Chỉ bằng hư không vi diệu …Bạn sẽ thấu triệt vạn sự. Ngoài sự minh triết này ra không còn sự minh triết nào khác huyền diệu hơn. Bất cứ những gì bạn muốn thấu triệt, bạn nên đón nhận thực tướng của nó, vì đó là con đường pháp duy nhất của bạn. Bạn hãy sống như một người bình thường, vô danh tính, vô hiệu úy và vô hình vô tướng.
Bạn nên sống một cuộc sống, mà bạn không có gì để biểu dương, không có quyền lực áp đặt lên muôn người khác, không có nỗ lực nào để thống trị, không có tham vọng nào để sỡ hửu. Bạn chỉ thuần túy là một vô thực thể. Bạn hãy thử sống như vậy đi – Bạn sẽ trở nên Quán Tự Tại. Bạn sẽ tràn đầy năng lực. Bạn sẽ như dòng sông trôi chảy khắp ngỏ ngách của cuộc đời với quyền năng vô úy. Bạn có thể chia xẽ quyền năng của bạn. Bạn lúc nào cũng sẽ tràn trề phúc lạc. Niềm cực lạc này, bạn có thể cùng chia xẽ cho mọi người, hoặc hằng muôn triệu người. Bạn càng chia xẽ nhiều, bạn sẽ càng phong phú hơn. Bạn càng ban phát, bạn sẽ càng tăng trưởng. Bạn sẽ như một giòng phong vũ cuồn cuộn trôi chảy không ngừng nghỉ trên giòng đại dương của trí tuệ.
Ông có khả năng thông đạt uy lực của chân không.
Quan điểm chân không luôn tồn tại,
ngoại trừ sự liên hệ của chủ quan tính và khách quan tính của nó…Đây là một trong những nguồn thiền sâu sắc nhất mà Đức Phật đã khám phá. Ngài thuyết rằng vạn hữu tồn tại, và có sự liên hệ mật thiết với nhau theo thuyết tương đối. Không những tuyệt đối mà còn là Như Thật.
Tôi lấy một thí dụ. Bạn là một phú gia, tôi là một kẻ tiểu bần. Đây là thực tế hay chỉ là sự liên hệ có tính cách tương đối? Tôi có thể được cho là nghèo nếu đem cái nghèo của tôi đi so sánh với những kẻ khác cùng cực hơn tôi. Bạn có thể là một phú gia nếu so sánh với một người nào đó bần cùng hơn bạn. Nếu so sánh như vậy, sẽ có hành khất bần cùng, và có hành khất đại phú. Người giàu nếu so sánh với người đại phú hơn, lại là một kẻ nghèo khó. Nếu bạn nghèo khó, sự nghèo khó của bạn là một sự tương đối hay tuyệt đối? Nó chỉ là hiện tượng của tương đối. Nếu bạn không có ai để so sánh, bạn sẽ là gì, một kẻ đại phú gia hay là một kẻ nghèo khó đây?
Hãy tưởng tượng, nếu đột nhiên toàn thể nhân loại biến mất, bạn sẽ bơ vơ một mình trên trái đất quạnh hiu, bạn sẽ không còn một ai nữa để mà so sánh bạn là một người giàu có, hay là một kẻ bần cùng. Bạn chỉ thuần túy là bạn, không giàu có, không nghèo hèn. Bạn không còn một ai để so sánh. Bạn không có Rockefeller để so sánh. Bạn sẽ không có một kẻ ăn mày nào để đối chiếu. Nếu không có ai để so sánh, bạn không thể nào biết được bạn là người xinh đẹp hay xấu xí. Nếu không có một ai để so sánh mình xinh đẹp và xấu xí, giầu có và nghèo khó. Bạn sẽ không thể biết được rằng bạn thông minh hay ngu đần. Bạn chỉ thuần túy là bạn!
Đức Phật dạy rằng trong thế giới vạn hửu, tất cả mọi sự vật đều có tính cách tương đối. Tất cả đều không có sự bất biến mà chỉ là những khái niệm. Bạn hay bận tâm vào những điều vô hửu ích. Bạn quá bận tâm bạn xấu xí. Bạn cũng quá bận tâm khi bạn xinh đẹp. Bạn âu lo vì những sự việc không có thật.
