Tâm của bạn là một vật thể khá mưu trí. Mỗi khi bạn cố gắng thuyết phục người, tức là bạn đang cố gắng thuyết phục mình. Khi bạn thuyết phục được người khác, bạn mới cảm thấy có chút hài lòng. Thông thường, nếu bạn có thể thuyết phục được mọi người rằng tình dục là tội lỗi. Nếu không có ai bắt bẻ bạn, bạn sẽ vui sướng lắm thay! Sự kiện này phản ảnh qua nội tâm của bạn, vì bạn đã xem như thuyết phục được mình rồi. Qua đôi mắt phản chiếu của mọi người, bạn tự mình đã che dấu sự thất bại của chính riêng bạn.
Trống rổng phủ định, thật sự là một sự trống rổng rất vô ích. Sự trống rổng này chỉ đơn giản biểu hiện bạn đang mang nặng một nội tâm vô cùng trống trãi . Trống rổng tích cực, biểu hiện cho một nội tâm trọn vẹn, đầy đủ. Đó là lý do tại sao trống rổng tích cực thường hay tràn trề năng lực. Sự trống rổng phủ định nói lên một trạng thái tâm chất chứa quá nhiều muộn phiền. Bạn cô lập nội tâm của bạn. Tâm bạn như có bốn bức tường thành cao ngất với bao nhiêu nỗi buồn vô cớ bao quanh. Tâm của bạn như lúc nào cũng mang đầy những đợt sóng tuyệt vọng mà bạn không thể nào thoát ly được. Với nỗi bất lực vô bờ này, bạn quy tội, và bạn lên án tất cả thế giới.
Vì sự trống rổng phủ định này, tâm bạn thoái bộ vì thiếu sự tăng trưởng tâm linh mà bạn cần phải có. Hạt tâm không thể đơm hoa sâu sắc hơn, nếu tâm của bạn không hề đơm hoa sâu sắc hơn. Muôn hoa của sự sống sẽ không thể nào tán dương bạn được, nếu cánh hoa nội tâm của bạn tàn úa. Sự sống chỉ đơn giản đáp ứng theo quá trình diễn biến của tâm. Bất cứ những gì nội tâm phản chiếu, vũ trụ sẽ đáp ứng qua nội tâm đòi hỏi của bạn . Nếu nội tâm của bạn có muôn nghìn đóa hoa tươi nở rộ, vũ trụ cũng sẽ lập hội hoa vủ vui mừng cùng bạn. Nếu nội tâm của bạn tràn trề đau khổ, vũ trụ sẽ đáp ứng bạn với muôn triệu lần sự đau khổ. Nếu nội tâm của bạn khởi nhân duyên gì, thế giới cũng sẽ gỏ cửa gởi tặng bạn ngay nghiệp quả đó.
Cho nên, lúc nào bạn cũng cần phải cực kỳ tỉnh thức, và cảnh giác nội tâm một cách thật cẩn mật. Bạn nên nhớ rằng sự trống rổng siêu phàm là một hiện tượng khá tích cực. Trạng thái chân không này không phải là một sự thất bại. Một người chứng ngộ chỉ đơn giản nhìn sự vật theo thực tướng của nó, với một cái tâm không thiên kiến, và nhận thức được rằng cuộc sống vốn là những giấc mộng triền miên, mà tâm của bạn khó thể đạt nào được như ý.
Tâm hoàn toàn vô tư, và không đau khổ.
Một con người giác ngộ sẽ đơn thuần với niềm phúc lạc bao quanh. Ngài đã trực nhận được mọi thực tướng của vạn hửu.“Bây giờ ta sẽ không cầu tìm điều không thể được. Bây giờ ta sẽ không còn chạy đuổi theo những khát vọng phù phiếm.” Một người đã tỉnh thức sẽ không bao giờ là đối tượng của mọi tham ái sai lầm. Khi bạn đạt được chân không vi diệu, bạn chỉ đơn thuần thấu triệt rằng tham ái là sai lầm, nhưng đối tượng của tham ái vốn không hề sai lầm. Đây là sự khác biệt giữa hai trạng thái của tâm. Trong trạng thái trống rổng phủ định, đối tượng của tham ái là sai. Như vậy phải cần thay đổi ngay đối tượng của tham ái! Nếu mọi nhân quả xảy ra đều là do phú quí, danh vọng, của cải, hãy xã bỏ hết tất cả! Hãy thay đổi những đối tượng đó trở thành những đối tượng của Thượng đế, bằng cách tìm hướng đi dẫn về nơi chốn của thiên đường, và tự mình khám phá con đường giải thoát.
