không cần, tôi đã nói và đà sống không cần như thế. Mọi trường hợp kết án, ân xá hay giảm khinh của những phiên tòa đời trở thành vô ích hoàn toàn đối với một tử tội đã âm thầm dự định tự tử. Tôi muốn chết, không phải chán đời, nhưng vì tôi yêu đời vô cùng mà cuộc đời đã phản bội không bao giờ như ý tôi. Như vậy mai kia đời sẽ lôi tôi ra đòi giao chiến. Tôi sẽ đến. Không mang khí giới. Tôi chỉ cười. Và cũng mình tôi biết đó là cái cười vắt ra nước mắt. Cũng như chỉ mình tôi hiểu thảm trạng nào đã bắt tôi có thái độ làm lì công phẫn như thế với đời. Thôi, thôi cứ giết tôi đi, đừng nhiều lời quanh quẩn.
Trâm vùng chạy xuống đồi về phía nhà mình. Nắng gió lao xao ở trên đầu đuổi theo. Những ý tưởng đó cũng điên cuồng đuổi theo. Và tất cả dừng lại, dừng hẳn lại trước mặt người con trai đứng đón trên đường. Trâm chợt nhớ ra điều gì, nhìn về phía nhà bếp lạnh ngắt rồi nhìn Minh:
-- Gần một giờ rồi, chưa cơm nước gì, Minh đói lắm không?
Minh đút hay tay vào túi quần jean, hí hửng như có điều gì vui vẻ lắm:
-- Ừ, đói quá đi, xuống phố ăn cô, trong nhà chẳng còn gì.
-- Đồng ý, lâu rồi không xuống phố. Cùng vào thay áo đã chứ, ăn mặc như thế này.
Hai người đi song song xuống thềm. Gần đến cửa, Minh đi lùi lại, Trâm bước vào trước. Nàng buông thõng hai tay xuống kêu lên:
-- Cơm nước ở đâu này?
Giữa bàn, chén dĩa sạch sẽ bóng loáng đặt ngay ngắn cạnh muỗng, đũa và khăn ăn tươm tất. Dĩa cơm đầy trắng noon còn bốc hơi thơm. Cũng xào, cũng canh cũng kho chiên đủ thứ.
-- Minh chị Ba đến giúp việc lại cho mình đấy à?
-- Không.
-- Thế ai nấu cơm, em nhờ con bé ở bên thầy Chu?
Minh kéo ghế ngồi xuống:
-- Thôi thôi ăn đã, đói mà cô tra khảo hoài.
-- Kỳ dị quá, phải biết ai nấu mới ăn chứ.
Minh thản nhiên xới cơm ra hai chén, đáp gọn lỏn:
-- Em.
Trâm ném ví tay sách vở lên bệ lò sưởi, chạy nhanh vào bếp. Trên lò ấm nước đang sôi. Những su đậu, cà rốt, khoai, trứng trong tủ đã biến đi, chỉ còn vỏ lẫn rác bừa bãi giữa nhà. Cái đồng hồ tay của Minh cổi ra để quên trên góc bếp. Trâm áp tay lên má, sững sờ một giây rồi cầm chiếc đồng hồ Minh trở lại phòng ăn. Tiếng nói Trâm rung động từ trên vai Minh tỏa xuống:
-- Đưa tay đây bồi, mang đồng hồ vào cho.
