Đậu xong tốt nghiệp, Hà Tiên phải phụ với chị quán xuyến công việc ở cơ sở. Bảo Triều được làm tài xế đưa rước Hà Tiên. Hà Tiên hỏi anh:
– Anh có thấy ngại khi làm tài xế cho tôi không?
Bảo Triều nói một câu nửa đùa nửa thật:
– Người làm công, muốn kiếm tiền thì phải làm việc chứ.
– Có nghĩa là anh bằng lòng ư?
Bằng lòng quá đi chứ. Bảo Triều cũng chẳng hiểu được mình nữa. Xa cô, anh cảm thấy nhớ nhớ thế nào ấy. Như trống vắng cô đơn. Tuy gặp nhau thì chẳng nói được gì. Nhưng thà như vậy mà anh cảm thấy vui. Hà Tiên đề nghị:
– Chúng ta ra biển một chút đi anh.
– Nhưng mà cô phải đến nơi làm việc.
Hà Tiên vẫn nói:
– Có chị Hai rồi, tôi cũng đâu cần khẩn trương như vậy.
Đành phải chiều cô chủ nhỏ, Bảo Triều lên tiếng:
– Tôi cứ chiều cô thế này chắc chắn sẽ mất việc thôi.
Nhìn Bảo Triều, Hà Tiên chợt hỏi:
– Anh sợ bị mất việc làm sao?
– Vì tôi còn phải lo cho đứa em trai thi đại học.
– Em của anh thật là tốt số, được thi đại học.
Rất hiểu tâm trạng của Hà Tiên hiện giờ nên Bảo Triều an ủi:
– Sau này cô sẽ kế tục công việc ở đây thay chị mình, nên đâu cần học nữa.
– Đành là vây. Nhưng mơ ước của tôi sau này là một diễn viên điện ảnh.
Bảo Triều lại động viên:
– Mình làm chủ mình phải hay hơn không!
– Bị gò bó ở một chỗ làm sao mà chịu nổi?
Bật cười, Bảo Triều lắc đầu chào thua.
– Phải chịu vậy thôi chứ biết làm sao hơn? Dù sao thì chị Hà Minh cũng đã lớn, hãy để cho chị được tự do.
Hà Tiên tâm sự, cô giãi bày sự lo lắng của mình:
– Nhưng trên thực tế tôi chưa biết tí gì về cá khố cả.
– Bởi vậy cô mới nên tập tành đi là vừa.
Hà Tiên cười hiền nhìn anh:
– Anh nói nghe dễ ghê nhỉ!
– Cô nên theo chị Hà Minh vài tháng, tôi nghĩ cô sẽ nắm bắt thành thạo ngay công việc ấy.
– Nhưng tôi vẫn thấy lo.
– Vạn sự khởi đầu nan mà! Cô thông minh như vậy, tôi tin rằng cô sẽ thành công.
– Anh tin như vậy ư? Có phải tôi thông minh thật không? Hay anh nói để lấy lòng tôi.
Nhìn sững Hà Tiên, Bảo Triều rất thành ý:
– Tôi chỉ nói thật theo những gì mình biết mà thôi.
Gật đầu, Hà Tiên nói:
– Tôi cám ơn anh đã cho tôi niềm tin và nghị lực.
– Thế còn Trần Phong thì sao? - Bảo Triều đột ngột hỏi.
Đang vui nghe câu hỏi của Bảo Triều, mặt Hà Tiên xụ xuống:
– Có sao đâu! Anh ta là anh ta, còn tôi là tôi, đâu có liên quan gì đến tôi.
– Không đơn giản như cô nói đâu. Hãy cẩn thận đấy!
Giọng Hà Tiên trở nên trầm lặng sâu lắng:
– Đó là do cha mẹ ngày xưa đã hứa với họ. Nhưng anh ta thì tôi mới biết đây thôi.
– Nhưng dù sao cô cũng nên cẩn thận. Chúng ta về nhé!
Không quay lại nhìn anh Hà Tiên nhìn xa ra biển:
– Anh có hẹn với Hồng Nhung à?
