Thạch Dìn nghe qua câu chuyện, anh rất tức giận. Còn Hà Minh thì vừa thương lại vừa giận mẹ. Cô trách bà sao lại quá nông nổi như vậy? Nếu không phát hiện kịp thì Hà Tiên phải khổ suôt đời. Biết chị giận mẹ nên Hà Tiên nói:
– Đây cũng chưa hẳn là do lỗi của mẹ.
– Tại ông ta mà ra cả.
Thạch Dìn gật gù:
Hà Tiên nói rất phải. Đâu thể nào mà trách bác gái được. Âm mưu của họ mà.
Thở dài, Hà Tiện lại nói:
– Tội cho anh Bảo Triều, gặp mẹ mà không thể nhìn nhận.
Hà Minh nhìn em, khuyên:
– Em cần nên gần gũi động viên cậu ấy.
Hà Tiên chợt nói:
– Còn chuyện này nửa môi là đáng nói.
– Gì nữa vậy em?
– Chị có biết Bảo Bảo là ai không?
Ngạc nhiên, Hà Minh hỏi lại:
– Em nói đi!
– Bảo Bảo là em ruột của Bảo Triều đấy.
Trợn mắt ngạc nhiên, Hà Minh hỏi lại:
– Thật vậy sao?
Thấy hai người nhắc đến Bảo Bảo, Thạch Dìn cũng không kém phần ngạc nhiên:
– Hai em biết Bảo Bảo nữa sao?
Hà Minh kể:
– Bảo Bảo xin vào làm công cho em từ mấy tháng nay rồi.
– Vậy sao! Kẻ làm anh này sao chẳng biết gì cả.
Hà Tiên bật cười, mặc đù nụ cười không mấy tươi tắn:
– Em còn chẳng biết nữa là.
Thạch nìn lại nói lên sự hiểu biết của mình:
– Anh em Bảo Triều hoàn cảnh đau thương lắm, nhưng chẳng chịu sự giúp đỡ của ai đâu:
Hà Mình gật gù, tán thành:
– Điều này thì em có biết. Lần đầu tiên gặp Bảo Bảo thì em đã biết cậu ấy là người tốt.
Thạch Dìn nói tiếp, giọng anh đều đều nhưng không kém phần xúc động:
– Bảo Triều ngoài việc đi học ra, cậu còn làm đủ thứ việc để nuôi em ăn học.
Hà Tiên nói tiếp lời Thạch Dìn:
– Hai anh em họ đã thành đạt, đó là do lòng kiên trì và vượt khó.
So Pha, Bảo Bảo, Bảo Triều xuất hiện cùng một lúc.
So Pha chạy ào đến bên anh mình, cô reo lên:
– Anh Hai! Anh về hồi nào vậy? Quà của em đâu?
Lừ mắt nhìn em một cái, Thạch Dìn lắc đầu:
– Lớn rồi mà cứ mè heo không sợ người ta cười.
Hất mặt, So Pha chu môi:
– Em hổng sợ!
Thạch Dìn bảo đùa:
– Chẳng lẽ ế chồng , em cũng không sợ.
So Pha vẫn cười hề hề:
– Em đâu có sợ ế. Ế càng tốt chứ có sao đâu. Em vẫn được ở bên mẹ, bên anh, thích nhỉ!
Gãi gãi đầu, Thạch Dìn vờ nhăn mặt:
– Trời đất! Em nghĩ như vậy thật sao?
So Pha gật đầu chắc nịch:
– Như vậy chắc chắn chẳng sợ ai ăn hiếp mình.
Lắc đầu chào thua, Thạch Dìn kêu:
– Ối! Ai mà chịu nổi đây chứ?
– Nhà của em thì em ở chứ có sao đâu. Anh Hai đừng hòng ăn hiếp em.
Rụt cổ, lè lười, Thạch Dìn bảo đùa:
– Ai mà dám ăn híếp em chứ, có mà điên à?
– Hì hì ... Anh Hai làm như em dữ lắm không bằng.
Cười cười Thạch Dìn phân bua:
– Em đâu có dữ, chì mè nheo, nũng nịu làm anh khổ lắm rồi.