Minh quay đầu lại, ngước lên nhìn Trâm, chuồi hai bàn tay ra. Những ngón tay dài thon trắng bám đầy những vết nhọ chảo. Trâm kêu lên trời ơi, trời ơi, nâng chéo áo lông trắng lên, cầm mấy ngón tay bẩn của Minh và lau thật nhẹ. Rồi nàng cổi phăng áo khoác đã ố hoen những vết nhơ đó, cuốn tròn, ném vụt vào góc phòng. Chiếc áo trắng nuột sổ tung, rơi xuống. Trâm ngồi xuống bàn, bên cạnh Minh. Minh trao đôi đũa cho nàng: thôi, cô ăn đi cộ Ăn được vài miếng, Trâm buông chén đũa ngồi lặng người một lúc lâu, Minh ngơ ngác nhìn vào hai con mắt ngân ngấn lệ của Trâm. Nàng nhìn lại Minh thật lâu, mỉm cười, chớp nhẹ hàng mi và giọt nước mắt rụng xuống gò má thoảng hồng giây phút:
-- Tự nhiên tôi cảm thấy sung sướng vô cùng, cảm thấy… khó diễn tả được tình trạng này, nhưng một đời người nhiều lắm cũng một đôi lúc được cảm thấy như thế. Đến hôm nay tôi mới cảm thấy, mới nhận ra điều ấy. Thật muộn. Vì vậy mà tôi chợt thấy lo sợ mông lung, như có một mất mát đổi thay nào sắp đổ ào tới. Và mình cũng không còn đủ thì giờ để cảm thấy, nhờ nhau mà sung sướng nữa Minh à. Cũng không còn trở lại những ngày qua được. Điều đó thật dĩ nhiên, nhưng phút này tôi thật đang cảm thấy điều đó, như có thể chạm được bàn tay vô hình của số mệnh. Minh ăn đi chứ, tự nhiên tôi nghẹn và no, và thế nào ấy, như bữa ăn này là bữa ăn cuối cùng có em hoàn toàn…
Nàng nhìn vai áo len ấm áp của Minh và nghĩ nếu Minh nhỏ hơn thế hoặc lớn hẳn hơn nàng, Trâm sẽ nghiêng đầu qua, úp mặt vào đó. Trong một phút thôi. Để lắng nghe cảm giác mơ hồ đang rì rào chảy xuống khắp cơ thể, tâm hồn mình như những dòng nước ngầm chảy qua khe đá trên thác cao. Giọng Minh vẫn hồn nhiên:
-- Sao thế, bữa nào mình cũng ăn cơm với nhau mà.
-- Có thể vẫn còn, nhưng không vui nữa, tôi lỉnh cảm như thế.
Im một lúc, rồi Trâm đem chuyện trong buổi họp hội đồng giáo sư nói cho Minh nghe, kể cả việc ông Hiệu trưởng hẹn sẽ “ban huấn từ” cho nàng vào ngày mai. Minh nói:
-- Trường làm như vậy, nếu học trò căn cứ theo nội qui Bộ ấn định mà phản đối và khiếu nại, họ sẽ bị lật tẩy. Thế nào cũng có đứa làm như thế. Nhiều chuyện vô lý đã xảy ra, bọn nó công phẫn lắm dòi. Em thì không cần, cóc thèm học trường này nữa, sẽ rút học bạ xin thôoi trước khi họ tìm cách tống khự Bọn hèn!
Trâm định nói: tôi cũng định làm như vậy. Nhưng nghĩ nên chưa cho Minh biết quyết định cuối cùng vào lúc này nên lại thôi.
-- Liệu họ có làm lôi thôi gì không?
-- Họ có quyền gì mà làm lôi thôi với tôi? Tôi làm đầy đủ bổn phận, chấp nhận những luật lệ qui tắc của trường. Tôi cũng không động chạm gì đến quyền lợi hay phe đảng của họ. Nhưng nếu họ kiếm cớ… họ cũng không làm gì nổi tôi. Tôi không cần xoay xở, và họ cũng không kịp trở tay trước tôi đâu. Đời của tôi, tôi sống, việc của tôi, tôi tự xửa lấy, không một người một nhóm một mưu toan nào có quyền phê phán hay định đoạt đâu. Tôi không cần nữa vì không muốn bị lệ thuộc, tôi không muốn sự sống của tôi bị tổn thương với những điều bắt bẻ đó. Tôi không cần nữa.
-- Hay là… cô định bỏ trường này?
-- Sao Minh nghĩ thế?
-- Nghĩ chứ, vì tất cả nguyên nhân rắc rối cho cô là em.
-- Và nguyên nhân rắc rối cho em là tôi. Vậy huề nhé.
Minh cười buồn:
-- Huề sao được. Em thì nghĩa lý gì, nhưng còn cô…
-- Làm sao biết ai nghĩa lý và giá trị hơn ai, cũng chỉ là những con cá tuyệt vọng trong tấm lưới đời khe khắt. Thôi cho qua chuyện đó, còn sống chiều nay, ngày mai… Chiều cấm không được nấu ăn, mình xuống phố.
