Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Khái Niệm về Thuốc - Danh mục Thuốc gốc

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 12150 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Khái Niệm về Thuốc - Danh mục Thuốc gốc
nhiều tác giả

Danh mục Thuốc gốc - 4

O
ORCIPERENALINE
Thuốc giãn phế quản dùng điều trị bệnh hen và bệnh phổi mạn tính có tác dụng làm giãn đường thở trong phổi mà ít tác dụng lên tim. Thuốc thường được dùng dứơi dạng phun mặc dù cũng có dạng uống.
ORPHENADRINE
Thuốc giãn cơ dùng giảm đau do co thắt cơ trong chấn thương phần mềm ( chấn thương cơ dây chằng). Orphenadrine còn dùng làm giảm co cứng cơ trong bệnh Parkinson.
Tác dụng phụ
Có thể gặp khô miệng và mờ mắt.
OXAZEPAM
Thuốc nhóm Benzodiazepine dùng điều trị ngắn hạn: lo lắng, căng thẳng, giúp dễ ngủ, có thể dùng trong hội chứng cai rượu cấp.
Tác dụng phụ
Giống các Benzodiazepine có thể gây nghiện ( phụ thuộc thuốc) nếu dùng thường xuyên và kéo dài hơn hai tháng.
OXPRENOLOL
Thuốc chẹn be ta dùng điều trị bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, có thể dùng trong đánh trống ngực và run do lo lắng, kiểm soát triệu chứng của cường giáp.
Tác dụng phụ
Giống như các thuốc nhóm chẹn bê ta.
OXID KẼM
Thành phần của nhiều dược phẩm về da, có tác dụng làm săn và dịu da. Oxid kẽm dùng để điều trị tình trạng đau, ngứa, tình trạng da ẩm như chàm, loét da do nắm lâu, hăm da do mang tã, ngăn tia cực tím từ mặt trời, làm đặc nước thơm, kem dưỡng da cho dễ sử dụng hơn.
OXTRIPHYLLINE
Thuốc giãn phế quản dùng điều trị hen và bệnh phổi mạn tính, thường dùng phói hợp với các thuốc giãn phế quản khác.
Tác dụng phụ
Buồn ôn, nôn, chóng mặt.
Nên đo và kiểm soát nồng độ thuốc trong máu khi dùng.
OXYBUTININ
Thuốc kháng phó giao cảm dùng làm giảm co thắt cơ bàng quang , làm giảm triệu chứng tiểu nhắc, tiểu gấp, tiểu không tự chủ bằng cách tăng dung tích bàng quang.
Tác dụng phụ
Khô miệng (thường nhất), ngủ gà, mờ mắt. Có thể dùng thuốc kéo dài đến hai tuần.
OXYCODONE
Thuốc giảm đau có chứa á phiện.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, ngủ gà, chóng mặt. Dùng lâu có thể bị nghiện.
OXYMETAZOLINE
Thuốc giảm sung huyết dùng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay cảm, bằng cách làm co những mạch máu nhỏ ở mũi làm giảm sung huyết muĩ. Nhỏ mắt cũng có tác dụng tương tự.
Oxymetazoline có tác dụng kéo dài hơn nhiều loãi thuốc giảm sung huyết khác ở mũi nhưng có thể kích thích muĩ. Dùng kéo dài có thể có triệu chứng dội (ngưng thuốc sẽ tăng sung huyết).
OXYTETRACYCLINE
Thuốc kháng sinh họ tetracycline dùng trong nhiễm chlamydia, viêm niệu quản- niệu đạo, viêm phế quản, viêm phổi do mycoplasma, giang mai, dịch tả, mụn trứng cá nặng...
Tác dụng phụ
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban, tăng nhạy cảm da với ánh sáng, có thể gây biến màu răng. Không dùng cho phụ nữ có thai hay trẻ em dưới 12 tuổi.
OXYTOXIN
Là nội tiết tố tuyến yên co thắt tử cung lúc chuyển dạ, kích thích tống sữa ở nữ đang cho con bú.
Có thể dùng để giục sinh, kích thích co tử cung sau sinh. Đôi lúc dùng thử sức chịu đựng của thai trong thai kỳ nguy cơ cao để quyết định cho sinh mổ tự nhiên hay mổ lấy thai. Dùng dạng khí dung ở mũi để kích thích co bóp tống sữa.
Tác dụng phụ
Co bóp tử cung mạnh hơn bình thường gây đau nhiều nên dùng nhiều thuốc giảm đau hơn. Dùng kèo dài có thể gây buồn nôn, nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, động kinh, hôn mê
P
PANCREATIN
Thuốc uống chứa những men tiêu hoá lấy từ tuỵ heo. Được dùng để bổ sung những thiếu hụt của men này và do đó ngăn ngừa rối loạn hấp thu mỡ, carbohydrate và đạm. Pancreatin cần dùng sau cắt tuỵ hay trong những bệnh lý tuỵ như viêm tuỵ mạn, ung thư tuỵ và bệnh xơ bọc.
PARACETAMOL
(Xem Acetaminophen).
