Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Câu chuyện của cây cung

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 1656 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Câu chuyện của cây cung
PAULO COELHO

- kẾT -

BÀI HỌC THUỘC LÒNG
 
Động tác là hiện thân của động từ, đấy là, một hành động biểu lộ của một tư tưởng. 
 
Một điệu bộ nhỏ nhoi sẽ phản bội chúng ta, vì thế chúng ta phải xóa đi mọi thứ, hãy nghĩ về những chi tiết, hãy học kỷ thuật trong một phương pháp như thế nào để nó trở thành trực giác.  Trực giác chẳng có liên hệ gì với sự lập lại sáo mòn, nhưng là một trạng thái của tâm thức vượt tầm kỷ thuật.
 
Do vậy, sau khi luyện tập thật nhuần nhuyễn, chúng ta không còn suy nghĩ về những thời khắc cần thiết, chúng trở thành bộ phận tồn tại của chính chúng ta.  Những để cho điều này xảy ra, bạn phải thực tập lập đi lập lại.
 
Và nếu nó chưa đủ, bạn phải lập lại lập đi việc thực tập.
 
Hãy nhìn kỷ năng của thợ rèn làm việc với sắt thép. Đối với con mắt không rèn luyện, anh ta chỉ đơn thuần lập lại những nhát búa giống nhau.
 
Nhưng những ai biết đường hướng của cung tên, biết rằng mỗi lần đưa búa lên và đem nó xuống, cường độ của nhát búa khác nhau.  Cánh tay lập lại cùng động tác, nhưng khi nó tiến đến kim loại, nó hiểu rằng nó phải chạm với sức mạnh nhiều hơn hay ít hơn.
 
Vì vậy nó là sự lập lại, mặc dù nó có thể xuất hiện là những việc giống nhau, nhưng nó luôn luôn khác nhau.
 
Hãy nhìn cái cối xay gió.  Đối với ai đấy thoáng nhìn qua cánh quạt của nó chỉ một lần, chúng dường như đang di chuyển cùng một vận tốc, lập lại cùng động tác.
 
Nhưng đối với những ai quen thuộc với cối xay gió biết rằng chúng bị điều khiển bởi gió và thay đổi phương hướng khi cần thiết.
 
Cánh tay người thợ quay búa lò rèn được rèn luyện bằng sự lập lại tư thế nện búa hàng nghìn lần.  Những cánh quạt của máy xay gió chuyển động nhanh khi gió thổi mạnh và vì thế bảo đảm rằng cơ cấu của nó chuyển vận nhịp nhàng.
 
Người bắn cung cho phép nhiều mũi tên bay xa hơn mục tiêu, bời vì ông ta biết rằng ông sẽ chỉ học sự quan trọng của cây cung, tư thế, dây cung và mục tiêu bằng sự lập đi lập lại động tác của ông ta hằng nghìn lần bằng sự không sợ hải mắc phải những sai sót.
 
Và những người đồng minh thật sự của ông không bao giờ chỉ trích ông ta bởi vì họ biết rằng thực tập là cần thiết, đấy là phương thức duy nhất để ông ta có thể hoàn thiện năng khiếu của ông ta, nhát búa của ông ta.
 
Và rồi thì đến thời điểm khi ông ta không còn suy nghĩ về những gì ông ta đang làm.  Từ lúc ấy trở đi, người bắn cung trở thành cây cung của ông ta, mũi tên của ông ta, và mục tiêu của ông ta. 


 
LÀM THẾ NÀO QUÁN SÁT ĐƯỜNG BAY CỦA MŨI TÊN

 
Một khi mũi tên đã được bắn đi, không có gì hơn nữa cho người bắn cung có thể làm, ngoại trừ theo dõi hướng đi của nó đến mục tiêu.  Từ lúc ấy, áp lực đòi hỏi để bắn mũi tên chẳng còn lý do gì để tồn tại.
 
