Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Trinh Thám, Hình Sự >> ÂM MƯU NGÀY TẬN THẾ

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 46021 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

ÂM MƯU NGÀY TẬN THẾ
Sidney Sheldon

Chương 31

Kiev, Ucraina.

Giống như hầu hết những phụ nữ Nga khác, Olga Romanchanko đã trở nên chán ngán với cải tổ.

Thoạt đầu tất cả những thay đổi được hứa hẹn sẽ diễn ra trên Tổ quốc Nga có vẻ thật hấp dẫn. Những ngọn gió tự do thổi trện các đường phố, và niềm hy vọng tràn ngập bầu không khí. Có những lời hứa hẹn về thịt và rau tươi trong các cửa hàng, những quần áo đẹp những đôi giầy da thật và cả trăm thứ tuyệt diệu khác. Nhưng giờ đây, sáu năm sau khi nó vận hành, sự vỡ mộng cay đắng đã xen vào. Hàng hoá khan hiếm hơn bao giờ hết. Thực sự là mọi thử đều thiếu và giá cả tăng vọt. Những ổ gà lớn ngổn ngang trên các đường phố chính. Nhan nhản những cuộc biểu tình và số tội phạm tăng lên. Những hạn chế cũng nghiêm ngặt hơn bao giờ hết. Cải tổ công khai đã bắt đầu có vẻ rỗng tuếch như những lời hứa hẹn của các nhà chính trị đã khơi xướng chúng.

Olga đã làm việc tại một thư viện trên quảng trường Lenkosomol ở trung tâm Kiev bẩy năm trời. Cô ba mươi hai tuổi và chưa bao giờ bước chân ra khỏi Liên Xô. Trông Olga khá hấp dẫn, hơi mập một chút, nhưng ở Nga thì điều đó không bị coi là một nhược điềm.

Cô đã từng kết hôn với hai người đàn ông, và họ đều đã bỏ rơi cô: Dmitri, người đã đi Leningrad, và Ivan, người đã bỏ đi Mátxcơva. Olga đã toan đi theo để cùng sống với Ivan, nhưng không có hộ khẩu Mátxcơva thì điều đó là không thể được.

Khi sinh nhật lần thứ ba mươi ba của cô đến gần, Olga quyết tâm đi thăm thú thế giới bên ngoài một lần cho biết. Cô đến gặp giám đốc thư viện, người tình cờ lại là bà dì của cô.

- Cháu muốn được nghỉ phép, - Olga nói.

- Khi nào thì cô muốn đi?

- Tuần sau.

- Chúc vui vẻ.

Mọi chuyện thật đơn giản. Trước thời cải tổ, đi nghỉ phép có nghĩa là đi Biển Đen, Samarkan hoặc Tbilisi, hoặc là bất kỳ chỗ nào khác nhưng không vượt khỏi lãnh thổ Liên Xô. Còn giờ đây, nếu tháo vát một chút thì cả thế giới sẽ mở ra trước bạn. Olga lấy một cuốn bản đồ từ trên giá sách và chúi đầu vào đó.

Bên ngoài là cả một thế giới lớn. Châu Phi, châu Á, Bắc và Nam Mỹ… Cô e ngại đi xa đến như thế, bèn lật sang tấm bản đồ châu Âu. Thuỵ Sĩ, cô nghĩ. Đó là nơi mình sẽ tới.

Cô sẽ chẳng bao giờ thú nhận với ai trên đời nầy, nhưng Thuỵ Sĩ đã hấp dẫn cô, chủ yếu vì cô đã hơn một lần được biết mùi chocolat của nó, và cô không bao giờ có thể quên được cảm giác đó. Cô thích ăn kẹo. Ở Nga - khi mà người ta có thể kiếm được - thì cũng là thứ kẹo không đường và mùi vị thì chẳng ra gì.

Olga đã phải đổi mạng sống chỉ vì thèm được ăn kẹo chocolat.

Hành trình trên chuyến bay Aeroflot tới Zurich là một sự khởi đầu thú vị. Chưa bao giờ đi máy bay, Olga rất hồi hộp khi phi cơ hạ cánh xuơng sân bay quốc tế ở Zurich. Trong không khí có cái mùi gì đó khang khác. Có thể là mùi vị của tự do thật sự, Olga nghĩ. Tiền bạc của cô rất eo hẹp, và cô đã đặt phòng trước ở Leonhare, một khách sạn nhỏ, rẻ tiền, ở số 136 Limmatquai.