PARALDEHYDE
Thuốc an thần mùi hắc khó chịu dùng để cắt những cơn động kinh kéo dài, đôi lúc dùng điều trị hội chứng ngưng rượu. Paraldehyde có thể dùng bằng đường thụt tháo (pha với dung dịch thụt tháo) hay đường tiêm. Nếu tiêm phải dùng ống tiêm thuỷ tinh vì paraldehyde làm chảy nhựa.
PEMOLINE
Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương dùng để điều trị bệnh buồn ngủ kịch phát và tâm vận động ở trẻ em. Pemoline có thể gây mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng, hiếm gặp có thể gây buồn ngủ, ngủ gật, trầm cảm và ảo giác.
PENICILLAMINE
Thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp khi triệu chứng không giảm với các thuốc kháng viêm không steroid.
Penicillamine không phải là thuốc thuộc nhóm penicilline, được dùng điều trị bệnh ngộ độc đồng, thuỷ ngân, chì hay arsenic (thạch tín), trong bệnh Wilson (hiếm gặp, do lắng đọng của đồng ở gan và não gây rối loạn bệnh lý của những cơ quan này), xơ gan ứ mật nguyên phát, tiểu nhiều cystein trong nước tiểu để dự phòng tránh sỏi hình thành trong đường niệu.
Tác dụng phụ
Có thể gặp: thường gây phát ban dị ứng, ngứa, buồn nôn, ói, đau bụng và mất vị giác. Ít khi gây rối loạn máu hay suy chức năng thận. Trong lúc điều trị phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu định kỳ thường xuyên.
PENICILLIN
Là nhóm thuốc kháng sinh được phát hịên đầu tiên. Penicillin thiên nhiên được chiết xuất từ nấm Penicillium, những thuốc penicillin khác là loại tổng hợp.
Thuốc penicillin được dùng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêmphổi. Penicillin còn được dùng để dự phòng thấp tim tái phát và điều trị bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, giang mai, lậu và viêm loét lưỡi cấp.
Tác dụng phụ
Có thể gặp thường nhất là phản ứng dị ứng, phát ban. Một người đã dị ứng với một loại Penicillin thường sẽ không được dùng bất cứ loại Penicillin nào. Một tác dụng phụ khác thường gặp là tiêu chảy. Dùng kéo dài có thể gây nhiễm nấm.
PENTAZOCINE
Thuốc giảm đau có chứa á phiện dùng để giảm các cơn đau trung bình đến nặng do chấn thươg, phẫu thuật, ung thư, sinh đẻ.
Tác dụng phụ
Những tác dụng phụ có thể có cũng giống như những thuốc giảm đau có á phiện khác gồm chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nôn và đôi lúc gây ảo giác. Dùng lâu liều cao sẽ dẫn tới nghiện thuốc.
PENTOBARBITAL
Thuốc nhóm barbiturate trước đây dùng điều trị chứng mất ngủ. Pentobarbiturate còn được dùng để tiền mê (chẩn bị cho bệnh nhân phẫu thuật).
Tác dụng phụ
Có thể có gồm cảm gáic ngầy ngật và khó chịu kéo dài sau dùng thuốc, điển hình của các nhóm barbiturate.
PERPHENAZINE
Thuốc kháng tâm thần loại Phenothiazine, dùng làm giảm một số rối loạn tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt và làm dịu tâmt hần ở những người bệnh quá kích thích hay quá lo lắng. Perphenazine đôi lúc được dùng như là một thuốc chống nôn để làm giảm các trường hợp nôn hay buồn nôn nặng do gây mê, xạ trị, hoá trị, hay một số thuốc, cũng được dùng để làm giảm nấc cục kéo dài.
Tác dụng phụ
Có thể có: cử động bất thường của mặt và chi, buồn ngủ, mờ mắt. Nghẹt mũi và nhức đầu. Dùng lâu có thể gây hội chứng giống Parkinson.
PETHIDINE
Thuốc giảm đau tổng hợp có chứa á phiện giống như morphine (nhưng yếu hơn nhiều). Pethidine được dùng như thuốc tiền mê (làm thư gãin và an thần người bệnh trước khi phẫu thuật, dùng giảm đau những cơn đau nhiều và sau phẫu thuật, lúc sinh đẻ hay trong các bệnh giai đoạn cuối.
Pethidine có thể gây buồn nôn, nôn nên thường dùng chung các thuốc chống nôn. Pethidine có thể gây khoa cảm và đôi lúc bị lạm dụng do tác dụng này. Dùng thường xuyên có khả năng bị lệ thuộc thuốc vầ thể chất lẫn tinh thần.
PHENCYCLIDINE
Thuốc giảm đau, làmm giảm các cơn đau đường tiết niệu do viêm hay chấn thương. Thuốc có thể gây đau bụng làm nước tiểu có màu cam hay đỏ.
PHENCYCLIDINE
Thuốc gây nghiện thường được gọi là “ bụi hít của các thiên thần”.
PHENELZINE
Thuốc chống trầm cảm ức chế monoamine pxidase. Giống như những thuốc khác cùng nhóm, có thể làm tăng huyết áp đến mức nguy hiểm nếu dùng chung với một số thuốc, thức ăn hay nước uống khác. Vì thế, thường chỉ được dùng khi tất cả các thuốc chống trầm cảmkhác đã được dùng nhưng không có kết quả.
Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây chóng mặt và hiếm gặp: vàng da, phát ban. Nhức đà6u, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn có thề là dấu hiệu của tăng huyết áp nguy hiểm.
PHENOBARBITAL
Thuốc nhóm barbiturate chủ yếu được dùng như một thuốc chống động kinh. Mặc dù đã được thay thế một phần bởi một nhóm thuốc chống động kinh mới hơn, hiện tại vẫn còn thường đường dùng phối hợp với phenytoin để điều trị động kinh.
Tác dụng phụ
Có thể có ngủ gà, chậm chạp, chóng mặt, kích thích và lú lẫn.
PHENOTHIAZINE
Nhóm thuốc gồm: Chlorpromazine, Fluphenazine, Perphenazine, Thioridazine Trifluoperazine.
Một nhóm thuốc được dùng rộng rãi để điều trị các bệnh tâm thần và giảm buồn nôn, nôn nặng.
PHENOXYMETHYLPENICILLIN
Thuốc penicillin tổng hợp là một kháng sinh thường thường dùng điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm hầu, viêm hạch nhân, nhiễm khuẩn nướu răng, áp xe răng.
Tác dụng phụ
Có thể gặp là phát ban và buồn nôn. Một số ít người có phản ứng, dị ứng nghiêm trọng gây khò khè, khó thở, sưng phù quanh mắt và miệng.
PHENTERMINE
Thuốc ức chế cảm giác ngon miệng, giảm thèm ăn giống như amphetamine.
PHENYLBUTAZONE
Thuốc kháng viêm không steroid dùng để giảm các triệu chứng của bệnh viêm cứng đốt sống. Do có nhiều tác dụng phụ, thuốc chỉ được dùng khi có sự theo dõi, giám sát của bệnh viện và khi những thuốc tương tự cùng nhóm sử dụng không hiệu quả.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, phù phát ban, loét dạ dày- tá tràng, rối loạn huyết học như vô bạch cầu hạt (một loại bạch cầu). Vì thế nếu điều trị kéo dài hơn một tuần phải làm xét nghiệm máu thường xuyên, định kỳ để theo dõi.
PHENYLEPHRINE
Thuốc giảm sung huyết trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và cảm. Phenylphrine có tác dụng giãn phế quản và có trong một số thuốc dùng trong điều trị bệnh hen phế quản và viêm phế quản mạn. Trong dạng thuốc nhỏ mắt, phenyllephrine được dùng để làm giãn đồng tử lúc khám (soi đáy mắt) hay phẫu thuật mắt.
Thuốc nhỏ mắt có thể kích thích mắt. Thuốc nhỏ mũi dùng liều cao kéo dài có thể gây nhức đầu và mờ mắt. Ngưng thuốc đột ngột có thể làm tình trạng sung huyết mũi tăng lên.
PHENYPROPANOLAMINE
Thuốc giảm sung huyết thường được dùng trong bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm xoang và cảm.
Tác dụng phụ
Dùng liều cao kéo dài có thể gây lo lắng và buồn nôn. Ngưng thuốc đột ngột có thể gây tình trạng sung huyết nặng lên.
PHEYLTOIN
Thuốc chống động kinh thường được dùng lâu dài trong điều trị bệnh động kinh. Phenyltoin còn được dùng điều trị đau dây thần kinh được sinh ba và một số ít trường hợp hợp dùng kiểm soát một số loạn nhịp.
Dùng phenyltoin lâu dài có thể gây tiếng nói không rõ, chóng mặt, lú lẫn và phì đại nướu răng.
PHYSOSTIGMINE
Thuốc dùng dạng nhỏ mắt để điều trị tăng nhãn áp.
PHYTOMENADIONE
Còn được gọi là phytonadione, là dạng tổng hợp của sinh tố K, loại sinh tố rất cần thiết cho sự động máu, được dùng trong điều trị rối loạn chảy máu và là loại thuốc duy nhất có thể điều chỉnh (phục hồi) tình trạng chảy máu gây ra do thuốc kháng đông.
Tác dụng phụ
Thường gặp nhất là đỏ phừng.
PHYTONADIONE
(Xem Phytomenadione)
PLASMINOGEN, chất kích hoạt
Một chất do mô sản xuất nhằm ngăn hình thành cục máu đông, do lớp lót bên trên mạch máu và thành cơ của tử cung sản xuất.
Dược phẩm
Chất này cũng được tồng hợp bằng công nghệ di truyền, dùng như một thuốc làm tan cục máu đông, dùng điều trị nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực trầm trọng (đau ngực do máu không đủ cung cấp cho tim) và thuyên tắc động mạch kể cả thuyên tắc phổi.
Truyền tĩnh mạch, chất này làm tan cục máu đông bằng cách chuyển plasminogen (một chất có trong máu) thành plasmin và phân huỷ fibrin, thành phần chính của cục máu đông.