Mười ngón tay lùa trong tóc rối, đôi mắt mở lớn trong gương, Trâm bỗng lặng người với ý nghĩ mình là cô dâu trong giờ trang điểm cuối cùng. Nàng mím môi mắng bóng mình trong gương:
-- Đồ hư.
Rồi thuận tay, Trâm vớ cái gương soi ném vụt xuống giường. Tiếng giày Minh chạy lên thang lầu thoăn thoắt. Đứng ở khung cửa, nó hỏi vọng vào:
-- Xong chưa cô?
-- Sắp, mấy giờ rồi Minh?
-- Sáu rưỡi.
-- Hẹn papa mấy giờ?
-- Bảy.
Minh đứng chống tay vào cửa ngắm Trâm từ đầu đến chân.
-- Đẹp quá.
-- Minh nói nhảm bao nhiêu lần rồi?
-- Cô soi gương xem.
-- Trong gương không phải tôi, chỉ bóng. Tôi không thấy được tôi. Minh cũng chỉ thấy cái bóng đó, không bao giờ biết tôi. Nghĩa lý gì cái bề ngoài của một người đàn bà.
-- Vậy mà đàn ông cứ chết vì cái bề ngoài đó. Đàn bà mê đàn ông vì tiền, địa vị, đàn ông mê đàn bà vì nhan sắc, nguyên tắc thỏi đời nó thế. Nhưng cô đừng lo cho em. Em con trai không phải đàn ông.
-- Minh ăn nói lạ.
-- Cô cũng lạ. Nhưng mình quen cái lạ của nhau rồi.
-- Này Minh, chốc nửa trước mặt papa đừng đùa với tôi đấy nhé.
-- Dạ, rồi sẽ thưa bẩm đàng hoàng.
-- Không phải kịch, miễn là đừng du côn. Thôi xuống nhà dưới cho tôi chải tóc, nhé.
-- Em đứng đây, được không?
-- Gì vậy?
-- Nhìn cô chải tóc. Đàn bà ngồi trang điểm hay lạ.
Trâm nguẩy đầu cho mái tóc bung ra che kín khuôn mặt. Minh nói:
-- Thôi cô đừng chải tóc, có phải đi dạy đâu.
-- Nhưng gặp papa em.
-- Em biết, nhưng cô trìu em một chút đi, một lần này thôi, để tóc vậy, đi với em.
Trâm mỉm cười yên lặng chải tóc bằng năm ngón tay, rồi nàng ném chìa khóa cho Minh.
-- Minh khóa hết những cửa dưới lầu, trên lầu giùm.
-- Khóa cô lại trong phòng này nhé?
-- Tưởng chìa khóa giam được tôi sao, tùy ở người khóa ấy.
Minh đặt chìa khóa xuống bàn:
-- Em không khóa nổi…
-- Minh…
Minh quay lại bắt gặp hai con mắt Trâm đăm đăm nhìn mình chưa bao giờ lạ lùng thế. Trâm nhặt chìa khóa đặt vào lòng tay Minh rồi nàng ra đứng chờ Minh ở thang lầu.
Bên ngoài trời vừa tối. Tiếng giày hai người trộn lẫn vào nhau trên bậc thềm đã tối lờ mờ. Con đường như một giải lụa xám bồng bềnh nổi lên giữa hai bờ cỏ đen thẩm thoang thoảng hơi sương. Thỉnh thoảng Minh đứng lại chờ Trâm lùi lại với những bước giày cao ngập ngừng. Màu áo Trâm lẫn vào trong tối, chỉ còn lờ mờ vết trắng của bàn tay mang găng. Tiếng gót giày gõ trên mặt nhựa đường loang lỗ.
-- Cô đau chân không, dừng đây chờ xe.
Giọng Trâm thoảng trong tiếng xạc xào của gió lá về đêm:
-- Thôi cứ đi, lâu lắm tôi không được đau chân.