Hãy đổi đối tượng mà bạn cần phải xã bỏ!Nếu sự trống lổng của bạn trọn vẹn, và vi diệu thì bạn sẽ không còn thấy đối tượng là sai lầm nữa. Bạn đơn giản nhận thức rằng mọi tham ái đều vô bổ. Đối tượng không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn tiếp tục kỳ vọng mọi tham ái, thật sự vô ích. Bạn không cần thay đổi đối tượng của tâm. Bạn nên cần thay đổi thực tại của tâm.
Khi tâm của bạn trong suốt, không còn những vọng tưởng nữa. Muôn hoa lập tức liên hoan chào mừng bạn. Khi tâm bạn còn trĩu nặng nhiều vọng tưởng, bạn sẽ hoàn toàn bị tê liệt trong nỗi chết.
Một hôm, khi Tu Bồ Đề đang ngồi dưới gốc cây,
trong trạng thái cực kỳ thanh tịnh...
Trống rổng nhưng hỷ lạc. Chân không nhưng trọn vẹn. Thanh tịnh nhưng không thừa không thiếu. Trống lỗng nhưng tự tại. Trống rổng nhưng tràn trề trong ánh sáng của tỉnh thức.
…..thì những đóa hoa trắng xinh đẹp…
bắt đầu tuôn rơi xuống chung quanh ông...
Tu Bồ Đề kinh ngạc – bởi vì ông chỉ là người vô danh. Ông chưa bao giờ hy vọng.
Nếu bạn hy vọng, các Phạm thiên sẽ lãng quên bạn. Nếu bạn không trông đợi, những đợt mưa hoa sẽ không ngừng rơi xuống tán dương người giác ngộ- Sự kiện này sẽ làm cho bạn cực kỳ ngạc nhiên. Tại sao lại như vậy?
Tu Bồ Đề chắc là suy nghỉ là đã có một sự sai lầm nào đó. Mưa hoa rơi xuống Tu Bồ Đề. Những đóa hoa trong sáng xinh đẹp như giòng nước không ngừng tuôn rơi trên áo của ông, một kẻ hoàn toàn vô danh, không tên tuổi, vô hình tướng vào lúc tâm của ông hoàn toàn tỉnh lặng? Thậm chí, ông cũng không hề suy nghỉ đến Thượng đế, không hề suy nghỉ đến giải thoát, và ông cũng không phải là đang tọa thiền. – Lúc bạn thiền, tâm bạn lại không trống lỗng. Bạn đang nỗ lực để đạt được giải thoát. Tâm hoàn toàn an nhiên tự tại mà cũng được tán dương sao? Thật là kỳ lạ! Các Phạm thiên chắc là bị lầm lẫn hết rồi. Tại sao lại là những đóa hoa trắng rơi lúc đã sái mùa? Có lẽ Tu Bồ Đề đã ngạc nhiên khi nhìn lên hàng cây xanh, và nhìn bản thân của chính ông. Có lẽ ông đã hoàn toàn kinh ngạc vì những diễn tiến xảy ra. Tại sao lại là ta? Ông không thể nào tin được!
Hãy nhớ rằng, nếu có sự kỳ ngộ nào đó xảy đến với bạn, tất nhiên, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì bạn không hề trông đợi. Thậm chí, bạn cũng không hề chờ đợi sự kiện gì xảy ra với bạn. Bạn không hy vọng. Những kẻ mong chờ, lòng tràn đầy tham ái và vọng tưởng, là những kẻ lúc nào cũng căng thẳng. Họ không thể nào để tâm của họ tỉnh lặng, dù chỉ một giây phút ngắn ngủi. Họ không có một giây phút nào được gọi là thảnh thơi!
