Sau khi đánh đổ Đào Chú, Lưu Trí Kiên, "Đại cách mạng văn hoá" tăng tốc bước chân. Nắm làn gió "Một nhóm nhỏ trong quân đội" và cả xã hội từ khắp nơi nhanh chóng ào đến chĩa mũi giáo vào Diệp Kiếm Anh, Trần Nghị, Nhiếp Vĩnh Trân, Từ Hướng Tiền, Nguyên soái Hạ Long. Lâm Bưu chửi rủa Chu Đức, Hạ Long là "Đại thổ phỉ". Đối mặt với tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh trắng trợn bạo ngược, nhìn thấy từng tốp chiến hữu già vô tội bị đánh đổ, thậm chí còn bị giam cầm tù ngục, đối mặt với phong trào cướp quyền khắp cả nước, "hất cẳng Đảng uỷ làm cách mạng", các tướng soái đã đổ máu cho nền cộng hoà này rất phẫn nộ, họ đã tập trung nhau đấu tranh chính diện với độc ác. "Ở Hoài Nhân đường", "Ông chủ Đàm" nguyền rủa Trương Xuân Kiều. Trần Nghị nghĩa lớn ngôn trực, Diệp Kiếm Anh, Dư Thu Lý, Lý Tiên Niệm, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trân, Lý Phú Xuân v.v, đều đã vào trận. Đối thủ của họ là Trương Xuân Kiều, Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Tạ Phú Trị, Diêu Văn Nguyên, Vương Lực. Khi vào cuộc, chính nghĩa chiếm ưu thế. Cánh Trương Xuân Kiều bối rối. Các tướng soái trừng mắt nguyền rủa. Nhưng sau đó, cả quá trình lại bị đảo ngược, bị vu cho là "dòng nước ngược tháng hai".
Các tướng soái già bị công kích, bị đánh gục. Trung nghĩa thành oan, ác độc thành mạnh, lịch sử bộc lộ mặt trái tàn khốc…
Hoài Nhân đường (Hội trường Hoài Nhân) nằm ở cạnh Trung Nam Hải, vốn là "Nghĩa Loan điện" do triều nhà Thanh xây lên. Tháng 9 năm 1949, Hội nghị toàn thể Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc triệu tập ở đây làm cho Hoài Nhân Đường nổi tiếng thế giới. Từ đó, nhiều Hội nghị quan trọng của Trung ương cũng họp ở đẩy. Khí hậu ở đây giống như cái tên của nó, suốt năm ôn hoà và dễ chịu.
Ngày 16 tháng 2 năm 1967, ở Hoài Nhân đường Trung Nam Hải, Chu Ân Lai triệu tập buổi gặp mặt các tướng lĩnh nhưng không ngờ lại xảy ra trận tranh cãi gay gắt.
Đốm lửa đầu tiên bùng lên là như thế này:
Khi Trương Xuân Kiều vừa ra khỏi xe, từ trong xe bước ra là "Đại Đàm".
"Đại Đàm", "Tiểu Đàm" từng có tiếng ở Hoa Đông. "Đại Đàm" tức Đàm Chấn Lâm, "Tiểu Đàm" tức Đàm Khởi Long. Đàm Chấn Lâm vốn là thượng cấp trước đây của Trương Xuân Kiều. Thời kỳ mới giải phóng, Trương Xuân Kiều đảm nhiệm chức Phó Cục trưởng Cục xuất bản tin tức Hoa Đông, Đàm Chấn Lâm là Bí thư Cục Hoa Đông.
Sau khi Trương Xuân Kiều trở thành "Tân Quý" (ý chỉ cấp trên) thì trong mắt không còn Đàm Chấn Lâm nữa.
"Đồng chí Trần Phi Hiền đến rồi ư?" Đàm Chấn Lâm nhìn thấy Trương Xuân Kiều, câu đầu tiên hỏi như vậy khiến Trương Xuân Kiều không khoái lắm.