Trâm hoảng hốt nghe lời mình như một tự thú vâng chiều theo mời gọi phiêu du liều lĩnh và nao nức nào. Bóng tối chìm sâu xuống và con đường như nâng cao vẽ thành lối đi xa thẳm hoang đường. Trâm chưa bao giờ đến. Cách nhà một khoảng xa mới thấp thoáng có bóng đèn xe đầu đường. Có bóng người trên xe. Minh đứng gần Trâm cho tiếng nói phủ lên mặt nàng hơi ấm.
-- Mình chờ xe tắx xi đó trở lại.
Nhưng khi xe trở lại vẫn còn bóng người trên. Trâm đã thất vọng thì xe bỗng đột ngột dừng lại, cửa bật mở và Trâm nhận ra cái đầu bao giờ cũng đi trước thân hình của Thâm giáo sư trên trường mình. Minh lùi lại một bước. Thâm hỏi bất đắc dĩ:
-- Quãng này vắng xe, chị đi đâu mời chị đi cùng chúng tôi.
Vợ Thâm ngồi cạnh chồng quay ra cười gượng:
-- Vâng mời cô cùng đi cho vui.
Nàng phân vân trong một thoáng suy tính. Cùng đi thì Trâm không muốn vì phải chung với vợ chồng Thâm, dù chỉ tạm bợ một quãng đường. Không đi, họ tưởng nàng ngán vì có Minh kèm theo. Để hợp thức hóa tình trạng, Trâm chọn giải pháp thứ nhất:
-- Phiền anh chị quá, thôi tôi xin đi nhờ một quãng.
Trâm có ý chần chờ xem Thâm xếp vị trí trong xe ra sao. Lẽ ra thẳng thắn và giản dị, vì đã cùng đi, cứ việc chia ra hai cặp, nghĩa là vợ chồng Thâm ngồi trước, còn cặp kia đàng sau. Nhưng Thâm có lẽ lo lắng theo vấn đề thọ bất thân quá kỹ nên mời Trâm ngồi sau với vợ và tóm thằng đệ tử động trời ra ngồi đằng trước với mình. Xe chạy, Trâm mím chặt môi cho tiếng cười khỏi bật lên khi thấy thầy giáo ngồi cạnh học trò cứng ngắt, im phắt, như khúc cây, tưởng chừng một cử động, một lời nói, cả bọn người trên xe đều phá lên cười rũ rượi, hay một trong bốn người sẽ nhảy ra khỏi xe chạy trốn. Ngồi đàng sau, Trâm tưởng Minh cũng đang cố nhịn cười như mình trong buổi kỳ ngộ tay tư quái gở. Vợ Thâm lí nhí hỏi Trâm chuyện nhà cửa. Trâm cố giữ giọng mình thật thản nhiên, che lấp những tiếng cười, nhưng như dầu đổ vào lửa, vợ Thâm đột ngột chém một câu vô ý:
-- Thưa… anh chị xuống đâu?
Trâm tưởng mình sẽ phá lên cười và mặt Thâm sượng cứng lại vì câu hỏi tàn khóc của vợ. Nếu kẻ khác nói, Trâm đã cho là tinh quái độc địa, có ác ý cố nói lầm. Nhưng trái với chồng, vợ Thâm hiền lành giản dị, không thể ngang nhiên chơi xỏ phá Trâm như vậy. Vì sau khi lỡ lời có lẽ vợ Thâm tưởng đang đi với cặp Chu Loan hay Khoa Yến, người đàn bà tỏ vẻ bối rối ngượng nghịu. Trâm gỡ rối cho vợ Thâm và chính mình, phớt tỉnh và ngang nhiên tuyên bố:
-- Anh chị cho chúng tôi xuống gần phố.
Gã tài xế tắc xi nhấn ga cho xe vút nhanh qua con đường đồi.
Thấy vợ Thâm len lén nhìn áo quần giày ví lóng lánh sáng chói của mình rồi lại nhìn lên khuôn mặt trang điểm kỹ càng, đoán là nàng sẽ nghĩ mình đi chơi đâu đó với Minh, Trâm hỏi lớn:
-- Minh này, phái bác dặn em đúng bảy giờ chứ?
