Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Bị Thiêu Sống

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 10597 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Bị Thiêu Sống
Souad

- 16 -
Chị Jacqueline đã đề nghị tôi nhân danh tổ chức Surgir đứng ra làm chứng. Chị đợi tôi phục hồi tinh thần sau vụ khủng hoảng đột ngột đã khiến tôi kiệt quệ giữa lúc tôi vừa xây dựng được cuộc sống bình thường, hòa nhập được vào đất nước mới, công việc ổn định, có chồng, có con và được an toàn. Tôi đã khá hơn, nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa vững tâm trước đám đông gồm nhiều phụ nữ người Âu. Tôi sẽ nói với họ về một thế giới hoàn toàn khác biệt, về một hành vi độc ác rất khó có thể giải thích cho họ hiểu.
Ngồi trên bục gỗ, trước những người phụ nữ đó, trước một chiếc bàn nhỏ có đặt micro với Jacqueline bên cạnh, tôi đã kể lại câu chuyện của tôi. Tôi hồi tưởng lại và kể lại tất cả từ đầu. Cử tọa đặt câu hỏi: “Tại sao bà lại bị người ấy thiêu sống? .. Bà đã làm điều gì sai trái phải không?... Hắn đã thiêu sống bà chỉ vì bà đã nói chuyện với một người đàn ông ư?”
Tôi không bao giờ nói là tôi đã có thai. Trước hết là bởi dù tôi có thai hay không, chỉ cần một lời ngồi lê đôi mách trong làng, một lời tố giác cũng đủ để dẫn đến một hình phạt tương tự. Về điểm nay, chị Jacqueline biết khá rõ. Và nhất là, làm sao để con trai tôi không liên quan đến chuyện đó, nó chẳng biết gì về quá khứ của tôi và của nó. Tôi không nói cho ai biết tên thật của tôi, ẩn danh là một biện pháp bảo đảm an toàn. Chị Jacqueline biết nhiều trường hợp, trong đó gia đình đã tìm được dấu vết của người con gái bỏ trốn đến xa hàng nghìn cây số và giết chết.
Một phụ nữ ngồi dưới cự tọa đứng lên:
“Souad, khuôn mặt chị rất đẹp, tôi không thấy có vết sẹo nào cả?
– Thưa bà, tôi biết thế nào bà cũng hỏi tôi câu ấy, tôi đã sẵn sàng trả lời. Tôi sẽ cho bà nhìn thấy những vết sẹo của tôi.”
Tôi đứng lên, trước mặt tất cả mọi người, tôi cởi áo ra. Tôi đang mặc một chiếc áo rộng cổ và ngắn tay. Tôi cho mọi người xem hai cánh tay và lưng. Và người phụ nữ ấy bật khóc. Một vài người đàn ông đang có mặt trở nên lúng túng. Họ tỏ ý thương hại tôi.
Lúc cho cử tọa xem những vết sẹo ấy, tôi có cảm tưởng mình là một loài quái thú được đem trưng bày trong hội chợ. Nhưng tôi không cảm thấy khó chịu trong vai trò một nhân chứng, vì điều đó rất quan trọng đối với người ở đây. Tôi phải làm cho họ hiểu rằng tôi là một nhân chứng sống. Tôi đang nằm chờ chết thì chị Jacqueline đến bệnh viên. Tôi nợ chị một cuộc đời, và công việc mà chị đang gắng sức tiếp tục thực hiện cùng với tổ chức Surgir cần có một nhân chứng sống để lay động công chúng trước tội ác vì danh dự. Đa số họ không biết về những việc này. Bởi một lẽ đơn giản là trên thế giới, rất ít những nạn nhân may mắn thoát chết. chết. Và vì lý do an toàn, họ được khuyên không nên xuất hiện trước công chúng. Họ đã thoát khỏi tay những kẻ giết người vì danh dự nhờ các trạm trung chuyển của tổ chức Surgir đặt tại nhiều nước. Không chỉ có ở Jordanie hay Cisjordanie mà còn ở khắp vùng Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan….
Phần làm chứng này sẽ do chị Jacqueline đảm nhận. Chính chị cũng giải thích rằng cần phải có những biện pháp an toàn để bảo vệ tất cả những người phụ nữ đó.
Lần đầu tiên ra làm chứng, tôi đã sống ở châu Âu được khoảng mười lăm năm. Cuộc đời tôi đã thay đổi hoàn toàn, tôi có thể làm một công việc mạo hiểm mà họ chưa làm được. Rồi những câu hỏi có tính chất riêng tư xung quanh cuộc đời mới của tôi và nhất là xoay quanh thân phận người phụ nữ ở đất nước tôi. Chính một người đàn ông đã đặt câu hỏi đó cho tôi.
Khi nói về cuộc đời bất hạnh của chính mình, thỉnh thoảng tôi loay hoay mãi vẫn chưa tìm được từ để diễn tả cho thật chính xác, nhưng khi nói về số phận của người khác, tôi lại sôi nổi hẳn lên, thao thao một mạch không ai ngăn được.