Vừa đấm liên tục vào lưng anh, So Pha vừa nói:
– Anh đám nói xấu em phải không?
Thạch Dìn dài giọng nhại theo:
– Em về mách mẹ cho anh xem chứ gì. Phải không?
So Pha chu môi:
– Hổng dám đầu!
Thạch Dìn cười khì:
– Em chỉ có cái chiêu đó là hay nhất.
Thái độ cử chỉ của So Pha làm cho mọi người một phen cười giải trí. Bảo Bảo xen vào:
– Nói như vậy là em có nguy cơ rồi đó So Pha ạ.
Tròn mắt nhìn Bảo Báo, cô bé ngây thơ hỏi:
– Nguy cơ gì vậy?
– Em thật không biết à? - Hà Tiên cũng tham gia.
So Pha quay qua Thạch Dìn, cầu cứu:
– Là sao vậy, anh Hai?
Thạch Dìn lắc đầu. So Pha cầu cứu Hà Minh:
– Chị nói cho em biết đi chị.
Hà Minh mỉm cười, cô cũng lắc đầu:
– Chị không rõ.
Chu môi, So Pha phải xuống nước năn nỉ Bảo Bảo:
– Anh nói cho em nghe đi, nguy cơ gì cơ?
Cười cười, Bảo Bảo nói nhanh:
– Nguy cơ ống chề chứ còn gì.
Hiểu ra, Bảo Bảo có ý trêu mình nên cô la lên:
– A! Cái anh nay, dám trêu em hả?
Tiếng cười giòn tan. Thạch Dìn lắc đầu than phiền:
– Lớn rồi mà cứ như con nít vậy.
Hà Tiên cứu bồ:
– Thà vậy mà vui, anh ạ.
Bảo Triều lại quay về với thực tại, anh nói với mọi người:
– Trần Phong, anh ta chưa bỏ qua chuyện này đâu.
Hà Minh lo lắng:
– Liệu anh ta còn làm gì nữa?
Thạch Dìn thì nói:
– Nó dám!
Hà Tiên lo lo:
– Anh ta chuyện gì mà không dám làm chứ.
Bảo Triều phân tích thật kỹ cho mọi người nghe. Bà Hà Trân bước ra và lên tiếng:
– Các con đừng lo, mẹ đã có cách.
Mọi người quay lại. Hà Minh chạy đến bên mẹ:
– Mẹ đang bệnh sao còn ra đây làm gì?
Khó khăn lắm, bà Hà Trân mới nói được:
– Mẹ không muốn các con phải lo lắng nữa đâu.
Hà Tiên lo lắng:
– Nhưng mẹ phải làm gì đây?
– Mẹ với nó phải la tòa mà thôi.
Thạch Dìn nghe xong đã lên tiếng:
– Như vậy không ổn đâu bác ạ. Từ từ chúng ta sẽ có cách tính.
Bà rầu rầu nói:
– Ngày nào chưa làm ra lẽ, thì ngày đó chúng ta chưa thể yên với nó.
Bảo Triều cay đắng:
– Không ai ngờ được mẹ con trước đây cũng rơi vào tình trạng như bác đây, nhưng hoàn cảnh con còn bi đát hơn.
Thạch Dìn nổi giận:
– Thật là cha nào con nấy" mà ...
Bảo Bảo rất mừng khi biết tin mẹ mình còn sống và ở gần đây, nhưng nỗi oán trách thì không thể nào khỏi được khi nghĩ đến hoàn cảnh của hai anh em.
Thấy em trầm ngâm không nói gì, Bảo Triều hiểu được tâm trạng của em mình trong lúc này nên an ủi:
– Em cứ xem như chẳng có chuyện gì. Hãy sống như từ trước đến giờ anh em mình từng sống.
Bảo Bảo nét mặt nhăn nhúm thảm não trông rất đáng thương, nhìn anh thống thiết:
– Nhưng dù sao bà ấy cũng là mẹ của mình mà anh.