-- Thưa cô vâng.
-- May gặp xe, không có cả nhà đàng đó lại chờ.
Lúc xuống xe, Trâm cố giữ vẻ tự nhiên và khoan thai cám ơn vợ chồng Thâm. Minh gật đầu chào nhanh giáo sư rồi nhảy xuống đường. Xe khuất, Trâm bật lên cười khanh khách. Minh tỉnh khô chìa tay:
-- Cô cho hai chục đi.
Trâm đưa tiền cho Minh, chưa kịp hỏi Minh đã giải thích:
-- Mai hắn dạy em giờ đầu. Thế nào hắn cũng phát thanh trong hàng ngũ mô phạm tin tức sốt dẻo tối naỵ Cả bọn lại trù mạt em tha hồ. Mai vào lớp em sẽ trả tiền xe bớt cho hắn giữa mặt cả lớp và cám ơn trọng thể cho coi.
Minh nghênh mặt đút tiền vào túi:
-- Thật mà, cô không tin sao?
-- Tin gấp, Minh xếp sòng làm tàng.
-- Lịch sự thế chứ làm tàng gì.
-- Minh kỳ quá à.
Minh đứng dừng lại nhìn Trâm. Hai người quay mặt trông nhau bỡ ngỡ. Gió đêm phơ phất mái tóc loạn của người đàn bà trẻ. Ánh đèn phố vắng hắt lên khuôn mặt lồ lộ từng nét bàng hoàng rung động và vành môi thoa son missdawn vẽ một nét cong Sài-gòn-con-gái. Trâm là sự pha lẫn giữa dịu dàng cổ kính của Huế và man dại nồng nàn của Sài-gòn, qua tiếng nói trang phục và tâm tính quay theo chiều chong chóng. Kỳ quá à. Những lúc cảm thấy thân nhau không còn biên giới, Trâm thường gắt Minh như thế.
-- Cô nói nữa đi nào.
-- Nói gì?
-- Nói kỳ quá à đi.
-- Thôi, câm rồi.
Cả hai cùng bật lên cười và niềm vui đậu mãi trên môi cho đến khi vào nhà người bác họ, nơi ông Hân ở. Tiếng nói chuyện ở bàn ăn ngừng bặt khi Trâm theo Minh bước và khung cửa sáng chói ánh đèn. Trâm cúi chào mọi người một lượt, luống cuống trong một mặc cảm lạ lùng đến nỗi không dám nhìn thẳng vào một ai, nhất là ông Hân. Ông đặt khăn và xô ghế đứng lên qua phòng khách, chỉ Trâm ngồi ghế đối diện nói bằng giọng kẻ trên với người dưới:
-- Cô đã dùng cơm chưa? Nghe con tôi bảo cô không có người làm, có lẽ cô khó lắm…
Những chiến thuật Trâm sắp đặt sẵn dành đối phó với ông Hân bỗng nhiên tiêu tan hết. Nàng ngồi khép nép hai tay ngay ngắn trên tà áo, khốn khổ như con cá rơi vào lưới rộng. Lâu lắm nàng không nhớ ông Hân hỏi gì và ấp úng:
-- Lẽ ra tôi phải đến thăm ngay khi ông mới về. Thế mà hôm qua ông đến thăm trước.
-- Tôi đến thăm cô phải hơn. Để cám ơn cô đã săn sóc con tôi và… cho biết cô luôn thể.
Trâm cố quên mái tóc mình, quên Minh, quên đoạn đường vừa đi qua, trở lại nghiêm trang già dặn trong vai cô giáo, ở bậc phụ huynh, ngang hàng với ông Hân. Nhưng trong câu chuyện, vẻ lúng túng dè đặc của Trâm và giọng nói vừa thản nhiên dò xét của ông Hân đã vô tình phân định vai trò mỗi người.
-- Nó ở trong nhà hẳn là phiền cô nhiều chuyện lắm?
-- Thưa ông, có gì là phiền. Chỉ sợ em ở với ông sung sướng đã quen, nay trọ nhà tôi cách cuộc gì cũng khác, đâu có đầy đủ được cho bằng ở nhà.
