Ðất Khách
Lý Lan
Nhằm trận mưa lớn, lối mòn viền quanh sườn đồi thoai thoải hóa thành giòng suối đỏ ngầu màu đất bazan cuồn cuộn chảy suốt đêm. Nằm trong chòi tôi nghe tiếng róc rách không nguôi sát bên vách lá. Rồi đến tiếng chim líu lo liếp chiếm lúc rạng đông, tiếng bò rống xa xa, tiếng gà gáy ngay trên nóc nhà. Suốt dãy đồi nhấp nhô, cây cỏ xanh tươi mướt rượt. Khí lạnh và sương mù, không rõ từ những đỉnh đồi chung quanh rải xuống hay từ những ao mương ở vùng lòng chảo tỏa lên, bảng lảng khắp nơi, pha mờ cảnh trí thành một bức tranh thủy mặc lung linh.
Bên sườn Ðông những nương rẫy dựa chân đồi đang tỏ rạng đần màu sắc tự nhiên. Một bức tranh sơn dầu sử dụng tuyền màu nguyên thủy. Hàng ngàn bông mướp nở vàng trên nền xanh lá cây. Hàng trăm con bướ m trắng chập chờn. Hàng vạn trái cà pháo tím như giọt mực học sinh. Tôi ngồi xuống giữa đám lá mục ẩm ướt nửa mơ đến bức tranh của mình, nửa nhớ về ba tôi.
Bốn mươi ba người đàn ông đàn bà và trẻ con từ xứ Triều Châu ra đi, dừng chân ở nhà họ Quách, một người đồng hương đã lập nghiệp ở đây nửa thế kỷ và trở thành một trong những người giàu nhất. Ông Quách gìa, đi quanh những bàn ăn tròn bằng gỗ, không ngớt xá tay chào mời : " Ăn đi, ăn cơm đi rồi mới nói chuyện " ! Bữa cơm đầu tiên nơi đất khách là một bữa tiệc thịnh soạn nấu đúng kiểu Triều Châu. Chút bỡ ngỡ ban đầu tan nhanh, suốt phòng ăn dài rộng rộn lên tiếng nói vang to với cách phát âmlồng gực, âm sắc trầm bổng, giọng mạnh mẽ dứt khoát của thổ âm Triều Châu. Ông già Quách dừng lại ở bàn này hay bàn kia, nghiêng đầu như lắng tai nghe. Có tiếng trẻ con, tiếng phụ nữ, còn nguyên hương vị miền quê mà họ từ đó ra đi. Những đứa trẻ ăn uống chăm chỉ, đưa mắt nhìn chừng mẹ để nhận được sự dạy bảo cần tphụ nữhững phụ nử đầu cuối thấp, nhặt mọi hạt cơm trẻ con làm rơi vãi trên bài bỏ vào chén mình. Và những người đàn ông. Họ háo hức dò hỏi, dỏng tai chăm chú nghe. Bằng cách nào đó, huyền thoại ông Quách được truyền qua mọi bàn ăn. Một cậu bé mười ba tuổi theo ông chú là thầy lang đi khắp vùng đồng bằng bốc thuốc. Qua mỗi xóm làng cậu bé tích lũu dần gia sản của mình bằng việc thu lượm gom góp những mẫu ve chai, những chiếc lông vịt... cho đến lúc trở thành nhà xuất nhập cảng vùng Ðông Nam Á. Tất cả đều ngước nhìn ông Quách và tìm thấy ngay tấm gương cho chính mình. Trên mặt những người đàn ông bùng cháy lộ liễu những khát vọng thầm kín. Hầu như ngay lúc bữa ăn chưa chấm dứt, mọi người đã bắt đầu nói đến công ăn việc làm, nghề nghiệp, hùn hạp, buôn bán. Hầu như tất cả đều xác lập ngay ngày mai sẽ lao vào công việc gì để xây giấc mộng của mình. Cũng ngay sau bữa ăn đó, A San ngã ngữa ra sàn nhà, cái bụng no căng nẩy lên như muốn nấc cục, nhưng không nấc nổi, cơm trào ra miệng, A San trợn mắt, tắt thở vì bộc thực.