“Thưa ông, phụ nữ ở đó không có cuộc sống. Nhiều cô gái bị đánh đập, bị ngược đãi, bị siết cổ cho đến chết, bị thiêu sống hay bị giết chết. Đối với chúng tôi, đó là việc hết sức bình thường. Mẹ tôi đã đình đầu độc tôi để “hoàn tất” công việc của anh rể tôi và đối với bà như thế là bình thường, nó đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của bà. Đó là chuyện bình thường đối với chúng tôi, những người phụ nữ. Bạn bị đánh đập tàn nhẫn, đó là chuyện bình thường. Bạn bị thiêu sống, đó là chuyện bình thường, bạn bị ngược đãi, đó là chuyện bình thường. Những con bò cái hay con cừu cái như cha tôi nói, còn được coi trọng hơn phụ nữ. Nếu không muốn chết thì phải im lăng, phục tùng, cúi mình chịu nhục, phải còn trinh khi về nhà chồng, và phải sinh được con trai. Trước đây, nếu như tôi không gặp người đàn ông đó thì có lẽ cuộc đời tôi cũng giống như vậy. Các con tôi sẽ giống như tôi và cháu chắt tôi sau này cõ lẽ sẽ giống các con tôi. Nếu như tôi còn sống ở đó, có lẽ tôi đã trở nên bình thường như mẹ tôi, người đã từng bóp những đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Có thể tôi sẽ giết con gái tôi, có thể tôi sẽ để cho người ta thiêu sống nó. Bây giờ, tôi nghĩ đó là một điều khủng khiếp! Nhưng nếu như tôi còn ở lại đó, có lẽ tôi sẽ làm những điều tương tự! Khi còn nằm trong bệnh viện, tại nơi đó, trong tình trạng sắp chết, tôi vẫn còn nghĩ như thế là bình thường. Nhưng khi đến châu Âu, ở vào độ tuổi hai mươi lăm, nhờ nghe những người xung quanh nói chuyện thì tôi mới biết là có những nước mà ở đấy phụ nữ không bị thiêu sống, con gái được chấp nhận như con trai. Đối với tôi, ngoài làng tôi ra, không còn có thế giới nào khác. Làng tôi thật tuyệt với, từ đấy cho đến chợ là toàn bộ thế giới! Qua khỏi khu chợ đã không còn là bình thường nữa vì bọn con gái trang điểm, mặc váy ngắn và áo hở cổ. Chính chúng là những kẻ không bình thường. Gia đình tôi mới là bình thường! Chúng tôi thuần khiết như lông cừu, còn bao nhiêu người khác kể từ khu chợ trở đi, đều ô trọc hết!”
“Con gái không có quyền đến trường, tại sao ư? Để dừng biết gì về thế giới bên ngoài. Quan trọng nhất là các bậc cha mẹ. Những gì họ nói chúng tôi phải làm theo. Tri thức, luật pháp, giáo dục chỉ từ họ mà ra. Vì thế không có trường học cho chúng tôi. Để chúng tôi không đi xe buýt, không ăn mặc khác hơn, với cặp đựng sách vở trên tay. Để chúng tôi không học viết và đọc, như thế là thông minh quá, không hay ho gì cho bọn con gái! Em trai tôi là đứa con trai duy nhất giữa bọn con gái chúng tôi, được ăn mặc như những người ở đây, như những người ở thành phố lớn, nó được đến hiệu cắt tóc, đến trường, đi xem phim, nó được tự do đi chơi, tại sao ư? Chỉ vì nó có cái ấy ở giữa hai chân! Nó may mắn, nó sinh được hai đứa con trai, nhưng cuối cùng, nó vẫn chưa phải là đứa may mắn nhất, may mắn nhất là những đứa con gái của nó. Điều may mắn nhất của những đứa con gái là không được sinh ra!”
“Tổ chức Surgir, cùng với Jacqueline, đã tìm cách cứu giúp những người con gái đó. Nhưng công việc không hề dễ dàng. Chúng ta có mặt ở đây, nhưng chỉ khoanh tay đứng nhìn. Tôi nói với quý vị và quý vị nghe tôi nói. Nhưng những người con gái ở nơi đó, họ đang đau khổ! Chính vì thế mà tôi đứng ra làm nhân chứng cho tổ chức Surgir để nói về những tội ác vì danh dự, bởi vì những vụ việc như thế hiện vẫn còn tiếp diễn!”
“Tôi còn sống và vẫn khỏe mạnh là nhở Đấng Tối cao, nhờ ông Edmond Kaiser, và nhờ chị Jacqueline. Surgir là lòng can đảm, là việc làm thật nhiều để giúp đỡ những người con gái đó. Tôi khâm phục họ. Tôi không biết họ đã làm thế nào. Tôi chỉ có thể mang đồ ăn và quần áo cho những người tị nan, những người đau ốm chứ không phải đảm trách công việc của họ. Vì phải cảnh giác với tất cả mọi người. Người phụ nữ mà ta bắt chuyện trông có vẻ dễ mến nhưng sau đấy chính chị lạ đi tố cáo chúng ta vì chúng ta muốn giúp chị nhưng chị không đồng ý. Chị Jacquelie đến một đất nước nào đó, chị ấy bắt buộc phải cư xử như người nước đó, phải ăn uống, đi đứng, và nói năng giống như họ. Chị ấy phải tự hòa mình vào thế giới đó để giữ kín lý lịch của mình!
– Xin cảm ơn bà!”