-- Sướng mới hư thân mất nết. Chúng tôi thật khổ theo nó nhiều quá rồi.
-- Ở với tôi, Minh lo học hành, cũng ngoan lắm, có gì đâu thưa ông.
Ông Hân nhìn Trâm chăm chú và mỉm cười. Trâm chợt lặng người như ông đang cười nhạt vào mặt mình, này cô kia không qua mắt tôi nổi đâu đừng biện bác vô ích.
-- Mỗi năm đi học, nó đổi chỗ hàng chục lần. Xài tiền, ham chơi, học hành gì được. Cô không thấy nó như thế sao?
--
Trâm nhìn qua Minh đứng khuất bên kia cái cột loin rồi nhỏ giọng:
-- Nhưng theo tôi nghĩ thì điều đó cũng chưa tai hại bằng tính khí bất thường. Trường hợp Minh, tôi đã cố gắng tìm hiểu mong có cách gì cứu vãn. Tôi tự biết là không có quyền, chỉ mong gặp được ông để thưa chuyện.
Lời nói chân thành và Trâm nhớ đến dự định sửa đổi Minh biến cải đời Minh ngày trước. Nhưng giờ nàng tự thấy mình không còn xứng đáng với vai trò đó và mọi điều giãi bày với ông Hân sẽ không dễ dàng được chấp nhận cảm thông như nàng tưởng.
-- Vâng, nhưng đó là bổn phận chúng tôi, cô không nên quan tâm.
Nhịp cầu giao nói đến đó là gãy đổ, Trâm tự thấy không bao giờ còn can đảm và trơ tráo để nói với ông Hân một lời nào nữa về Minh. Lời ông như một hất hủi, khước từ. Trâm tự nhiên cảm thấy mình lố bịch như kẻ diễn tường sai lạc mất vai trò mình từ đầu. Nàng đứng lên:
-- Minh ở lại đây tối nay, tôi xin phép về nhà.
-- Không được, mời cô ở lại, cùng đi chơi với chúng tôi.
-- Thôi ông để cho khi khác.
-- Biết còn dịp nào nữa không, cũng trong nhà cả có ai đâu.
Trâm nhìn về phía thang lầu, Minh cũng vừa nhìn lại ra dấu cho nàng bằng lòng rồi nghiêng đầu nhìn nàng chăm chăm tinh nghịch, nàng cũng hất đầu nhẹ bảo ngầm: đừng Minh, papa kìa. Minh cũng lắc đầu như đáp lại: bất cần.
-- Minh, có phim gì hay không con?
-- Có, papa.
-- Mời cả nhà đi, cũng vừa kịp xuất tối.
Ở rạp hát ra đã mười một giờ khuya, ông bác họ Minh đưa xe cho cả nhà đi ăn. Xuống xe, Trâm choáng váng đi vào vùng ánh sáng như người chưa tỉnh ngủ. Màu đen xanh nhạt tỏa lên khuôn mặt Minh lờ đờ mệt mỏi. Tự nhiên hai người mỉm cười yên lặng với nhau. Minh nói nhỏ khi đi lùi lại trên lối hẹp vào nhà hàng ăn.
-- Thèm thuốc quá, muốn về ngay cho rồi.
-- Có thuốc đấy chứ, vào phòng bên kia hút xong rồi ra, papa không biết đâu, nhanh lên, nhé.
Minh khuất vào cánh cửa tối. Chừng hai phút sau Minh ra ngồi vào chiếc ghế trống còn lại, đối diện Trâm. Dưới ánh đèn sáng, cạnh những người đang kín đáo dò xét thái độ mình, Trâm không dám nhìn lên mặt Minh. Minh ngồi loay hoay, bực tức cảm thấy bị trói buộc trong không khí nặng nề khó chịu. Cái bàn lúc đó rộng ra như một con sông lớn, mỗi người ngồi bên này bờ nhìn sang bên kia, nhìn thấy nhau và cảm thấy ngăn cách vời vợi. Chưa bao giờ như thế, Trâm lau nhẹ đôi đũa trao cho Minh. Trâm nói với Minh lúc ra xe.
-- Tối nay Minh về đàng bác, nhé.