Cả vũ trụ tìm tới bạn khi tâm bạn hoàn toàn thảnh thơi. Tâm bạn cởi mở trong vô tội. – Các cửa ngỏ của tâm đều rộng mở. Thượng đế được chào đón qua từng ngỏ ngách của tâm hồn. Bạn không hề cầu nguyện. Bạn cũng không hề yêu cầu ngài đến viếng thăm bạn. Bạn chỉ an nhiên trong tự tại. Khi bạn hoàn toàn an nhiên tự tại trong sự tỉnh lặng siêu phàm, bạn biến thành một ngôi đền thờ- và Thượng đế, trong lúc bất ngờ nhất, lại tìm đến bạn.
Trong sự tỉnh lặng tuyệt đối,
thì hoa bắt đầu rơi xuống…chung quanh ông…."
Ông nhìn quanh.- Sự kiện gì đã xảy ra vậy?
“Chúng tôi tán dương ông qua sự đàm luận của chân không. “
Những vị Phạm thiên thì thầm với ông…"
Tu Bồ Đề không thể nào tin được. Ông chưa bao giờ trông đợi một điều gì. Ông không bao giở tin rằng ông có xứng đáng hay không, hay là vì trí tuệ của ông tăng trưởng.
“Chúng tôi tán dương ông qua sự đàm luận của chân không. “
Những vị Phạm thiên thì thầm với ông…"
Họ đã thì thầm với ông. Có lẽ họ nhìn thấy sự kinh ngạc cùng tột trong đôi mắt của ông. Có lẽ ông đã vô cùng sửng sốt. Các Phạm thiên lại thì thấm.
“ Xin đừng sửng sốt. Xin ngài hãy tự tại! Chúng tôi ca ngợi ngài qua sự đàm luận của chân không.
“Chúng tôi tán dương ông qua sự đàm luận của chân không. “
Những vị Phạm thiên thì thầm với ông…
“Nhưng ta chưa hề nói cho các người nghe về tâm vô trụ” Tu Bồ Đề nói.
“Ta không hề diễn đạt một điều gì hết.”
Các vị Phạm thiên đồng trả lời,
“Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ,
cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng.
“ Các vị Phạm thiên thầm thì lần nữa, “Đây mới gọi là chân trí tuệ.’’
Và những đóa hoa trắng xinh đẹp lại rơi xuống
như mưa hoa tầm tả trên áo của Tu Bồ Đề…
Hãy thử tìm hiểu. Những Phạm thiên đã từng thì thầm riêng với Tu Bồ Đề.
“Chúng tôi ca ngợi ngài qua sự đàm luận của chân không...”
Tu Bồ Đề chưa hề đàm luận qua nữa lời về hư không với bất cứ ai. Không có ai hiện hữu chung quanh ông. Ông cũng không hề đàm đạo với riêng ông. Tâm của ông cực kỳ thinh lặng và không hề có một chút phân biệt nào. Ông không hề đối thoại. Ông chỉ đơn giản hiện hữu. Ông chỉ an nhiên tự tại. Không một đám mây nào của tư tưởng thoáng qua tâm trí của ông. Không một cảm giác nào nẩy sinh trong trái tim ông. Ông chỉ đơn thuần hiện hữu. Ông chỉ đơn giản trong thinh lặng.
“Nhưng ta chưa hề nói cho các người nghe về tâm vô trụ...”
Tu Bồ Đề nói.
““Ta không hề diễn đạt một điều gì hết...”
Chính vì vậy, Tu Bồ Đề đã vô cùng kinh ngạc khi các Phạm thiên trả lời,
“Chúng tôi ca ngợi ngài qua sự đàm luận của chân không...”
Bạn không thể nào đàm luận về chân không. Bạn chỉ thuần túy thinh lặng. Đây là sự đàm luận tinh túy nhất. Tất cả sự kiện khác đều có thể được đề cập đến. Tất cả sự kiện khác có thể được đem ra thuyết giảng. Mọi vấn đề có thể được đem ra thảo luận hoặc đem ra làm đối tượngthảo luận hoặc tranh luận. – nhưng đó không phải là sự thinh lặng. Chỉ cần một sự nỗ lực nho nhỏ của bạn cũng đủ hủy diệt phút giây thiêng liêng đó. Dù bạn chỉ có nói qua một chử duy nhất, sự tỉnh lặng cũng sẽ đột nhiên biến mất.