Olga làm thủ tục ở bàn tiếp tân.

- Đây là lần đầu tiên tôi tới Thuỵ Sĩ, - Cô trình bày với nhân viên khách sạn bằng một thứ tiếng Anh ngắc ngứ. - Anh có thể gợi ý cho tôi nên làm gì không.

- Tất nhiên. Ở đây thì có nhiều thử lắm, - anh ta nói với cô. - Có thể là cô nên bắt đầu với một vòng quanh thành phố. Tôi sẽ thu xếp việc đó.

- Cảm ơn.

Olga thấy Zurich thật hấp dẫn. Cô sững sờ trước cảnh quan và những âm thanh của thành phố nầy.

Người đi đường ăn mặc đẹp và lái những chiếc xe đắt tiển. Với Olga thì dường như tất cả mọi người ở Zurich đều là những nhà triệu phú… Và còn những cửa hiệu dọc con đường Bahnhofstrasse, đường phố buôn bán chính của Zurich, và cô ngạc nhiên trước mức độ phong phú đến không thể tin được trong các ô kính: nào váy, nào áo khoác, váy lót, giầy dép, đồ nữ trang, bát đĩa, đồ gỗ, ô tô, sách báo, ti vi, radio, đồ chơi và đàn piano… Hàng hoá bày bán dường như không kể xiết. Và rồi Olga chợt đi ngang qua tiệm Sprungli, nổi tiếng về mứt và kẹo chocolat. Trời, chocolat!

Bốn ô kính lớn đầy ngập, đủ các loại khác nhau. Có cả chuối bao chocolat và những hạt chocolat trong chứa một chút rượu hảo hạng. Chỉ nhìn thôi cũng đã thấy sướng. Olga những muốn mua tất cả, nhưng khi biết giá rồi thì đành chỉ mua một hộp thập cẩm nhỏ và một hộp lớn những chocolat thanh.

Trong tuần lễ tiếp theo đó, Olga đã thăm khu vườn Zurichchhorn, bảo tàng Rietherg và nhà thờ Grossmunster - được xây cất trong thế kỷ mười một, và hơn một chục điểm du lịch tuyệt vời khác. Sau cùng, đã cũng sắp hết thời gian.

Người nhân viên ở khách sạn Leonhare nói với cô:

- Hàng xe bus du lịch Sunshine có một tuyến rất hấp dẫn trên vùng núi Alps. Tôi nghĩ là cô có thể thưởng ngoạn điều đó trước khi rời khỏi đây.

- Cảm ơn, Olga nói. - Tôi sẽ thử xem.

Khi rời khỏi khách sạn, nơi dừng chân đầu tiên của cô là tiệm Sprungli, và nơi tiếp theo là văn phòng hãng Sunshine đề làm thủ tục cho một chuyến đi.

Quang cảnh đẹp đến nghẹt thở, và giữa chừng của chuyến đi, họ đã chứng kiến vụ nổ của cái mà thoạt đầu cô nghĩ là đĩa bay, nhưng ông chủ nhà băng người Canada ngồi cạnh cô đã giải thích rằng đó chỉ là chuyện bày đặt của chính phủ Thuỵ Sĩ dành cho du khách, và rằng không hề tồn tại cái mà cô vừa nghĩ đến.

Olga đã không hoàn toàn bị thuyết phục. Khi trở về nhà ở Kiev, cô đã mang chuyện nầy ra nói với bà dì của mình.

- Chắc là có đĩa bay, - bà dì nói. - Chúng bay trên bầu trời nước Nga suốt ấy mà. Cháu nên bán câu chuyện của mình cho một tờ báo.

Olga đã tính làm như vậy nhưng lại sợ bị người ta cười cho. Đảng Cộng sản không muốn các đảng viên của mình trở thành đối tượng của sự nhạo báng.

Dù sao chăng nữa, Olga kết luận, bên cạnh chuyện Dmitri và Ivan, kỳ nghỉ của cô là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời. Thật là khó khăn khi bắt tay vào trở lại với công việc.

