Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Dài >> Mùa Xuân Yêu Thương

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 18683 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Mùa Xuân Yêu Thương
Diệu Hạnh

Chương 1

Bà khách khó tánh hất hàm:
- Sao, chịu không? Dứt giá cái đầm đó ba trăm ngàn. Không bán, tôi đi luôn nghe.
Thúy Dương cắn môi ngần ngừ. Rõ ràng so với cái giá năm trăm ngàn đưa ra lúc đầu thì chấp nhận giá ba trăm ngàn là quá bèo, nhưng không bán thì coi như cả ngày hôm nay, từ sáng tới chiều chỉ mở cửa hàng ngồi chơi không. Thật xấu mối. "Có còn hơn không." Cô chép miệng thở ra :
- Thôi, bán đại cho dì đó.
Bà ba nguýt sắc lên :
- Được giá vậy thôi, chứ còn đại với tiểu cái gì ?
Thùy Dương ngán ngẩm, cắm cúi xếp áo bỏ vào bộp xốp trao cho khách, cô không thể phân bua rằng còn bao nhiêu tiền thuế má, mặt bằng... công vào giá thành của món hàng mà cô phải chịu, và nhất là gương mắt nặng trịch của bà Hoàng, mẹ kế cô lúc nghe cô báo cáo tình hình buôn bán, bà luôn giẩy nẩy lên, mỗi khi biết Thùy Dương bán rẽ món hàng và bao giờ cũng kết thúc bằng một câu nói mát mẻ :
- Rốt lại chỉ có mẹ con tôi là mua gian bán lận mới đũ nuôi hết cả cái nhà này Thiệt thà quá, lấy gì mà ăn.
Thùy Dương chỉ còn biết cúi đầu rút lui. Trong lúc cha cô, ông Bình cười giả lả :
- Con chị nó khờ thì có con em nó đỡ ngày mai, bà biểu con Bạch Sa ra ngoài hàng phụ buôn bán là được chứ gì.
Bà Hoàng lại được dịp đay nghiếng chồng:
- Thôi đi chứ. Con Sa còn phải học luyện thi rồi học thẩm mỹ, vi tính... hàng trăm thứ, thì giờ đâu mà ra buôn bán?
Trong nhà có hai đứa con gái, hể một đứa đi buôn thì đứa kia phải theo đường học vấn, chứ chùm nhúm một chổ làm chi cho sanh giặc.
Bà quên mất một điều là chính bà đã phủ phàng cắt đứt chuyện học hành của đứa con chồng, khi Thùy Dương học hết phổ thông và chuẩn bị thi đại học với lý do:
- Ba với dì già yếu rồi, các con lại còn nhỏ, đâu có ai coi cửa hàng. Con là chị lớn, phải hy sinh cho gia đình một chút chứ.
Vẫn lặng lẽ chịu đựng như từ xưa đến naỵ Thùy Dương chấp nhận ra ngồi bán hàng, dù ước mơ được học nữa vẫn cháy bỏng trong cộ Cô chỉ tiếc một điều là nếu, Bạch Sa, đứa em cùng cha khác mẹ của mình, chịu chăm chỉ học hành một chút thì sự hy sinh của cô cũng không đến nổi uổng phí, đàng này nó lại ham chơi hơn ham học. Hồi mới học lớp mười, Bạch Sa đã dám nhuộm tóc hoe hoe rồi hạt dẻ đủ thứ, xỏ cả chục chiếc khoen đeo tai rồi chơi luôn chiếc bông hộ t xoàn ngay hốc mũi theo
mốt mấy ça sĩ nỗi tiếng. Thật hết biết.
Cho tới bây giờ rớt đại học năm rồi, bà Hoàng lại đóng tiền cho học luyện thi, nhưng Thùy Dương mau chóng nhận ra rằng Bạch Sa chỉ lợi dụng những buổi học đó đi kết model với mấy tay chịu quậy cùmg tuýp với cô nàng, hơn là chịu học tập.