Không! Chẳng có một ngôn ngử nào có thể diễn đạt được sự trống rổng vô cùng vi diệu này. Không một ai đàm luận vê tâm thinh lặng. Bạn chỉ có thể đơn thuần trong sự tỉnh lặng. Đó mới chính là sự đàm luận. Thực tướng của tâm thinh lặng đã là sự đối thoại thần thánh nhất.
Sự trống lỗng vi diệu không bao giờ có thể trở thành vật thể của những luồng tư tưởng. Tâm vô ngại là bản chất thuần lý nhất. Chính vì vậy, các Phạm thiên đã thì thầm với Tu Bồ Đề,
“Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ,
cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng.
“ Các vị Phạm thiên thầm thì lần nữa, “Đây mới gọi là chân trí tuệ.’’….
“Đó là lý do tại sao chúng tôi đã ca ngợi ngài. Họa hoằn lắm mới có một người đạt được tĩnh lặng của chân không. Và đây mới chính là chân trí tuệ. “ –
Thậm chí rằng, Tu Bồ Đề cũng không hề nhận biết là ông đạt được trạng thái tĩnh lặng. Nếu ông nhận biết, ông đã tự mình đem vật thể ngoại lai xâm nhập bên trong. Ông sẽ bị phân tâm. Ông sẽ bị phân hoá. Khi một người thực sự đạt được sự tĩnh lặng này, sẽ không còn sự kiện nào khác ngoài thực tướng của tĩnh lặng. Ông cũng không hề trực nhận sự trống lỗng vi diệu này. Thậm chí, sẽ không có cả quan sát viên. Chỉ có sự cảnh giác hoàn toàn trọn vẹn. Không mơ màng cả trong giấc ngủ phiêu linh. – Cả người quan sát viên cũng không hề hiện hữu. Trạng thái này vượt trên sự quán tưởng. Bất cứ lúc nào một người quán tưởng nội tại, sẽ có sự căng thẳng vi tế rung động bên trong. Một nỗ lực vi tế, một sự trống rổng. Bạn không phải là một mà trở thành hai. Nếu bạn quán tưởng, bạn không hề tĩnh lặng. Vì như vậy, sự trống rổng này bỗng nhiên biến thành một vật thể của tư tưởng.
Có người tìm tới tôi và bảo,
“Con đã kinh nghiệm được những khoảnh khắc của sự tĩnh lặng.”
Tôi hỏi họ,
“Nếu bạn đã kinh nghiệm sự trống rổng thật sự , bạn hãy quên nó ngay đi. Bởi vì ai là kẻ đang nhận biết kinh nghiệm? Sự trống rổng không thể chứng nghiệm. Đây không phải là kinh nghiệm, vì người đạt được kinh nghiệm không hề hiện hữu. Người đạt được kinh nghiệm ,và kinh nghiệm hoàn toàn là một, đó mới chính là thực tướng của KINH NGHIỆM”
Hãy cho phép tôi đặt ra một từ mới. – Sự đang KINH NGHIỆM. Đây là một tiến trình, không có phân chia và không có cả giới hạn. – Hai thái cực đồng biến mất. Cả hai bến bờ đồng biến mất. Chỉ còn giòng sông tỉnh thức tồn tại. Bạn không thể suy tưởng rằng,
” Tôi đang kinh nghiệm.”
Bởi vì bạn không còn hiện hữu nữa, làm sao mà bạn có thể đang chứng nghiệm? Một khi bạn đi vào bên trong, bạn không thể biến nó thành chứng nghiệm của quá khứ. Bạn không thể trả lời rằng,
“Tôi đã đạt được chứng nghiệm.”
Như vậy, sự chứng nghiệm này trở thành quá khứ của ký ức rồi.