o0o

Ban đầu, tôi rất lo lắng, tôi không biết phải nói như thế nào, nhưng bây giờ chính chị Jacqueline phải bắt tôi ngừng lại!
Nói chuyện trước đám đông, nói chuyện trực tiếp, tôi không cảm thấy quá khó khăn. Nhưng tôi rất sợ phải nói trên đài phát thanh vì những người xung quanh tôi, những mối quan hệ trong công việc, các con gái tôi, chúng biết nhưng không phải tất cả. Chúng chỉ mới được mười và tám tuổi, chúng có bạn học ở trường và tôi muốn chúng thận trọng nếu có ai hỏi chúng điều gì.
“A, hay quá, con rất thích đi với mẹ!”
Phản ứng của Laetitia vừa làm tôi yên tâm vừa làm tôi hơi lo lắng. Mẹ nói trên đài phát thanh, hay quá… Tôi nhận thấy các con tôi không ý thức được những thử thách từ việc làm chứng này và ngoài những vết sẹo của tôi, chúng gần như không biết gì về cuộc đời tôi. Một ngày nào đó, khi chúng khôn lớn hơn, có lẽ tôi sẽ phải nói cho chúng biết, và mới chỉ nghĩ đến điều đó thôi, tôi thấy trong lòng vô cùng khổ sở.
Đó là lần đầu tiên tôi được nói chuyện trước một lượng khán giả đông đảo như vậy.
Thế rồi qua buổi phát thanh đó, các con tôi biết thêm một phần mới trong câu chuyện của tôi. Sau khi nghe buổi phát sóng, Laetitia đã có phản ứng dữ dội:
“Bây giờ mẹ mặc ngay quần áo và mẹ lấy vali đi. Chúng ra sân bay và chúng ta đi đến đó, đến làng của mẹ. Chúng ta sẽ bắt họ phải chịu những gì mà họ đã bắt mẹ phải chịu. Chúng ta sẽ thiêu sống họ. Chúng ta sẽ lấy diêm và chúng ta sẽ thiêu họ như họ từng làm với mẹ! Con không thể nhìn thấy mẹ như thế nào được.”
Nó đã được một bác sĩ điều trị trong vòng sáu tháng, nhưng một hôm nó nói với tôi:
“Mẹ biết không, chính mẹ mới là vị bác sĩ tâm lý của con. Con rất may mắn được nói mọi điều với mẹ, từ đầu cho đến cuối. Mẹ đã trả lời tất cả những câu hỏi của con. Vậy nên con không muốn đến ngôi làng ấy nữa.”
Tôi không muốn ép nó. Tôi gọi điện cho bác sĩ và chúng tôi cùng tổng kết tình hình. Ông ta nghĩ có lẽ Laetitia cần phải điều trị thêm mấy buổi nữa, nhưng hiện nay không nên ép nó quá. “Nhưng sau đấy nếu bà nhận thấy cháu nó không được khỏe, cháu không nói được dễ dàng, cháu bị sa sút tinh thần thì bà nên đưa cháu đến chỗ tôi ngay.”