Biết thì biết vậy và cũng tiếc thầm rằng ước gì mình được đổi vị trí với nhỏ em nhưng Thùy Dương thừa khôn ngoan để hiểu "Mồ côi mẹ liếm lá ngoài đường" nên phải vờ "mắt lấp tai ngơ" cho xong chuyện.
Chị Hiệp - bạn hàng kế bên - ló đầu sang hỏi to đầy thông cảm :
- Rốt cuộc bà cũng chịu móc tiền ra hả ? Khiếp ! Tao nghe cò kè trả giá phát nhức đầu luôn.
Thùy Dương cười không được tươi cho lắm:
- Chán ghê đi, chị Diệp ơi. Em bán rẻ quá, sở dĩ em cằn nhằn.
Chi Diệp xí dài :
- Bán được là may lắm rồi, còn hơn ngồi ngáp gió từ sáng tới chiều rồi đóng cửa về không. Bả có giỏi thì cứ ra đây ngồi đồng mấy bữa thì biét chứ gì, hàng họ buôn bán càng lúc càng khó khăn ế ẩm. Cứ nằrn dài ở nhà, có người hầu mà còn làm giọng đài các. Mày cứ thử bỏ lửng, đi kiếm chuyện khác làrn, thử coi bả với con Sa ra sao thì biết.
Thùy Dương im lặng không đáp. Tuy chị Diệp nói đúng sự thật nhưng, cô không muốn "vạch áo cho người xem lưng", gia đình mang tiếng xấu thì cô đâu có hay ho gì.
Đang đứng trước quày cô, chị Diệp bỗng ngoe ngẩy trở về hàng, nói :
- Bà chủ nhỏ tới kìa. Tao về trước, không thì nó kiếm chuyện nặng nhẹ rồi mất công mệt.
Thùy Dương ngẩng đầu lên. Bạch Sa đã đứng chống nạnh ngoài cửa, với mái tóc ôm sát đầu và gương mặt trang điểm tai tái, y như diển viên Hàn Quốc.
Mới bước sang tuổi mười tám mà trông Sa già dặn hơn tuổi nhiều với vẻ ngoài đầy ấn tượng, tương phản với nét mộc mạc thanh tú của Thùy Dương mà cô nàng vẫn cười nhạo là "quê một cục". Lẽ đương nhiên
là Bạch Sa luôn ăn hiếp cô chị hiền lành của mình mọi lúc mọi nơi, và lúc này cũng vậ|y, Bạch Sa hất đầu rất điệu, hỏi trổng - Đang làm gì đó ? Có năm trăm ngàn đồng đưa tôi mượn đỡ, tối trả.
Thùy Dương cố tìm lời nhẹ nhàng đáp lại cô em :
- Chị làm gì có sản nhiêu tiền trong người như vậy. Sao em không xin dì ? Bạch Sa gắt gỏng :
- Nếu xin được bã thì tội gì tôi tìm chị.
Rồi như nhận ra thái độ của mình như thế là không khôn ngoan, trong lúc đang nhờ vã người ta, cô nàng lại hạ giọng :
- Chị lấy tiền bán hàng cho tôi rnượn, tối tôi trả sau.
Thùy Dương vẫn lắc đầu :
- Không được. Dì la chết.
Bạch Sa bắt đầu tức giận, hậm hừ :
- Chị phải biết là má nghe lời tôi hơn chị chứ. Thử hỏi tiền của bã làm ra đẻe làm gì mà không cho con cái xài ?
Thùy Dương nhẹ nhàng đáp :
- Em nói với dì đi. Chị không biết. Bạch Sa mất hết kiên nhẩn, đi thẳng vào quầy, giật mạnh ngăn đựng tiền ra xem Thấy ba trăm ngàn để ngay ngắn trong đó, mắt cô nàng sáng lên, đút lẹ vào cọc tiền vào túi quần rồi vỗ vỗ lên đấy, nói trống không :
- Để đó, rồi tôi kiếm tiền trả lại.
Như một làn khói, Bạch Sa nhún nhẩy bước ra ngoài, leo lên xe của tay thanh niên nào đó nãy giờ vẫn kiên nhẩn chờ bên kia đường, rồ ga chạy mất hút.
