Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 3325 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc
Trúc Khê Ngô Văn Triện

2) Danh sĩ Nguyễn Phi Khanh
  Người làng Chi Ngại huyện Phượng Sơn, Nguyễn Ứng Long là một cậu học trò thông minh từ nhỏ. Ứng Long biết làm thơ từ năm 11 tuổi, và hễ xuất khẩu là thành chương, nhiều người đã tin ở sự thành đạt của cậu học trò ấy sau này.
 
Từ đời ông của Ứng Long xưa tên là Phi Loan, vốn tin phong thuỷ, có nhờ người thầy tàu kiếm tìm được một cát huyệt ở đồng làng Nhị Khê thuộc huyện Thượng Phúc.
 
Tin là một ngôi đất tốt có thể dành sự kết phát về sau cho con cháu, Nguyễn Phi Loan không quản nước non xa cách, rước ngôi mộ cha từ đồng Chi Ngại đến táng ở đồng Nhị Khê. Vì sự trông nom ngôi mộ này, nên đời cha của Ứng Long là Nguyễn Phi Hổ cũng như đời ông xưa, năng đi lại đến làng Nhị Kê lắm. Do sự đi lại ấy trở nên quen thuộc; rồi Ứng Long trong hồi chửa đạt, lại đến làng Nhị Khê mở trường dạy học, từ đấy mới nhập tịch mà thành ra người làng Nhị Kê.
 
Ứng Long có tiếng hay chữ, nên rồi được quan Tư đồ Trần Nguyên Đán đón làm thục sự để kèm dạy con gái của ngài.
 
Trần công rất trọng Ứng Long, vẫn gọi là "thầy kiểm Nhị Xuyên". Đến sau, mối tình giăng mắc giữa thầy kiểm Nhị Xuyên với tiểu thư Thái xẩy ra, Ứng Long sợ vạ, phải bỏ trốn. Không ngờ Trần công lại là người có cái độ lượng khoát đạt, thấy việc nghiệp dĩ rồi, đành thuận theo với sự nghiệp dĩ chứ không câu chấp quá, sai người đi tìm Ứng Long về để gả con cho. Ứng Long cảm khích vô cùng, từ đấy càng chuyên công học vấn, mong làm nên công danh sự nghiệp để đền đáp ơn tri ngộ.
 
Đến khoa giáp dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), Ứng Long thi đậu tiến sĩ. Song vì là con nhà thường dân dám lấy con gái hoàng phái, Thượng hoàng Nghệ Tông truất bỏ không dùng. Nhân thế Ứng Long vẫn chỉ sống với nghề dạy học.
Sau khi sinh Trãi, vợ chồng Ứng Long lại sinh được bốn con trai nữa là Phi Bảo, Phi Ly, Phi Bàng và Phi Hùng. Nhưng rồi Trần thị Thái mất sớm từ khi Băng Hồ tướng công hãy còn, Ứng Long phải tự mình chăn dắt một đàn trẻ dại.
 
Cuối đời Kiến Tân (1400), Hồ Quý Ly cướp ngôi của Trần Thiếu Đế, xuống lệnh cất dùng những người văn học, Nguyễn Ứng Long mới đổi tên là Phi Khanh để ra làm quan với họ Hồ. Niên hiệu Thiệu Thành năm đầu (1401) đời Hồ Hán Sương, Phi Khanh được thụ chức Đại là tự khanh, kiêm Trung thư thị lang, Hàn lâm viện học sĩ, lại lĩnh chức Tư nghiệp ở trường Quốc tử giám. Các con phần nhiều lĩnh quan chức của nhà Hồ cả.
 
Sau đó 6 năm, giặc Minh sang lấn cướp nước ta, quân Hồ chống dự trải hơn một năm trời, nhưng rút lại vẫn không chống nổi mười mấy vạn hùng binh của Tàu, nên nước phải mất sau khi cha con Hồ Quý Ly cùng các đại thần phụ tá đều bị bắt sống.
 
Nguyễn Phi Khanh đến lúc thế cùng, đã phải cùng bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn bó tay hàng giặc, bị giặc giam cầm lại một chỗ. Đến khi giặc bắt được Hồ Quý Ly, Hồ Hán Sương cùng các đại thần khác và đã đem quân chiếm cứ toàn quốc, bèn giải cả bọn vua tôi nhà Hồ về Kiêm Lăng (nay là Nam Kinh); Phi Khanh cũng là một trong số những người bị giải sang Tàu.
 