o0o

Tôi sợ rằng trong tương lai, chuyện của tôi sẽ đè nặng lên chúng. Chúng sợ cho tôi và tôi cũng sợ cho chúng. Tôi đợi đến lúc chúng đủ chín chắn để hiểu tất cả những gì mà tôi chưa nói: quãng đời trước đây của tôi với đầy đủ chi tiết, người đàn ông mà tôi muốn lấy làm chồng, cha của Marouan. Tôi rất sợ phải tiết lộ những điều này, sợ hơn tất cả những lần ra làm chứng mà mọi người có thể đòi hỏi ở tôi. Tôi cũng phải giúp chúng để chúng không thù ghét đất nước mà tôi đã sinh ra, và đó cũng là một nửa quê hương của chúng. Chúng hoàn toàn không biết những chuyện đã xảy ra ở đó. Làm thế nào để ngăn chúng không thù ghét những người ở đó? Đất nước đó rất đẹp, chỉ có con người là xấu thôi. Ở Cisjordanie, phụ nữ tranh đấu để có một đạo luật không phải là đạo luật của đàn ông. Nhưng đàn ông mời là người biểu quyết ở các đạo luật.
Vào thời điểm này, ở một vài nước, cũng có những phụ nữ đang ngồi tù. Đó là phương cách duy nhất giúp họ có nơi ẩn nấp và tránh được cái chết. Nhưng ngay cả khi ở trong tù, họ vẫn không hoàn toàn được an toàn. Những kẻ muốn giết họ thì lại được tự do. Chúng không bị luật pháp trừng trị hoặc chỉ bị trừng phạt qua loa, thành thử chẳng bao lâu sau, chúng lại được rảnh tay để cắt cổ, thiêu sống ai đó, báo thù cho cái mà chúng gọi là danh dự.
Và nếu có ai đó xuất hiện trong một ngôi làng, trong một thôn xóm, để ngăn cho chúng không giết hại người khác, dù người ấy có mang theo một khẩu tiểu liên đi nữa, nhưng nếu chỉ đi một mình, họ sẽ bị mười tên bao vây, nếu đi mười người, chúng sẽ kéo đến cả trăm tên! Nếu có vị quan tòa nào kết án một tên giết người vì danh dự, xem hắn như một kẻ giết người tầm thường, thì vị quan tòa ấy sẽ không bao giờ có thể đi ra phố, ông sẽ không bao giờ sống trong làng được nữa, ông sẽ phải bỏ trốn vì xấu hổ, vì đã trừng phạt một “anh hùng”.
Tôi thường tự hỏi không biết bây giờ người anh rể của tôi ra sao? Không biết anh ta có bị đi tù, dù chỉ trong vài ngày hay không? Mẹ tôi đã nói đến cảnh sát, những rắc rối có thể xảy đến với em trai và anh rể nếu tôi không chết. Tại sao cảnh sát không đến gặp tôi? Chính tôi mới là nạn nhân bị thiếu sống đến bỏng độ ba cơ mà!
Mấy năm về trước, tôi có dịp gặp các cô gái đến từ những đất những xa xôi, giống như tôi. Người ta phải giấu họ. Có một cô gái trẻ mất cả hai chân: cô ấy bị hai gã hàng xóm trói lại rồi ném ra giữa đường ray. Một cô gái khác bị cha và anh ruột đâm bằng dao và ném vào thùng rác. Một cô gái khác bị me và hai anh xô từ cửa sổ xuống đất: cô ta bị liệt suốt đời.
Và nhiều cô gái khác nữa mà người ta không nói đến, vì được phát hiện quá muộn nên đã chết. Có những cô gái đã trốn thoát nhưng bị bắt ở nước ngoài và phải chết.
Cũng có những cô gái kịp thời chạy thoát và đang trốn với con của mình hoặc sống một mình. Họ là những cô gái còn trinh hoặc đã trở thành những người mẹ.
Tôi không gặp người phụ nữ nào bị thiêu sống như tôi, vì không ai trong số họ còn sống. Và tôi vẫn phải luôn ẩn mình, tôi không thể nói tên và để lộ khuôn mặt của tôi. Tôi chỉ có thể lên tiếng, đó là vũ khí duy nhất mà tôi có.

<< - 15 - | - 17 - >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 870

Return to top