Ông Diệp đã trở về đây. Tưởng như không thể tìm lại phố Chợ Lớn mà ông đã từng biết bốn mươi năm xưa. Bao cuộc chiến tranh đã diễn ra trên đất nước này, kèm theo bao cuộc cải cách xã hội, bao nhiêu vật đổi sao dời. Bản thân ông cũng không còn là chàng trai trẻ, râu tóc xanh rì, suốt ngày khuân vác ở bếc tàu, tối đến lao vào sòng bạc. Ông nay đã hói đầu, tóc bạc lơ thơ, chậm rãi đi dọc phố La Cai rực rỡ đèn néon quảng cáo sáng choang. Người dẫn đường cam đoan sẽ tìm ra được một ông Liêu Khang nào đó bạn ông Diệp, nếu ông ta còn sống ở Chợ Lớn này. Trong khi anh ta dọ hỏi lùng sục khắp hang cùng ngỏ hẻm, ông Diệp lần dò theo những phố nhà chật hẹp nào còn gợi lại chút quen quen.
Dãy sạp bánh mứ kia có thể là nơi mùa Trung Thu ấy ông đã đứng chân phụ bán hàng. Nét mặt người bán hàng ngồi chong ngóc khi vắng khách kia phảng phất một điều gì làm ông bỗng chạnh lòng. Trong đôi mắt tưởng như hờ hững nhìn ra đường ấy, những mộng mơ biến hóa như mây trời. Những nhà lầu xe hơi, những kẽ ăn diện bảnh bao, những nắm tiền quăng ra không cần đếm.
Bên đường mươi người quây quang một tấm bảng đen. Một người lắng nghe từ một cái máy radio cũ kêu è è xộc xộc, ghi năm con số lên bảng. Người xích lô cầm một xấp vé số xoè ra, chăm chú theo dõi. Khi dò xong giải độc đắc, anh ta xé đôi xấp giấy trên tay, ném bay lả tả xuống mặt đường, uể oải đạp xe đi.
Ông Diệp biết thế nào là một giấc mộng tan tành. Bốn mươi năm về trước một đêm gần sáng ông thẫn thờ rời sòng bạc, hai bàn tay trắng. Ông lê bước chân trên đường phố xa lạ, nhìn chiếc xe bán bột chiên chậm rãi lăn cọc cọc dưới ánh đèn đường. Người đàn bà còn trẻ cất tiếng rao " Xảo què " bằng giọng bỗng trầm ngân nga như giọng nói em gái ông ở quê nhà. Ông đang đói lả người, ngồi bệt xuống lề đường. nhắm mắt lại, nghe mùi bột chiên nước màu khen khét quyện lấy âm điệu quê hương trong tiếng rao mà ruột gan quặn lại.
Ðêm đầu tiên trở về Chợ Lớn, ông choàng dậy trên giường nệm trong phòng gắn máy lạnh của khách sạn, thảng thốt không biết là mơ hay thật cái tiếng rao đó : " xảo què "... Ông mở cửa ra ban công nhìn xuống đường. Chiếc xe cũ kỹ lăn chậm chạp, người đàn bà già đến nổi lưng còng mặc chiếc áo sẫm màu lam, cất giọng khàn khàn rao " xảo què ". Tiếng rao như cơn giớ bão thổi bạt hồn ông làm xiêu đổ đền miếu vô hình. Cơn đói đêm nào lại quặn lòng. Nỗ i thèm muốn ngày xưa khiến ông muốn gọi to một triệu dĩa " xảo què ". Nhưng để làm gì ?
Tôi bước vào nhà, thấy hai ông già vừa nói vừa khóc. Ông già lạ mặt lắc đầu, bệu bạo nói rồi khóc. Cha tôi vỗ về an ủi. Ông ta lau nước mắt, cầm tay cha tôi nghẹo ngào. Cha tôi lại khóc. Rồi cả hai người nhận ra sự có mặt của tôi. Ba gọi tôi lại trước mặt người khách rồi bảo :
- Ðây là bác Diệp Phương. Ba với Diệp Phương và Trần San là người cùng xóm, cùng sang Việt nam trên một chiếc ghe. A San chết rồi. Ba với Diệp Phương đã kết làm anh em.