Không. Sự tĩnh lặng không bao giờ sẽ trở thành là ký ức được. Sự trống rổng sẽ hoàn toàn vi diệu. Như cánh nhạn bay cao trên không trung mà không hề lưu lại một dấu vết gì. Nó không hề lưu bóng của nó lại trên trời cao. Sự tĩnh lặng cũng không bao giờ biến thành quá khứ. Bạn cũng không thể nào diễn đạt được trạng thái này. Trạng thái này không là quá khứ, cũng chẵng tương lai, mà là một tiếp diễn không ngừng nghỉ. Bạn thực sự trống rổng. Tâm của bạn không dư, không thừa không thiếu, không đi vào không đi ra, không hội nhập không phân hoá ,mà chỉ có thực tại hiện hữu. Đó là lý do tại sao mà Tu Bồ Đề không hề nhận biết quá trình của tâm, vì ông không hề hiện hữu. Không hề có sự phân biệt giữa ông và vũ trụ. Mọi phân biệt đều tan biến. Mọi biên giới cũng hoà nhập làm một. Ông tuôn chảy trong vũ trụ. Vũ trụ cũng tan chảy trong ông, tuôn tràn thành Nhất thể. Và các Phạm thiên đồng mở hội vũ hoa.
“Đây mới gọi là chân trí tuệ.
Và những đóa hoa trắng xinh đẹp lại rơi xuống
như mưa hoa tầm tả trên áo của Tu Bồ Đề….”….
Dòng chử cuối cùng cần phải được hiểu một cách cẩn mật. Không một ai có thể cho rằng bạn đang chứng nghiệm sự tĩnh lặng, vì như vậy bãn ngã của bạn sẽ sôi động – Bạn sẽ thấu triệt được, vì bạn cảm nhận bạn đã đạt được chứng nghiệm. Bạn chỉ kinh nghiệm thực tại. Các Phạm thiên sẽ cho bạn biết là bạn đang chứng nghiệm sự trống rổng tối thượng này.
Trường hợp của Tu Bồ Đề là một trường hợp phi thường, và khá hãn hửu. Mặc dù các Phạm thiên vui mừng tán tụng chung quanh ông, và thì thầm bên tai của ông, nhưng ông không hề một chút mãy may giao động. Ông chỉ đơn thuần trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. Mặc dù các Phạm thiên đồng hoan ca, vui mừng trong những điệu nhạc luân vũ chung quanh ông,
“Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ,
cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng.
“Đây mới gọi là chân trí tuệ.’’….
Không hề có bãn ngã giao động, phân chia.
“Ta đã tìm được hỷ lạc thật sự. Ta đã chứng ngộ rồi.”
Như vậy ông sẽ làm mất đi cơ hội cuối cùng của Tu Bồ Đề. Mưa hoa sẽ ngừng tuôn rơi trên áo của ông một khi bãn ngã của ông xao xuyến, nhưng ông không hề lưu tâm đến những biến chuyễn chung quanh ông. Tu Bồ Đề có lẽ chỉ đơn giản nhắm mắt lại và suy nghỉ,
“Các Phạm thiên này chăc có vấn đề gì rồi. Những đợt mưa hoa chắc chỉ là những cơn mộng nhỏ đang thoáng qua mà thôi. Ta không nên bận tâm về chúng. “
Sự trống rổng này huyền diệu vô cùng, đến mức độ, không còn sự kiện nào khác có thể huyền diệu hơn. Tu Bồ Đề thuần túy an nhiên tự tại trong sự trống rổng siêu phàm của riêng mình. – Vì vậy, những cơn mưa hoa vẫn không ngừng tuôn rơi tán tụng ông. Bây giờ, hoa không còn rơi xuống từng cánh nhỏ rãi rác nữa, mà tuôn chảy như những cơn Đại Vũ.
Đây là giai thoại duy nhất về Tu Bồ Đề. Sau đó không còn ai nhắc nhở về ông nữa. Không còn một ai đề cập đến ông nữa. Nhưng tôi muốn cho bạn biết rằng mưa hoa vẫn rơi không ngừng, hết lời tán dương ông. Chúng ta không còn trông thấy bóng dáng Tu Bồ Đề tỉnh tọa dưới gốc cây nữa, bởi vì một khi ông đạt được sự trống rổng trọn vẹn, ông đã tuôn chảy, hội nhập và tan biến thành một với vũ trụ.
Tuy vậy, vũ trụ vẫn không ngừng liên hoan. Những cơn mưa hoa vẫn tiếp tục rơi xuống tán dương sự chứng ngộ của Tu Bồ Đề.