Sự tương đối vốn dĩ hư không, một mối liên hệ vô cùng mong manh như một bức tranh bạn phác họa trên bầu trời xanh, một đóa hoa trong không trung. Cho đến bong bóng nước cũng có tính cách sinh tồn hơn là tương đối. Bạn là ai nếu bạn đơn độc một mình? Một kẻ vô danh? Một người hữu danh, nếu so sánh sẽ có tính cách liên hệ với một kẻ hữu danh khác?
Như vậy, hãy an nhiên tự tại. Sống trong tự tánh là một cách sống mãnh liệt nhất. Nội tâm của bạn hay cách biệt với thế giới bên ngoài. Xã hội hiện hữu bên ngoài của nội tâm. Từ trong tận đáy tâm, bạn đã sống biệt lập. Bạn hãy thử nhắm đôi mắt của bạn lại, và hình dung bạn xinh đẹp hay là xấu xí: Cả hai khái niệm đều biến mất. Tâm không đẹp không xấu. Bạn hãy nhắm đôi mắt bạn một lần nữa. Hãy thử suy gẫm bạn là ai. Bạn được tôn trọng hay không tôn trọng? Bạn đạo đức hay vô đạo đức? Bạn quyền quí hay chỉ là một nô bộc thấp kém? Bạn là ai?
Tôi mong bạn hãy thử nhắm đôi mắt của mình lại, và trong sự đơn độc đó mọi khái niệm đều xã bỏ. Khi bãn ngã tiêu trừ, tự tánh sẽ nẩy sinh. Sau khi mọi khái niệm đều triệt tiêu, chỉ còn thực tướng hiện hữu.
Đây là một trong những nguồn thiền sâu sắc nhất mà Đức Phật đã khai sáng. Tâm vốn vô hình vô sắc tướng. Sự kiện này không nên bị cưỡng ép. Bạn không thể tự cho mình là vô ngã. Bạn phải tự mình ngộ nhập tự tánh. Bạn phải tự mình nhận biết mình là như Thật. Mọi sự việc khác đều chỉ có tính cách tương đối.
Chân lý không là tương đối mà là tuyệt đối. Tự chân lý vốn không có sự phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Chân lý chỉ đơn giản là chân lý. Bạn hãy khai sáng chân lý trong nội tại. Đừng bận tâm về những liên hệ bên ngoài. Chúng vốn khác nhau. Sự diễn giải cũng khác nhau. Nếu sự diễn giải thay đổi, bạn sẽ thay đổi.
Theo lối sống của thời hiện đại này, nếu bạn chạy theo mốt mới thì bạn sẽ là một con người hiện đại. Nếu như vậy, bạn sẽ được mọi người tuyên dương. Nếu mốt của thời đại đã thay đổi, mà bạn vẫn dùng mốt củ, bạn đã biến thành tối lạc hậu. Như vậy bạn sẽ không được mọi người trong xã hội tôn trọng. Năm mươi năm trước, nếu bạn chạy theo mốt mới, bạn được xem là người hiện đại. Năm mươi năm sau, mốt củ được dùng trở lại, bạn lại trở thành hiện đại. Hiện tại, bạn sống không theo khuôn mẩu của thời đại. Nếu như vậy, bạn là ai đây khi khuôn mẩu lại thay đổi, và khái niệm thay đổi? Nếu như vậy, cuộc sống có phải là có tính cách tương đối hay không?
Một trong những người bạn của tôi từng là một thành viên trong đảng cộng sản. Anh giầu có lắm. Anh không bao giờ có một chút mặc cảm về sự kiện anh là một đại hào phú. Anh cũng không hề có một chút mặc cảm anh là một nhà tư bản mại sản, chưa bao giờ lao động tay chân. Anh có nhiều người hầu cận, và anh cũng thuộc trực hệ một danh gia quí tộc cổ xưa. Có một dạo anh sang Nga vào năm 1940. Sau khi anh trở lại, anh nói với tôi.
