Sau đó Lippel trở về nhà bà Jeschke. Thấy cậu , bà ngạc nhiên:
-Lippel? Cháu chưa muốn về nhà sao?
Lippel do dự:
-Dạ, nhưng...
-Sao cháu không về? có chuyện gì vậy?
Lippel thú thật:
-Cháu không dám về.
Bà nhìn Lippel dò hỏi:
-Cháu không dám về? tại sao?
Lippel nói nhỏ:
-Cháu sợ bà Jakob sẽ đánh cháu. Sáng nay bà cảnh cáo cháu rằng nếu không về ăn trưa ở nhà thì sẽ có chuyện xảy ra.
Bà Jeschke phẫn nộ:
-Không thể tưởng tượng nổi. Bác sẽ cùng đi với cháu về nhà. Bà Jakob sẽ không dám đánh cháu đâu. Cháu đợi bác mặc áo 1 chút, chỉ 5 phút thôi.
Bà Jeschke bỏ đôi dép thường mang trong nhà và xỏ chân vào đôi giày đen. Họ cùng đi qua bên kia đường và bấm chuông, mặc dù Lippel có chìa khóa nhà.Bà Jakob ra mở cửa.
-À, ra là cậu. Vào đây.
Giọng nói của bà đầy vẻ hăm dọa. Bà Jakob không nhìn bà Jeschke, coi như bà ấy không có mặt và còn định đóng cửa không cho bà vào , nếu Lippel không kịp kéo tay bà Jeschke vào nhà. Khi đã đứng trong phòng khách, bà Jeschke lịch sự nói:
-Chào bà, tôi là Jeschke.
Bà Jakob trả lời:
-Tôi cũng nghĩ vậy. Bà có ý sang thăm chúng tôi?
-Tôi theo Lippel sang đây...
Bà Jakob ngắt lời:
-Theo ai?
Lippel nói thay:
-Theo cháu.
Bà Jakob nói :
-À, theo Philipp.
Bà Jeschke bình tĩnh:
-Tôi về cùng với Lippel vì cậu sợ bị đòn chỉ vì bữa trưa nay ăn cơm tại nhà tôi.
Bà Jakob vừa cười vừa nói:
-Tôi đánh Philipp? Vô lí! Đó chỉ là những ý nghĩ điên khùng của Philipp. Tôi không đánh đập ai bao giờ. Tuy nhiên Philipp buộc phải ở lại trong phòng.
Bà Jeschke phẫn nộ:
-Bà không thể nhốt Lippel trong phòng chỉ vì cháu ăn trưa tại nhà tôi! Như vậy là không thể chấp nhận được.
-Xin lỗi, chuyện này bà phải để cho tôi xử lí. Hơn nữa tôi là người chịu trách nhiệm về Philipp chứ không phải là bà.
Bà Jeschke lớn tiếng:
-Không, tôi không thể để cho bà làm vậy đâu. Tôi đã mời cháu.
Bà Jakob lạnh nhạt:
-Đó là lỗi của bà chứ không phải của tôi.
Bà Jeschke đến gần và đặt tay lên vai bà Jakob:
-Bà có thể đi.
-Đi? Bà muốn nói gì?
-Bà được phép nghỉ sớm 1 ngày. Tối nay tôi ở lại đây với Lippel.
Bà Jakob phẫn nộ:
-Không thể được. Hơn nữa tôi được trả tiền thù lao cho đến cuối tuần.
-Nếu chỉ vì việc trả tiền thì tôi có thể sắp xếp được. Tôi sẽ nói chuyện với ông Mattenheim. Chắc bà có số điện thọai của ông ấy chứ?
-Không, tôi không có.
Lippel nói chen vào:
-Nó nằm kế bên máy điện thọai.
Trong khi bà Jeschke quay số, bà Jakob đứng kế bên với vẻ mặt hầm hầm tưởng như muốn lấy máy điện thọai đập vào mặt bà Jeschke.
-Chào ông, ông có thể cho tôi nói chuyện với ông Mattenheim?
Bà chờ 1 chút rồi nói tiếp:
-A lô, ông là ông Mattenheim? May quá, ông có mặt ở khách sạn. Tôi là bà Jeschke ở đối diện nhà của ông... Vâng, chúng tôi có 1 vấn đề. Tôi dự định sẽ ở lại nhà ông đến trưa mai để trông chừng Lippel - bà nhìn sang Lippel và nói tiếp - tôi tin là Lippel cũng muốn như vậy.