Tôi xưa nay không có bà con. Nay có bác thấy vui vui. Tôi hỏi :
- Lâu nay bác ở đâu ?
- Xanh - Ga - Bo
- Ở đó bác làm ăn có khá không ?
- A ! Bác giàu lắm.
Ông lau nước mắt nói tiếp :
- Con có muốn cái gì không ? Tiền bạc, nử trang... Con muốn có cái gì bác cho con cái đó.
- Cám ơn bác. Không muốn gì cả.
Mặt ông đớ ra. Ông nhìn cha tôi đau đớn rồi quay sang tôi, lại ứa nước mắt.
- Ai sống cũng muốn một cái gì mà.
Tôi đành nói :
- Ðiều con muốn chỉ có trời mới cho con được.
Tôi chưa kịp nói nốt ý mình, trong đôi mắt già nua đục mờ hoen lệ, một cái gì tắt đi. Ông chìm vào một cỏi nào đó, cái đầu gục xuống ngực.
Một đêm bốn mươi năm trước Diệp Phương từ sòng bạc trở về chỗ trọ rủ ba tôi đi xứ khác làm ăn. Vận may không có ở xứ này. Diệp Phương đã mắc nợ nhiều lắm mà làm công như ba tôi hết đời cũng không khá nổi. Tại sao ba không ra đi ? Ông không nói về điều này. Thông thường một mảnh đất giử được một người khi nơi đó ta đã chôn cất người bạn thân, hay nơi đó đang sống người đàn bà mình yêu thương. Có thể cả hai đều đúng với ba tôi. Suốt bốn mươi năm, Thanh minh nào ba cũng tảo mộ A San. Sau này đắp thêm mộ mẹ, ba tôi dắt tôi cùng đi. Hai cha con lủi thủi gánh đất đổ lên mộ, làm cỏ chung quanh, vẽ lại chữ trên bia, cắm nhang, rồi lặng lẽ đi theo lối mòn tới đây. Hai cha con ngồi xuống, nhìn về chân đồi, phía lòng chảo xa xa, xanh ngắt màu cải bẹ trắng, cải ngọt xanh. Những luống ớt, cà chua chín đỏ. Và bướm, hàng trăm con, có khi đến hàng ngàn con, bay chờn vờn, chờn vờn trong cảnh trí thung lũng lộng lẫy và kỳ ảo như mơ.
Ba ít nói về me. Hai người đã yêu nhau, cưới nhau, sanh ra tôi, rồi mẹ qua đời. Ba không nói khi người đàn ông mất đi trong đời người đàn bà mình yêu thương thìcuộc sống còn mang ý nghĩa gì ? Nhưng tôi lớn dần theo năm tháng, nỗi bất hạnh ngấm từ từ vào xương thịt, đến một lúc đủ cho tôi hiểu mất mẹ là một mất mát lớn lao đến nổi về sau nhưng mất mát tiền bạc, bạn bèn, tình yêu... chẳng qua là những mất mát lặt vặt.
Diệp Phương lại trở về tìm ba tôi mười năm sau đêm hai người chia tay. Diệp Phương đã tạo được một tài sản kha khá ở Mã Lai Á. Việc kinh doanh đang phát đạt, ông muốn rủ ba tôi sang bên đó làm ăn. Chứ cha con bồng bế nhau sống ra sao ở xứ sở triền miên thiên tai và chiến tranh này ? Hàng trăm quân Mỹ đang đỗ bộ. Ðất nước này rồi đây không tan tành vì bom đạn Mỹ thì cũng tan tác vì đồng đô la của lính Mỹ. Bỏ mà đi thôi. Còn đứa bé ? Giao nó cho bà ngoại, hàng tháng giở tiền về nuôi. Tôi đang chơi bán quán, vùng đứng đậy, hất tung mọi thứ, chạy tới trước mặt Diệp Phương hét lên :
- Ông ác lắm. Mẹ tôi mới chết bỏ tôi, mà ông còn xúi ba tôi bỏ tôi nửa. Mai mốt ông chết không ai khóc ông cho ông biết !