***

Chiếc xe bus của Intourist chạy mất một giờ trên con đường cao tốc mới được xây dựng từ sân bay về tới trung tâm Kiev. Đó là lần đầu tiên Robert tới đây, và anh có ấn tượng mạnh mẽ với những công trình xây dựng đâu đâu cũng thấy trên dọc đường và những toà nhà ở lớn đang mọc lên khắp nơi. Chiếc xe bus dừng lại trước khách sạn Dniepr và đổ xuống hơn hai chục hành khách. Robert nhìn đồng hồ đeo tay mình, 8 giờ. Thư viện đóng cửa mất rồi. Anh làm thủ tục thuê phòng ở cái khách sạn lớn ấy, nơi mà một phòng đã được đặt trước cho anh, uống một cốc ở quầy rượu và đi vào trong cái phòng ăn trắng toát mộc mạc để ăn một bữa tối với trứng cá muối, dưa chuột, cà chua, sau đó là món khoai tây hầm với chút thịt có thêm nhiều bột, tất cả được kèm với Vodka và nước khoáng.

Thị thực nhập cảnh đã được để sẵn cho anh tại khách sạn ở Stockholm như tướng Hilliard đã hứa.

Đó là kêt quả nhanh chóng của sự hợp tác quốc tế, Robert nghĩ. Nhưng chẳng có sự hợp tác nào cho mình cả. Từ nghiệp vụ gọi là "Trần trụi".

Sau bữa ăn, Robert hỏi han đôi chút tại bàn tiếp tân và đi vơ vẩn ra quảng trường Lenkosomol. Kiev thật sự gây ngạc nhiên đối với anh. Là một trong những thành phố cổ kính nhất nước Nga, với dáng vẻ châu Âu nó nằm trên bờ sông Dniepr, với những công viên xanh tươi và những đường phố rộng lớn có cây trồng dọc hai bên. Ở đâu cũng thấy các nhà thờ, và chúng là những thí dụ ngoạn mục cho kiến trúc tôn giáo, như các nhà thờ Thánh Vladimir, Thánh Andrew, và Thánh Sofia - nhà thờ sau cùng nầy được hoàn tất vào năm 1037, và tu viện Pechersk, công trình kiến trúc cao nhất thành phố. Susan sẽ rất yêu thích những phong cảnh nầy, Robert nghĩ. Cô chưa bao giờ đến nước Nga. Anh băn khoăn không biết cô đã từ Brasil trở về hay chưa. Cảm thấy bị thôi thúc, anh gọi điện thoại cho cô khi trở lại khách sạn, và anh ngạc nhiên thấy gần như không hề phải chờ đợi gì.

- Xin chào? - Cái giọng cổ khêu gợi ấy.

- Chào. Brasil thế nào?

- Robert. Em cố gọi cho anh mấy lần. Không có ai trả lời.

- Anh không có nhà.

Ôi! Cô đã được huấn luyện quá kỹ để không hỏi là anh đang ở đâu.

- Anh có khoẻ không đấy?

Đối với một thằng quan hoạn thì khoẻ.

- Tất nhiên. Khoẻ. Cái túi tiền Monte thế nào?

- Anh ấy khoẻ. Robert, ngày mai chúng em sẽ đi Gibraltar.

Tất nhiên là trên cái du thuyền của thằng cha Cái túi tiền khốn kiếp kia. Tên nó là gì ấy nhỉ? À, phải, Thanh Bình.

- Bằng du thuyền?

- Vâng. Anh có thể gọi cho em ở đó. Anh có nhớ số máy không?

Anh nhớ. - WS387. WS có nghĩa gì nhỉ? Susan tuyệt diệu chăng? Sao lại phải xa nhau chăng…Kẻ đi cướp vợ người?

- Anh Robert?

- Có anh nhớ. WS (Wishky và Đường) 337.

- Anh sẽ gọi chứ? Để em biết là anh khoẻ mạnh mà.

- Rồi. Anh nhớ em, cô bé ạ.

Một im lặng đau đớn, hồi lâu. Anh chờ đợi. Anh đợi cô nói gì nhỉ?