Bàn tay đã buông dây cung là bị đẩy lùi lại, bàn tay giữ cây cung di chuyển về phía trước, người bắn cung bị buộc phải mở rộng cánh tay và đối diện, ngực phơi ra và với một trái tim chân thành, cái nhìn chăm chăm vào đồng minh cũng như đối thủ.
 
Nếu ông ta đã thực tập đầy đủ, nếu ông ta đã điều khiển để phát triển năng khiếu, nếu ông ta đã duy trì tư thế lịch lãm và tập trung xuyên qua toàn bộ tiến trình của bắn mũi tên, ông ta sẽ, tại thời điểm ấy, cảm thấy sự hiện diện của vũ trụ và sẽ thấy rằng hành động của ông ta là đúng đắn và xứng đáng.
 
Kỷ thuật cho phép cả hai tay được sẵn sàng, hơi thở được chính xác, cặp mắt được rèn luyện trên mục tiêu được toàn hảo.  Bất cứ ai đi qua gần bên và thấy người bắn cung với cánh tay ông ta mở ra, mắt ông ta theo mũi tên, sẽ nghĩ là không có gì đang xảy ra.  Nhưng đồng đội của ông ta biết rằng tâm thức của người làm nên cú bắn đã thay đổi không gian cũng như chiều kích, bây giờ nó tác động đến toàn thể vũ trụ; tâm thức tiếp tục hoạt động, học hỏi tất cả những việc tích cực về cú bắn ấy, điều chỉnh những sai sót có thể, chấp nhânh những phẩm chất tốt của nó, và chờ đợi để thấy mục tiêu đáp ứng thế nào khi nó bị bắn trúng.
 
Khi người bắn cung giương cung, ông ta có thể thấy toàn thế giới  trong cây cung ông ta.
 
Khi ông ta theo dõi đường bay của mũi tên, thế giới ấy vươn lên gần ông ta hơn, vuốt ve và cho ông ta một cảm giác toàn hảo của một nhiệm vụ viên mãn.
 
Mỗi mũi tên bay một cách khác nhau.  Chúng ta có thể bắn một nghìn mũi tên và mỗi mũi tên sẽ đi theo một hướng bay khác nhau:  đây là đương lối của cây cung.


 
NGƯỜI BẮN CUNG, KHÔNG CÓ TÊN, KHÔNG CÓ MỤC TIÊU
 
Người bắn cung học rằng khi ông ta quên đi tất cả những luật lệ của đường lối của cây cung và đi đến hành động hoàn toàn trên năng khiếu.  Mặc dù, để có thể quên đi những luật lệ quy tắc, cần thiết để tôn trọng chúng và để biết chúng.
 
Khi ông ta đạt đến trình độ này, ông ta không còn cần đến khí cụ đã giúp ông ta học tập.  Ông ta không còn cần cây cung hay mũi tên hay mục tiêu, bởi vì con đường (phương thức) quan trọng hơn sự vật mà lần đầu tiên đã đặt để ông ta trên con đường ấy (phương thức).
 
Cũng giống như thế, môn đồ học đọc để đạt đến mức độ khi mình tự do với những mẫu tự đơn lẽ và bắt đầu để tạo nên những từ ngữ.
 
Tuy thế, nếu những từ ngữ được hoạt động cùng nhau, chúng sẽ chẳng làm nên ý nghĩa gì cả hay sẽ tạo nên sự hiểu biết cực kỳ khó khăn;  ở đấy phải là những không gian giữa những từ ngữ.
 
Giữa những hành động này và hành động kế tiếp, người cung thủ nhớ mọi thứ ông ta đã làm, ông nói với đồng đội, ông ta nghĩ ngơi và được bao hàm như những sự kiện sống động.
 
 
Phương thức của cung tên là phương thức của vui tươi, năng nổ, của sự toàn hảo và lỗi lầm, của kỷ thuật và năng khiếu.
 
Nhưng chúng ta chỉ học điều này nếu chúng ta giữ gìn những cú bắn những mũi tên của chúng ta.
 