Tại sao tôi nói như vậy ? Hồi đó người ta tin rằng vong hồn mẹ đã nhập vào tôi để nguyền rủa ông Diệp. Phần tôi không hề nhớ mình từng nói điều đó. Khi ông Diệp gục đầu tuyệt vọng vì không thể đem bất cứ điều gì để cưú chuộc, ba mới kể lại câu chuyện. Tôi tự lý giải xem tại sao tôi nguyền rủa người khác một điều khủng khiếp như vậy ? Chết không ai khóc. Có thể do đám ma mẹ tôi trước đó chỉ mấy tháng. Tất cả đều gào khóc. Nhìn người ta đóng đinh lên nắp hòm, linh cảm nổi bất hạnh của mình, tôi nắm chặt hai bàn tay nhỏ xíu đấm thùm thụp vào quan tài khóc thét : Mẹ ơi đừng bỏ con...
Ðừng bỏ con. Phải chăng tiếng gào khóc ba ngày đêm ấy đã nhập tâm tôi nổi sợ hãi cô đơn sẽ đeo đẳng tôi suốt đời. Như lời nguyền đã đeo đẳng ông Phương. Bảy mươi tuổi, ông có vợ, có con trai vàcon dâu, con gái và con rể, cháu nội và cháu ngoại. Của cải ông có đủ để tờ báo tài chánh xếp ông vào danh sách năm mươi người giàu nhất xứ trong thập niên 80.Ông là biểu tượng cho cả ba : Phước - Lộc - Thọ. Nhưng đêm đêm ông vẫn choàng dậy kinh hoàng nghe tiếng trẻ thơ thét : " Ông ác lắm. Mai mốt ông chết đi không ai khóc ông ". Ði lần trong bóng hoàng hôn nhập nhoạng của đời mình, ông Diệp cảm nhận dần cái điều khủng khiếp trong đôi mắt trẻ thơ khi nó nói : " Ông ác lắm, ông xúi ba tôi bỏ tôi."
Tôi cầm tay ông gọi : " Bác "
Ông mở mắt, lúc lắt đầu, không nói gì, không cả một tiếng thở dài.
Tùy mùa người ta trồng thuốc lá ở những rẻo đất lưng đồi. Khi cây thuốc lá trổ hoa, bướm bay về hàng đàn đông kinh khủng. Hoa thuốc lá thường dụ được những con bướm to sặc sỡ. Tôi đuổi theo. Ðất thung lũng mềm nhuyễn và ẩm mát. Ðứng trong rẫy thuốc lá, tôi giơ con bướm lên vẩy vẩy. Ba tôi ngồi trên lưng đồi này cũng vẫy vẫy tay. Tôi lại vui cười nhảy nhót theo những con bướm đủ màu, nhưng cứ năm ba bước lại quay đầu nhìn chừng ba, và khi thấy lá thuốc to che khuất nửa mặt người, tôi vội quăng con bướm chạy ù về ôm chặt lấy ba. Người trấn an " Ba đây mà ". Nhiều đêm tôi hoảng hốt thét lên trong giấc mộng "Ðừng bỏ con ". Phải chăng đứa bé mất mẹ sẽ suốt đời bị ám ảnh bởi nổi sợ hãi bị bỏ rơi.
Ðêm tết Mậu Thân, cúng giao thừa xong ba tôi đi cúng chùa Ông. Tôi thì thầm bên ảnh mẹ những ước nguyện đầu năm mới rồi đi ngũ. Pháo nổ. Súng nổ. Khói. lửa. Tôi ngồi dậy gọi ba ơi. Ba chưa về. Tôi lao đi, chạy trong cơn hoảng loạn, giữa các lằn đạn. Ba ơi ! Ba ơi ! Khi hai cha con trở lại nền nhà cũ, ba tôi bới đống gách vụn ra, dựng lại bàn thờ Thổ Ðịa, thắp nhang, quì phục xuống đất, tạ ơn thổ thần... đã che chở cho tôi. Rồi ông đứng đậy bụi vụn bám theo tay. Ông phủi tay. Gần hai mươi năm quần quật làm lụng và ky cóp. Rồi bắt đầu lại từ con số không.
