6) Trong quân trướng Nguyễn Trãi vận trù quyết sách
Lê Thái Tổ khởi binh, Nguyễn Trãi được đặc nhiệm vào một chân trọng yếu trong hàng văn thần, lĩnh chức Hàn lâm thừa chỉ học sĩ; thường phải ở luôn trong quân trướng để cùng ngài bàn tính những thế công thủ và thảo những văn thư, mệnh lệnh.
Ban đầu, quân sĩ của ta mới có mấy ngàn, không thể địch nổi với số quân Tàu từ mười vạn trở lên, nên thường bị thua và lẩn tránh vào trong rừng núi. Quân ta phải dùng lối xuất kỳ, đánh bàng phục binh để phá giặc, cũng nhiều khi thu được hiệu quả. Như là trận đánh Mã Kỳ ở Lạc Thuỷ hồi tháng giêng năm mậu tuất (1418); trận đánh Là Bân ở Mường Một hồi tháng 9 cùng năm ấy; trận đánh ở Chính hồi tháng 5 năm kỷ hợi (1419); trận đánh ở Bổng Tân và ở Thi Lang hồi tháng mười năm canh tà (1420)… quân ta đều dùng phục binh mà đánh cho quân giặc phải thua liểng xiểng. Dù vậy, Bình Định Vương trong mấy năm đầu, vì binh lực so với của giặc thì mạnh yếu khác nhau rất xa, nên ngài cùng các tướng tá phải trải qua nhiều phen nguy hiểm.
Một lần ngài thua trận, quân sĩ tan chạy mất cả, chỉ còn độc một mình tìm đường chạy trốn, mà đàng sau, tướng Minh đương dẫn quân đuổi theo. Túng thế, ngài không biết tính sao, chợt thấy hai vợ chồng ông lão nhà quê đương tát nước ruộng để bắt cá, ngài liền cổi áo, cũng xuống ruộng bắt cá với lão. Một lát quân Minh đến, hỏi lão rằng:
- Có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?
Lão trả lời:
- Không thấy ai cả.
Ngài đương lắng tai nghe; lão quay lại mắng:
- Không mò cá đi con! Việc gì đến mày!
Giặc không ngờ gì, kéo đi, thế là ngài được thoát.
Lại một lần giặc đuổi gấp quá, ngài phải trốn vào trong bụi rậm. Giặc có con chó săn khôn lắm, lồng lẫy cắn vào trong bụi. Giặc xỉa giáo vào, trúng đùi ngài. Ngài phải vội lấy áo lau sạch ngọn giáo, không để giặc thấy vết máu. May sao lúc ấy, trong bụi có con cầy nhẩy ra, chó săn xô đuổi. Giặc chém chó mà mắng:
- Tao nuôi mầy để săn cầy à!
Nhân thế ngài lại được thoát.
Trước sau ngài phải chạy về thủ hiểm ở núi Chí Linh (nay thuộc huyện Thuỵ Nguyên, Thanh Hoá) đến mấy lần. Một lần ngài đóng quân trên núi, giặc vây bọc ở chung quanh. Quân ta bị tuyệt lương đến hơn hai tháng, phải đào củ ráy, cắt măng vàu để ăn trừ bữa; ngài phải giết đến 4 con voi và sau phải giết thịt cả đến con ngựa ngài cưỡi để cho quân ăn.
Lại một lần cũng ở trên núi Chí Linh, quân ta bị giặc bao vây rất khẩn cấp. Ngài bất đắc dĩ, hỏi các tướng tá rằng:
- Nay có ai chịu giả làm ta đem quân ra đánh Tây Đô (ở Thanh Hoá) vờ cho giặc bắt được. Ta nhân đó nghỉ ngơi mấy năm, dưỡng binh sức nhuệ, để sẽ đồ việc tái cử không?
Trong hàng các tướng, có Lê Lai tình nguyện đi giả thay ngài. Lai mặc áo bào vàng, giả xưng là Bình Định Vương dẫn quân xuống núi phá vòng vây đi đánh Tây Đô. Trong khi giao chiến, Lai để cho quân giặc bắt được, đem về giết đi. Từ đó, đâu đâu cũng đồn vang cái tin Bình Định Vương chết rồi, quân Minh vững dạ không lo gì nữa. Ngài nhân thế được nghỉ ngơi vài năm, mộ binh trữ lương, rồi lại nổi quân lên đánh giặc.