Thùy Dương ngồi lặng im một lúc, rồi uể oải đứng lên, thu dọn quán áo treo bên ngoài vào trong để đóng cửa.
- Chị Hai ! Chi Ba có ghé đây không vậy ?
Thùy Dương vẫn thoăn thoát xếp dọn nói vọng ra:
- Có chi vậy Yên?
Yên, em trai út của cô và Sa, Dắt thẳng chiếc Cup 81 lên lề, với tay gom hét mớ đồ lỉnh kỉnh đem vào trong, vừa phụ Thùy Dương, vừa nói:
- Má đang la ầm ì ở nhà kìa. Chỉ đòi đi Vũng Tàu với đám bạn sáng đêm, xin tiền má không được nên vùng vằng leo lên xe tên nào đó, chạy thẳng. Má kêu em chạy theo coi chỉ chạy tới đâu. Em gặp đèn đỏ phải khựng lại, xe chở chị Ba chạy mất hút. Em nghĩ chỉ ghé đây lấy tiền quá.
Thùy Dương gật đầu xác nhận :
- Trong tủ có ba trăm ngàn đồng, nó lấy hết luôn.
Yên dừng tay sững sốt kêu lên :
- Chỉ gan vậy sao ? Bà này hết thuố c chữa rồi.
Thùy Dương chán nản lắc đầu :
- Có nói cũng không được. Nó có nghe lời chị bao giờ đâu?
Yăn bất bình thốt lên:
- Tại má chiều chị quá mới sanh chuyện. Như em là con trai mà đâu có hoan đàng như vậy. Nếu chị Ba mà ngoan ngoãn bằng phân nữa chị thôi đã là phước lắm rồi.
Thùy Dương cảm động nhìn em. Tuy cùng một mẹ sinh ra, nhưng tính ý của Yên và Bạch Sa hoàn toàn khác nhau. Cùng nhờ çó sự yêu mến ân cần của đứa em trai này, mà cô đỡ thấy lẽ loi trong căn nhà của mình. Nhiều lúc Yên còn cải lại mẹ để bênh vực cho cô nữa kìa.
Làm xong đâu đấy, Yên bảo chị :
- Sẵn ra đây, để em chở chị về luôn. Cất xe đạp lại quầy đi.
Thùy Dương gật đầu. Khóa cửa cẩn thận, cô ngồi lên cho Yên chở, không quên nhắc :
- Chạy chậm thôi Yên. Coi chừng té.
Yên phì cười nói lớn :
- Chả trách cho tới giờ chị chỉ biết đi xe đạp. Người gì đâu mà nhát hích. Thùy Dương cười nhẹ :
- Chậm mà chắc, tôi không ham tốc cao, cậu ơi.
Yên chuyển giọng tâm tình :
- Chị Hai nè ! Có bao giờ chị buồn má không thương chị bằng chị Ba không?
Thùy Dương bình thản lắc đầu :
- Có gì dâu. Dì đối với chị như vậy cũng tốt lắm rồi. Tại số chị mồ côi mẹ phải chịu thôi. Chứ dì không sinh chị ra thì làm sao quyến luyến như con ruột.
Yên cố pha trò :
- Nhưng em lại khác nha.
Thùy Dương cười, trìu mến :
- Chị biết chứ. Yên là cháu đích tôn của họ Trần mà, phải phóng khoáng, rộng lượng, quân tử, hào hoa... mới xứng đáng với dòng họ chứ.
Yên cười ngất, ngắt lời :
- Thôi đi bà chị. Đừng bơm em lên tận mây xanh nữa.
Xe dừng trưóc nhà, chị Ba giúp việc chạy ra mở cổng, vội vả hỏi Yên :
- Có gặp cô Ba không hả Út? Yên lắc đầu, dẩn xe thẳng vào sân. Chị Ba hạ thấp giọng, hỏi Thùy Dương :
- Kỳ này, bà chủ tha hồ "giận cá chém thớt", thế nào cô cũng phải vạ.