Mất mát và đổ nát gần như đã ăn vào tri thức tôi từ thời thơ ấu. Nên lời từ chối của tôi cũng đơn giản và thật thà " Cám ơn bác. Con không muốn gì cả ". Tôi đã không hề nhớ lời nguyền trẻ con. Chẳng qua, tôi bình thường không mong muốn gì cả. Ðôi khi máu ngông nghênh tuổi bốc lên, tôi cũng có khao khát một điều. Nhưng điều ấy chỉ có trời mới ban cho được. Vì người ta gọi đó là thiên tài. Ðôi lúc, như lúc này, tôi bỗng ao ước có đủ tài năng để vẽ một bức tranh.
Bức tranh mà cứ hàng năm đến tiết Thanh Minh dắt tôi đi thong dong trên lối mòn cát mịn đến ngồi nơi lưng đồi này nhìn xuống lòng chảo kia, ba đã phác thảo trong tâm hồn tôi.
Bây giờ đang mùa mưa, lối mòn biến thành con suối một nửa. Ba với bác Diệp mang đồ lên nghiã địa trên đỉnh đồi cúng A San. Ba hay bác Diệp là người đã chọn nơi này cho A San yên nghỉ ? Khi quăng nắm đất lên nắp quan tài gỗ tạp - của bố thí - ba nhìn cây cỏ chung quanh vỗ về : " A San nắm đây, cảnh cũng giống như quê nhà ". Bác Diệp ngẩng đầu nhìn trời, thở ra một tiếng to " ayda ". Bỏ cha mẹ, bỏ anh em, bỏ làng xóm họ hàng vượt mấy ngàn cây số biển khơi, tới đây chỉ ăn một bữa cơm rồi chết. Làm người không lẽ chỉ đem thân đi gởi nơi đất khách cho dòi bọ đục sao !
Diệp Phương nghiến răng nhìn về chân trời, đôi mắt đau xót và cay cú của con bạc thua đau ngay ván đầu.
Ngày còn ở giữa xóm làng mình, giữa thân bắng quyến thuộc, có khi cũng thiếu mặc thiếu ăn, nhưng không ai thật sự nghèo bao giờ ! Chỉ khi dấn thân tha phương cầu thực, đói khác nơi quê người mới thấm thía sự rẻ rúng của người dưng. Diệp Phương thề trước mộ A San rằng ta sẽ có nhà lầu xe hơi, ta sẽ có tiền bạc để đốt chơi.
Trước mộ bia bày nhang đèn hoa trái. Giấy tiền vàng bạc được xếp lại thành thỏi, xâu thành chuỗi để thành đống. Một căn nhà hàng mã, nan tre giấy bồi, có sân trước sân sau, lầu có ban công, sân thượng có nơi vọng nguyện, phòng khách thư viện rộng rãi khang trang, gara để xe hơi có cả tài xế.