Đến cứu em khỏi cái thằng cha quyến rũ nầy, gã trông giống một Paul Newman và đã bắt em phải đi trên chiếc du thuyền lộng lẫy của hắn và sống trong những cung điện nhỏ nhắn nghèo khổ ờ Monte Carlo, Paris, London và chỉ có Chứa mới, biết được là còn ở những đâu nưà. Giống như một thằng ngu, anh thấy mình có phần mong cô sẽ nói như thế.

- Em cũng nhớ anh, Robert. Hãy tự chăm sóc mình.

Và đường dây bị cắt. Anh còn lại ở nước Nga, đơn độc.

***

Ngày thứ mười hai.

Kiev, Ucraina.

Sáng sớm hôm sau, khi thư viện mở cửa được mười phút, Robert đã bước vào toà nhà lớn, ảm đạm, và tiến lại bàn thường trực.

- Xin chào. - Robert nói.

Người phụ nữ ngồi sau bàn ngẩng lên.

- Xin chào. Ông cần gì?

- Vâng. Tôi đang tìm một người phụ nữ mà tôi tin là đang làm việc ở đây, cô Olga.

- Olga? Có đấy. - Chị ta chỉ sang một phòng khác. - Cô ấy ở trong phòng kia.

- Cám ơn.

Thật là dễ dàng. Robert bước đi ngang qua một nhóm sinh viên đang chăm chú làm việc bên những chiếc bàn dài. Chuẩn bị cho một thứ tương lai gì thế không biết? Robert băn khoăn. Anh tới một phòng đọc nhỏ hơn và bước vào bên trong. Một người phụ nữ đang bận bịu xếp lại những cuốn sách.

- Xin thứ lỗi, - Robert nói.

- Gì thế ạ? - Chị ta quay lại.

- Chị là Olga?

- Tôi là Olga. Ông cần gì ở tôi thế?

Robert nở một nụ cười gây thiện cảm.

- Tôi đang viết một bài báo về công cuộc cải tổ và ảnh hưởng của nó đối với những người Nga ở tầng lớp trung bình. Nó có tác động đến đời sống của chị không?

Người phụ nữ nhún vai.

- Trước Gorbachev, chúng tôi không dám mở miệng. Bây giờ chúng tôi có thể mở miệng nhưng lại không có gì để cho vào cả.

Robert thử một mẹo khác.

- Chắc chắn là có những thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Thí dụ, bây giờ các bạn có thể đi du lịch.

- Hẳn là ông nói đùa. Với một ông chồng và sáu đứa con thì ai mà có tiền đi du lịch?

- Thì chị vẫn có thể có tiền đề đi Thuỵ Sĩ và… - Robert cố thêm.

- Thuỵ Sĩ ư? Trong đời tôi chưa bao giờ mơ được đến đó.

- Chị chưa bao giờ tới Thuỵ Sĩ hả? - Robert từ tốn nói.

- Tôi đã nói rồi đấy thôi. - Chị ta hất hàm về phía một phụ nữ tóc sẫm đang chọn sách trên bàn. - Cô ấy mới là người may mắn được tới Thuỵ Sĩ đấy.

- Tên cô ấy là gì thế? - Robert liếc mắt nhìn.

- Olga. Cùng tên với tôi.

- Cám ơn. - Anh thở dài.

Một phút sau, Robert đã nói chuyện với cô Olga thứ hai kia.

- Xin lỗi, - Robert nói. - Tôi đang viết một bài báo về cải tổ và ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân Nga.

- Dạ? - Cô gái nhìn anh một cách cảnh giác.

- Tên cô là gì?

- Olga. Olga Romanchanko.

- Hãy nói cho tôi biết, cô Olga, rằng cải tổ có tác động gì đến cô không?

Sáu năm về trước, hẳn Olga Romanchanko sẽ sợ phải nói chuyện với một người nước ngoài, nhưng giờ đây thì điều đó đã được phép.

- Không hẳn có gì, - Cô nói một cách thận trọng. - Mọi thứ phần lớn vẫn như cũ thôi.

- Không có gì thay đổi trong cuộc sống của cô ư? - Người khách lạ vẫn bướng bỉnh.

Cô ta lắc đầu.

- Không. - Và rồi cô nói thêm vì lòng yêu nước. - Tất nhiên là bây giờ chúng tôi có thể đi du lịch ra nước ngoài.