Trần Phi Hiền là chiến hũu cũ của Đàm Chấn Lâm những năm Tân Tứ quân. Đàm Chấn Lâm biết trong danh sách đề bạt làm Bí thư tỉnh thành phố có Trần Phi Hiền, chính vì vậy mà hỏi Trương Xuân Kiều. Trương Xuân Kiều là "thành quả vĩ đại" của "cách mạng tháng giêng" do Thượng Hải quy hoạch và ở đó đánh đổ Trần Phi Hiền. Trương ngạo mạn trả lời câu hỏi Đàm Chấn Lâm: "Ông ta không đến được. Quần chúng không đồng ý mà".
Đàm Chấn Lâm vừa nghe, đập lại rằng: "Quần chúng? Tổ chức Đảng có thể làm công tác chứ!".
Trương Xuân Kiều cười nhạt: Tổ chức Đảng? Tổ chức Đảng không cần dùng. Ở Thượng Hải, cán bộ trưởng phòng trở lên đều đã đứng một bên cuộc chiến rồi!".
"Đại Đàm" trả lời bằng cái cười mỉa: "Ồ! Vốn dựa vào một trận chiến, để đả kích một vùng, đều là cậu lãnh đạo chứ!".
Trương Xuân Kiều lướt mắt, tức tối song kiềm chế lại và đi vào hội trường.
Chu Ân Lai vừa tuyên bố hội nghị bắt đầu, Đàm Chấn Lâm là người phát biểu đầu tiên:
"Đồng chí Trần Phi Hiền từ nhỏ đã tham gia cách mạng, là một "Quỷ nhỏ đỏ". Đồng chí ấy có vấn đề gì vậy? Bí thư mấy khu lớn, Bí thư nhiều tỉnh thành có vấn đề gì vậy? Vì sao không để họ đến Bắc Kinh?Trương Xuân Kiều nói lại: "Nhưng quần chúng không bầu…".
Đàm Chấn Lâm không kiềm chế được, đứng phắt dậy trước mắt mọi người đả phá mạnh Trương Xuân Kiều: "Quần chúng là gì?" Lúc nào cũng quần chúng, quần chúng, còn có hay không lãnh đạo của Đảng? Các đồng chí không cần sự lãnh đạo của Đảng, từ sáng đến tối, quần chúng tự giải quyết mọi việc, tự giáo dục mình, tự mình làm cách mạng. Đây là cái gì vậy? Đây hình như là đi học. Mục đích của các anh, chính là loại bỏ cán bộ già. Các anh đánh gục từng người cán bộ già. Lão thành cách mạng 40 năm, rơi vào cảnh nhà tan chết chóc, vợ ly con biệt. Lần này, là lần đấu tranh khốc liệt nhất trong lịch sử đấu tranh của Đảng, vượt qua hết bất cứ lần nào trong lịch sử".
Phía Đàm Chấn Lâm có Diệp Kiếm Anh, Trần Nghị, Lý Tiên Niệm, Từ Hướng Tiền, Lý Phú Xuân, Nhiếp Vĩnh Trăn, Dư Thu Lý.
Phía Trương Xuân Kiều có Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Tạ Phú Trị, Diêu Văn Nguyên, Vương Lực.
Vốn lại ở trường hợp thế này, Giang Thanh cần phải ra quân. Nhưng mấy ngày trước đó, Giang Thanh khi phê phán Đào Chú, nói một số lời vượt quá tư cách đã bị Mao Trạch Đông phê bình "mắt cao tay thấp, chí lớn tài hèn". Bà ta tức lên bảo mình "ốm" nên không dự họp.
Hai quân đối luỹ, trận tuyến thế là đã phân rõ.
Đàm Chấn Lâm nói xong, bụng đầy tức tối, đi mặc y phục, xem dáng bộ định đi, ông ta cầm áo khoác ở tay, chỉ vào nhóm người đối mặt, nói:
"Thì để cho các anh làm lấy? Tôi không làm nữa? Chặt đầu, ngồi tù, khai trừ Đảng tịch, tôi cũng dám đấu tranh đến cùng".