“Mỗi lần tôi ghé đến bất cứ nơi nào tại Nga, tôi đều có một mặc cảm phạm tội. Mỗi khi tôi băt tay một người nào. Tôi có thể cảm giác là người đó nhận thấy tay của tôi chẳng hề mang một dấu vết nào của một người lao động chân tay. Tôi có thể cảm giác họ cho tôi không phải là một con người vô sản chân chính, mà chỉ là một kẻ tư bản mại sản, với đôi tay mềm mại mang nhiều nữ tính. Tôi có thể nhận thấy nét mặt của người đó thay đổi, và người đó sẽ thả tay tôi ra như tôi là một tiện dân nhơ nhớp không đáng để bắt tay.”
Anh ngừng một chút rồi nói tiếp,
“Khi tôi sống ở Ấn Độ thì lại khác. Mỗi khi tôi bắt tay của ai thì họ sẽ niềm nở băt lấy tay của tôi trong sự tôn kính tuyệt đối. Tôi sẽ thóang thấy trong đôi mắt của họ có chút ca ngợi, vì tôi có đôi tay đẹp và tràn đầy nữ tính như đôi bàn tay của một người nghệ sĩ. Tại Nga, lúc nào tôi cũng nơm nớp, vì tôi mang mặc cảm phạm tội về đôi tay đẹp của mình. Nhiều lúc, tôi có cảm giác như muốn chặt đứt đôi tay của tôi đi để không còn ai nhìn tôi như một kẻ bóc lột, một tên tư bản mại sản, hay là một người giầu có nữa…”
Ở Nga, lao động là giá trị. Nếu bạn là một người vô sản chân chính, bạn sẽ được vinh danh. Nếu bạn là một người giầu có, bạn sẽ là một thiên cổ tội nhân. Như bạn thấy đó, tất cả khái niệm của con người chỉ có tính cách tương đối.
Tại Ấn Độ, chúng ta kính trọng Bshikkhú, Swami, Sannyasin. Ở Trung Quốc cũng vậy – Trước thời đại của Mao Trạch Đông. Một người nào mà từ bỏ thế giới, được sự nể trọng của xã hội, và xã hội sẽ hết lòng phục vụ cho kẻ đó ngay. Nhân vật đó sẽ biến thành một nhân vật tối thượng của nhân loại. Sau khi đảng cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc, hàng ngàn tu viện khắp quốc gia hầu như bị huỷ diệt hoàn toàn. Các vị tăng sĩ và các đại nhân vật được sự kính trọng của mọi người, bỗng nhiên biến thành những kẻ tội phạm của xã hội. Họ phải làm việc. Bạn chỉ được ăn nếu bạn làm việc. Ăn xin được xem là bóc lột, và bị luật pháp triệt để ngăn cấm tại các quốc gia cộng sản. Vì vậy, tại Trung Quốc, không còn một ai dám đi ăn xin nữa.
Nếu Đức Phật giáng phàm tại Trung Quốc, ngài nhất định sẽ gặp không ít khó khăn. Ngài sẽ không được quyền đi khất thực. Ngài sẽ bị kết án là người bóc lột. Thậm chí Marx cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Suốt cuộc đời của ông không làm gì hết ngoại trừ đọc sách trong viện bảo tàng Anh Quốc. Marx không phải là một nhà vô sản, và cũng không phải là một người lao động. Cộng sự viên của ông, Friedrich Engels là một người giầu có khá nổi tiếng tại Đức Quốc. Ở Đức, cả hai được tôn sùng như thần tượng. Nếu Friedrich Engels mà viếng thăm xứ sở của Nga sô, chắc cũng sẽ gặp khó khăn lắm. Ông chưa hề lao động qua. Ông sống trên sự lao động của người khác. Ông đã giúp đỡ nhiều cho Marx. Nếu không có sự giúp đỡ của Friedrich Englels, chắc là Marx không thể nào hoàn tất được tác phẩm Das Kapital (Bản Cương Lĩnh Cộng sản).
Tại xứ sở của Nga Sô lại khác, Friedrich Engels sẽ gặp nhiều khó khăn. Mốt sống đã thay đổi, khái niệm cũng thay đổi. Hãy nhớ rằng mọi thay đổi đều có tính cách tương đối. Những gì bất di bất dịch sẽ không thay đổi. Bản thể của bạn là tuyệt đối. Tâm của bạn không thuộc về tương đối.