- Và cô đã đi rồi? - Anh tỏ ra quan tâm.

- Ô, vâng. - Cô hãnh diện nói. - Tôi vừa mới từ Thuỵ Sĩ trở về. Một đất nước rất đẹp.

- Tôi đồng ý, - anh nói. - Cô có cơ hội làm quen với ai trong chuyến đi đó không?

- Tôi đã gặp rất nhiếu người. Tôi ngồi xe bus và chúng tôi đi lên vùng núi cao. Dãy Alps. - Đột nhiên, Olga nhận ra là cô không nên nhắc tới chuyện nầy bởi vì người khách lạ có thể hỏi cô về con tàu vũ trụ; và cô không muốn nói ra. Chuyện đó chỉ có chuốc cho cô những rắc rối mà thôi.

- Thế à? Robert hỏi. - Hãy nói cho tôi nghe về những người trên chiếc xe bus đó.

Nhẹ cả người. Olga đáp:

- Rất thân thiện. Họ ăn mặc… - Cô ra hiệu bằng tay, - rất giàu. Tôi gặp cả một người từ thủ đô của ông tới, từ Washington D.C.

- Thế hả?

- Vâng. Rẩt tử tế. Ông ấy đã cho tôi tấm danh thiếp.

- Cô vẫn giữ nó chứ? - Tim Robert đã ngưng lại một nhịp.

- Không Tôi đã ném nó đi rồi. - Cô nhìn quanh. - Tốt hơn là không nên giữ những thứ đó.

Khốn kiếp.

Và rồi cô nói thêm:

- Tôi nhớ tên ông ta. Parker. Parker, giống như tên cái bút của các ông ấy. Kenvin Parker. Rất quan trọng trong các vấn đề chính trị. Ông ấy kề chuyện các Thượng nghị sĩ phải kiếm phiếu thế nào.

- Đó là điều ông ấy nói với cô à? - Robert giật mình.

- Vâng. Ông ấy đã đưa họ đi du lịch và tặng quà, và rồi họ bỏ phiếu ủng hộ cho những gì mà khách hàng của ông ấy cần. Đó là con đường dân chủ ở nước Mỹ.

Một người vận động hành lang. Robert để Olga nói thêm mười lăm phút sau đó, nhưng anh không gó thêm được thông tin có ích gì về những hành khách khác.

***

Robert gọi điện cho tướng Hilliard từ phòng khách sạn của anh.

- Tôi đã tìm thấy nhân chứng người Nga. Tên cô ta là Olga Romanchako, làm việc tại thư viện trung tâm ở Kiev.

- Tôi sẽ để một quan chức Nga nói chuyện với cô ta.

Điện khẩn.

Tối mật.

NSA gửi Phó giám đốc GRU.

Không ghi chép lại.

Bản số 1 duy nhất.

Trích yếu: Chiến dịch Ngày Tận Thế.

8. Olga Romanchanko Kiev.

Hết

Chiều hôm đó, Robert bay trên chiếc Tu-154 của Aeroflo tới Paris. Anh tới nơi sau 3 giờ 25 phút và chuyển sang một chuyến bay của hãng hàng không Pháp đi Washington D.C.

***

Lúc 2 giờ sáng, Olga Romanchanko nghe thấy tiếng xe ô tô phanh gấp trước toà nhà nơi cô sống, trên phố Veryk. Các bức tường mỏng manh đến nỗi cô có thể nghe được tất cả những tiếng nói ngoài phố. Cô dậy khỏi giường và đến nhìn qua cửa sổ. Hai người đàn ông mặc đồ dân sự đang ra khỏi chiếc xe Chaika màu đen, kiểu xe mà các quan chức chính phủ sử dụng.

Họ đi vào cổng chung cư của cô. Bóng dáng họ làm cho cô thấy rùng mình. Nhưng năm qua, một số người hàng xóm của cô đã mất tích, không ai trông thấy họ bao giờ nữa. Một số bị đầy đi Siberia. Olga không biết lần nầy mật vụ đang săn lùng ai, và ngay khi vẫn còn đang nghĩ như vậy, có tiếng gõ cửa, làm cô giật bắn minh. Họ muốn gì ở mình nhỉ? Cô lo lắng.

Hẳn là có sự nhầm lẫn.