Lúc này, Chu Ân Lai đứng lên, khuyên:
- "Đại Đàm" - và cầm lấy áo khoác của ông.
Trần Nghị cũng đứng lên nói:
- Không nên đi. Cần ở đây đấu tranh.
Đàm Chấn Lâm nghe ra, trở lại, ngồi vào ghế của mình, nói lớn:
- Trần Tổng, tôi sẽ không đi. Nói thì không sợ, sợ thì không nói. Tôi không đi đâu cả.
Lúc này, Trần Nghị lửa bốc lên, liền nã pháo:
0 Khi chỉnh phong ở Diên An, có rất nhiều cán bộ lãnh đạo thành bị chỉnh. Sự "Cứu vớt phong trào" đã làm sai rất nhiều người. Chịu chỉnh còn có số chúng tôi đây. Thủ tướng chẳng phải đã chịu qua chỉnh rồi đó ư? Chúng ta cần ghi nhớ lần giáo huấn này. Hôm nay không thể lặp lại sai lầm ấy nữa!
Lời Trần Nghị chích đúng vào Khang Sinh đeo kính cận nặng. Khang Sinh mặt khi đỏ khi bệch ra.
Trần Nghị nhanh người nhanh lời, tiếp tục:
- Tuy chẳng có ai chọn tôi đại biểu cho cán bộ lão thành, tôi cũng vì cán bộ lão thành để nói. Nếu như nói, quân giải phóng chúng ta là đánh trận dưới sự lãnh đạo của "Đại quân phạt" và "Đại thổ phỉ" làm sao giải thích là thắng lợi vĩ đại của chiến tranh do nhân dân giành được?
Trương Xuân Kiều mặt đông lại một cục, không tỏ thái độ tình cảm gì. Duy chỉ có con ngươi mắt là chuyển động. Ai "Phóng pháo", Diêu Văn Nguyên, Vương Lực ngồi canh, Trương Xuân Kiều thì như là thư ký ghi chép. Hai chiếc bút sột soạt trên giấy, ghi lại nội dung mỗi "phát đạn".
Sau khi Trần Nghị mạnh mẽ phóng ra loạt pháo, Diệp Kiếm Anh phát biểu:
- Cán bộ lão thành là của quí của Đảng và Nhà nước, đâu có cái đạo lý nào cứ tuỳ tiện đánh đổ. Cứ theo như thế này, tính mạng con người cũng khó mà bảo đảm, làm sao mà làm việc được.
Lý Tiên Niệm vào trận rồi. Thường ngày ông nói chuyện vẫn khi chậm khi nhanh, lúc này ngữ khí của ông tỏ ra gấp gáp:
- Lẽ ra chúng ta vẫn nhất quán đánh giá, đại đa số cán bộ và quần chúng là tốt. Hiện nay làm như thế này, đoàn kết hai bên lại để có 95% được không nào? Cán bộ lão thành đánh đổ rồi, cách mạng dựa vào đâu? Hiện nay trong cả nước đang bức xúc là: "Cung, tín".
Nghe đến đây, Đàm Chấn Lâm phấn chấn lên, ông lớn tiếng:
- Tôi từ xưa chưa hề khóc. Nhưng gần đây đã khóc ba lần, đều không có chỗ mà khóc? Tại phòng làm việc, trước mắt có thư ký, về đến nhà, trước mắt có con cái. Tôi chỉ còn có thể quay lưng đi mà rơi lệ.
Lý Tiên Niệm đồng cảm sâu sắc:
- Tôi cũng đã khóc đến ba lần.
Lúc này, Tạ Phú Trị ngồi trước mặt, chen ngang nói:
- Không nên xuất phát từ cá nhân, cần xuất phát từ toàn cục.
Nghe Tạ Phú Trị nói vậy. Đàm Chấn Lâm đứng bật dậy, giận dữ, nói chầm chậm, mỗi một chữ đều sắc bén:
- Tôi không khóc cho mình đâu. Mà là khóc cho tất cả cán bộ lão thành và cả Đảng
Trận luận chiến lớn của Hội nghị này được coi là "Đại náo Hoài Nhân đường". Cánh "Văn hoá Trung ương" bị dồn bối rối? Họ gấp rút bí mật mở đợt phản kích.