Thùy Dương mỉm cười, chuyện này đã quá quen thuộc với cô rồi. Vào sau Yên mấy bước, cô dã nghe tiếng bà Hoàng la inh ỏi trong phòng khách :
- Tụi bay làm ăn như vậy là giết tao rồi. Mạnh đứa nào đứa nấy phá, sao không cầm dao đâm phứt cho tao chết luôn đi.
Giọng Yên vang lên đầy bất bình :
- Má toàn "vơ đũa cả nắm". Con với chị Hai có làm gì đâu mà má la, nếu có bực chị Ba thì để từ từ chỉ về nhà rồi mà nói, chứ sao lại trút giận lên đứa khác.
Bà Hoàng cười gằn:
- Phải rồi. Tao độc ác lắm. Sống không được trong cái nhà này thì đủ lông đủ cánh rồi, tự động biến đi.
Thùy Dương đã bước hẳn người vào phòng và nghe không sót lời nào của mẹ kế.
Yên áy náy nhìn chị, rồi cắn môi làm thinh. Còn bà Hoàng chỉ khựng lại một tí rồi dương mắt dương mày, hỏi cộc lốc:
- Mày đưa tiền cho con Sa hả ?
Thùy Dương lắc đầu, trả lời rành rọt.
- Bạch Sa tự mở tủ lấy tiền, con cản không được.
Bà Hoàng hét thất thanh :
- Giao quày cho mày buôn bán, mà mày vô trách nhiệm như vậy đó hả ? Rủi có ăn trộm, ăn cắp nhào vô lấy đồ, chắc mày cứ tỉnh bơ thí luôn quá.
Thùy Dương vẫn giữ thái độ Ôn tồn đáp lại:
- Thưa dì "giặc ngoài phải đối phó khác người nhà chứ". Vì Bạch Sa là em con, có quấy thì còn có dì phân xử, nên con đâu thẳng tay như người dưng được.
Nhìn vẽ mặt bẽ bàng của bà Hoàng, Yên phải ráng nín cười, quay mặt ra ngoài, gọi lớn :
- Chị Ba ơi ! Dọn cơm đi. Em đói lắm nè.
Nhờ có cậu mà tình hình chiến sự mới đỡ căng thẳng, mà bà Hoàng tuột xuống lưng cọp dễ dàng hơn. Tuy vậy, không khí quanh bàn ăn cũng rất nặng nề, những người có mặt đều lùa cơm vội vàng cho xong bữa, để mau chóng lên tránh mặt nhau, Nhất là bà Hoàng. Không có gì làm bà cay cú hơn là bị đứa con chồng bắt bẻ, nói trên cơ bà là không sao nói lại được.
Ông Bình còn bận ngoài xưởng mộc chưa về, Yên lại đi học sinh ngữ, bà Hoàng thay đồ xong, di ngang chỗ Thùy Dương, đang lúi húi soạn hàng họ trên ghế salon nói xẵng:
- Lo coi nhà đó. Nếu con Sa có kêu điện thoại về thì nghe cho đàng hoàng, chờ tao về nói lại.
Thùy Dương "dạ" khẻ, rồi lại cắm cúi làm việc. Cô thừa biết nơi đến của bà là mấy sòng "Đậu chếnh", cái máu mê từ thuở chưa về chấp nối với cha cô đến tận bây giờ. Bởi vậy bà làm sao dạy bảo được Bạch Sạ Cũng may là còn thằng Yên ngoan ngoãn đứng đắn gỡ lại chút vốn, bằng không coi như họ nhà cô vô phúc, xui tận mạng.
Yên tắm rửa thay đồ xong, đứng ngay cửa bếp, tần ngần bảo cô :
- Em đi học Anh văn nghe, chị Hai. Má bực mình càn nhằn mấy câu rồi thôi, chị đừng buồn nhé.
Thùy Dương điểm nhẹ nụ cười trên môi :
- Được rồi. Chị có buồn phiền gì đâu.