Minh nháy mắt lắc đầu. Ông Hân bảo:
-- Thôi mai, con đến với bạ Giờ con phải về với cô.
Trên xe, Minh ngồi dựa hẳn đầu vào cánh tay ông Hân. Hai cha con thỉnh thoảng thì thầm với nhau Trâm không nghe rõ. Sự thân mật đó bỗng nhiên chuyển qua Trâm một cơn xao động êm ái và buồn rầu. Nàng ngồi im, tựa đầu vào kính xe vờ mệt mỏi cho không ai hỏi đến. Gió quật mớ tóc vào mặt và Trâm nhắm nghiền hai mắt.
Đến nhà, ông Hân mở cửa xe cho Minh xuống, quay lại dặn Trâm:
-- Mai cô sửa soạn sớm chúng tôi đến đón đi Blao.
Trâm gật đầu như máy, chào mọi người lẳng lặng xuống xe. Ánh đèn và tiếng động mất hút sau rừng trong một thoáng. Từng cơn gió giá buốt tới tấp tạt vào mặt, vào người làm Trâm choáng váng trong một cảm giác lao đao kỳ thú. Vòm sao long lanh sáng trên đầu. Thung lũng, đồi cao, cửa nhà mất hút trong đêm sâu. Chỉ còn tiếng rì rào của lá cây chải gió. Từng bậc thềm đá lờ mờ như lối đi xuống nhà mồ hoang. Tòa lầu bỗng rờn rợn trắng lẫn giữa màu đen u uất bốn bề vây phủ. Hai người men theo lối cỏ ngập ngừng bước xuống như bóng ma bơi chập chờn trong biển đêm. Gió vẫn ào ào thổi tới, lay chuyển cả linh hồn thể phách Trâm vào hoang mệ Tiếng Minh như từ một đáy vực sâu hun hút nào vang vọng lại:
-- Vào thôi cô, lạnh quá.
Lời người đàn bà run ray vu vơ:
-- Sao đêm nay nhiều gió thế?
-- Tối quá, cô đi được không?
-- Không thấy gì hết, cứ bước xuống.
Hai bàn tay lạnh buốt tìm nhau. Một hòn sỏi lăn nhẹ xuống bậc thềm đá. Dưới cỏ, một con vật không tên nào tìm đường lẫn trốn, tiếng động nhỏ, buồn mà vang xa như một lời van xin yếu đuối tuyệt vọng. Trâm nghiêng người bước hụt bậc thềm cuối. Cánh tay nàng chạm vào ngực áo len mềm dịu ấm áp của người con trai. Nàng nhắm mắt, mặc cho Minh dẫn đường. Thôi thôi tôi sống cho đời đã quá nhiều, đã quá lâu, giờ xin một phút cho tôi. Một phút mong manh đem trải dài khắp thời gian mai sau cao rộng. Cho tôi sống một lần dù phải chết một đời. Thôi tôi không còn quá khư không còn tương lai không còn phải trái tốt xấu tội phúc. Tất cả thuộc về đời rồi. Tôi còn mình tôi dưới vực sâu này, ở xa tít một hành tinh khác, một số kiếp khác. Cuộc phấn đấu dằng dai đến đây là hết. Những tháng ngày bình yên, những tiếng tăm mua thuộc những dằn vật khoắc khoải ưu tư, đến đây là hết. Là hết.
Lời Trâm lúc đó là lời của một con đồng nhật xác vẳng lên:
-- Chìa khóa đâu rồi Minh?
Tiếng lách cách ở ổ khóa đáp lời. Hai người bước vào yên lặng. Cửa khóa lại sau lưng. Trâm với tay tìm chỗ bật đèn. Ngoài kia tiếng thông reo huyên náo lan xa khắp mấy bờ trời khuya khoắt. Những vì sao rộn ràng lấp lánh như chỉ sáng một lần cho đêm nay rồi chìm khuất trong hư vộ Từng trục hành tinh quay nhè nhẹ, lặng và buồn rồi ngừng hẳn. Trái đất chừng như mềm vỡ tan biến thành hương hơi.

<< Chương 9 | Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 438

Return to top