Bạn sẽ có khả năng thấu triệt rằng lúc nào, những cơn mưa hoa sẽ rơi xuống tán tụng khi bạn đã hoàn toàn đạt được chứng ngộ. Bạn sẽ thực sự nhận biết lúc nào Thượng đế hiện hữu. Một khi Thượng đế gỏ cửa nhà của bạn, mọi tranh biện đều trở thành phù phiếm, mọi đàm luận đều trở nên vô nghĩa. Ngọai trừ, Thượng đế gỏ cửa nhà của bạn ra, ngọai trừ những sự kiện đã xảy ra cho Tu Bồ Đề sẽ xảy ra cho bạn, không có chứng ngộ nào khác có đủ sức thuyết phục các Phạm thiên và Thượng đế.
Tôi kể cho bạn nghe về Tu Bồ Đề, vì sự kiện này cũng đã từng xãy đến với tôi. Không có một sự ẩn dụ nào ẩn chứa, và không có một nghỉa đen nào hiện hữu trong những hiện tượng phi thường như vậy. Tôi đã đọc qua về câu chuyện của Tu Bồ Đề trước đó, và tôi cũng đã từng suy nghỉ rằng,
“ Sự ẩn dụ này thật là huyền diệu vô cùng. – Tuyệt đẹp như những vần thơ hay…”
Tôi không hề có một chút khái niệm rằng những hiện tượng như vậy đã thật sự xảy ra. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng những sự kiện đó vốn là rất thực. Một sự kiện rất là THỰC!
Nhưng bây giờ, tôi muốn nói cho bạn biết rằng hiện tượng đó đã xảy ra thật sự. Nó đã xãy đến cho tôi. Nó sẽ xảy ra cho bạn….nhưng bạn cần phải tuyệt đối vắng lặng.
Tôi mong bạn đừng bao giờ lẫn lộn, và cũng đừng nghỉ rằng sự trống rỗng tiêu cực của bạn đang là một sự vắng lặng siêu phàm. Sự trống rổng phủ định của bạn hiện thời không khác gì những bóng tối ảm đạm, trong khi sự vắng lặng siêu phàm, sẽ giống như những luồng ánh sáng rạng ngời trong suốt, rực rỡ như vầng thái dương đang lên. Sự trống rổng tiêu cực của bạn là sự chết, trong khi sự tĩnh lặng siêu phàm là sự sống. Một sự sống trường tồn bất diệt, tối thượng cực lạc!
Hãy cho phép trạng thái đó lắng đọng bên trong nội tại của bạn sâu sắc hơn. Bạn hãy tìm tới một gốc cây và tỉnh tọa. Bạn chỉ cần ngồi yên tịnh. Bạn sẽ không cần làm điều gì hết. Hãy lắng nghe nhịp thở của vạn hửu! Thế giới như đang ngừng xoay chuyễn! Khi tâm bạn đã ngừng biến chuyễn, toàn thế giới cũng sẽ ngừng di động. Thời gian cũng ngừng chuyển động. Hầu như vạn vật đang vượt lên đỉnh cao nhất của tối thượng. Bạn không nên để những ý tưởng xen vào sự vi diệu thần thánh vốn đang hiện hữu,
“Bây giờ tôi đã đại ngộ.” Như vậy bạn sẽ bị mất cơ hội. Dù cho muôn hoa có tuôn rơi tán tụng bạn, bạn cũng không nên lưu ý chúng.
Và…bây giờ…bạn đã nghe qua câu chuyện về Tu Bồ Đề. Xin bạn đừng hỏi tại sao nữa. Tu Bồ Đề cần phải hỏi, nhưng bạn không cần thiết. Dù bạn có nghe những lời hoa ngọc của các thiên thần thì thầm bên tai của bạn,
“Chúng tôi đã có nghe qua sự trống rổng vô cùng huyền diệu và sự đàm luận của chân không.” ….
Mong bạn đừng lưu tâm đến họ….….
…Và.. muôn nghìn loài hoa trắng xinh đẹp sẽ lập hội vũ hoa…đồng liên hoan và tán thán…bạn…
Hết
Thiền Luận Mưa Hoa là một trong 11 bài thiền luận
được trích dẫn trong Tác Phẩm Mưa Hoa.