Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Y Học, Sức Khỏe >> Để lành bệnh tự nhiên

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 32799 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Để lành bệnh tự nhiên
Trần Viết Hoài Đồng

Phụ Lục 1

Bác sĩ Andrew Weil trông có vẻ thoải mái. Ông thường bận một cái áo thun thể thao và một quần kaki ngắn dùng để làm vườn. ông ngồi thoải mái, hai chân gác trên bàn giấy, tìm cách trả lời những câu hỏi gửi đến cho ông từ chương trình DocTalk trên Intemet. Có ông Bob tìm sự chữa chạy từ bệnh viêm ruột, Bác sĩ Weil khuyên nên uống nước Lô Hội (aloe vera), dùng bột hạt cây mã đề bọ chét (powdered psyllium seed) và acidophilus. Bà Susan bị đau khổ vì bệnh nhức đầu sổ mũi, Bác sĩ Weil khuyên nên đi châm cứu. Cô nàng Elaine hỏi về một sản phẩm làm ngực to lên làm bằng 8 loại dược thảo hữu cơ, liệu có làm cho cơ thể có một "vóc dáng đàn bà" không; Bác sĩ Weil tỏ vẻ nghi ngờ về điều này. Ông nói, "Kích thước của ngực hầu hết đã được quyết định từ di truyền". Giọng nói của Bác sĩ Weil cũng ấm áp như những giọt ánh nắng vàng ngoài phòng làm việc của ông ở Tuscon, Arizona.


Nền y khoa đối chứng (Allopathic medicine) bao gồm những thứ như thuốc men hiện đại, giải phẫu, và thuốc men hiện đại của nhiều bác sĩ (MD) đang bị tấn công bởi những người dùng phương pháp ngoại khoa. Họ đã quá chán với lối chữa trị mà họ coi là vô tâm, vô hình, gây nhiều bối rối, đắt đỏ, và đôi khi gây tổn thất sinh mạng, cho nên bệnh nhân chạy đi tìm phương cách chữa trị ở những bác sĩ chỉnh xương (chiropractors), liệu pháp tự nhiên (naturopaths), những người dùng dược thảo trị bệnh (herbalists), châm cứu gia (acupuncturists), và những người thực hành ngoại khoa. Năm 1997, nhiều người Mỹ đi khám người chữa bệnh ngoại khoa nhiều hơn là đi tới khám bác sĩ hiện đại. Trong lúc đó nhu cầu của người dùng về những thuốc dược thảo lên cao quá sức tưởng tượng; ủy ban thực vật Hoa Kỳ ước lượng năm 1997 thương vụ lên tới gần 4 tỷ Mỹ kim.


Ngay cả những trường y khoa cũng thay đổi bản thân chúng. Ngày hôm nay, 118 trong số 120 trường Y khoa có những lớp dạy môn chữa ngoại khoa (alternative therapy). Những công ty bảo hiểm đã tăng số tiền trả cho cách chữa bệnh như thôi miên, châm cứu, và những phương pháp phụ tương tự.


Sự thay đổi này đã ảnh hưởng ít nhiều như thế nào đến Bác sĩ Weil? Ông nói, "Chiều hướng thời thế văn hóa đã bắt kịp tôi, "Nhưng vốn là một bác sĩ chân chính được huấn luyện bởi đại học danh tiếng Harvard nên Bác sĩ Weil đã dùng uy tín của mình để tạo ra nhiều sức hấp dẫn. Tám cuốn sách của ông đã bán 6 triệu bản. Tờ báo Time đăng hình cái mặt có râu giống như ông già Noel vào ngày 12 tháng 5 năm 1997 và sau đó tuyên dương ông là một trong 25 người Mỹ có nhiều ảnh hưởng nhất. Lá thư định kỳ của Bác sĩ Andrew Weil (Andrew Weil’s Self Healing newsletter) có 450000 độc giả; địa chỉ liên mạng của ông (www. drweil. com) có nửa triệu người viếng thăm mỗi tuần. Đối với những người còn phân vân là nên dùng cỏ St. John ( St. John’s wort) và thuốc Prozac để làm giảm chứng u sầu thì ý kiến phê chuẩn đồng ý của Bác sĩ Weil về sự lựa chọn dùng dược thảo có thể dễ dàng là yếu tố quyết định.