Tác dụng phụ
Chảy máu hoặc tạo thàn khối máu tụ có thể có tại vị trí tiêm thuốc. Có thể gây chảy máu ở những nơi khác nhưng kiểm soát được, vì có thời gian hoạt động ngắn. Có thể gây dị ứng nhưng ít hơn các thuốc tan máu khác.
PILOCARPINE
Thuốc lấy từ cây Pitocarpus, dùng trong điều trị tăng nhãn áp. Bởi vì Pilocarpine làm co đồng tử nên được dùng để phục hồi tình trạng giãn đồng tử do thuốc được cho lúc phẫu thuật hay khám mắt.
Tác dụng phụ
Pilocarpine có thể gây mờ mắt, nhức đầu, kích thích mắt.
PINDOLOL
Thuốc chẹn bê ta thường dùng trong điều trị cơn đau thắt ngực ( đau ngực do máu không đủ cung cấp cho cơ tim), loạn nhịp timvà tăng huyết áp. Ngoài ra, Pindolol hiện tại đang được khảo sát trong việc dùng kiểm soát tăng nhãn áp.
Tác dụng phụ
Pindolol ít gây chậm nhịp tim so với các thuốc chẹn bê ta khác. Ngoài ra các tác dụng phụ khác cũng giống như các tác dụng phụ của các thuốc chẹn bê ta.
PIPERAZINE
Thuốc diệt giun sán dùng điều trị nhiễm giun đũa và giun kim. Piperazine làmliệt cơ của giun, làm cho chúng tống ra theo phân. Thuốc thường uống mỗi ngày một lần trong bảy ngày để tẩy giun kim và dùng một liều duy nhất đối với các loại giun đũa khác. Có thể dùng kèm thuốc nhuận trường ( thuốc xổ) để làm giun được tống ra ngoài nhanh hơn.
Tác dụng phụ
Có thể gặp đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
PIROXICAM
Thuốc kháng viêm không có chứa steroid (NSAID) dùng làm giảm triệu chứng của nhiều loại viêm khớp như: viêm khớp xương, viêm khớp dạng thấp, thống phong. Ngoài ra còn dùng giảm đau trong viêm bao hoạt dịch, viêm gân cơ và sau phẫu thuật nhỏ.
Tác dụng phụ
Có thể gặp gồm: buồn nôn, ăn không tiêu, đau bụng, nhức đầu, sưng mắt cá, loét dạ dày và các vấn đề về gan.
PIVAMPICILLIN
Thuốc kháng sinh họ Penicillin ( Xem thuốc kháng sinh Penicillin).
PIZOTYLINE
Thuốc kháng hisamin được dùng để ngăn ngừa cơn đau nửa đầu ở những người bị cơn quá thường xuyên gây tàn phế. Cơ chính xác hoạt động của pizotifen vẫn chưa rõ nhưng được gọi là ngăn chận tác động của histamin và serotonin lên mạch máu não.
Tác dụng phụ
Có thể có: buồn nôn, nôn, chóng mặt,khô miệng, đau cơ. Pizotifen làm tăng cảm giác ngon miệng và dùng lâu dài thường gây tăng cân.
PODOPHYLLIN
Thuốc điều trị bệnh mng gà và mục cóc ở hậu môn, bộ phận sinh dục và da.
POLYMYXIN
Nhóm thuốc kháng sinh lấy từ vi khuẩn Bacillus polymyxa.
Các Polymyxin gồm colistine và polymyxin B thường được dùng dưới dạng thuốc nước hay thuốc mỡ để xức vào mắt, tai, da.
Hiếm khi dùng đường têm để điều trị nhiễm trùng nặng vì thuốc có thể gây tổn thương thần kinh và thận.
PRAZOSIN
Thuốc giãn mạch, điều trị cao huyết áp, thường dùng chung với thuốc lợi tiểu và đôi khi với thuốc hạ huyết áp khác. Cũng được dùng điều trị suy tim, hiện tượng Raynaud (một bệnh rối loạn tuần hoàn).
Tác dụng phụ
Chóng mặt, xỉu do hạ huyết áp quá nhiều và quá nhanh, buồn nôn, nhức đầu, khô miệng.
PREDNISOLONE
Có nhiều loại như viên nang, tiêm chích, viên đạn đặt hậu môn, thuốc nhỏ tai và mắt.
Thuốc nhóm corticosteroid, dùng để giảm viêm và điều trị chàm, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm loét đại tràng, viêm khớp, suyễn.
Prednisolone còn dùng để điều trị những rối loạn máu như giảm tiểu cầu hay bệnh bạch cầu.
Dùng liều cao và lâu dài có nhiều tác dụng phụ của corticoid như mặt tròn như mặt trăng, nhiều mụn trứng cá, cao huyết áp, loãng xương, loét dạ dày và tiểu đường.
PREDNISONE
Thuộc nhóm corticoiteroid, dùng giảm viêm và điều trị viêm khớp, viêm loét đại tràng, suyễn.
Những bệnh khác có thể được điều trị bằng Prenisone gồm bệnh Addison và rối loạn máu như bệnh bạch cầu. Prednison cũng được dùng trong điều trị dự phòng thải mảnh ghép trong những trường hợp ghép cơ quan.