Lippel hét to vào ống điện thoại:
-Rất muốn! Trăm lần thích hơn! Ba!
Bà Jeschke lắng nghe tiếng nói trong điện thọai, 1 hồi sau bà nói:" Vâng",... "Vâng"...., và "Đúng, tôi rất tiếc." Cuối cùng bà hỏi:
-Ông không phản đối nếu bà Jakob nghỉ việc từ bữa nay và nhận đủ tiền cho 7 ngày?... Tốt, như vậy thì không có gì trở ngại nữa.
Bà đưa ống điện thọai cho bà Jakob:
-Ông Mattenheim muốn nói chuyện với bà.
Với bộ mặt lạnh như tiền, bà Jakob cầm lấy ống điện thọai. Lippel hồi hộp theo dõi, nhưng bà chỉ nói:" Vâng" và "vâng" và "nếu ông muốn". Sau cùng bà dằn mạnh ống điện thọai xuống máy. Lippel than phiền:
-Nhưng cháu cũng muốn nói chuyện với ba.
Bà Jakob quay qua Lippel:
-Chuyện này hiện giờ không quan trọng. Trước hết chúng ta phải giải quyết những chuyện cần kíp khác - bà lẩm bẩm trong miệng - thật không thể tưởng tượng được! Thật là bất lịnh sự! Đuổi tôi ra khỏi nhà! Nhưng trong gia đình này thì người ta có thể đóan trước rồi!
Bà Jeschke đáp lại:
-Không ai đuổi bà đi cả. Bà được phép nghỉ sớm 1 ngày.
-Nhưng làm sao tôi về nhà đây? Tôi phải đi bộ xuyên qua cả thành phố với cái va li nặng trên tay?
Lippel mở sổ điện thọai ra tìm và quay số.
-Cậu gọi ai vậy?
-Cháu gọi taxi cho bà.
Bà Jakob hỏi:
-Vậy tôi phải trả tiền taxi hay sao?
Lippel trả lời:
-Dạ không, dĩ nhiên là không.
-Vậy cậu lấy tiền ở đâu ra?
-Trong hộp gỗ nhỏ của cháu. Cháu có cất trong đó 1 ít tiền để dùng cho những trường hợp khẩn cấp.
Bà Jeschke thêm vào:
-Phải, Những lúc như thế này có thể coi là trường hợp khẩn cấp.
15phút sau bà Jakob rời khỏi nhà mà không 1 lời từ giã. Lippel và bà Jeschke nhìn qua cửa sổ thấy bà lên taxi. Khi chiếc xe đã chạy khỏi, bà quay sang Lippel nói :
-Bây giờ chúng ta sẽ có 1 buổi tối thỏai mái.
Lúc Lippel lên giường thì trời đã khá tối. Bà Jeschke về nhà lấy quần áo ngủ và các đồ dùng cần thiết. Họ dùng cơm tối chung và cùng dọn dẹp. Sau đó chơi cờ và xem truyền hình. Giờ đây Lippel cảm thấy mệt, lên giường nằm, ngáp to và chìm vào giấc ngủ.
Chủ nhật
Cuốn sách của LippelBà Jeschke đang chuẩn bị thức ăn sáng thì Lippel cũng vừa bước ra khỏi phòng. Trông cậu có vẻ còn ngái ngủ, tóc dựng đứng trên đầu. Bà Jeschke vui vẻ nói:
-Chào Lippel.
-Chào bác.
-Có chuyện gì vậy? Cháu giận bác à? Có phải tiếng hát của bác đã đánh thức cháu không?
-Dạ không. Cháu không có phiền bác, chỉ có điều cháu tiếc là tối qua không nằm mơ được.
Bà ngạc nhiên:
-Thật vậy sao?
-Cháu có nằm mơ nhưng chỉ gặp Arslan, Hamide, trường học. Hình như cũng có gặp bác. Nhưng lại không mơ tiếp được giấc mơ cũ nên bây giờ cháu cũng không biết câu chuyện kết thúc ra sao.
Bà Jeschke thông cảm:
-Như vậy thì tiếc thật.
Lippel quả quyết:
-Cháu sẽ mơ câu chuyện đó vào tối mai.