Trong những bước gian nan ấy, Nguyễn Trãi cùng nhà vua nàm gai nếm mật, song cái chí phục thù tuyết sỉ, vua tôi vẫn kiên quyết không dời. Rồi đến từ năm Bình Định thứ 8 (1425) trở về sau, sau khi quân ta đã khôi phục lại được toàn cõi Nghệ An, trừ trấn thành, binh oai nổi dậy, lòng người đều hớn hở theo về, khí thế mạnh mẽ như ngọn nước trào dâng, quân giặc không tài nào hãn ngữ nổi nữa.
Toàn cõi Nghệ An tuy đã khôi phục được (1425), song tướng giặc Trần Trí vẫn cố chết giữ lấy thành, không chịu dời bỏ, dầu bên ngoài quân ta bao vây trùng điệp. Nguyễn Trãi nghĩ đem toàn lực vây đánh Nghệ An, mà đánh mãi chưa đổ, sao bàng chia binh đi lấy các thành khác, khiến Nghệ An hãm vào cái thế trơ trọi tự khắc quân giặc phải hàng. Trãi đem kế ấy nói với Thái Tổ. Ngài khen là phải, bèn một mặt sai Tư không Đinh Lễ, đem một đạo binh ra phía bắc đánh lấy Diễn Châu, một mặt sai Tư đồ Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng Lê Nỗ, Chấp lệnh Lê Đa Bồ đem một đạo binh vào phía nam đánh lấy Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị), Thuận Hoá (Thừa Thiên, Quảng Nam).
Hai đạo binh kéo đi, chưa bao lâu đều thu được chiến công rực rỡ.
Tư không Lễ ra đánh Diễn Châu, gặp Đô ty của giặc là Trương Hùng từ thành Đông Quan (Hà Nội) tải ba trăm chiếc thuyền lương vào, Lễ đón đánh một trận kịch liệt, chém chết Thiên hộ Trưởng và hơn ba trăm quân. Hùng phải bỏ chạy, Lễ cướp được tất cả thuyền lương, rồi vừa đánh vừa đuổi dài ra tận Tây Đô. Thái Tổ nghe tin, lại tuyển thêm hai ngàn tinh binh, sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Là Triện, Bùi Bị ra hiệp với Đinh Lễ đánh thành Tây Đô. Sau một trận kịch chiến, quân ta chém chết hơn năm trăm quân giặc và bắt sống được rất nhiều. Tướng giặc đóng thành bền giữ, quân ta lại bao vây bốn mặt.
Còn đạo binh của Tư đồ Trần Nguyên Hãn kéo vào đến sông Bố Chính thì gặp quân giặc. Bọn Hãn tiến vào chỗ hiểm, nhưng đặt quân phục ở phía sau. Tướng Minh là Nhâm Năng đem quân đón đánh; bọn Hãn giả vờ thua chạy, Năng thúc quân đuổi riết. Đến chỗ mai phục, một tiếng hiệu nổi lên, quân phục kéo ra ập giết, Tư đồ Hãn cũng quay binh lại, đánh cho quân giặc thua tan nát, tranh nhau lấy đường mà chạy trốn, lăn xuống sông chết đuối rất nhiều. Thái Tỏ lại sai bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem thêm quân vào tiếp ứng; thừa thắng ruổi dài vào Tân Bình, Thuận Hoá, đi đến đâu giặc phải thua vỡ đến đấy. Thế là từ Tây Đô trở vào phía nam, trừ mấy trấn thành trơ trọi, đất cát đã hầu hết thu vào tay của Bình Định Vương.
Tháng 8 năm bính ngọ (1426) Thái Tổ nghĩ giặc bao nhiêu tinh binh mãnh tướng để cả ở Nghệ An và Đông Đô (Hà Nội), còn các chỗ khác đều đã hư nhược. Ngài bèn sai bọn Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái uý Là Triện dẫn một đạo quân ra đánh lấy các miền Thiên Quan, Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng, Quy Hoá, Đà Giang, Tam Đái, Tuyên Quang, ngăn chẹn đường viện binh của giặc từ Vân Nam sang: lại sai bọn thiếu uý Lê Bị dẫn một bọn quân ra đánh lấy các miền Khoái Giang, Bắc Giang, Tạng Giang, ngăn chẹn đường viện vinh của giặc từ Lưỡng Quảng đến. Quân ta đi đến đâu thắng lợi đến đấy; quân giặc phần nhiều phải lui vào các thành cố thủ.