Tác dụng phụ
Dùng liều cao và lâu dài cũng gây ra nhiều tác dụng phụ giống như những loại corticoid khác.
PRAZIQUANTEL
Một loại thuốc trị sán lãi dùng trong điều trị nhiễm sán lãi.
Tác dụng phụ
Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tình trạng lơ mơ, đờ đẫn, buồn nôn ,nôn, rối lạon tiêu hoá, đau bụng.
PRIMAQUINE
Thuốc điều trị bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium vivax hay Plasmodium ovale. Cũng được dùng phòng sốt rét khi chloroquine không có hiệu quả. Primaquine không có hịêu quả trong phòng ngừa những cơn sốt rét nhưng có tác dụng giết ký sinh trùng sốt rét trong gan.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, nôn , đau bụng. Trên người bị thiếu G6PD, thuốc có thể gây thiếu máu tán huyết.
PRIMIDONE
Thuốc chống động kinh được dùng trong điều trị động kinh, đôi lúc còn dùng điều trị triệu chứng run. Primidone thường được dùng với các thuốc chống động kinh khác.
Tác dụng phụ
Có thể gặp buồn ngủ, vụng về, chóng mặt.
PROBENECID
Thuốc dùng điều trị lâu dài bệnh thống phong (gout) làm giảm ngưỡng acid uric trong cơ thể bằng cách tăng lượng bài tiết của acid uric qua nước tiểu.
Probenecid cũng làm chậm lại sự bài tiết của của một số kháng sinh như các thuốc nhóm penicilline và cephalosporine) qua thận và vì thế đôi lúc được dùng với những kháng sinh này để làm tăng hiệu quả của thuốc.
Tác dụng phụ
Có thể gặp buồn nôn và nôn, nó cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi thận ở vài bệnh nhân .
PROBUCOL
Thuốc làm giảm lipid máu, thường được cho phối hợp với những thuốc giảm lipid máu khác để làm tăng hiệu quả của các thuốc. Điều trị thường được theo dõi, kiểm soát bằng các xét nghiệm máu.
Tác dụng phụ
Có thể gặp tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, hiếm gặp có thể chóng mặt.
PROCAINAMIDE
Thuốc chống loạn nhịp tim được dùng trong điều trị một số rối loạn tim nhanh. Ví dụ: cơn loạn nhịp tim nhanh nhát xảy ra sau nhồi máu cơ tim.
Tác dụng phụ
Có thể gặp buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng, hiếm gặp có thể lú lẩn. Điều trị laâu dài có thể kích thích gây lupus ban đỏ làm sốt, đau lưng, sưng khớp và phát ban.
PROCAINE
Thuốc tê tại chỗ được dùng khi phẫu thuật hay trám nhổ răng, đôi lúc khi sinh đẻ. Hiện nay Procaine được thay thế rất nhiều bởi các thuốc có thời gian bắt đầu tác dụng nhanh hơn và thời gian tác dụng kéo dài nhanh hơn.
Tác dụng phụ
Có thể gặp dị ứng gây phát ban, sưng mặt, môi, miệng, họng. Hiếm gặp có thể lo lắng, ngủ vùi, ù tai.
PROCARBAZINE
Thuốc chống ung thư đặc hiệu hữu dụng trong điều trị lymphôm. Procarbazine còn được dùng điều trị u não và một số loại ung thư da, phổi, tuỷ xương.
Tác dụng phụ
Ngoài tác dụng phụ điển hình của các thuốc chống ung thư, Procarbazine có thể gây huyết áp đột ngột nếu dùng chung với một vài loại thức ăn hay thức uống (ví dụ: phó mát hay rượu vang đỏ).
PROCHLORPERAZINE
Thuốc kháng tâm thần kinh nhóm phenothionine được dùng để làm giảm triệu chứng của một số rối loạn thần kinh gồm: tâm thần phân liệt hay chứng cuồng điên. Ơû liều thấp, nó cũng được dùng như một loại thuốc chống nôn để làm giảmbuồn nôn và nôn.
Tác dụng phụ
Có thể gặp là gây ra những cử động không tự ý của mặt và chi, ngủ vùi, khô miệng, mờ mắt, chóng mặt.
PROCYCLIDINE
Thuốc kháng cholin dùng trong điều trị bệnh Parkinson. Procyclidine làm giảm tiết nước bọt, giảm co cứng cơ và giảm tình trạng run.
Tác dụng phụ
Có thể gặp khô miệng và mờ mắt.
PROGESTOGEN
Những thuốc thường dùng: Dydrogesterone, Levonorgestrel, Medroxyprogesterone, Noretindrone, Progesterone.
Một nhóm thuốc tương tự như nội tiết tố Progesterone, gồm các dẫn xuất của progesterone tương tự lẫn progesterone tổng hợp.
Các thuốc progesterone được dùng trong thuốc ngừa thai uống, hoặc là dạng đơn thuần (chỉ có progesterone) hoặc là dạng phối hợp với các thuốc estrogen (thuốc ngừa thai dạng phối hợp theo chu kỳ). Những thuốc này hoạt động bằng cách làm chất nhầy ở cổ tử cung không cho tinh trùng xuyên qua, làm thay đổi nội mạc tử cung ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh và làm giảm những nội tiết tố hướng sinh dục. Điều này có thể ngăn cản trứng chín.