Yên vẫn chưa đi, cậu rút trong túi xách một quyển tập, ngập ngừng nói :
- Em gởi chị quyển tập, lát nữa có đúa bạn học của em ghé hỏi, chị đưa giùm. Nhờ nói là em chờ không được, sợ trễ học nên đi trước.
Thùy Dương tủm tỉm cười, hỏi cắc cớ :
- Bạn gái hay bạn trai mà dặn kỹ vậy ?
Mắt Yên ửng đỏ, vừa quay lưng đi vừa đáp :
- Lát nữa thì biết. Em đi đây.
"Chín chục phần trăm là con gái rồi, không thì anh chàng đâu lăng xăng dữ vậy"
Vừa phỏng đoán, Thùy Dương vừa cười thú vị - "Biết đâu chừng trong quyến vở này lại có chứa những điều bí mật nho nhỏ nữa kìa".
Chuông reo ngoài cổng, Thùy Dương chạy ra.
Trái với những dự đoán cũa cô từ đầu đến giờ, trước mặt cô là một chàng trai cao ráo, lịch sự đang thận trọng cất tiếng hỏi thăm :
- Cô cho hỏi có phải nhà Yên ở đây không?
Thùy Dương gật đầu :
- Đúng rồi. Anh là bạn Yên à ? Nó có dặn đưa anh quyển tập nè.
Có vẻ hơi bị bất ngờ, nhưng người thanh niên vẫn sốt sắng đưa tay qua song cổng nhận quyển tập và gật đầu chào quay đi.
Bước được vài bước, không hiểu thế nào anh ta lại trở lại, bảo Thùy Dương :
- Tôi tên Bảo. Nhờ chị nhắn lại với Yên giùm là có tôi đến.
Thùy Dương gật đầu. Cô đi vào chưa đến bếp thì đã nghe tiếng chuông cửa gọi ngược trở ra.
Lần này thì trước mắt cô xuất hiện một cô gái, đúng như cô tưởng tượng lúc ban đầu xinh xắn, bẽn lẽn với dáng dấp của một nữ sinh giản dị.
Dễ dàng thấy rằng cô bé bối rối khi đối diện với Thùy Dương và rụt rè hỏi
- Chị làm ơn cho em gặp Yên.
- Hả !
Lần này thì đến phiên Thùy Dương hả tiếng ngạc nhiên. Cô mơ hồ nhận thấy mình đã làm sai chuyện gì đó mà không thể, hay không kịp nhận ra, vì câu hỏi tiếp sau đó làm cô rụng rời :
- Nếu Yên đi vắng thì chị cho em lấy cuốn tập.
Thôi chết rồi. Thùy Dương cười méo xệch, lúng túng thú nhận:
- Chị vừa đưa cho người khác mất rồi. Tại chị nhanh nhẩu đoảng quá mà. Xin lỗi em nhiều, để chị kêu thằng Yên đi lấy về.
Ngớ ngẩn nhìn theo vẻ xuội xị ra về của cô bé, Thùy Dương lẩm bẩm nguyền rủa một ngày xui xẻo đã đến với cô hôm nay.
Yên vò đầu bứt tai, hỏi đi hỏi lại mấy lần:
- Anh ta nói tên Bảo à ? Nhưng em đâu có quen ai như vậy.
Thùy Dương ỉu xìu, cố vớt vát bằng câu hỏi :
- Mà cuốn tập của em có gì quan trọng không?
Yên ngượng ngập thú nhận :
- Chỉ là tập học thôi. Có điều em nhét lá thư trong đó.
À ! Thì ra, "cháy nhà lòi mặt chuột." Thùy Dương bật cười :
- Út ơi là Út. Vậy là em cũng gánh phần trách nhiệm đi nghe. Ai biểu không chịu thú nhận ngay từ đầu để chị khỏi hiểu lầm.
Yên đành cười trừ.
Bà Hoàng từ ngoài đi vào, nguýt dái con mắt có đuôi :
- Chưa chịu đi bán sao ? Mặt trời lên khỏi đầu người từ lâu rồi đó.