Hơi nhíu mày, Bảo Triều ngạc nhiên:
– Hồng Nhung ư?
– Phải, cô gái hôm nọ ấy.
– Cô ấy học cùng lớp thủy sản với anh.
Hà Tiên nói vui:
– Vậy thì hợp tình hợp lý quá rồi.
Bảo Triều rất hiểu câu nói xa xôi của Hà Tiên nhưng vẫn cố làm ra vẻ như chẳng hiểu:
– Là bạn cùng lớp thôi thì có gì là hợp lý hay không?
– Nhưng sao hôm ấy tôi thấy hai người thân thích lắm mà.
Bảo Triều cắt cớ hỏi:
– Nếu người khác nhìn mình như thế này thì họ cũng sẽ hiểu lầm đấy.
– Chuyện đó khác chuyện này khác.
– Có gì đâu mà khác cũng một nam một nữ như thế này.
Hà Tiên nói tránh:
– Họ nói sao thì mặc họ? Chúng ta trong sáng thì thôi.
– Cô nói cũng phải thôi chúng ta về nhé.
Hai người đứng lên, Hà Tiên lại nói:
– Chúng ta đến cơ sở với chị Hai.
Hà Tiên lại chép miệng:
– Hôm nay thứ hai, chắc nơi ấy tấp nập đông đúc lắm.
Lấy xe, Bảo Tliều đưa Hà Tiên đến cơ sở sản xuất khô, thấy Hà Tiên, Hà Minh vui vẻ:
– Em đến rồi à! Lúc nãy chị có điện về nhà mới hay em đã trên đường đến đây, Bảo Triều vào đây.
Đứng tần ngần nhìn đám công nhân đang lựa cá và khuân vác vào vựa. Bảo Triều cảm thấy thương làm sao. Họ quá vất vả khổ cực. Họ làm việc ngày tám tiếng và có khi phải tăng ca nữa.
– Em thấy chỗ này thế nào Bảo Triều?
Hơi giật mình về câu hỏi đột ngột của Hà Minh, Bảo Triều đáp:
– Rất thuận tiện chị à? Nơi này còn có thể phát triển hơn nữa đấy.
– Em thấy thế à?
– Vâng!
Hà Minh phấn khởi nói:
– Chị cũng thấy như vậy đấy.
Hà Tiên xen vào:
– Kinh doanh nghề này, em chẳng thấy phấn khởi chút nào cả.
Lườm mắt nhìn em, Hà Mính trách:
– Em vậy được sao? Đây là tâm huyết của cha mình mà.
– Nhưng còn mẹ thì sao?
Hà Minh khuyên em:
– Mẹ đã vất vả lắm rồi đó! Hãy để mẹ được thư thả em ạ.
Nắm tay chị, Hà Tiên lắc lắc:
– Nhưng mà chuyện này dứt khoát chị hãy can thiệp giúp em.
Nhìn thấy vẻ mặt khẩn trương của em, Hà Minh lo lắng:
– Có chuyện gì vậy em?
– Chị có biết tên Trần Phong không?
– Trần Phong con của bác Trần Chưởng chứ gì?
Hà Tiên hỏi nhanh:
– Vậy là chị đã biết anh ta rồi hả?
Hà Minh gật đầu:
– Chị có gặp anh ta đôi ba lần gì đó.
– Hôm trước hắn ghê sang nhà mình.
Thoáng giật mình, Hà Minh lo lắng thật sự:
– Trần Phong đến nhà mình rồi ư?
– Vâng! Anh ta ăn nói nghe dễ ghét lắm. Em nhất nhất chẳng chịu làm quen với anh ta đâu.
Thấy em quá khẩn trương, Hà Minh tìm lời an ủi:
– Em hãy bình tĩnh đừng quá vội vàng mà hỏng việc.
Hà Tiên ấm ức:
– Chị Hai à! Em thật sự không ngờ anh ta lại là người mà ngày xưa mẹ cha đã đặt để cho em.
– Hà Tiên! Em hãy bình tĩnh!