Mặt hầm hầm, Bảo Triều bảo em:
– Anh vẫn biết vậy, nhưng mà bà ấy quá vô tình với anh em mình.
– Có thể mẹ đang gặp chuyện khó khăn.
– Khó khăn gì thì cũng phải nhớ còn hai đứa con mình chứ.
Bảo Bảo thông cảm cho mẹ nên nói:
– Anh ơi! Biết đâu mẹ mình cũng đang có nỗi khổ riêng thì sao.
– Hừ! Khổ ư? Bà ấy đang sống trong cảnh giàu sang kia mà.
– Giàu chưa hẳn là hạnh phúc và sung sướng đâu anh.
Đột ngột, Bảo Triều hỏi em:
– Em có biết cha mình hiện giờ ở đâu không em?
Thoáng buồn, Bảo Bảo thở dài, giọng buồn man mác:
– Em không ngờ cuộc đời anh em mình lại như vậy, có cha có mẹ mà chẳng khác nào mồ côi.
Cả hai im lặng, Bảo Triều không dám nói gì thêm nữa. Anh sợ làm em mình phải chạnh lòng ...
Bảo Triều giật mình khi hay tin bà Hà Tiên mất tích. Anh vội vã đến tìm Hà Tiên. Cô khóc ngất lên:
– Anh ơi! Em phải làm sao đây? Mẹ em đi chiều qua đến giờ chưa về.
Nắm tay cô ấn ngồi xuống, Bảo Triều động viên:
– Em hãy bình tĩnh lại, nói cho anh biết xem bác gái ra đi từ lúc nào.
Mếu máo và lo sợ, Hà Tiên kể:
– Chiều qua mẹ nói đi chợ mua ít đồ gì đó đến giờ vẫn chưa về.
Bảo Triều thốt lên:
– Bắt cóc!
– Hả! Bị bắt cóc ư? Nhưng mà ai bắt? Họ bắt mẹ em để làm gì?
– Em à! Anh nghĩ chuyện này có dính dáng đến Trần Phong.
Hà Tiên đứng bật dậy như cái lò xo:
– Trần Phong ư? Nhưng mà anh ta bắt mẹ em để làm gì?
– Tống tiền.
– Tống tìền ư? Tại sao lại là mẹ của em chứ?
Bảo Triều nói nửa đùa nửa thật:
– Vì anh ta biết em có nhiều tiền.
Hà Tiên phụng phịu khi biết Bảo Triều đùa:
– Anh này, giờ đang rối mà anh vẫn còn đùa được.
Tiếng chuông điện thoại reo. Hà Tiên giật bắn người, cô run rẩy nói với Bảo Triều:
– Có khi nào họ gọi tới không anh?
Thoáng chút phân vân, Bảò Triều nhấc ống nghe:
– Alô!
– Bảo Triều hả? Chị Minh đây. Mẹ về chưa em?
– Chưa chị ạ.
Lời nói của Hà Minh như cuống lên:
– Tính sao đây?
Bảo Triều khuyên:
– Chị nên bình tĩnh, chúng ta tìm cách giải quyết.
Ngẫm nghĩ giây lát, Hà Minh lại nói:
– Em ở đó chờ chị sắp xếp, chị và anh Thạch Dìn về ngay.
– Có anh Thạch Dìn ở đó nữa hả chị.
– Ừ.
– Vậy chị cứ để đó cho Bảo Bảo, anh chị về liền nhé.
– Được rồi!
Bảo Triều để ống nghe xuống rồi nói với Hà Tiên:
– Em an tâm, mẹ chẳng sao đâu.
– Vân. Nhưng em thấy lo cho mẹ quá. Nếu mẹ có làm sao thì em sẽ khổ lắm, anh ạ.
Nhìn cô đăm đăm, Bảo Triều lại hỏi một câu đầy ý nghĩa:
– Em thương mẹ em lắm sao?
Gật đầu một cái chắc nịch, Hà Tiên tâm sự:
– Dù mẹ em có làm việc gì xấu đi chăng nữa, em vẫn quý trọng mẹ, anh ạ.