Vẫn như mọi khi, Yên đỡ đòn cho chị :
- Con nhờ chị Hai vá giùm cái áo. Để lát nữa, con chở chị đi dọn hàng luôn.
Bà Hoàng gạt phăng đi :
- Thôi. Đừng có dư hơi, để nó đi một mình được rồi. Con chở má đi đằng này một chút.
Yên lừng khừng :
- Có cần lắm không má ? Để con phụ chị Hai một chút, bữa nay là chủ nhật mà, có đông khách, một mình chị làm không xuể.
Bà Hoàng gằn giọng :
- Chuyện con Bạch Sạ Mày thấy có đáng đi không?
Mặt Yên bủng thủng, cậu cằn nhằn :
- Má kệ chỉ đi. Hễ biết đi thì biết về, việc gì phải đi đón đi mời.
Bà Hoàng quắc mắt :
- Nó là chị mày, chứ bộ thứ "khác máu tanh lòng" hay sao mà mày ghét nó dữ vậy ? Toàn lo chuyện bao đồng không hà.
Nghe bà xỏ xiên, Thùy Dương cắn môi, nho nhỏ bảo Yên :
- Em đi với dì đi. Chị vẫn buôn bán hoài, có sao đâu.
Vẻ điềm tỉnh của cô làm bà Hoàng dư tiết mà không làm sao kiếm chuyện được đành quay ngoắt đi, hằn học nói vu vơ :
- Con với cái. Toàn là đồ tội nợ.
Thùy Dương chán ngán lắc đầu. Bà luôn sợ Yên thân thiết với cô, sẽ "kéo bè" đối đầu với oai quyền của bà trong căn nhà này, nhưng nào phải vậy.
Vẫn với chiếc xe đạp mini nhỏ nhắn! Thùy Dương đi bán hàng.
Vừa dừng chân chống xuống đất, chị Tâm ở quầy kế bên đã nhóng sang hỏi :
- Sao hôm nay mở cửa trễ vậy nhỏ ? Làm ông khách muốn mở hàng sớm chờ mày, chờ không được đã bỏ đi luôn rồi.
Thùy Dương chỉ cười. Cô đã quá quen với những câu bông lơn, chọc ghẹo qua lại ở chốn thị tứ này rồi, cứ "giả thật, thật giả" xen lẫn, riết rồi không ai phân biệt được nữa. Không nghe cô trả lời, chị Tâm lại bước hẳn qua hàng cô, nói thêm lần nữa :
- Tao không gạt mi đâu. Coi bộ anh chàng đó cố tình gặp mi, chứ chẳng mua bán chi, không thì ở quanh đây bao nhiêu quầy, sao hắn không ghé mà lại cố tình chờ mi cho bằng được.
Đã nghe như thế thì Thùy Dương không thể không hỏi :
- Vậy anh ta đi luôn rồi hả chị?
Chị Tâm ngẩn ra :
- Tao cũng không biết.
Ngay lúc đó, chị chợt reo lên :
- À, kia kìa ! Anh chàng ta quay lại rồi đó.
Thùy Dương hồi hộp nhìn lên và suýt reo to lên vì mừng rở. Đích thị cái anh chàng Bảo "cầm nhầm" tập kia rồi.
Anh chàng ta cười thật tươi với Thùy Dương như đã quen thân từ lâu :
- Chào Thùy Dương. Tôi đã định phải gọi điện đến nhà hỏi thăm Dương rồi đó.
Thùy Dương trố mắt, chỉ tay vào ngực :
- Tìm tôi ? Để làm gì ? Lẽ ra anh phài tìm thằng Yên mới đúng.
Bảo cười :
- Thật ra tôi cũng chẳng quen biết với Yên, chẳng qua là có người quen nhờ gặp cậu ta vậy thôi. Còn tìm Thùy Dương lại có lý do đàng hoàng, hoàn trả vật không phải của mình.
Đưa tay đón lấy quyển tập "tai họa" nọ, Thùy Dương không khỏi đỏ mặt, vì cú ê ẩm do hấp tấp tối hôm quạTuy vậy, cũng không nén được câu hỏi:
- Sao anh biết tôi ở đây mà ghé tìm?