Hà Tiên lại nói:
– Làm sao mà em có thể bình tĩnh được khi mà hắn đã xuất hiện ở nhà mình.
Hà Minh động viên em:
– Chuyện gì cũng có thể giải quyết được mà em.
Bảo Triều cũng góp ý:
– Chị Hai nói phải đó. Chuyện gì cũng có cách giải quyết cả.
Hà Minh thấy Hà Tiên đang rất xúc động nên nói với Bảo Triều:
– Cậu đưa Hà Tiên về nhà giúp chị nhé.
Nhìn Hà Tiên, Bảo Triều gật đầu:
– Vâng!
– Em về đi Hà Tiên! Cố gắng chăm sóc mẹ giúp chị.
Bảo Triều đưa Hà Tiên về. Trên đường đi chẳng ai nói với ai lời nào cả. Bảo Triều chẳng biết sẽ an ủi cô bằng cách nào cả.
– Anh Bảo Triều.
Nghe tiếng gọi anh dừng lại. Nhận ra Hồng Nhung, Bảo Triều hơi ngạc nhiên.
– Hồng Nhung đi đâu ra tận ngoài này?
Nhìn Hà Tiên một cái, Hồng Nhung đặt tay tên đầu xe của anh:
– Em tìm anh cả ngày rồi.
– Có chuyện gì vậy Nhung?
Hồng Nhung đang ôm mớ sách vở trong tay, cô hơi cúi xuống nói:
– Em định rủ anh cùng làm đề tài khoa học.
Bảo Triều cười:
– Tôi với cô làm hai đề tài khác nhau mà.
– Nhưng mình có thể trao đổi với nhau mà.
Bảo Triều lắc đầu:
– Nhung làm một mình đi tôi đang bận.
Hồng Nhung nhẹ nhàng nói:
– Có gì quan trọng bằng chuyện ra trường của mình hả anh.
Bảo Triều biết Hồng Nhung lo cho mình, nhưng cũng đâu quá đáng như vậy nên nói:
– Tôi làm cũng gần xong rồi. HồngNhung có thể tìm Quốc Trường trao đổi cũng được mà.
Im lặng nãy giờ, Hà Tiên buột miệng:
– Hay là anh nên lo việc của anh đi tôi về một mình cũng được.
Bảo Triều từ chối:
– Nói như vậy sao phải, tôi đưa cô về tận nhà đó là nhiệm vụ của tôi.
Tròn mắt nhìn Bảo Triều, Hồng Nhung hỏi một câu như tỏ thái độ ngạc nhiên:
– Dạy kèm chưa đủ, anh kiêm luôn tài xế ư?
Chẳng cần giấu giếm, Bảo Triều thản nhiên đáp:
– Đó cũng là do cuộc sống mà thôi.
Mím môi, Hồng Nhung cố dằn ấm ức, cô gật đầu cố nói:
– Vậy thôi, anh lo làm nhiệm vụ của mình đi.
Hồng Nhung bỏ đi Hà Tiên lại giục:
– Anh đưa tôi về được không?
Lên xe, Bảo Triều vừa nói:
– Dĩ nhiên là được rồi.
Ngồi lên xe, Hà Tiên lại hỏi:
– Anh chẳng thấy mình làm như vậy là quá đáng hay sao?
– Đâu có.
– Cô ấy đã giận anh.
– Đâu phái là lỗi ở tôi.
Hà Tiên cười khúc khích. Bảo Triều quay lại hỏi:
– Cô cười gì thế?
– Cười anh thật là ngốc.
Bảo Triều lặp lại:
– Tôi ngốc ư?
– Chứ còn sao nữa.
– Sao cô lại nói vậy?
– Hừm! Anh vờ hỏi tôi đó ư?
– Không, đó là thật.
– Cô ấy yêu anh đấy.
Bật cười, Bảo Triều lắc đầu:
– Đừng đoán mò nữa. Tôi, đâu được diễm phúc ấy.
Hà Tiên nhận xét:
– Người ta có thể lặn lội ra tận nơi đây để gặp anh vì cái gì chứ.