Ngay tối hôm đó, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Lực đến hội trường lớn nhân dân, khớp nội dung ghi chép. Vương Lực suốt đêm viết "Ghi chép Hội nghị Hoài Nhân đường ngày 16 tháng 2".
Ngày hôm sau, theo sự sắp xếp của Giang Thanh, Trương Xuân Kiều tay cầm quyển ghi chép, cùng với Diêu Văn Nguyên, Vương Lực đến gặp Mao Trạch Đông báo cáo tình hình các vị tướng soái lão thành.
Giang Thanh không cùng đi, mà để Trương Xuân Kiều cầm đầu nhóm. Mao Trạch Đông vừa hút thuốc lá vừa dựa vào salon nghe Trương Xuân Kiều thêm mắm thêm muối báo cáo lại. Mao Trạch Đông vốn hiểu tính cách của các bạn "chiến đấu" cũ - của ông, nên chỉ nghe mà không nói gì.
Nhưng, khi Trương Xuân Kiều báo cáo đến chỗ Đàm Chấn Lâm đứng lên lấy áo khoác muốn đi Mao Trạch Đông không ức chế được tình cảm bản thân, nói một câu:
- Ông ta không muốn làm thì cho ông ấy đi!
Diêu Văn Nguyên và Vương Lực, lại một lần sung làm thư ký. Bọn họ lập tức ghi lại câu "Chỉ thị tối cao".
Khi Trương Xuân Kiều nêu đến Trần Nghị phê bình phong trào chỉnh phong ở Diên An, Mao Trạch Đông thay đổi sắc mặt, bực tức mạnh mẽ.
Hai chiếc bút đồng thời ghi lại đoạn khác "Chỉ thị tối cao": "Thế nào? Lẽ nào chỉnh phong Diên An sai ư? Cần lật lại vụ việc ư? Cần mời Vương Minh trở về ư?"
Được những ý của Mao Trạch Đông, Trương Xuân Kiều đắc ý cười:
- Có được "Thượng phương bảo kiếm", ai dám không nghe!
Cũng là ngày này 17 tháng 2, khi Mao Trạch Đông cùng nói chuyện với Trương Xuân Kiều, Đàm Chấn Lâm đang viết sách "Đàm lão bản" lo cho dân lo cho nước, dồn uất ức đổ lên trên giấy. Lúc này, Đàm Chấn Lâm lại không hiểu bộ mặt thật của Lâm Bưu, gửi bức thư dài cho "Phó thống soái".
"Họ vốn không phân tích giai cấp, thủ đoạn độc ác chưa thấy ở trong Đảng. Chỉ một câu nói huỷ hoại hết toàn bộ sinh mạng chính trị một con người, rõ là một ngày "nói ra hả bụng". Đào Chú, Lưu Chí Kiên, Đường Bình Chú v.v., sinh mạng chính trị một loạt người đã như thế là vứt bỏ… Cán bộ lão thành, cán bộ cao cấp từ tỉnh trở lên, trừ cán bộ quân đội và ở Trung Nam Hải ra, hầu như đẻu bị đấu, đội lên mũ cao, ngồi lên máy bay, thân thể nát nhừ, làm cho con lìa cha, vợ lìa chồng, khuynh gia bại sản, người bị như thế rất nhiều. Đàm Khởi Long, Giang Hoa cũng là như vậy. Đảng chúng ta đã bị xấu xa đến không thể kéo lại. "Bách Xú đồ" (bức vẽ trăm cái xấu - ND) của Bắc Kinh sau khi ra lồng, Thượng Hải, Tây An theo đó mà làm. Phần tử xét lại đích thực, phần tử phản cách mạng đích thực được bảo vệ. Tôi nghĩ rất lâu, sau cùng hạ quyết tâm, chuẩn bị hy sinh, nhưng tôi không tự sát, cũng không phản bội Tổ quốc. Nhưng cũng không cho phép họ lại làm thế nữa. Cần phải chiến đấu tiếp, cần xông tới nữa Bọn họ không vâng chỉ thị của Mao Chủ tịch. Trước mặt Mao Chủ tịch họ nói: "Tôi cần chống lại ông". Họ đặt Mao Chủ tịch ở địa vì nào đó? Quả còn hung dữ hơn cả Võ Tắc Thiên…".