Bảo cười với vẻ bí mật :
- Nói ra thì dài dòng lắm. Nhưng tóm lại là có liên quan đến người nhờ tôi đến gặp cậu Yên.
Đã lở "phóng lao" rồi, Thùy Dương đành bất lịch sự hỏi tới cùng :
- Ai vậy ?
Bảo chậm rãi vừa trả lời, vừa chú ý quan sát nét mặt người đối diện :
- Một cô gái có tên là Bạch Sa.
Thấy Thùy Dương.tỏ ra kinh ngạc, Bảo nhướng mày dò hỏi :
- Thùy Dương có quen cô ta à ?
Ngập ngừng giây lát, Thùy Dương trả lời:
- Tôi là chị của Bạch Sa, và Yên.
Suy cho cùng, điều này chẳng có gì phải giấu giếm, dù thế.
Bảo không tỏ ra bất ngờ trước chuyện này, anh gật gù:
- Hèn gì, tuy không muốn báo cho ba mẹ biết tình trạng hiện tại của mình, nhưng Bạch Sa lại đòi gặp cậu Yên hoặc Thừy Dương cho bằng được.
Tuy đôi lúc có lấn cấn với Bạch Sa nhưng nghe phong phanh đứa em trái tính nết gặp nạn, Thùy Dương vẫn nóng ruột hỏi dồn :
- Bạch Sa đang ở đâu? Nó gặp phải chuyện gì rồi ?
Bảo thận trọng trả lời :
- Cũng không có gì nghiêm trọng. Một tốp đua xe trên đường ra Vũng Tàu bị tai nạn, tạm thời phải nằm bệnh viện điều trị.
Thùy Dương hỏi dồn :
- Và Bạch Sa là một trong số đó chứ ?
Bảo gật đầu.
Thùy Dương đưa mắt nhìn anh, nửa tin nửa ngờ.
- Xin lỗi. Anh đóng vai trò gì trong chuyện này ?
Bảo nhún vai, tránh né lời đáp trực tiếp :
- Tôi là kẻ thích gánh chuyện bao đồng, chỉ thế thôi.
Rồi như để kết thúc câu chuyện không hay ho gì lắm đố với mình, Bảo nói nhanh :
- Bạch Sa gởi cho Thùy Dương lá thư, nhờ tôi trao giùm. Xong nhiệm vụ rồi, tôi đi đây.
Anh ra đi cũng đột ngột như lúc đến. Thùy Dương cắn môi nhìn theo, rồi cúi xuống giở thư ra, Những giòng chữ nghệch ngoạc, cẩu thả dần hiện ra trước mắt cô :
"Chị Hai
Làm ơn mang tiền tới giùm. Tôi đang kẹt, cần khoảng hai triệu.
Địa chỉ... khu Thảo Điền, không được cho ba má biết".
Những thông tin quá ít ỏi trên đủ để cho Thùy Dương hình dung ra tình cảnh hiện tại cũa Bạch Sạ Nó lại cần tiền không hiểu để làm gì mà lại giấu cả cha mẹ ? Liệu đây có phải là một cái bẫy dành cho các cô gái ngờ nghệch, chui đầu vào để bị bán sang Trung Quốc hay Campuchia gì đó không?
Suy tính một lúc, cuối cùng Thùy Dương quyết định sẽ rủ Yên cùng đi, vậy là ổn là đôi đàng, đỡ phập phồng lo sợ.
Chưa bao giờ cô lại mong mau hết ngày đến như vậy ?
- Tôi đến.
Theo kế hoạch đã bàn bạc sẳn giữa hai chị em, Yên xin phép bà Hoàng :
- Má à ! Con chở chị Hai tới nhà mấy người bạn của chị Ba, hỏi thăm thử coi có tin tức gì không nha,
Bà Hoàng cau mày :
- Cả buổi sáng nay mày chở tao đi cùng hết rồi mà, đâu còn sót chỗ nào nữa chứ ?
Yên cười hì hì, cố thuyết phục :
- Dĩ nhiên là còn. Không lẽ má biết hết người quen của chị Ba sao?