Bảo Triều đáp bâng quơ:
– Có thể trong lúc làm đề tài có chỗ nào đó bí nên tìm tôi.
– Nếu như vậy, thì đâu nhất thiết phải tìm anh.
Nhưng trái tim anh đã dành cho một người rồi. Bảo Triều nghĩ trong đầu như vậy, rồi anh mỉm cười một mình.
Thấy Bảo Triều lặng thinh lâu như vậy, Hà Tiên lại lên tiếng:
– Tôi nói đúng rồi phải không?
– Sai một trăm phần trăm!
– Sai ư?
– Đúng vậy!
– Anh nói dối.
– Tôi nói thật.
Hà Tiên cười khúc khích:
– Anh thật là bướng chẳng hiểu sao khi vắng Bảo Triều, cô cảm thấy như trống vắng xung quanh mọi vật như vô tri. Mình đã yêu anh ấy. Nhất định là như vậy. Còn anh thì sao? Một con người trầm lặng khó hiểu. Một người như anh dĩ nhiên là đề tài cho khối giới nữ mơ ước với tay. Nhưng mà tim anh ta đang suy nghĩ hướng về ai thế?
– Làm gì mà người thừ ra vậy me?
Kinh ngạc nhìn lên. Hà Tiên xụ mặt:
– Kệ tui!
– Kệ sao được mà kệ. Tụi mình sắp ...
Biết anh ta định nói gì, Hà Tiên lên tiếng cắt ngang:
– Đừng có hòng.
Cười khẩy, Trần Phong xoay người ngồi đối diện với Hà Tiên:
– Gia đình hai bên là chỗ thân tình, em đừng nên làm mất hòa khí.
Quá ấm ức, Hà Tiên nói to:
– Người làm mất hòa khí là anh đó.
Giận dữ, Hà Tiên đứng lên:
– Tôi chẳng bao giờ muốn thấy mặt anh đâu.
Nghe lớn tiếng, bà Hà Trân xuất hiện:
– Chuyện gì mà ầm lên thế con?
Chưa có câu trả lời. Nhận ra Trần Phong, bà vui vẻ:
– Ủa! Phong đến đó à?
– Vâng! Cháu vừa đến. Hôm nay bác chẳng đi ... đi chơi à?
Lúng túng, bà Trân lắc đầu:
– Không! Hôm nay thấy nhức đầu quá, nên không đi được.
Trần Phong cười giả lả:
– Nếu vậy bác nên đi khám bệnh, kẻo lại nguy hiểm.
Xua tay, bà lại hỏi:
– Chứng huyết áp cao luôn hoành hành như vậy.
Trần Phong lại khuyến cáo:
– Huyết áp cao rất nguy hiểm. Bác chẳng nên xúc động mạnh đâu.
– Điều này thì bác biết rồi. Nhưng được cái là hai đứa con gái luôn nghe lời mẹ. Tụi nó có hiếu lắm.
Thấy ghét bản mặt của anh ta, Hà Tiên định bỏ vào trong. Nhưng đã bị mẹ gọi giật lại:
– Hà Tiên! Sao chẳng mời nước anh vậy con?
Hà Tiên bướng bỉnh nói:
– Nhà có người làm mà mẹ.
– Nhưng mà ...
Hà Tiên ngoe nguẩy bỏ đi:
– Ai làm thì cũng vậy thôi mà mẹ. Con còn đang bận học.
Bà Trân phán một cầu mà Hà Tiên không muốn nghe bao giờ.
– Hôm nay cũng có thể nghỉ một ngày mà con.
– Sao được mẹ? Sắp xong chương trình rồi.
– Thì đã sao chứ? Học để con biết thôi chứ đâu phải để lấy bằng.
Anh ta nhìn Hà Tiên cười thách thức. Cô ức lắm:
– Học nhiều quá cũng chẳng làm được nhiều đâu.
Bà Trân lại nói thêm:
– Con sửa soạn đi, hôm nay gia đình bác Trần mời cơm khách đấy.