Tháng 9, viện binh Vân Nam của giặc kéo sang, dưới quyền tiết chế của Đô ty là Vương An Lão. Quân ta đón đánh ở Tam Giang (Việt Trì), cả phá được giặc, giặc bị giết và bị chết đuối rất nhiều.
Tháng 11, đại đội viện binh của giặc lại đến, dưới quyền thống xuất của Tổng binh Vương Thông và Tham tướng Mã Anh. Vương Thông sang đến nơi, hợp cả quân cũ mới hơn 10 vạn người, cùng quân ta quyết chiến một trận rất lớn. Trận này chiến trường ở về mạn Tốt Đọng, Chúc Động, nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Đông. Hai quân kịch chiến, quân ta do các tướng Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Là Triện, Lê Bí đốc xuất. Kết quả quân ta đại phá được quân giặc, giết được Thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Là Thượng và hơn năm vạn quân Minh. Xác quân Minh chết ở khúc sông Ninh Kiều, làm cho nước sông nghẽn tắc không chảyđ ược; ngoài ra quân ta còn bắt sống được hơn vạn người và thu được không biết bao nhiêu là binh nhu khí giới. Vương Thông phải bỏ cả quân sĩ, cun củn một mình chạy trốn vào thành Đông Quan.
Thái Tổ khi ấy đương đóng dinh ở Thanh Hoá, tiếp được tin báo, ngài lập tức dời dinh ra bắc, sai các tướng bổ vây bốn mặt đánh thành Đông Quan. Tại bến Bồ Đề ở bờ bắc Nhị hà, tức là chỗ ngài đóng dinh, ngài sai dựng một cái lầu bàng trúc cao ngang với thành Đông Quan để tiện nhòm xem động tĩnh ở trong thành. Hàng ngày ngài ở trên lầu và luôn luôn có quan Hàn lâm thừa chỉ Nguyễn Trãi chầu chực ở bên để bàn những sách lược công kích và chiêu phủ. Bấy giờ thế giặc ngày một suy yếu nên các đồn ải, thỉnh thoảng thường có những trấn tướng của giặc mở thành ra hàng. Mà thành Đông Quan cũng cô nguy, sự thế khó lòng giữ vững được. Nguyễn Trãi bàn với Thái Tổ nên nhân tình thế ấy viết thư chiêu hàng các thành trấn, nếu họ nghe theo, quan quân sẽ đỡ phải khó nhọc, thiệt hại; còn đối với bọn Vương Thông, Sơn Thọ ở trong thành Đông Quan, đường đường là thể diện đại tướng, khuyên họ hàng tất không thể được, nên viết thư khéo léo, bảo rõ lợi hại, để họ chịu cùng mình giảng hoà và rút quân về. Được như thế thì việc binh nhung sẽ có thể kết liễu một cách mau chóng. Thái Tổ khen phải, bèn giao việc viết thư chiêu dụ các thành cho Nguyễn Trãi và việc thư từ trao đổi với Vương Thông trong thành Đông Quan bàn việc giảng hoà. Trãi bấy giờ đem hết trí thông mẫn, tài hùng biện để viết các thư trát đưa vào Đông Quan vàđ ến các thành trấn gần xa, cương nhu đủ các giọng, cổi buộc đủ các lẽ, mỗi một hàng chữ dưới ngọn bút của Trãi viết ra, có cái hiệu lực không kém gì một đội quân. Không những vậy, Trãi còn nhiều lần không từ miệng cọp, thân vào thành giặc để cáo dụ, thành Đông Quan và mọi thành khác. Một lần Trãi đem theo một kẻ hàng tướng viên chỉ huy sứ họ Tăng đến thành Tam Giang (Việt Trì) để chiêu hàng viên tướng trấn giữ. Trãi đem những điều hoạ phúc, lẽ lợi hại, nói một cách hùng hồn và khích thiết, khiến viên tướng giữ Tam Giang là Chỉ huy sứ Lưu Thanh phải rất mến phục và cảm động, bàng lòng đem tướng sĩ toàn thành mở cửa đầu hàng. Thái Tổ nhân thế, đối với Trãi càng mến trọng lắm.