Quan điểm chân không luôn tồn tại,
ngoại trừ sự liên hệ của chủ quan tính và khách quan tính của nó…
Nếu bạn hiểu rõ quan điểm này, suy gẫm về nó, thiền về nó, bỗng nhiên sẽ có một ngày tâm của bạn tự nhiên sẽ hoàn toàn trong suốt, và bạn sẽ trực nhận sự trống rỗng cực kỳ vi diệu.
Một hôm, khi Tu Bồ Đề đang ngồi dưới gốc cây
trong trạng thái cực kỳ thanh tịnh…
Trạng thái trống rỗng siêu phàm rất là huyền diệu. Sẽ có những lúc bạn như mang nặng trong tâm trạng một cảm giác trống rỗng, nhưng không hề siêu phàm. Đôi khi sự trống rổng này xâm chiếm tâm hồn của bạn. Trạng thái này không hề mang đến sự trống rổng cực lạc nào cho bạn – Sự trống rỗng này phãng phất tiêu cực, buồn chán, não nề và tràn đầy thất vọng. Bạn sẽ nhận thức rằng có sự khác biệt nhau rất xa giữa hai thái cực này.
Sự trống rỗng nhuộm mầu tiêu cực thường mang đến cho bạn cảm giác thất bại, và hoang mang. Bạn không thể đạt được những mục đích trong thế giới này mà bạn hằng khao khát thành toàn. Bạn cảm giác trống rỗng vì bao nhiêu khát vọng của bạn không được như ý. Bạn không thể kết hôn với người con gái mà bạn yêu – Nội tâm của bạn như đang sa lầy vào sự trống rỗng không cùng tột. Người thanh niên bạn theo đuổi đã trốn mất. – Bạn cảm giác sự trống rỗng này, mỗi ngày qua, như đang phân hủy và cấu xé nội tâm của bạn.
Nếu bao nhiêu giấc mơ tràn đầy hoa mộng của bạn không được như ý, bạn sẽ có cảm giác trống rỗng như vậy. Nội tâm của bạn chất chứa biết bao nhiêu sự trống rỗng chất chứa tiêu cực. Một nỗi buồn mênh mông luôn luôn xâm chiếm lấy bạn. Tâm bạn lúc nào cũng như dấy lên một nỗi tuyệt vọng mà bạn không thể nào diễn tả được, hoặc thốt lên được thành lời. Những ngọn sóng chán nản vô hình tràn trề nội tâm như giằng xé. Nếu tâm của bạn tràn trề những cảm giác tiêu cực như vậy, các Phạm thiên sẽ không bao giờ lập hội hoa vủ cho bạn. Sự trống rỗng của bạn quá tiêu cực, và không hiện thực. Những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ với tham ái, sân hận, vọng tưởng đã gây cho bạn cảm giác sự trống rỗng vô bờ bến này. Thay vì nhiếp phục tâm, bạn đã sa ngã theo sự đòi hỏi của lòng tự ngã. Bạn muốn trở thành một người tràn đầy danh vọng, nhưng bạn đã hoài công một cách vô ích. Đây là một sự thất bại lớn nhất của bạn.
Bạn nên biết rằng, nếu bạn xã bỏ thế giới này vì những thất bại mà bạn đang trãi qua, đó không phải là xã bỏ thật sự. Bạn không phải là Sannyas. Bạn không là thực tướng. Nếu bạn xã bỏ thế giới qua sự nhiếp phục tâm, sự kiện này tất nhiên khác đi. Bạn không xã bỏ với một nỗ lực tiêu cực, với sự chán nản tràn trề bên trong, và với bao nhiêu thất bại bao quanh. Bạn không thực hành sự xã bỏ như đang thực hành việc tự tử. Nếu sự xã bỏ (sannyas) là một hành động tự sát, muôn nụ hoa trắng xinh đẹp sẽ không mưa xuống, hết lòng thành kính tán dương bạn. – Sau đó bạn lại chán nản bỏ hết những gì mà bạn đã tu học qua…
Bạn cần phải nghe qua câu chuyện ngụ ngôn của Aseop.