Hà Tiên lắc đầu nguầy nguậy:
– Không, không, con không đi!
Tằng hắng, bà Hà Trân nhìn con:
– Mẹ đã nhận lời và bên ấy đã đặt tiệc rồi, con không thể từ chối đâu.
Trố mắt nhìn mẹ, Hà Tiên thoái thác:
– Mẹ đi một mình đâu cần có mặt con.
Nghiêm giọng, bà nói:
– Nói vậy nghe sao được? Lên thay đồ nhanh lên.
Thấy Hà Tiên còn đang chần chừ, Trần Phong chêm vào:
– Bác gái đang bị cao máu, em đừng làm cho bác xúc động.
Nguýt anh ta một cái Hà Tiên nện gót giầy tỏ thái độ bất mãn. Bà Trân lắc đầu phân trần với Trần Phong:
– Nó được cưng chiều từ nhỏ nên trái ý trái nết như vậy.
Trần Phong cười dễ dãi:
– Không sao đâu bác. Cháu lại thích nhưng cô gái như vậy.
– Cháu thật là rộng lượng.
Hà Tiên ngồi lọt thỏm giữa bàn ăn. Cô cảm thấy mình nhỏ bé hơn so với mọi người. Ngượng đến chín cả người khi mà ai cũng xoáy cặp mắt nhìn mình.
Thật là quá đáng. Nhất là tên ấy, anh ta cứ nhìn mình như cặp mắt cú vọ vạy. Hà Tiên bỗng rùng mình ghê sợ.
– Ăn đi em! Sao ngồi thừ ra vậy?
Chẳng thèm nhìn hắn, cũng chẳng thêm trả lời, Hà Tiên nói với cô gái ngồi bên cạnh mà Hà Tiên cho là chị của anh ta:
– Chị ơi! Em muốn ra ngoài.
Thu Sương cười hiền hòa:
– Em tên Thu Sương, em út của anh Trần Phong.
– Vậy à?
– Em đưa chị đi.
Hai người đứng lên, Thu Sương nắm tay Hà Tiên:
– Đi lối này nè chị!
Hà Tiên cảm thấy giữa anh em họ có gì đó rất khác biệt. Hắn ta thì ăn chơi, khinh người hống hách, còn Thu Sương thì hiền lành, dễ thương.
Thu Sương lại nói:
– Bộ chị định lấy anh Hai em thật sao?
– Có vấn đề gì à?
– Không đâu! Nhưng mà chị hiền quá, em sợ chị không giữ nổi anh ấy.
Làm như ngạc nhiên, Hà Tiên hỏi:
– Anh Hai hay đi chơi lắm à?
– Thâu đêm suốt sáng chị ơi. Nhưng mà từ hôm nghe cha mẹ quyết định cưới vợ thì anh ấy lại cứ đi chơi.
– Vậy sao!
Thu Sương lại liến thoắng nói tiếp:
– Em thấy chị là người xinh đẹp và hiền nhất trong những cô gái mà anh ấy dẫn về nhà.
Trời đất! Anh ta quả là một con quỷ ăn chơi phá của mà. Hà Tiên kêu lên trong bụng như vậy.
Thấy Hà Tiên im lặng, Thu Sương nói tiếp:
– Anh Hai xài tiền như nước luôn! Có lúc xót tiền, cha mẹ rầy anh ấy.
Hà Tiên mỉm cười:
– Nhà mình giàu có sợ gì chứ?
– Chị nói vậy chứ ăn xài quá đến núi cũng phải lở.
– Vậy còn em thì sao?
– Em là con gái mà chị. Chúng ta đầu phải là gánh nặng của gia đình.
Hà Tiên cũng cảm thấy thích Thu Sương, một cô gái vui vẻ, hồn nhiên dễ gần gũi.
– Em có tin rằng chị đến đây là gì sự bắt buộc không?
Thu Sương trả lời mà chẳng cần suy nghĩ:
– Dĩ nhiên là em tin rồi. Người xinh đẹp như chị đâu dễ gì để mắt đến anh Hai em. Vả lại ...
– Sao em ngập ngừng?