Mẹ là người đã nuôi dạy chúng ta từ thuở bé đến nay. Chúng ta không có quyền chỉ trích hay buồn phiền mẹ đâu.
– Em có ý nghĩ thoáng như vậy sao?
Hà Tiên lại nói:
– Mẹ có nỗi khổ riêng của mẹ, anh ạ.
Bảo Triều chưa kịp nói gì thì điện thoại reo, lần này Hà Tiên bắt máy:
– Alô. Hà Tiên đây, ai gọi vậy?
– Có phải cô là con gái của bà Hà Trần không?
– Đúng? Có gì không?
– Gia đình cô có muốn biết tin của bà ấy không?
Hà Tiên nói nhanh:
– Ông là ai mà biết mẹ tôi?
– Mẹ cô đang ở chỗ của chúng tôi.
– Chúng tôi ư? Nhưng các ông là ai?
Anh ta nạt ngang:
– Đừng dông dài, cô bé. Muốn thấy mặt mẹ thì hãy đem theo hai trăm triệu mà chuộc.
Hà Tiên kêu lên:
– Hai trăm triệu ư? Đúng là quân ăn cướp mà!
Thạch Dìn trấn an:
– Hai em đừng lo, anh và Bảo Triều sẽ có cách giúp các em.
Hà Tiên khẩn trương:
– Nhưng mẹ em đang nằm trong tay bọn chúng.
Thạch Dìn bảo:
– Mục đích của tụi nó là tống tiền mà thôi.
Bảo Triều cũng nói thêm:
– Nó không làm hại con tin đâu.
Cả bốn người chụm đầu bàn bạc, đi đến thống nhất ý kiến. Hà Tiên cảm thấy nhẹ nhõm khi bên cạnh cô có Bảo Triều và Thạch Dìn ...
Hà Tiên thơ thẩn đi trên bãi cát bờ biển Hà Tiên. Nhớ về kỷ niệm hôm nào, lần đầu tiên cô gặp anh, rồi hai bên cãi vã nhau. Cô một mực đòi anh phải đền cho cô lâu đài xây trên cát ...
Tiếng người mẹ vang lên làm Hà Tiên giật mình:
– An! Bình ơi! Về đi con!
Hà Tiên lại nhớ mẹ, cái nhớ da diết vô cùng. Hai ngày cô không gặp mẹ là hai ngày cô cảm thấy đai đăng đẳng.
– Cô vẫn di dạo à?
Giật mình khi phát hiện ra anh ta, Hà Tiên nhìn đăm đăm vào con người của Trần Phong:
– Lại là anh đó à? Sao anh cứ xuất hiện bên tôi hư bóng ma vậy!
– Sao nói khó nghe vậy em?
Cắc cớ, Hà Tiên hỏi:
– Có phải anh đến xem tôi có đủ hai trăm triệu chưa phải không?
Mỉm cười, anh ta kênh mặt:
– Em nói gì anh chẳng hiểu gì cả.
– Hừ! Không hiểu hay là cố tình không muốn hiểu.
– Anh thật không hiểu mà, Hà Tiên quắc mắt nhìn Trần Phong, Hà Tiên mím môi nói như hét:
– Anh thật là quá đáng, dám cho người bắt mẹ tôi để tống tiền.
– Làm gì có chứ!
Hà Tiên nhìn thẳng vào mắt Trần Phong, một lần nữa cô khẳng định:
– Nhất định là anh đã bắt cốc mẹ tôi. Tại sao anh phải làm vậy? Anh nói đi?
Chị em tôi có thể trả nợ cho anh mà.
Trần Phong phản ứng quá bất ngờ làm cho Hà Tiên cũng phải giật mình:
– Láo! Chị em cô trả nợ cho tôi ư? Đừng hòng mà gạt tôi!
Hà Tiên mai mỉa:
– Điều này chính anh đã biết rồi mà. Anh là người luôn xảo quyệt nên nghĩ ai cũng như mình.
Anh ta đáp tỉnh bơ:
– Hôm nay tôi tìm gặp cô là để xem cô đã chuẩn bị tiền cho tôi chưa.
– Hẳn nhiên là chưa rồi, chúng tôi còn đầu óc đâu mà lo nữa chứ.