Bác Diệp khấn A San rồi đốt căn nhà. Bác cầm từng xâu giấy tiền vàng bạc bỏ vào lửa. Cha con tôi đã từng làm động tác này một lần. Những năm đẫu thập niên bảy mươi, ba làm ăn phát đạt. Vốn lưu động rải rác ở hàng trăm đại lý. Buổi chiều đó các đại lý lũ lượt đến nộp tiền. Ba cũng biết các tin đồn đang lan truyền. Sắp hủy tiền. Sẽ phát tiền bình quân theo đầu người. Sẽ kiễm tra tiền mặt để đánh tư sản. Nhưng không thể không nhận tiền đại lý đến thanh toán. Lúc đầu ba còn đếm, ghe sổ. Sau, chỉ cầm từng cọc mà quăng vào bao bố. Suốt đêm ba thức giữa những bao bố tiền, đến sáng thàng ra mụ mẫm và hoảng hốt. Nhân viên bàn đổi tiền giúp ba kê khai tiền mặt đang có. Ba móc tiền trong túi áo đang mặc ra. Bảng kê khai nộp rồi, ba nhìn lại những bao bố tiền. Nó không được khai. Nó đã thành tiền phi pháp. Lại tin đồn. Ba đóng cửa, lấy ra cái thau vẫn thường để đốt giấy vàng bạc cúng cô hồn. Tự tay ba cầm từng cọc tiền của mình cho vào lửa. Ðốt gần một giờ đồng hồ, Khói đầy nhà. Tôi phải dùng cây cời than trong bếp khượi đóng tiền đang cháy cho thoáng khói, cháy cho nhanh. Giấy tiền vàng bạc nhà lầu xe hơi cũng chỉ cháy bùng lên trong chốt lát.
Hai ông già đứng đậy. Xa xăm trong mắt nhìn của ba có khóm trúc xanh mà cậu bé nào ngàn năm trước đã bẻ một nhành làm ngựa cởi quanh gường đùa với cô bạn gái của tuổ thơ. Lối mòn nào của Lỗ Tấn đã đi qua thành đường. Và vầng trăng nào Lý Bạch đã ngẫng đầu nhìn rồi cúi đầu nhớ cố hương. Hai ông già hẹn nhau về làng cũ. Bác Diệp sẽ bay qua ngã Hồng Kông. Ba không xin được passport, sẽ đi bằng đường bộ qua biên giới Việt - Trung.
Tuổ già, ba hay thức giấc lúc nửa đêm, sực nhớ lại chuyện này chuyện kia từ năm nảo năm nào. Ba nhớ vào Tết sau Tết Mậu Thân ba có đi xin lộc ở chùa bà, vay mấy trái quít và một phong bì lì xì để làm vốn. Nhân ngày rằm ba đem hai thúng quít và một mâm bao lì xì đến chùa để trả. Ba lại nhớ đã hứa cho con trai thím Năng đôi giày năm nó bắt đầu đi học. Nay nó đã lớn, mà con nó cũng đã lớn, vẫn còn ở lối xóm đó. Ba tự mình đi mua giầy cho cả cha lẫn con. Ba còn nhớ lần bệnh nặng sau vụ đổi tiền phải nằm nhà thương công, có chị y công lần nào phát cháo cũng hỏi ba có bớt đau không. Tôi đi tìm người đó để ba cảm ơn vào chào từ biệt. Chẳng mấy chốc những nơi quen biết xa gần đều biết tin ba tôi sắp đi xa. Họ đến chào hoặc gởi lời thăm hay gởi quà. Thấy mặt hay nhắc tên người nào ba đều nhắc đến chuyện cũ, chuyện mới, có dây có nhợ. Suốt ngày ba tiếp khách hay đi từ giã người quen. Suốt đêm ba đi quanh quẩn trong nhà, xếp đặt đồ đạc, dặn dò tôi mọi điều, mỗi điều ba bảy bận. Tôi nhìn ba, bỗng rùng mình bởi một linh cảm. Tôi năn nỉ :
- Ðường xa xôi quá ba đừng đi !
Ba mỉm cười.
- Ba không đi. Ba chỉ trở về.
**********************************
Tôi trở lại lối mòn con suối. Bên vách chòi nước mưa vẫn còn chảy long tong. Sương trên vùng lòng chảo đã tan. Bướm bay dập dìu như hội trên rẫy mướp. Bầy chim đã bay đi kiếm ăn không còn líu lo liếp chiếp trong bụi tre nữa. Những tai nấm đã xoè ra. Lũ kiến vàng vẫn còn tha trứng. Tôi đặt bàn chân trần trên lớp cát mịn màng của lòng con suối lối mòn, đi thong dong theo triền nước chảy trong nắng sớm xiên khoai, mong manh như cánh bướm cải.