– Chắc chị cũng đã có người yêu rồi chứ.
– Nếu chị nói là không chắc là em sẽ không tin.
Gật đầu, tỏ thái độ tin tưởng, Thu Sương mỉm cười:
– Dĩ nhiên là em tin chị rồi.
– Lý do!
– Em không biết. Nhưng mà tuổi của chúng ta thì còn lo công ăn việc làm ổn định.
Bật cười, Hà Tiên đan chéo hai tay vào nhau:
– Em nghĩ như vậy rất tốt. Nhưng luống tuổi rồi khó lấy chồng lắm đó.
Cười khúc khích, Thu Sương phân bua:
– Em đâu sợ gì làm bà cô, có khi còn sung sướng hơn nữa đó.
– Làm gì mà bất mãn đời dữ thế?
– Nhìn mọi người xung quanh cũng đủ sợ rồi.
– Đâu phải ai cũng khổ hết đâu em.
– Nhưng em lại sợ mình là người trong một nghìn lẻ một người đó chứ.
Trò chuyện với Thu Sương, Hà Tiên rất thích thú. Nhưng thời gian không còn để hai người ở bên nhau, Hà Tiên phải về. Họ quyết luyến chia tay nhau, hứa hẹn ngày gặp lại.
Hồng Nhung gặp Bảo Triều nơi sân trường, cô làm mặt giận hờn:
– Em tưởng anh sẽ không đến trường nữa chứ.
Cười khì với Hồng Nhung, Bảo Triều đáp thản nhiên:
– Cô sao vậy? Tôi vẫn chưa ra trường mà.
– Thì đúng là anh chưa ra trường thật. Nhưng có thể anh sẽ không đến vì một lý do nào đó.
Hai người cùng cười, vào giảng đường. Hồng Nhung cố tình đi nép vào cạnh anh hơn. Thái độ ấy không qua được mắt của Thủy Cúc cùng Trúc Đào.
Thủy Cúc xuống bên cửa đón hai người:
– Chà! Coi bộ cũng xứng đôi ghê nhé!
Hồng Nhung vờ quay mặt đi nơi khác:
– Mi đừng có nghĩ bậy đấy nhé!
Trúc Đào thì tủm tỉm cười, ca cẩm:
– Một người đi với một người một người lặng lẽ từ xa đứng nhìn ...
Bảo Triều dừng lại, anh nghiêm khắc:
– Đừng đùa kiểu mích lòng nhau như vậy!
Hất mặt về phía cây phượng vĩ to đùng bên kia sần trường, Trúc Đào nói:
– Tôi nói có sách mách có chứng đàng hoàng nhé!
Bảo Triều nhìn theo cái hất mặt của Trúc Đào, anh thấy mặt Quốc Trường rất khó coi. Nhưng mà anh đâu có làm gì để bạn mình hờn đến vậy?
– Làm gì đứng một mình thơ thẩn ở đây vậy?
Quốc Trường cố giữ vẻ bình thản:
– Có gì đâu! Cảm thấy buồn thì đứng đây xem người ta vui chẳng được sao?
– Đời có gì để đáng buồn đâu?
Quốc Trường cười khẽ:
– Cậu có niềm vui thì hãy cố mà vun bồi.
– Đời mình có gì để vui đâu, khí mà cơm áo gạo tiền luôn vây lấy chẳng dời ra được.
Quốc Trường mai mỉa:
– Cơm áo, gạo, tiền hay là gì khác nữa?
– Ngoài nó ra, mình đâu có gì để mà vướng bận.
Hừm; láo toét! Nghĩ vậy thôi, Quốc Trường không nói ra được. Dẫu sao hai người từ lầu vẫn là đôi bạn thần của nhau.
– Vậy sao!
– Dường như mày giậa tao hả Trường?
– Mày có làm gì để tao giận à?
Bảo Triều đâu có hiểu được cầu nói của Trường nên nói:
– Tao thấy sắc mặt mày kém vui.
– Phải! Lúc nãy tao cảm thấy vui không nổi.