Khi cô mở cửa, hai người đàn ông đang đứng đó.

Đồng chí Olga Romanchanko phải không?

- Dạ.

- Cơ quan Tình báo Quân sự GRU khét tiếng.

Họ sấn sổ bước vào phòng.

- Các các anh muốn gì?

Chúng tôi sẽ là người hỏi. Tôi là Thượng sĩ Yuri Gromkov. Đây là Thượng sĩ Vladimir Zemsky.

- Có… có chuyện gì sai trái chăng? Tôi đã làm gì nào? - Cô đột ngột cảm thấy sợ hãi.

- Ồ vậy là cô biết mình đã làm gì đó sai trái. - Zemsky chộp lấy.

- Không, chắc chắn là không. - Olga nói, bối rối. - Tôi không biết vì sao các anh lại tới đây.

- Ngồi xuống. - Gromkov quát lên. Olga làm theo, run rẩy.

- Cô vừa từ Thuỵ Sĩ trở về, phải không nào?

- Dạ, dạ, - Cô lắp bắp, - nhưng đó - đó là… Tôi được phép của…

- Olga Romanchanko, hoạt động gián điệp bất hợp pháp.

- Hoạt động gián điệp? Cô khiếp sợ. - Tôi không hiểu các anh đang nói gì.

Người đàn ông cao to nhìn chằm chằm vào thân thể cô và Olga bỗng nhận ra cô chỉ có một cái váy ngủ mỏng tang trên người.

- Đi. Cô phải đi cùng chúng tôi.

- Nhưng, có một sự nhầm lẫn kinh khủng. Tôi là một thủ thư. Xin hỏi bất kỳ ai ở đây.

- Nào. - Anh ta kéo cô đứng dậy.

- Các anh mang tôi đi đâu?

- Về trụ sở. Họ muốn thẩm vấn cô.

Họ cho phép cô mặc áo khoác ra ngoài váy ngủ.

Cô bị đẩy xuống cầu thang và ấn vào trong chiếc Chaika.

Olga nghĩ tới tất cả những người đã phải ngồi vào trong chiếc xe giống như thế nầy, đề không bao giờ trở về, cô chết lặng đi vì sợ hãi.

Người đàn ông cao to, Gromkov, lái xe. Olga được đẩy vào ghế sau, ngồi cùng với Zemsky. Anh ta dường như không làm cho cô sợ hãi bằng người kia, nhưng cô đã bị tê liệt với việc biết họ là ai và điều gì sắp xảy ra với mình.

- Xin hãy tin tôi. - Olga nói một cách khẩn khoản. Tôi không bao giờ phản bội.

- Câm mồm. - Gromkov quát lên.

Nầy, chẳng lý do gì phải quá cứng rắn với cô ấy cả. Thực ra thì tôi tin cô ấy. - Vladimir Zemsky nói.

Olga cảm thấy tim mình rộn lên vì hy vọng.

- Thời thế đã thay đổi. - Zemsky nói tiếp. - Đồng chí Gorbachev không muốn chúng ta quấy nhiễu những người vô tội. Những ngày đó đã qua rồi.

- Ai nói là cô ta vô tội? - Gromkov càu nhàu. - Có thể là có có thể là không. Ở trụ sở họ sẽ tìm ra ngay thôi mà.

Olga ngồi nghe hai người đàn ông nói về cô như thể cô không hề có ở đó.

- Nào, Yuri, cậu biết là ở trụ sở thì cô ấy sẽ thú tội cho dù có tội hay không. Tớ không thích thế. - Zemsky nói.

- Chuyện đó thì quá tệ. Chúng ta chẳng thể làm gì được đâu Được chứ.

- Cái gì?

Người đàn ông ngồi bên cạnh Olga im lặng một thoáng.

- Nghe nầy, - anh ta nói, - tại sao chúng ta không thả quách cô ấy ra nhỉ? Chúng ta có thể nói lại là cô ấy không có nhà. Chúng ta sẽ trì hoãn một hoặc bai ngày, và họ sẽ quên chuyện cô ấy đi vì họ có quá nhiều người để tra hỏi rồi.

Olga toan nói gì đó, nhưng cổ họng cô khô khốc.

