10 giờ 12 phút ngày 4 tháng 4 năm 1975, ở trường bắn Thẩm Dương, một tiếng súng vang lên, một người anh hùng ngã xuống không một tiếng kêu. Yết hần của chị bị cắt đứt một cách dã man. Chị có rất nhiều lời cần nói, nhưng đã không còn cách nào rồi…
Chị là Trương Chí Tân.
Trương Chí Tân tốt nghiệp khoa Nga văn Đại học Nhân dân Trung Quốc, được phân công về công tác ở Ban tuyên truyền Tỉnh uỷ Liêu Ninh. Sau khi "Đại cách mạng văn hoá" bắt đầu, đã diễn ra muôn vàn việc kỳ quái, làm cho chị chẳng hiểu gì nữa.
Tháng 2 năm 1968, Trương Chí Tân từ Bắc Kinh, Thiên Tân về đến. Thẩm Dương, gặp chồng là Tăng Chí, câu đầu tiên là:
- Anh Tăng ạ? Suốt nửa tháng nay, ruột gan em rối bời, không yên tâm. Ở Thiên Tân, Bắc Kinh, khắp nơi đều phê đấu, vũ đấu. Cứ như thế này thì sống sao nổi! Giang Thanh một tay che trời, bà ta là cái thá gì? Em hoài nghi lắm!
Trương Chí Tân trở nên trầm ngâm, dường như một lời cũng không nói, chỉ có suy nghĩ, trong lòng chất chồng sầu muộn.
Một hôm, trong hội trường mở hội nghị phê bầu Bí thư tỉnh uỷ. Khoảng giữa chừng tiếng hô "đả đảo" Trương Chí Tân nấc nghẹn lại. Sau hội nghị, chị khổ đau, khóc không thành tiếng. Chị nghĩ không ra, cán bộ lão thành lần lượt bị đánh gục. Từ Trung ương cho đến địa phương, có một sõ phạm sai lầm vậy sao không đánh đổ đi! Chị nói lời tâm huyết với đồng chí mình:
- Ở đây có danh đường! Trung ương cách mạng văn hoá có danh đường (ý chí chuẩn mực công lý). Tôi cơ bản không hiểu được Giang Thanh, Diệp Quần và một số người nữa. Còn với Lâm Bưu thì tôi không tín nhiệm.
Không lâu sau, Trương Chí Tân cùng hàng vạn cán bộ nguyên Cục Đông Bắc, Tỉnh uỷ Liêu Ninh, UBND Tỉnh đến trường cán bộ "7-5" Bàn Cẩm, lập tức cuộc "thanh lọc đội ngũ" bắt đầu. Mỗi một "tên địch" bị vạch ra, có người không chịu nổi lăng nhục đã tự sát.
Trương Chí Tân dần dần hiểu ra vấn đề, chị không còn trầm ngâm nữa, mà dũng cảm bày tỏ quan điểm của mình. Chị nói:
- Với Giang Thanh thì tôi hoài nghi. Nêu một số ý kiến với Giang Thanh sao lại không thể được? Giang Thanh có vấn đề gì mà không vạch ra? Cách mạng văn hoá Trung ương cũng có chỗ vạch ra chứ? Cái gì là "Đỉnh cao"? Cái gì là "một câu, địch một vạn câu", cái gì "không lý giải mà cũng phai chấp hành", cứ như thế này tiếp tục thì không thể tưởng tượng nổi.
Vào lúc bấy giờ, ai dám nói với Lâm Bưu, Giang thanh và đồng bọn cái chữ "không"? Trương Chí Tân quả là to gan! Có người khuyên riêng với chị: "Cô đừng có dại mồm nữa. Đó là luận điệu của "phản cách mạng" đó mà? Dù gì đi nũa, cô cũng lập tức đóng cửa đập lại!". Trương Chí Tân: "Cái đập này tôi không thể đóng lại. Anh xem xem, Đảng vĩ đại của chúng ta bị chà đạp không còn ra gì nữa. Nhìn xem nhân dân chúng ta, Tổ quốc chúng ta…".
"Chỉnh Đảng bắt đầu rồi. Trương Chí Tân đọc trước tác Mao Trạch Đông, nghĩ lại từ "Đại cách mạng văn hoá" đến nay xuất hiện nhiều vấn đề.