Các thuốc progestogen còn được dùng ( đôi lúc phối hợp với estrogen) để điều trị những vấn đề rối loạn kinh nguyệt.
Trong liệu pháp thay thế nội tiết tố, thuốc progestogen được dùng phối hợp với thuốc estrogen để làm giảm nguy cơ ung thư tử cung, loại ung thư này có thể xảy ra nếu chỉ dùng đơn độc estrogen trong một thời gian dài. Progestogen góp phần gây nên sự bing tróc của nội mạc tử cung mỗi tháng.
Thuốc Progestogen còn được dùng để điều trị hội chứng tiền mãn kinh, lạc nội mạc tử cung (tình trạng mô nội mạc bình thường nằm ở một chỗ nào đó trong vùng chậu) và nhựơc năng tuyến sinh dục ( buồn trứng phát triển dưới mức bình thường). Thuốc Progestogen đôi lúc có tác dụng như là thuốc chống ung thư trong điều trị một số loại ung thư nhạy cảm với nội tiết tố Progestogen ( ví dụ như ung thư nội mạc tử cung).
Tác dụng phụ
Có thể gặp tăng cân, phù, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn kinh nguyệt, đau vú và ít gặp hơn: bọc buồng trứng.
PROGUANIL
Thuốc chống sốt rét được dùng trong dự phòng sốt rét. Những khách du lịch đến những vùng có nguy cơ bị bệnh sốt rét cao cần bắt đầu dùng thuốc ít nhất 24 tiếng trước khi rời khỏi nhà (trước lúc khởi hành) và tiếp tục uống ít nhất là 4 tuần sau khi trở về.
Ơû một số quốc gia, ký sinh trùng sốt rét dã kháng proguanil, và cần một số thuốc chống sốt rét khác như chloroquine dùng phối hợp với proguanil để bảo đảm có dùng sự bảo vệ đầy đủ.
Tác dụng phụ
Proguanil hiếm gây các tác dụng phụ. Tác dụng phụ có thể gặp gồm: ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, thường tự biến mất dù vẫn tiếp tục dùng thuốc.
PROLACTIN
Một nội tiết tố dùng sản xuất từ tuyến yên. Prolactin phối hợp với một vài nội tiết tố khác, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của tuyến vú. Sự bài tiết prolactin tăng trong thai kỳ, giúp bắt đầu và duy trì sự sản xuất sữa để cho con bú.
PROMAZINE
Thuốc chống tâm thần kinh nhóm Phenothiazine được dùng như là một thuốc an thần,đặc biệt là ở người già, và cũng có giá trị trong buồn nôn và nôn.
Tác dụng phụ
Có thể gặp gồm cử động bất thường ở mặt và chi, buồn ngủ, ngủ vùi, khô miệng, táo bón, mắt mờ. Điều trị lâu dài có thể ga6yt ình trạng giống Parkinson.
PROMETHAZINE
Thuốc kháng histamin được dùng để giảm ngứa trong một số bệnh lý da như trong nổi mè đay và chàm. Promethazine cũng được dùng như là thuốc giảm buồn nôn, nôn do đi tàu xe và bệnh Meniere.
Promethazine có tác dụng an thần và vì thế đôi lúc nó được sử dụng như là một thuốc tiền mê (thuốc dùng chẩn trị cho người bệnh phẫu thuật và dùng như là một loại thuốc ngủ (dùng trong thời gian ngắn) ở trẻ em. Đôi lúc, promethazine được dùng để an thần trong lúc sinh đẻ.
Tác dụng phụ
Có thể gặp khô miệng, mờ mắt và buồn ngủ.
PROPOXYPHEN
Thuốc giảm đau có chứa á phịên yếu dùng điều trị đau nhẹ hay trung bình. Do propoxyphen có thời gian tác dụng kéo dài, nên thuận tiện khi dùng để làm giảm những cơn đau mạn tính hơn là những thuốc giảm đau nhẹ khác.
Tác dụng phụ
Có thể gặp chóng mặt và buồn nôn. Nếu dùng thuốc kéo dài có nguy cơ phụ thuộc thuốc .
PROPRANOLOL
Thuốc chẹn bê ta dùng điều trị tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực (đau ngực do không đủ máu cung cấp cho tim) và loạn nhịp tim. Đôi lúc cũng được dùng để làm giảm nguy cơ bị tổn thương phá huỷ nhiều hơn sau nhồi máu cơ tim.
Propranolol còn được dùng để làm giảm triệu chứng của cường giáp (tăng hoạt động trên mức bình thường của tuyến giáp), hồi hộp, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, run do lo lắng, ngăn ngừa cơn đau nửa đầu.
Tác dụng phụ
Có thể gặp các tác dụng phụ điển hình của các nhóm thuốc chẹn bê ta.