Một chú cáo nhỏ đi ngang qua một cây nho. Chú trông thấy một chùm nho trái chín mọng trên cành. Chú thèm đến rõ dãi cho nên muốn hái (trộm) chùm nho. Rất tiếc, chùm nho nằm trên cành nho cao nhất cho nên chú không thể nào hái xuống được. Chú cáo nhỏ càng cố gắng nhảy lên cao để hái cho bằng được chùm nho, lại càng không thể hái được vì chùm nho cao ở trên cành cao quá, ngoài tầm tay với của chú. Chú đành bực tức vừa bỏ đi vừa lầm bầm,
“Chùm nho này không đáng để cho ta phí công như vậy. Nó vừa chua, lại chưa chín thì ai mà thèm.”
Thật là khó khăn cho chúng ta phải chấp nhận điều này.
“Ta đã thất bại.”
Thay vì thừa nhận,
“Ta đã thất bại rồi. Tất cả những gì ta tham vọng đều nằm ngoài tầm tay với. “
Nhưng chúng ta lại tự mình bào chữa,
“Chúng không đáng cho ta phải nhọc tâm.”
Những đặc tình Sannyains (thánh nhân) của bạn, như một con cáo của Aesop. Họ xã bỏ thế giới này, không phải vì họ thấu triệt tính cách phù phiếm của nhân sinh, nhưng vì họ không đạt được những khát vọng vốn nằm ngoài vòng tay với của họ - Tâm của họ vẫn luôn chất ngất biết bao nhiêu hận thù. Cõi lòng họ lúc nào vẫn còn tràn trề đầy sự oán trách. Khi bạn tìm thấy họ, họ sẽ chống đối bạn với câu nói cổ điễn của họ.
“Phú quí như sương khói mây bay. Mỹ nhân như cát bụi hư không!”
Họ đang thuyết phục ai đây với một nội tâm như vậy? Tự trong đáy lòng của họ, họ vẫn còn đang tự mình cố gắng thuyết phục rằng chùm nho rất chua và đắng chát, vốn không đáng để cho họ phải bận tâm đến.
Tại sao bạn lại không dám đề cập đến phụ nữ khi bạn đã xã bỏ thế gian này? Tại sao bạn không dám nhắc đến phú quí, khi tâm của bạn đã hết còn lưu luyến chúng? Có phải sự lo ngại vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của bạn? Bạn chưa tự giác được sự thất bại. Lòng tự tri vẫn chưa phát khởi.
Bất cứ lúc nào mà bạn phản kháng một vấn đề gì, bạn hãy tự mình nhắc nhở, bạn vẫn chưa hề khai ngộ - Một khi bạn đã giác ngộ rồi, hai chủng tử, ủng hộ và phản kháng đồng biến mất. Nếu bạn tự mình thức ngộ sự kiện này, bạn sẽ không còn bị vướng bận bởi tham sân si. Sau khi trực nhận được thực tại này, bạn sẽ không còn chống chọi với thế gian ,và tất cả mọi người. Nếu sự kết án vẫn luôn dấy động trong của bạn tâm, vết thương vẫn còn ăn sâu trong bạn.
Có lẽ bạn đang ghanh tỵ - Nếu bạn không ghanh tỵ , bạn sẽ không chống đối. Bạn tự mình chối bỏ nhân sinh, vì đâu đó trong tiềm thức, bạn cảm thấy rằng mọi người được ưu đãi, trong khi bạn thì liên tục bị khốn khổ. Bạn luôn tự nhủ rằng cuộc đời vốn phù vân, nhưng nếu bạn cảm nhận cuộc đời là những cơn đại mộng triền miên, tại sao bạn phải chấp thủ vì những cơn đại mộng này? Không ai muốn mãi chấp thủ về những giấc mơ. Mỗi sáng tinh sương bạn thức dậy, khi cây xanh vẫn còn ngậm hạt sương mai, bạn biết rằng giấc mơ đã chấm dứt. Bạn sẽ không cần thiết phải liên tục nhắc nhở mọi người rằng cuộc đời này là một trường thiên ác mộng.