– Hừm! Các cô đừng có hòng chạy trốn.
– Tôi nói cho anh biết, cho dù có, tôi cũng không đưa đâu.
– Tại sao?
– Chúng tôi phải chờ ra tòa.
Trần Phong hậm hực hăm he đủ điều. Nhưng trước sự cứng rắn của Hà Tiên làm cho anh ta phải run sợ. Anh ta lủi đi mất khi thấy có bóng người xuất hiện.
Hà Tiên ngỡ ngàng khi người xuất hiện là mẹ của Bảo Triều. Hà Tiên cảm thấy lo sợ, mở tròn mắt nhìn bà, cô ngập ngừng nói:
– Con ... con chào bác.
Bà Trần Chưởng gượng cười tỏ thái độ thản nhiên để Hà Tiên đừng lo sợ mà tự nhiên hơn:
– Con đi dạo một mình à?
– Vâng ạ!
– Vậy còn Bảo Triều đâu?
Hà Tiên ngước mắt nhìn bà như cầu khẩn van xin:
– Con xin bác thương giùm con mà khuyên Trần Phong hãy buông tha mẹ con ra.
Lắc đầu, bà thở dài tỏ thái độ ngao ngán:
– Ta không thể hứa gì với con được cả.
– Sao vậy bác? Trần Phong đã hắt cóc mẹ con và đòi tiền chuộc là hai trăm triệu.
Há hốc mồm, bà kêu lên:
– Trời ơi! Cha con ông ta gây ra nhiều tội ác như vậy ư?
Hà Tiên mạnh dạn nắm tay bà, quỳ xuống chân bà:
– Bác ơi! Xin bác hãy giúp con, cứu mẹ nghe bác:
Bà nắm tay kéo cô đứng lên rồi nói:
– Ngày xưa bác cũng bí người ta lừa như mẹ cháu bây giờ vậy. Đến nỗi phải tan nhà nát cửa như thế đó.
Mím môi, Hà Tiên khắc khoải than thở:
– Liệu mẹ con có sao không? Con lo lắm.
– Theo ta nghĩ thì chị ấy sẽ không sao. Vì mục đích của tụi nó là cần tiền.
Nhìn người đàn hà đau khổ, Hà Tiên gợi chuyện:
– Vậy rồi bác có được hạnh phúc với ông ta không?
Thoáng chút đăm chiều, bà kể:
– Có hạnh phúc gì đâu con ạ. Mất chồng, xa con đây là nỗi đau đớn to lớn nhất của người phụ nữ chúng ta. Bác cứ bị giày vò mãi. Sống gần con mà chẳng được gặp mặt, có khác gì ngục tù đâu con.
– Nhưng bù lại bác được sống trong cảnh giàu sang.
Bật cười qua hai hàng nước mắt, bà lại nói:
– Giàu sang là của ngưới ta. Bác đâu được tự do xài tiền của họ chứ. Mình đâu khác gì con ở đâu con.
Hà Tiên ngây thơ nói:
– Vậy sao bác chẳng từ chối mà về với con mình?
Thở dài, bà cố nén xúc động. Rồi bà lắc đầu, tâm sự:
– Làm sao mà về được. Ông ta hăm dọa nếu ta bỏ về với con, ông sẽ cho người hãm hại hai đứa con của ta.
Kinh hãi, Hà Tiên kêu lên thật to:
– Ông ta độc ác như vậy sao? Sao bác chẳng báo cho chính quyền biết.
Lắc đầu, bà nhìn Hà Tiên với vẻ thông cảm:
– Người ta giàu có, thế lực mạnh, nhất nhất ông ta sẽ tiếp tục tìm cách hại mình.
Hà Tiên chợt hỏi:
– Bảo Triều giận bác như vậy, bác có buồn không?
Ngước nhìn cô bà lại nói:
– Buồn chứ con! Mẹ con mấy năm không gặp, giờ gặp nhau mà chẳng được nhìn con, bác thật sự đau lòng lắm.
– Vậy còn bác trai, bác có được tin gì không?