Chị viết cho Đảng lời từ đáy lòng mình: "Nhà duy vật chủ nghĩa triệt để là không biết sợ, không thể không kiên trì chân lý, không thể không là ngọn cờ tươi rói, tôi dám nhìn thẳng sự thật, cho dù sự thật có cay đắng đến mức nào?".
"Lũ bốn tên" ở cái đảng chết tiệt Liêu Ninh đã hạ lệnh bắt Trương Chí Tân. Ngày 24 tháng 9 năm 1969, mở hội nghị "Phê đấu Trương Chí Tân, phần tử phản cách mạng hiện hành". Trương Chí Tân bị còng tay đưa vào nhà giam.
Có một đồng chí, cũng vì nói một câu: "Tôi không hiểu đồng chí Trương Chí Tân sai ở chỗ nào! Đảng viên cộng sản nói rõ kiến giải của mình lẽ nào phạm pháp? Quan điểm của đồng chí ấy có lý lắm" và lập tức bị bắt, án 18 năm tù đầy cực hình.
Công lý ở đâu? Chính nghĩa là ở nơi nào?
Ở trong tù, Trương Chí Tân nhiều lần bị thẩm vấn. Mỗi lần như vậy, chị đều trịnh trọng tuyên bố.
- Tôi không có tội, tôi không phải tội phạm. Anh không thể dùng khẩu khí như với bọn tội phạm để nói vởi tôi.
Với các câu hỏi cảu nhân viên thẩm phán, chị đều cự tuyệt trả lời. Thẩm phán viên chỉ còn có cách "bàn về cảm tưởng" đề moi chuyện. Trò đi chuyện lại, thẩm phán viên nhận thấy "Trương Chí Tân thuần thục tư tưởng. Không thể cấu thành tội phạm, không thể thành án". Kết quả là, thẩm tra này bị rời khỏi cương vị, phái thẩm tra khác đến.Thẩm tra viên mới mặt mày âm thanh dằn dữ, chất vấn Trương Chí Tân:
- Chị vì lẽ gì công kích Phó thống soái Lâm Bưu.
Trương Chí Tân trả lời:
- Đây là cách nhìn của tôi Đây không phải là hành vi phản cách mạng.
- Chống lại Phó thống soái Lâm Bưu là chống lại Đảng, chống lại Chủ nghĩa Xã hội.
- Tôi có chỗ nào là chống lại Chủ nghĩa Xã hội? Anh hãy nói cho tôi biết đi?
- Chị đã phạm tội công kích Đảng Cộng sản Trung Quốc vĩ đại.
- Tôi không công kích Đảng. Tôi là một đảng viên cộng sản. Đảng bồi dưỡng tôi tham gia quân đội, đi học,tôi phản thế nào được Đảng? Một đảng viên cộng sản nêu một cách nhìn của mình là phù hợp với nguyên tức của Đảng.
Thẩm vấn viên lệnh cho Trương Chí Tân viết một bản nhận tội.
Trong đêm vắng lặng, trong cánh cửa song sắt, Trương Chí Tân dâng trào hưng phấn, viết một bài thơ bi tráng:
Tội của ai?
Trong bao năm tháng dài lâu
Vẫn đấu tranh kiên quyết một lòng
Bị mất đi sự lãnh đạo cụ thể của Đảng
Cô biết vẫn phải làm gì.
Kêu gọi không lời hồi đáp.
Cỏ khô, nước mắt lưng tròng
Dưới dìu dắt của chiên hữu
Cô rèn luyện trưởng thành
Con tim đỏ hiên dâng cách mạng
Mãi mãi không quên lời thề.
Vì chân lý chiến đấu, thề chết bảo vệ Đảng
Hôm nay bị hỏi tội,
Ai đáng là người chịu tội?
Hôm nay đến hỏi tội.
Tôi - người không có tội!
Chị đã phổ nhạc bài "Tội của ai, hát la la và cao hứng ca vang. Mười ngày sau Trương Chí Tân giao "bản nhận tội" dài muôn vạn lời.
Thẩm vấn viên đọc bản "Nhận tội" không mảy may nhận tội này, trong lòng diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt, cuối cùng quyết định án 15 năm tù giam.
Có vị "Tai to mặt lớn" trong tỉnh nổi giận lôi đình, đích thân thẩm vấn Trương Chí Tân, bác lại ý kiến của toà án, xử Trương Chí Tân tù chung thân!
Thế nhưng, Trương Chí Tân vốn vẫn không thừa nhận mình là "Phạm nhân". Trong khi viết tài liệu chị đều cho dấu "nháy" vào chữ "phạm nhân".