Ở đây nói Võ Tắc Thiên, tức ám chỉ Giang Thanh.
Lời thẳng không dối trá "Đàm lão bản" mạnh mẽ thể hiện tính cách cương trực lỗi lạc của mình. Ông không ngờ rằng, Lâm Bưu và Giang Thanh là cùng hội cùng thuyền.
Thư của Đàm Chấn Lâm bị Lâm Bưu chuyển cho Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông khẩn cấp mời Lý Phú Xuân, Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh, Khang Sinh, Giang Thanh, Diệp Quần cùng có mặt.
Lần này Mao Trạch Đông thẳng thắn phê bình trước mặt các lão chiến hữu của mình là Lý-Trần-Diệp.
Mao Trạch Đông rất có quyền uy. Lần "giận dữ" này của ông đã thành điểm ngoặt.
Từ đó lão soái, lão tướng quân, lão cán bộ được gọi thành "Cuộc đấu tranh tháng Hai" của "Dòng nước ngược tháng Hai".
Thế là chỉ trong một đêm báo chữ to: "Đả đảo Đàm Chấn Lâm". "Phản kích dòng nước ngược tháng Hai" "Dùng máu tươi và sinh mạng bảo vệ Trung ương cách mạng văn hoá" dán khắp kinh thành Bắc Kinh.
Ngày 9 tháng 3, tại cửa Bộ Nông nghiệp, mở đại hội lần đầu phê phán Đàm Chấn Lâm. Tổ chức phái tạo phản của đơn vị sở thuộc nông lâm rầm rộ phát biểu "Tuyên bố" và "lời kêu gọi khẩn cấp", bốn bề đan chật người, tạo thành một lực lượng đông đảo Do có sự nâng đỡ của "Trung ương cách mạng văn hoá", thành phố Bắc Kinh lúc này chìm ngập trong báo chữ to, nhỏ đủ màu sắc và âm thanh gầm thét "Đả đảo Đàm Chấn Lâm" "Kiên quyết chống lại dòng nước ngược tháng Haỉ "Pháo gầm" "Lửa thiêu".
Lâm Bưu, Giang Thanh và bè lũ nhằm đánh đổ hàng loạt cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ, Quân đội đã vẽ ra phong trào phản kích "dòng nước ngược tháng hai" rộng rãi trong toàn xã hội. Bị công kích là "Làm tướng đen dòng nước ngược tháng hai" có Dư Thu Lý, Đàm Chấn Lâm, Cốc Mục, Lý Tiên Niệm, Lý Phú Xuân, Trần Nghị, Diệp Kiếm Anh đều lần lượt bị điểm danh đấu công khai. Các vị lão soái, lão tướng, lão cán bộ trong bối cảnh lịch sử ngang ngửa dòng ấy, người thì ngã ngựa, hoặc đứng một bên, hoặc lưu lạc đến vùng đất xa xăm, không thì bị giày xéo dã man.
Cuộc đấu tranh chính nghĩa biến thành chịu tội oan uổng.
Cho đến khi vụ Lâm Bưu nổ bùng và bị bóc trần, ngày 14-11-1971, Mao Trạch Đông trong buổi gặp mặt những đồng chí tham gia Hội nghị toạ đàm khu vực đô thành, chỉ vào Diệp Kiếm Anh và những người khác, nói: "Các đồng chí đừng nói tới "dòng nước ngược tháng Hai" tính chất là gì? Là họ đối phó với Lâm Bưu, Trần Bá Đạt, Vương Phi, Quan Phong, Thích Bản Vũ, dòng nước ngược tháng Hai đã bình yên rồi.