Lắc đầu, ngó mông lung ra biển, bà như nhớ lại cảnh tượng hôm ấy. Bảo Gia vì quá bức xúc, ông đã nhảy ào xuống biển, không biết bây giờ sống chết ra sao nữa ...
– Vẫn bặt vô âm tín con ạ.
Hà Tiên thấy bà thật sự đau khổ. Cô thầm trách Bảo Triều sao chẳng chịu hiểu và thương mẹ, anh lại trách hờn mẹ như thế.
Cô an ủi:
– Con tin rồi đây Bảo Triều sẽ hiểu được nỗi khổ của bác thôi mà.
– Con à! Tuy không được gần gũi chăm sóc hai đứa con, nhưng bác vẫn âm thầm về thăm hoặc là đứng từ xa mà nhìn đấy.
Nghe bà kể, Hà Tiên xúc động, thương cảm rơi nước mắt. Cô động viên an ủi bà:
– Bác yên tâm, cháu tin rồi đây anh em Bảo Triều sẽ hiểu ra thôi.
Hơi tươi nét mặt, bà gật đầu:
– Bác cũng cầu mong được như vậy. Mẹ con bác được sum vầy thì còn vui nào hơn.
Nắm tay bà, Hà Tiên hứa hẹn:
– Bác an tâm, con sẽ giúp bác.
– Được, ta sẽ chờ tin của con.
Hai người chia tay nhau khi màn đêm cũng vừa buông xuống.
Cũng cảnh biển như mọi hôm, Hà Tiên thấy cảnh biển đêm nay buồn thê lương làm sao ...
Đang trên đường đi, Bảo Triều nhận được tín hiệu trên máy di động. Anh ngạc nhiên lắm, vì đây là khuất vùng phu sóng, tại sao lại có tín hiệu. Chẳng lẽ ... Một ý nghĩ hiện lên trong đầu, anh ra hiệu cho Thạch Dìn dừng lại:
– Điện thoại có tín hiệu?
Thạch Dìn giục:
– Nghe xem!
Bảo Triều ngồi xuống mỏm đá to:
– Alô ...
– Bảo Triều phải không?
Đó là tiếng một người đứng tuổi, có thể là đồng bọn của chúng. Bảo Triều gắt giọng:
– Phải, tôi đây!
Người bên kia đầu dây hỏi ngập ngừng, dường như đang hồi hộp lắm:
– Có phải cậu đang trên đường tìm bà Hà Trân không?
Bảo Triều hơi gắt:
– Đúng vậy. Nhưng ông là ai?
– Cậu không cần biết tôi là ai. Nhưng cậu nên nhớ, bọn chúng rất đông, muốn đem chúng ra ánh sáng công lý, cậu cần phải động não cho kỹ.
– Dường như ông muốn giúp chúng tôi?
Ông ta cười to:
– Cũng có thể là như vậy, nhưng tạ lại vì ta nhiều hơn.
– Là thế nào ạ?
– Sau này rồi sẽ biết. Nhưng bây giờ cậu hãy nghe lời ta. Trần Phong đã lời khỏi chỗ ấy, có thể hắn trở về tìm gặp cô gái ấy.
– Là Hà Tiên? Có phải ông muốn nói đến cô gái ấy?
– Có thể là như vậy.
Hơi gay gắt, Bảo Triều nóng vội:
– Ông có thể nói rõ hơn đươc không?
– Được! Vậy cậu hãy đi nhanh về phía căn nhà hoang ấy đi.
– Căn nhà hoang nào?
– Cứ đi tiếp sẽ gặp mà thôi.
Do dự, Bảo Triều lại nói, giọng anh đầy thách thức:
– Tại sao tôi phải tin ông chứ?
– Đó là điều có lợi cho cậu.
– Nếu tôi không tin ông thì sao?
Ông ta cười:
– Cậu thông minh đấy. Nhưng tôi không thể hại cậu được. Vì tôi cần đến cậu sau này.
– Ông cần tôi ư?
– Rất cần nữa là khác.
– Tại sao?
– Cậu thông minh và có tài.