Khi Tetsuya dừng nói chuyện, họ đã đến xưởng mộc.
 
‘Cảm ơn cho sự đồng hành của cậu bé,’  ông ta nói với cậu nhỏ.
 
Nhưng cậu bé không rời.
 
‘Làm thế nào tôi biết tôi đang làm việc gì ấy đúng? Làm thế nào tôi chắc là đôi mắt tôi đang tập trung, rằng tư thế của tôi là lịch lãm, rằng tôi đang giữ cây cung một cách đúng đắn?’
 
‘Bằng mắt bậc thầy hoàn hảo luôn luôn bên cạnh cậu và hãy làm mọi thứ để tôn kính vị thầy và để tôn vinh những lời dạy của thầy.  Vị thầy này, người mà nhiều gọi đấng thiêng liêng, Tạo Hóa, Ngọc Hoàng, Thượng đế, trời, mặc dù một số  gọi là ‘thể tính’ hày ‘tính bản nhiên’ và những người khác gọi là ‘thiên tư’, luôn luôn theo dõi chúng ta.  Ngài xứng đáng là bậc tuyệt  hảo.
 
‘’Cũng hãy nhớ những đồng minh của cậu: cậu phải hổ trợ họ, bời vì họ sẽ giúp cậu tại những thời điểm khi cậu cần giúp đở.  Hãy cố gắng phát triển tặng phẩm tử tế ân cần yêu thương:  món quà này sẽ cho phép cậu luôn luôn bình an trong tâm hồn, trong trái tim, trong tư tưởng.  Nhưng, trên tất cả, đừng bao giờ quên những gì tôi đã nói với cậu có thể là những từ ngữ của cảm hứng, nhưng chúng sẽ chỉ có ý nghĩa nếu cậu tự trải qua kinh nghiệm với chúng.
 
Tetsuya cầm tay cậu bé và nói lời giả biệt, những cậu bé nói:
 
‘Một việc nữa, thế ông học bắn cung như thế nào?’
 
Tetsuya nghĩ trong một thoáng:  nó có giá trị không để kể một câu chuyện?  Vì đây là một ngày đặc biệt, ông ta mở cửa xưởng mộc và nói:
 
‘Tôi sẽ pha trà, và tôi sẽ kể cho cậu chuyện ấy, nhưng cậu phải hứa một điều giống như tôi đã làm với người lạ mặt kia -  không bao giờ kể lại cho bất cứ người nào về thiện nghệ của tôi như một người cung thủ.’
 
Ông ta đi vào, khơi đèn lên, gói cây cung lại trong một mãnh da dài và đặt nó ngoài tâm mắt.  Nếu bất cứ người nào trượt chân lên nó, họ sẽ nghĩ nó chỉ là một thanh tre.  Ông ta đi vào nhà bếp, pha trà, ngồi xuống với cậu bé và bắt đầu câu chuyện của ông.


 
CÂU CHUYỆN CỦA TETSUYA
 
Tôi đã làm việc cho một nhà đại quý tộc trong vùng; tôi chăm sóc cho đàn ngựa của ông ta.  Nhưng bởi vì chủ nhân của tôi luôn luôn du lịch, tôi có không biết bao nhiêu thời gian rỗi rảnh, và thế là tôi quyết dành thời gian của tôi cho những gì tôi nghĩ là một lý do thực sự cho đời sống của mình: chè rượu và sắc dục.
 
Một ngày nọ, sau vài đêm không ngủ, tôi cảm thấy chóng mặt và ngã quỵ ở giữa một vùng hẻo lánh cách xa  mọi thôn xóm.  Tôi nghĩ là tôi sẽ chết và chẳng còn hy vọng gì nữa.  Tuy thế, một người đàn ông mà tôi chưa hề gặp trước đây đi ngang đoạn đường ấy;  ông ta giúp đở tôi và đem tôi về nhà ông ấy -  một vùng xa nơi đây – ông ta săn sóc nuôi dưỡng tôi hồi phục sức khỏe những tháng tiếp theo.
 