Bấy giờ Phi Khanh tuổi đã già yếu, buồn vì nỗi nhà tan nước vỡ, thân mình là một kẻ tù lỗ, trong lòng chua sót, và biết mình chẳng thể sống được bao lâu. Khi bị giải đến Nam Quan, ngoảnh mặt lại thấy hao con là Trãi và Phi Hùng vẫn lòng thõng đi theo tù xa, ai nấy thương cha đều khóc đỏ ngầu cả hai mắt. Phi Khanh vốn biết người con lớn của mình là Trãi chí độ khác thường, sau này tất có thể làm nên rạng vẻ cho nhà, cho nước. Bấy giờ vẫy Trãi lại, thừa lúc váng vẻ khẽ bảo rằng:
- Ta già rồi, chết cũng không còn hối hận gì nữa. Duy bình sinh ta rất ưa thích sơn thuỷ núi Bái vọng ở chốn cố hương. Vậy để một mình em con đi theo ta, hễ ta có chết thì nó nhặt lấy xương, đem về chôn ở núi ấy là đủ rồi. Còn con, ta khuyên con nên trở về.
Con là người có học có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới chính là đại hiếu. Lọ là phải cứ đi theo cha, khúc ngút ngát như đàn bà ấy mới là hiếu sao!
Trãi nghe lời cha nói rất phải, từ tạ quay về, để một mình đem Phi Hùng theo cha đi.
 
Nguyễn Phi Khanh sang đến đất Tàu, chưa bao lâu chết ở bên ấy. Phi Hùng theo lời cha dặn, chờ đợi ở Tàu mấy năm rồi thu thập hài cốt của cha đem về táng ở núi Bái vọng, để cha được thoả nguyền ao ước trong lúc sinh bình. (Gia phả nhà họ Nguyễn nói Nguyễn Phi Khanh bị quân Tàu giam ở Vạn Sơn, vì thuỷ thổ bất phục mà chết ở đấy).
Đối với văn học sử nước ta về cuối đời Trần, Nguyễn Phi Khanh là một nhân vật để người ta phải nhắc đến tên. çng từng lấy hiệu là Nhị Khê tiên sinh và có một tập vừa thơ vừa văn chữ hán gọi là Nhị Khê tập, hiện còn truyền đến bây giờ. Xem trong tập này có nhiều bài rất hay. Thơ tứ tuyệt thì như bài "Đông ngạn giấc xuân”:
 
Lô thuỷ đông biên, Lô ngạn thôn,
Phi phi hồng vũ ám tiền môn,
Nhĩ biên tân tống xuân quy khứ,
Vạn lục tùng trung đỗ vũ hồn.
Dịch:
Bờ đông, lối xóm cạnh sông Lô,
Mưa gió, nhìn ra cửa tối mù.
Ra ra đưa xuân vang tiếng quốc,
Ngàn cây trong những búi thâm u.
Thơ thất ngôn luật thì như bài "Tránh loạn trong núi cảm tác":
 
Sơ phòng tận nhật tuý hôn hôn,
Thế lộ gian nguy lãn xuất môn.
Lục duật từ thân thiên là cách.
Lưỡng niên khấu loạn nhất thân tồn.
Phong trần thiên địa không tao phát,
Yên chướng thôn loan chỉ đoạn hồn.
Mạn hữu thống hoài lao cảnh cảnh,
Dạ y ngưu đầu vọng trung nguôn.
 
Dịch:
Say sưa chọn buổi giữa rừng sâu,
Đường thế gian nguy xiết nói đâu,
Nước loạn hai năm, lơ láo sống.
Mẹ già nghìn dặm, ngẩn ngơ đầu.
Phong trần khắp sứ bay phờ tóc,
Lam chướng trong thôn thấm nặng đầu.
Tấc dạ bồn chồn, đêm quạnh vắng,
Ngùi trông đất nước, dựa sao Ngâu.
Phú thì như bài "Diệp mà nhi". Văn xuôi như bài "Thanh hư động kà". Đó đều là những áng văn hay, đáng cho người sau phải truyền tụng. Người ta từng liệt Nguyễn Phi Khanh vào hàng các ông Phạm Kinh Khê, Trương Hán Siêu, Nguyễn Bá Thông, Đào Sư Tích là những tay danh sĩ đời Trần.

<< 1) Băng Hồ tướng công | 3) Nguyễn Trãi gặp đồng chí >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 183

Return to top