Lời tố trình của chị có ai để mắt tới…
Ngày 26-10-1970, Trương Chí Tân chuyển từ Bàn Sơn đến trại giam Thẩm Dương.
Ngày 25-12, là kỷ niệm 15 năm vào Đảng. Chị viết bài thơ: "Nghênh tân":
Mười lăm năm trước cũng hôm nay,
Tôi trang nghiêm đọc lời thề vào Đảng,
Phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội,
Hiến thân cho giải phóng loài người.
Mười lăm năm sau cũng ngày này,
Tôi nghiêm túc nhận phán quyêtl, của Đảng
Có phải đâu tôi phản bội lời thề,
Cũng không phải Đảng cho tôi oan khuất
Cớ vì sao chưa có kết án!
Thời gian và thực tiễn sẽ công bằng phán xét!
Đi tìm chân lý, kiên trì chiến đấu,
Hướng tới con đường Đảng đã chỉ ra,
Lái con thuyền sinh mạng vượt lên xa
Đào bỏ gốc tư lợi chống chọi làn ác dữ
Mãi mãi về phía trước
Dũng cảm chịu thử thách gian nan
Lấy thắng lợi đón chào mùa xuân sang.
Thời gian thoi đưa đã năm năm 1975, Trương Xuân Kiều bảo không sợ gì hết, cần "giết người".
"Lũ bốn tên" vô cùng dã man ác độc nói rằng ở Liêu Ninh: "Trương Chí Tân cứng đầu cứng cổ, sống thêm một ngày là chúng ta phải làm thêm một ngày, giết quách đi cho xong"? Tiếp nhận ý đó, toà án giải quyết thủ tục tăng hình phạt lên mức án tử hình.
Căn cứ theo trình tự pháp luật, tuyên án tử hình phải có 12 ngày trở lên kháng án. Thế nhưng mới đến ngày thứ hai đã chấp hành. Bình minh ngày 4 tháng 4, quản giáo viên hỏi Trương Chí Tân: "Chị còn có gì để nói nữa không?".
Trương Chí Tân đại để có bất ngờ nhưng thản nhiên nói: "Tôi là một đảng viên cộng sản. Quan điểm tôi dù chết cũng không thay đổi".
Kẻ chấp hành sợ Trương Chí Tân đấu tranh trên pháp trường, đã dã man hết tính người cắt đứt hầu của chị. Sau khi xử bắn xong, lấy một miếng vải đen quấn lên cổ liệt sĩ mới để chụp ảnh nhằm che đậy sự tàn bạo.
Trời xanh cũng phải khóc! Đáng thương cho thi thể liệt sĩ Trương Chí Tân nát tay chân mà vẫn không biết đổ gục.
Mẹ già gần 80 tuổi của Trương Chí Tân biết được tin dữ khóc thét lên, trong cơn nấc nghẹn, cầm bút viết rằng: "Con của tôi là Lưu Hồ Lan, là Hàn Anh, quyết không phản cách mạng? Không nhìn thấy kết luận này, tôi chết không nhắm mắt?"
Trời cao có mắt, chính nghĩa cuối cùng đã chiến thắng gian tà! Ngày 31-3-1979, Tỉnh uỷ viên Liêu Ninh mở đại hội, tuyên bố trắng án cho Trương Chí Tân, truy tặng liệt sĩ, kêu gọi đảng viên cộng sản và nhân dân học tập chị.
Ngày 4 tháng 4, ngày mà 4 năm trước Trương Chí Tân hy sinh, Tỉnh uỷ Liêu Ninh tổ chức lễ truy điệu chị. Trong hộp tro không có tro…
Ngày 9-9-1969, Trương Chí Tân viết cho chồng một bức thư:
"… Một người cho dù là sống hay chết, chỉ cần vì cách mạng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Em hiểu rõ cách mạng, quyết hy sinh tất cả cho cách mạng. Sự nghiệp cách mạng chân chính mãi mãi thình vượng, lớn mạnh mỗi ngày. Em nguyện làm nắm đất nhỏ chút sức lực nhỏ góp cho ngày mai tươi đẹp. Nhưng có được không khả năng này, xem ra không do em quyết định rồi".
Bức thư này, qua 10 năm sau mới đến tay Tăng Chí. Nó sớm trở thành lời báo trước vĩnh biệt…