Cô mong mỏi đến tuyệt vọng là người đàn ông ngồi cạnh cô thuyết phục được người kia vì sao chúng ta phải liều mạng để cứu cô ta hả?

- Chúng ta được gì nào? Cô ấy sẽ làm gì cho chúng ta nào? - Gromkov làu bàu.

Zemsky quay lại và nhìn Olga vẻ dò hỏi. Olga cố cất lời:

- Tôi không có tiền bạc gì.

- Ai cần tiền của cô? Chúng tôi có rất nhiều tiền.

- Cô ta có thứ khác. - Gromkov nói.

Olga chưa kịp trả lời thì Zemsky nói:

- Khoan đã, Yuri Ivanovich, cậu không thể đòi cô ấy làm điều đó.

- Tuỳ cô ta thôi. Cô ta có thể ngọt ngào với chúng ta hoặc là tới trụ sở và sẽ bị tra tấn trong một hoặc hai tuần lễ. Có thể là họ sẽ tống cô ta vào trong một cái chuồng cọp xinh xắn.

Olga đã nghe về những cái chuồng cọp. Những hầm giam chiều một mét, chiều hai mét lạnh lẽo với một cái giường gỗ và không chăn chiếu gì. "Ngọt ngào với chúng ta". Thế nghĩa là thế nào nhỉ?

- Tuỳ cô ta.

- Cô muốn thế nào? - Zemsky quay sang Olga.

- Tôi, tôi không hiểu.

- Anh bạn tôi nói rằng nếu như cô ngọt ngào với chúng tôi, chúng tôi có thể bỏ qua vụ nầy. Sau một thời gian ngắn: có thể họ sẽ quên chuyện của cô.

- Tôi tôi sẽ phải làm gì cơ?

Gromkov mỉm cười với cô qua tấm gương chiếu hậu.

- Hãy dành cho chúng tôi ít phút ở cô. - Anh ta nhớ tới một câu đã đọc ở đâu đó. - Hãy nằm đó và nghĩ tới hoàng đế. - Rồi cười khoái trá.

Olga đột nhiên hiểu ra họ muốn gì. Cô lắc đầu.

- Không. Tôi không thể làm điều đó.

Được. - Gromkov bắt đầu tăng tốc độ. - Ở trụ sở họ sẽ có một cuộc vui với cô.

- Khoan.

Cô đang trong cơn hoảng sợ và không biết phải làm gì. Cô đã nghe những cầu chuyện khủng khiếp về điều gì xảy đến đối với những người bị bắt giữ và trở thành tội nhân. Cô đã nghĩ rằng tất cả những chuyện đó đã chấm dứt, nhưng bây giờ thì cô hiểu là không phải. Cải cách vẫn còn đang là một hy vọng, một tưởng tượng. Họ sẽ không cho phép cô có một luật sư hoặc nói chuyện với bất kỳ ai. Trong quá khứ, bạn bè của cô đã bị nhân viên GRU hãm hiếp, sát hại. Cô đã mắc bẫy. Nếu cô chịu vào tù, họ có thể giam giữ cô nhiều tuẩn lễ, đánh đập, hãm hiếp cô, hoặc có thể còn tệ hại hơn. Với hai người đàn ông nầy, ít ra thì chuyện đó cũng chỉ qua đi trong ít phút và rồi họ sẽ thả cô ra. Olga đi đến một quyết định.

- Cũng được, cô đau khổ nói. - Các anh có muốn quay trở lại căn hộ của tôi không?

- Tôi biết có một chỗ tốt hơn. - Gromkov nói. Anh ta vòng xe ngược lại.

- Tôi xin lỗi về chuyện nầy, nhưng anh ta là chỉ huy. Tôi không thể ngăn anh ta được. Zemsky thì thầm.

Olga không đáp lại.

Họ chạy ngảng qua Nhà hát Opera Shevchenko màu đỏ rực và hướng tới một công viên có cây cối bao quanh. Vào giờ nầy, công viên hoàn toàn vắng ngắt.

Gromkov lái xe chạy dưới những hàng cây và rồi tắt điện, tắt máy.

- Ra ngoài đi. - Anh ta nói.

Cả ba người bước ra khỏi xe.

- Cô thật may mắn. Chúng tôi thả cô ra thật dễ dàng. Tôi hy vọng là cô sẽ đánh giá cao điều đó. - Gromkov nhìn Olga.