PROPYLTHIOURACIL
Thuốc dùng để điều trị hội chứng cường giáp (tăng hoạt động quá mức bình thường của tuyến giáp) hay kiểm soát triệu chứng của hội chứng cường giáp trong phẫu thuật cắt giáp. Đối với hội chứng cường giáp, điều trị thuốc propylthiouracil được dùng ít nhất là một năm trừ khi dự kiến có cắt giáp.
Tác dụng phụ
Có thể gặp gồm ngứa, nhức đầu, phát ban, đau khớp. Propylthiouracil có thể làm giảm sự sản xuất bạch cầu bởi tuỷ xương và vì thế, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
PROSTAGLANDIN
Một chất thuộc nhóm acid béo hiện diện tự nhiên trong cơ thể, hoạt động giống như là các nội tiết tố. Prostaglandin được chia thành nhiều nhóm lớn tuỳ theo cấu trúc hoá học của chúng. Đầu tiên chúng được phát hiện trong tinh dịch nhưng đến nay chúng được phát hiện trong nhiều mô của cơ thể gồm: tử cung, não, thận. Một số Prostaglandin được tổng hợp để sử dụng như là dược phẩm.
Prostaglandin có nhiều tác dụng lên cơ thể, gồm gây đau, viêm ở những mô bị tổn thương phá huỷ, bảo vệ lớp lót của dạ dày và tá tràng chống loét, và kích thích co bóp cơ tử cung lúc chuyển dạ.
Một số thuốc có hoạt động đối kháng lại với các tác động của Prostaglandin trong cơ thể. Các thuốc kháng viêm không steroid, Aspirin và thuốc nhóm corticoid làm giảm đau và giảm viêm bằng cách làm giảm sản xuất Prostaglandin ở mô. Tuy nhiên dùng kéo dài các thuốc này có thể dễ loét dạ dày- tá tràng do Prostaglandin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Các Loại Prostaglandin
Những Prostaglandin tổng hợp có nhiều công dụng trong điều trị.
- Dinoprostone, dùng để kích thích co cơ tử cung để khởi phát chuyển dạ khi thai kỳ đủ ngày, sau khi thai chết hay để gây ra sẩy thai muộn.
- Aiprostadil là Prostaglandin E1 được dùng để điều trị những trẻ sơ sinh chuẩn bị phẫu thuật một số loại bệnh tim bẩm sinh. Nó cũng đang được xem xét đánh giá để dùng trong điều trị bệnh Raynaud.
- Những thuốc khác của nhóm Prostaglandin đang được giám sát dùng điều trị nhiều rối loạn bệnh lý khác nhau trong đó có loét dạ dày tá tràng.
PROTRIPTYLINE
Thuốc chống trầm cảm, đặc biệt hữu dụng trong cơn điều trị cơn buồn ngủ kịch phát hay trầm cảm kèm theo tình rạng ngủ lịm và mệt mỏi, vì ít gây buồn ngủ hơn những thuốc chống trầm cảm khác.
Tác dụng phụ
Có thể gặp: đánh trống ngực,lo lắng, mất ngủ và phát ban ( gia tăng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời).
PSEUDOEPHEDRINE
Thuốc giảm sung huyết dùng để giảm triệu chứng sung huyết mũi. Pseudoephedrine là một thành phần trong nhiều loại thuốc ho và thuốc cảm khác nhau.
Tác dụng phụ
Dùng liều cao có thể gây trầm cảm, buồn nôn, chóng mặt, và đôi lúc gây tăng huyết áp, nhức đầu, đánh trống ngực.
PSICOCYBIN
Một alkaloid hiện diện trong một vài loại nấm, đặc biệt loại Psilocybe mexicana. Nó là loại thuốc gây ảo giác mạnh với những tính chất tương tự như LSD.
PSORALEN
Thuốc chứa một chất hoá học gọi là psoralen, có trong một số thực vật (như cây mao lương hoa vàng) và có trong một số loại nước hoa. Khi được hấp thu vào trong da. Psoralen phản ứng với tia cực tím làm sậm da và viêm da. Thuốc có thể được uống, sau đó đi đến da hay đến da khi được dùng trực tiếp bằng cách thoa lên da.
Các thuốc psoralen có thể được dùng để điều trị bệnh vẩy nến (bệnh lý đặc trưng bởi những mảng, ban có vẩy ở da) hay bạch biến (bệnh trong đó có những mảng, đốm da bị mất màu sắc).
Thuốc Psoralen được dùng phối hợp với ánh sáng cực tím (sự phối hợp này được gọi là PUVA: Psoralen Ultraviolet A) như là một dạng của liệu pháp ánh sáng. Điều trị này sẽ kích thích sự sản xuất các sắc tố của da (trong bạch biến), làm giảm tốc độ tăng trưởng và phân bào của những tế bào da (trong bệnh vảy nến).
Tác dụng phụ
Tiếp xúc qua mức với ánh sáng cực tím trong điều trị bằng Psoralen hay dùng liều psoralen quá cao có thể gây đỏ da và bóng nước ở da, vì thế làm nặn ghơn tình trạng bệnh ban đầu. Psoralen trong nước hoa có thể gây phát ban khi da tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Việc dùng psoralen trong những chất gây rám da bị nghiêm cấm ở một số quốc gia vì chất này có thể gây phỏng da do nắng.