Trong thời gian hồi phục, tôi thường thấy ông ta đi ra ngoài với cung và tên của ông ta.
 
Khi sức khỏe tôi khá hơn, tôi yêu cầu ông ta dạy toi nghệ thuật bắn cung;  điều ấy thích thú hơn nhiều đối với việc trông nom đàn ngựa.  Ông ta nói với tôi rằng cái chết của tôi đã đến gần hơn để đối diện với nó, và điều ấy tôi không bao giờ quên được.  Nó chỉ hai bước nữa mà thôi, vì tôi đã làm tổn thương quá lớn đến thân thể mình.
 
Nếu tôi muốn học, nó sẽ chỉ là để tránh cái chết đến với tôi.  Người ấy trong một vùng đất xa xôi, bên bờ một đại dương, đã dạy ông ta rằng có thể tránh cho một số thời gian trên con đường đưa đến vách đứng hiểm nguy khó tránh của cái chết.  Nhưng trong trường hợp của tôi, suốt quãng đời còn lại, tôi cần cảnh giác rằng tôi đã bước đi dọc theo trên bờ vực thẳm này và có thể rơi xuống đó bất cứ lúc nào.
 
Ông ta dạy tôi vể phương hướng của cây cung.  Ông ta giới thiệu tôi đến những đồng bạn của ông ta, ông ta cho tôi dự vào những cuộc tranh tài, và chẳng bao lâu tên tuổi của tôi đã lan đi khắp vùng.
 
Khi ông ta thấy rằng tôi đã học đầy đủ, ông ta lấy lại những mũi tên và mục tiêu của tôi, chỉ để cho tôi cây cung như một vật kỷ niệm.  Ông ta nói tôi hãy dùng những lời dạy của ông ta để làm những việc đã làm tràn ngập trong tôi với sự hăng hái nhiệt tình.
 
Tôi nói rằng việc mà tôi thích nhất là thợ mộc.  Ông ta chúc phúc cho tôi và yêu cầu tôi rời khỏi nơi ấy và dâng hiến đời mình cho những gì mình thích thú hoạt động nhất trước khi tên tuổi của một cung thủ cuối cùng phá hư tôi, hay đưa tôi trở về với đời sống cũ.
 
Mỗi giây phút từ lúc ấy đã là một cuộc chiến đấu chống lại những thói hư tật xấu trụy lạc và chống lại sự tự thương mình, sự ái ngã.
 
Tôi cần duy trì tập trung và tĩnh lặng, làm việc và lựa chọn làm những gì mình  yêu mến, và chẳng bao giờ bám níu với giây phút hiện tại, bởi vì sự chết thì vẫn rất gần, vực thẳm là đó bên cạnh tôi, và tôi đang bước đi trên bờ vực.
 
Tetsuya không nói rằng sự chết thì luôn luôn gần bên cạnh tất cả những sự sống; cậu bé vẫn rất còn trẻ và không cần thiết để cậu ta nghĩ về những việc như vậy.
 
Tetsuya không nói rằng đường lối của cây cung có hiện diện trong mỗi hành động của con người hay không.
 
Ông ta chi chúc phúc đơn thuần cho cậu bé, đúng như ông đã được chúc phúc bao năm về trước, và yêu cầu cậu ta rời khỏi, bởi vì nó đã là một ngày dài, và ông ta cần phải ngủ. 


 
Hết
 
ACKNOWLEDGMENTS
-Eugen Herigel, for his book Zen in the Art ò Archery. (Ed. Pensamento)
-Pamela Hartigan, Managing Director of the Schwab Toundation for Social Antrepreneurship, for descrinbing the qualities of allies.
-Dan and Jackie DeProspero, for their bood about Onuma-san, Kyudo.  (Budo Editions, France)
-Carlos Castaneda, for his description of the encounter between death and the nagual Elias.
Tuệ Uyển chuyển ngữ
15-01-2009
 
Hết

<< - 2 - |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 736

Return to top