-Bác chỉ sợ khó xảy ra. Nếu câu chuyện trong mơ bị ngưng, chắc chắn là khó mơ tiếp được nữa.
Lippel tiếc nuối:
-Vậy cháu phải làm sao đây? Chỉ còn thiếu có đọan cuối, cháu rất muốn biết đọan kết như thế nào?
Bà Jeschke suy nghĩ 1 hồi rồi nói:
-Hình như cháu có kể cho bác nghe bà Jakob lấy 1 quyển sách của cháu, trong đó có câu chuyện giống như trong giấc mơ?
-Dạ, đúng rồi. Nhưng bà Jakob đã giấu quyển sách đó, chắc chúng ta sẽ không tìm ra đâu.
-Chờ chút.
Bà Jeschke nói và đi vào phòng ngủ của ba má Lippel, chỉ mấy phút sau bà trở ra với quyển sách trên tay.
-Đúng , đây là quyển sách của cháu. Bác tìm thấy nó ở đâu vậy?
-À, tối hôm qua bác muốn tìm sách đọc trước khi đi ngủ. Bác thấy 1 quyển sách trên tủ có nhiều câu chuyện rất lí thú.Cháu có đọc truyện về bà Hòang hậu rắn chưa?
-Dạ chưa. Truyện này cháu chưa muốn đọc. Cháu thích đọc truyện về ông vua và đứa con của ông trước.
Lippel hồi hộp cầm quyển sách đi nhanh đến giường, run run lật từng trang, tìm được ngay câu chuyện và bắt đầu đọc. Một lúc sau, Lippel trở xuống bếp tìm bà Jeschke và ngồi xuống dưới vẻ thất vọng:
-Lại xảy ra chuyện gì nữa đây? Cháu có bộ mặt giống như bị ai đó lấy mất quyển sách của mình!
-Câu chuyện trong sách không giống giấc mơ gì cả, chỉ có đọan đầu là giống. Trong đó không có bà thím. Người xấu tên là Odaliske, cháu không biết Odaliske là gì?
-Odaliske? Bác cũng không biết. Nhưng ba má cháu chắc có cuốn tự điển?
-Dạ có, ở trong phòng làm việc của ba.
-Vậy chúng ta thử tìm xem.
Hai ngừơi tìm trong cuốn tự điển nghĩa chữ odaliske. Lippel đọc to và tỏ vẻ hờn dỗi:
-Odaliske là 1 người nô lệ da trắng. Nhưng bà thím không phải là người nô lệ!
-Cháu không nên giận quyển sách cũng như cuốn tự điển. Chúng đâu có lỗi gì. Cháu đã mơ câu chuyện riêng của cháu. Cháu tưởng tượng ra nó, như vậy rất đẹp.
Lippel ngập ngừng:
-Dạ, nhưng... nhưng làm sao cháu biết được đọan kết của câu chuyện?
-Cháu cứ tự nghĩ ra đọan kết. Hãy tưởng tượng tiếp.
-Không , không được. Cháu sợ rằng đọan kết cháu tưởng tượng không đúng với câu chuyện.
Bà Jeschke chòang tay qua vai Lippel và cùng đi vào nhà bếp:
-Bác đề nghị chúng ta hãy tạm quên câu chuyện. Có thể tối nay hay ngày mai cháu sẽ mơ tiếp. Còn bữa nay, lát nữa đây ba má cháu sẽ về nhà. Chúng ta sẽ đón họ với 1 bữa ăn thật ngon . Cháu nghĩ sao?
Lippel thừa nhận đây là 1 đề nghị rất hay. Trước tiên họ ăn sáng, sau đó dọn dẹp và chuẩn bị bữa ăn trưa. Bà Jeschke rất thích cái máy xay trái cây bằng điện của ba. Bà làm cho mỗi người 1 li cam vắt, 1 li nước cà rốt và sau cùng là 1 li nước táo. Tuy bà đưa ra lí do mọi người cần đến sinh tố, nhưng Lippel biết rõ sở dĩ bà làm nhiều lọai là vì muốn thử máy. Sau khi chuẩn bị thức ăn và sắp đặt xong bàn ăn, bà Jeschke chạy về nhà lấy 1 keo trái lê nấu làm đồ tráng miệng. Như vậy là việc chuẩn bị đã hòan tất, tất cả đều sẵn sàng.