– Có chuyện gì thế?
– Chuyện không thể nói ra được.
Bật cười, Bảo Triều vỗ vai bạn:
– Làm gì mà như con gái vậy?
Chưa kịp trả lời thì Trúc Đào đã nheo nhéo vang lên:
– Vào học kìa, hai ông tướng!
Quốc Trường bỏ vào trước, Bảo Triều bước theo sau.
Thủy Cúc nói nhỏ vào tai Trúc Đào:
– Dường như hai người ấy không được vui.
Trúc Đào gục gặc:
– Tất cả chỉ vì nhỏ ấy!
– Ai chứ?
– Hồng Nhung!
Thủy Cúc lắc đầu, cô tỏ ra là người hiểu biết:
– Theo tao, đối tượng của Quốc Trường không phải là Hồng Nhung.
– Nếu vậy sao hai người cứ quắn quýt mãi bên nhau vậy chứ?
Thủy Cúc nói tiếp:
– Có thể là do Hồng Nhung mà thôi.
Trúc Đào gật gù:
– Ý mi muốn nói cô học trò dạy kèm của Bảo Triều.
– Đúng vậy!
Trúc Đào mở to mắt:
– Nói như thế thì Hồng Nhung yêu đơn phương rồi.
Hồng Nhung nghe hai bạn nhắc tên mình, ngạc nhiên hỏi.
– Hai người làm gì mà nhắc tên tôi vậy?
Trúc Đào che miệng cười:
– Tụi này nói hôm nay Hồng Nhung đẹp quá.
Hồng Nhung trề môi:
– Đừng cô nói xạo!
Thủy Cúc cười khúc khích:
– Thiệt chứ xạo nỗi gì:
Trúc Đào cũng tiếp lời Thủy Cúc:
– Mi đẹp thì ai cũng biết rồi.
Bảo Triều ra hiệu cho ba cô im lặng:
– Thầy nhìn kìa!
Trúc Đào lè lưỡi:
– Coi chừng bị chiếu tướng đó.
Quốc Trường chẳng nói chẳng rằng suốt buổi học chỉ vì giận hờn vu vơ.
Bảo Triều lia mắt nhìn qua Quốc Trường một cái rồi nói:
– Dường như bài hôm nay cậu chẳng mấy tiếp thu.
– Làm gì có!
– Nhất định cậu đang có chuyện gì đó.
– Cậu thấy vậy à?
Bảo Triều lại nói:
– Hồng Nhung đang nhờ mình phụ làm đề án:
– Vậy thì cậu làm giúp.
Bảo Triều cười khẩy:
– Đó là nhiệm vụ của mày, sao đẩy qua tao?
– Hồng Nhung nhờ cậu cơ mà.
Bảo Triều đáp thẳng thừng:
– Tôi đâu có rảnh rỗi mà chỉ. Tôi còn phải đi dạy kèm nữa mà.
Quốc Trường chợt hỏi:
– Cậu nói vậy thật à?
– Mày sao vậy? Lúc “mày tao”, lúc tôi cậu", bộ cái đầu có vấn đề hả?
Quốc Trường đáp thật lòng:
– Lúc vui khác, lúc buồn khác.
– Trời đất! Người ta nói sáu tháng nắng, sáu tháng mưa là vậy!
Quốc Trường lại lo:
– Nhưng tại sao cô ấy không nhờ mình cà?
Bảo Triều cần nhắc:
– Chắc chắn cô ấy ngại chứ gì!
Gãi gãi đầu tỏ vẻ khó hiểu, Quốc Trường nói:
– Gì đâu mà phải ngại chứ?
Báo Triều lại nói:
– Thủy Cúc và Trúc Đào biết được cười làm sao cô ấy chịu nổi.
Gật đầu đồng tình với bạn, Quốc Trường nhận xét:
– Đúng rồi! Hai hà đó đầu khác gì đài phát thanh đâu. Rà trúng đài là phát liên miên.
Hai người cùng cười.
Buổi học cũng kết thúc. Bảo Triều đi xem kết quả thi của Bảo Bảo.