Bà Hoàng ngẫm nghĩ một lát rồi gật đầu, không quên dặn thêm :
- Nhớ đi đâu thì về cho sớm, coi chừng ba mày biết được, rồi la tao không biết coi chừng con cái.
Yên gật đầu ngoan ngoãn mà không quên tranh thủ bỏ nhỏ với mẹ :
- Má cho con hai triệu nhạ Hôm bữa chị Ba mượn tiền học phí của con mà chưa trả lại, con hết tiền rồi.
Bà Hoàng trợn mắt than trời :
- Bộ tụi bây tưởng tao in được tiền sao mà xài như phá vậy ?
Nói vậy, nhưng bà vẫn mở tủ lấy tiền đưa cho Yên, động thái hăm he :
- Coi chừng đó. Mày mà bắt chước con Bạch Sa phung phí là tao cúp tiền luôn đó.
Yên cười hi hi, vừa dắt xe ra vừa nói lớn:
- Được rồi, má cứ yên trí. Hổng đứa này, còn đứa kia.
Thùy Dương "suỵt" em.
- Vừa phải thôi. Bốc quá, coi chừng hư chuyện hết.
Chiếc Dream lướt êm trên đường, Yên quay đầu lại cười với chị :
- Chèn ơi ! Em rành sáu câu của má quá mà. Chỉ có chị mới ngại thôi, còn em với bà Sa thì nhằm nhò gì.
Thùy Dương im lặng thở ra.
Biết mình lỡ lời, Yên cũng nín thinh luôn.
Một lát sau, Thùy Dương mới kiếm chuyện nói vui cho đoạn đường bớt buồn tẻ :
- Em xin tiền chi mà nhiều vậy ? Bộ nhỏ Sa mượn hết tiền của em thiệt hả?
Yên cười toe toét :
- Đâu có. Đời nào em giao trứng cho ác. Cho bả mượn thì biết bao giờ mới thâu hồi vốn được.
Thùy Dương chưng hửng :
- Vậy em lấy tiền làm gì ? Rồi sau này Bạch Sa biết được em đổ thừa nói thêm cho nó thì nó la ầm lên cho xem.
Yên bĩu môi :
- Còn lâu bả mới dám. Trong thư chị ba có ghi rành rành số tiền, mà chối sao được ?
Thùy Dương ngớ ra :
- Em xin tiền đi đem lên cho nó à.
Yên gật đầu :
- Chứ sao ? Bằng không, làm gì có sẵn hai triệu chứ ?
Thùy Dương đáp khe khẽ :
- Chị có tiền để dành mà.
Yên lập tức gạt đi với vẻ gay gắt :
- Cho em xin đi, chị Hai. Lòng tốt cũng phải đặt đúng chỗ chứ. Chị nhường nhịn, giúp đỡ như vậy, chứ chắc gì bà Sa đã biết ơn chị, huống gì tiền của đưa cho bả thì chỉ có một đi không trở lại thì chị sẽ thiệt thòi dài dài. Mà em không phân xử chuyện này đâu, thà móc túi tiền của má trước cho chắc ăn.
Sự tính toán quá rành mạch của đứa em trai làm Thùy Dương nao nao buồn, dù điều đó hoàn toàn có lợi cho cô, chả lẽ quan hệ trong gia đình lại sặc mùi kim tiền mà mất đi tình cảm đến mức này sao ?
Yên lượn xe một vòng ngay giao lộ trước khi rẻ vào khu biệt thự sang trọng nằm ở ngoại vi trung tâm thành phố này, động thái nêu thắc mắc :
- Khu này toàn nhà riêng, không hiểu bà Sa ở vào chỗ nào nữa? Không lẽ là phòng mạch tư của bác sĩ ?
Điều phỏng đoán của cậu hóa ra hoàn toàn đúng với sự thật, chỉ có một điểm sai biệt là ngôi biệt thự này lại là nhà riêng của bác sĩ, chứ không phải phòng mạch.

Chương 2 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 151

Return to top