Olga gật đầu, không dám nói gì vì quá sợ.

Gromkov dẫn họ tới một chỗ quang.

- Cởi ra.

Trời lạnh, Olga nói. - Chẳng lẽ chúng ta không thể…?

- Làm theo lời tao trước khi tao thay đổi ý kiến. - Gromkov tát mạnh vào mặt cô.

Olga ngập ngừng một giây, và khi hắn ta lại giơ tay chực đánh, cô bắt đầu cởi khuy áo khoác.

- Cởi hẳn ra.

Cô thả cái áo rơi xuống đất.

- Giờ đến cái váy ngủ.

Olga chậm chạp kéo cái váy qua đầu và lột hẳn nó ra, run lên trong trời đêm giá lạnh, đứng trần truồng dưới ánh trăng.

- Tấm thân ngon lành. - Gromkov nói. Hắn ta bóp hai đầu vú cô.

- Đừng…

- Mầy nói nửa lời, chúng tao sẽ mang mầy đến trụ sở. - Anh ta đẩy cô nằm xuống đất.

Mình sẽ không nghĩ tới chuyện nầy. Mình sẽ cố nghĩ là mình đang ở Thuỵ Sĩ, trên chiếc xe bus du đi du lịch và ngắm những phong cảnh đẹp đẽ.

Gromkov tụt quần ra và giang rộng hai chân Olga.

Mình có thể nhìn thấy đỉnh Alps tuyết phủ. Có một cái xe trượt tuyết chạy ngang, trên đó là hai đứa trẻ, một trai, một gái.

Cô thấy hắn luồn tay dưới hông cô và ấn cái giống đực vào trong cô, làm cô đau đớn.

Có những chiếc xe đẹp đẽ đang chạy trên xa lộ. Nhiều xe hơn bao giờ cô từng nhìn thấy trong đời. Ở Thuỵ Sĩ mỗi người đều có một chiếc xe.

Hắn đang dồn dập mạnh hơn trên người cô, cấu véo cô kêu lên những tiếng kêu như thú hoang.

Mình sẽ có một ngôi nhà nhỏ ở trên núi. Người Thuỵ Sĩ gọi là gì nhỉ? Chalét. Và mình sẽ có kẹo chocolat hàng ngày. Có hàng hộp.

Lúc nầy, Gromkov đã buông cô ra, thở hồng hộc.

Hắn đứng lên và quay sang Zemsky.

Đến lượt cậu.

Mình sẽ lấy chồng và có con, và cả nhà sẽ đi trượt tuyết vào mùa đông.

Zemsky dã mở sẵn khoá quần và lập tức nằm đè lên cô.

Đó sẽ là một cuộc sống tuyệt vời. Mình sẽ không bao giờ trở về Nga. Không bao giờ. Không bao giờ.

Hắn đã ở trong cô, còn làm cô đau đớn hơn cả gã kia, ghì chặt hai mông cô và đè thân thề cô xuống nền đất lạnh, cho đến lúc sự đau đớn tưởng chừng như không thể chịu đựng được nữa.

Mình và gia đình sẽ sống ở một trang trại, một nơi luôn vắng lặng và thanh bình, và có một mảnh vườn với những bông hoa xinh đẹp.

Zemsky đã xong và nhìn lên người bạn đồng nghiệp.

- Tôi cảm thấy cô ta sướng. - Hắn cười. Rồi cúi xuống tóm lấy đầu Olga và bẻ gẫy cổ cô.

Ngày hôm sau, trên tờ báo địa phương có mẩu tin về việc một cô thủ thư bị hiếp và bị giết chết trong công viên. Kèm theo đó là một lời cảnh cáo nghiêm khắc của giới chức trách rằng những cỏ gái trẻ đi một mình vào công viên buổi tối là rất nguy hiểm.

Điện khẩn.

Tối mật.

Phó giám đốc GRU gửi Phó giám đốc NSA.

Không ghi chép lại.

Bản số 1 duy nhất.

Trích yếu: Chiến dịch Ngày Tận Thế.

8. Olga Romanchanko - Kiev - Đã bị thủ tiêu

Hết

<< Chương 30 | Chương 32 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 825

Return to top