Cười qua máy, Bảo Triều chế giễu:
– Ông có lầm người không đó?
– Dĩ nhiên là không rồi.
– Được, tôi tạm tin ông. Và nghe ông lần này đấy. Nếu sai lời thì ông đừng có trách tôi.
Cất máy, Bao Triều nói với Thạch Dìn:
– Tính sao đây anh?
Thạch Dìn vò vò chiếc lá trong đôi bàn tay. Anh cũng đang căng thẳng vì suy nghĩ.
– Đây là vấn đề nan giải, tụi mình phải suy nghĩ cho cẩn thận.
– Ông ta cho biết Trần Phong đã quay trở về nhà rồi.
Thạch Dìn đắn đo:
– Nhưng mà điều ta cần biết ông ta là ai mới được?
Gật gù, Bảo Triều suy đoán:
– Có thể ông ta là cha của hắn cũng nên. Mà có thể ông ta là người tốt thật sự.
Thạch Dìn bật cười:
– Cậu suy đoán hay quá vậy? Cha thì chỉ có một mà thôi chứ!
Bảo Triều cãi lại:
– Thì chỉ suy đoán thôi mà! Có thể đúng hoặc có thể sai mà.
Thạch Dìn bỗng khều Bảo Triều, anh nói thật khẽ:
– Có bóng người từ căn nhà hoang đi ra.
Bảo Triều căng mắt nhìn theo hướng ngón tay chỉ của Thạch Dìn:
– Tôi có thấy gì đâu.
Mắt hướng về, bóng người, Thạch Dìn lảm nhảm:
– Cái thằng, mày hôm nay làm sao vậy?
– Thì đang lo chứ còn làm sao.
Thạch Dìn mím môi, anh nói như ra lệnh:
– Cậu cứ ngồi ở đây. Một mình anh mò đến đó xem sao.
Đưa tay ngăn lại, Bảo Triều khuyên:
– Đừng anh, nguy hiểm lắm đó.
– Chẳng lẽ ngồi đây chờ sung rụng.
– Phải nhẫn nại thôi.
Thạch Dìn nóng vội:
– Chúng ta không thể ngồi chờ được nữa.
– Đâu còn cách nào. Chờ đêm xuống anh em mình lẻn mò vào.
– Ừ nhỉ! Có vậy mà nghĩ cũng không ra.
Bày thức ăn ra, Bảo Triều nói:
– Ăn để có đủ sức mà hành động.
Vừa ăn, Thạch Dìn vừa thăm dò thái độ của Bảo Triều:
– Cậu nghĩ thế nào về mẹ mình?
Đang ăn, nghe nhắc đến mẹ làm Bảo Triều muốn mắc nghẹn:
– Anh nói gì?
– Đang nói về mẹ anh đấy!
– Đến đó hẵng hay! Bây giờ chuẩn bị đi!
Thạch Dìn lại khều Bảo Triều:
– Nhìn kìa!
– Nhìn cái gì?
– Một tốp người.
– Có thể là dân đi làm rẫy về.
– Không đâu! Toàn là đàn ông, dường như có người bị trói.
– Có cả công an nữa? - Bảo Triều thốt lên.
– Trần Phong? Hắn đang bị trói.
Bảo Triều gật đầu xác nhận:
– Đúng là hắn ta rồi? Nhưng mà ...
– Sao lại ngập ngừng?
– Liệu có phải người gọi điện cho mình lúc sáng nay không?
Gật gù, Thạch Dìn nói:
– Cũng có thể là vậy.
Một người cao to dẫn đầu, dáng dấp khá thân quen. Tới dần, tới dần, giọng ông ta thốt lên:
– Đi nhanh lên!
Thạch Dìn cùng Bảo Triều nấp sau tảng đá to, anh nói vào tai Bảo Triều:
– Ông ấy coi bộ oai phong, có lẽ là người cầm đầu.
Bảo Triều không nghe Thạch Dìn nói, vì mắt anh đang dán vào người đàn ông ấy không rời, cảm xúc trào dâng, anh nhảy ra trước đoàn người, thốt lên:
– Cha ơi!