PYRANTEL
Thuốc trị giun (đường ruột). Thường chỉ dùng một liều duy nhất.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, chán ăn, đau bụng.
PYRAZINAMIDE
Một loại thuốc trị bệnh lao.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, tổn thương gan (làm chán ăn, vàng da). Ngoài ra thuốc còn làm tăng nguy cơ bệnh thống phong (bệnh Gout).
PYRIDOSTIGMINE
Một loại thuốc làm tăng trương lực cơ, dùng trong bệnh nhược cơ toàn thể. Thuốc không trị đường căn nguyên bệnh. Thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ khi bệnh nhân bắ đầu dùng thuốc.
PYRIDOXINE
Sinh tố B6, trong nhóm sinh tố B. Bệnh thiếu sinh tố B6 hiếm khi do khẩu phần mà là do dùng một số thuốc kéo dài. Thiếu sinh tố này gây viêm dây thần kinh. Thầy thuốc còn dùng thuốc B6 liều cao (50-100 mg/ngày) để điều trị hội chứng trứơc kỳ kinh, nhưng hiệu quả chưa được xác định.
PYRIMETHAMINE
Một loại thuốc dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét và bệnh do Toxoplasma. Thuốc thuờng được dùng chung với các họ sulfonamide hoặc dapsone.
Tác dụng phụ
Chán ăn, nôn, buồn nôn, hồng ban. Dùng thuốc lâu dài có thể làm giảm sự tạo máu của tuỷ xương dẫn đến chứng thiếu máu, xuất huyết và dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó nếu cần dùng thuốc trong đợt điều trị dài thì phải xét nghiệm công thức máu (đếm số lượng các tế bào máu) thường xuyên và bổ sung sinh tố cho cơ thể, nhất là ở phụ nữ mang thai
Q
QUINACRINE
Thuốc được chế tạo từ thế chiến thứ hai, để trị bệnh nhiễm sốt rét, ngay nay cỉ còn được dùng để trị bệnh Giardia.
Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, vàng da, vàng nước tiểu, nhưng sẽ giảm đi khi ngưng thuốc.
QUINIDINE
Thuốc trị loạn nhịp tim (nhịp tim nhanh và không đều).
Tác dụng phụ
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đôi khi tụt huyết áp nghiêm trọng hoặc làm tăng tình trạng loạn nhịp. Vài bệnh nhân bị nhức đầu, hoa mắt, ù tai khi dùng thuốc .
QUININE
Một trong các thuốc trị sốt rét được tìm thuốc ra trước tiên, ngày nay thuốc được dùng trong các trường hợp sốt rét kháng thuốc. Phải dùng liều cao, do đó dễ bị các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, điếc, ù tai, hoa mắt.
Quinine còn được dùng để chận các cơn chuột rút ở chân.
R
RANITIDINE
Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng thuộc kháng nhóm thụ thể H2. thuốc này dùng để điều trị viêm thực quản.
Tác dụng phụ
Có thể gồm đau đầu, hồng ban da, buồn nôn, bón và ngủ mê.
RESERPINE
Là một loại thuốc hạ huyết áp, trích ra từ một loại cây nhiệt đới, được dùng đơn độc hoặc dùng chung với các thuốc lợi tiểu trong điều trị cao huyết áp.
Tác dụng phụ
Sung huyết mũi, khô miệng, tim đập chậm, trầm cảm, ngủ lịm và ác mộng.
RIBAVININ
Là thuốc kháng virus mới được giới thiệu, còn được gọi là tribavinin, dùng điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em và em bé do virus đường hô hấp. Ribavinin được dùng ở dạn gkhí dung hít hoặc máy khí dung. Các tác dụng phụ của thuốc hiếm gặp.
Theo các thử nghiệm lâm sàng, ribavinin còn có hiệu quả chống lại các virus khác gồm có virus mụn rộp, virus viêm gan và một số dòng virus khác.
RIFAMPIN
Là loại thuốc kháng khuẩn dùngchủ yếu trong điều trị bệnh lao và bệnh pong, bệnh viêm nội tâm mạc, và viêm tuỷ xương. Rifampin thườg được dùng với các thuốc kháng khuẩn do nhiều dòng vi khuẩn nhanh chóng kháng với Rifampin nếu chỉ dùng đơn độc.
Tác dụng phụ
Rifampin làm nước tiểu, nước bọt và dịch tiết của cơ thể có màu cam, vô hại. Các tác dụng phụ khác gồm có đau cơ, buồn nôn, ói, tiêu chảy, vàng da, triệu chứng giả cúm, phát ban, ngứa. Thuốc này làm giảm các hoạt động của thuốc ngừa thai dạng uống.
RITODINE
Là thuốc dùng để phòng ngừa hoặc làm trì hoãn sinh non do tác dụng làm giãn cơ ở tử cung.
Tác dụng phụ
Run, hồi hộp, buồn nôn,ói, đau ngực, thở nông và các cơn nóng bừng

<< Danh mục Thuốc gốc - 3 | Danh mục Thuốc gốc - 5 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 759

Return to top