Ảnh hưởng của Bác sĩ Weil tiếp tục lớn mạnh vì ông chọn thế đứng trung dung. Có nhiều thuốc ngoại khoa từ những lang băm từ thế kỷ 19, từ những thuốc không có giá trị đến nguy hiểm. Nhưng thuốc đối chứng thuần túy cũng có những điều đáng xấu hổ những công trình nghiên cứu có lợi tức gần như lãng quên những thuốc men chữa bệnh có nguồn gốc từ thực vật nhưng không có đăng ký bằng sáng chế, thuốc trụ sinh giết vi khuẩn ở mức độ quá đáng trở nên thúc thủ trước chất độc siêu đẳng pathogen không còn yếu đuối trước thuốc; theo một bài viết ngày 15 tháng 4 năm 1998 của tờ báo hiệp hội y tế Hoa Kỳ (Joumal of the American Medical Association) ước lượng có chừng 100000 cái chết một năm trong những bệnh viện Mỹ do những phản ứng trái ngược tới thuốc tây (pharmaceuticals).


Bác sĩ Weil tán thành những gì ông gọi là Y khoa bổ sung (integrative medicine) vốn nhắm tới việc chọn những phương pháp điều trị tốt nhất từ tất cả ngành Y khoa. Ông chấp nhận sự hữu dụng của thuốc men có kỹ thuật cao, đặc biệt trong chuyện cấp cứu "Nếu tôi bị xe vận tải húc, tôi muốn đi điều trị ở phòng cấp cứu hiện đại tối tân," Bác sĩ Weil nói như thế. Nhưng ông vẫn cho rằng "hệ thống chữa trị nhẹ nhàng, tự nhiên" có thể tiến mạnh, và trong vài trường hợp, sẽ thay thế những cách chữa trị đối chứng, đặc biệt đối với những trường hợp kinh niên như những vấn đề của da, bệnh rối loạn tự động miễn nhiễm, và bệnh liên quan đến bao tử và ruột đó là những bệnh mà y khoa đối chứng phần lớn bất lực trong chuyện điều trị. Và những khuyến cáo về sự đổi thay theo lối sống lành mạnh của ông bao gồm tập thể dục mỗi ngày, ăn nhiều chất bã và ít chất béo (eat high fiber and low fat), uống vitamins, và thực tập cách giảm sự căng thẳng, đã được đa số những bác sĩ trong dòng chính Y khoa (main stream physicians) chấp nhận một cách rộng rãi, dù có muộn màng.


Những người chống đối như bà Marcia Angell là giám đốc của tờ báo Y khoa uy tín New England Joumal of Medicne cho rằng cách "chữa ngoại khoa vẫn là thứ yếu nhưng phổ thông bởi vì cách dùng thân mật. Nó cũng có thể có sức mạnh. Người ta cứ nói rằng họ làm lành chính họ. Mọi người cứ giả định rằng thuốc ngoại khoa tốt hơn vì họ có cảm giác thoải mái hơn khi lấy thuốc. Những người không thích khoa học và có nhiều người như vậy đã đi tìm cách chữa trị ngoại khoa. Khoa học thì khó. Thật là khỏe khoắn biết bao khi không phải đương đầu với những ngành mổ xẻ, thể chất học, bệnh lý học và nhiều môn còn lại nữa. Nhiều người Mỹ bằng lòng với vẻ hào nhoáng bề ngoài của khoa học. Rồi khi những người nghi ngờ hỏi chứng cớ, những người theo khoa ngoại khoa chỉ còn nói lắp bắp về lý thuyết lượng tử.”


Có dư luận chống đối Bác sĩ Weil vì ông thường ủng hộ những phương pháp chữa bệnh chỉ căn cứ trên bằng chứng truyền miệng (anecdotal evidence) hơn là trên sự nghiên cứu khoa học. Ngôi sao Weil vừa nổi lên thì có những cuộc tấn công vào sự xác thực của ông. Mới đây trong một bài báo nhan đề "A Trip to Stonesville" (Một chuyến đi tới Stonesville) đăng trong số báo New Republic ngày 14 tháng 12, 1998, ông Reiman đã chỉ trích kịch liệt Bác sĩ Weil về khuynh hướng cứ ca tụng thành công đơn lẻ, nhẹ dạ cả tin vào những phương pháp chữa trị ngoại khoa chẳng hạn như ung thư xương được ngăn trở bằng cách ăn uống và thể dục hay bệnh cứng bì được chữa lành lặn bằng giấm, chanh, nước Lô Hội, và vitamin E mà không "đưa ra một bằng chứng khoa học nào cả.” Bác sĩ Weil trả lời như sau, "Cái điểm của tôi muốn nói tới không phải là chuyện bạn có thể chữa bệnh cứng bì bằng chanh nhưng làm cho mọi người ý thức rằng có một tiềm năng chữa bệnh cứng bì được lành lặn. Điều đó cũng giống như bệnh ung thư xương. Biết được những cách lành lặn ấy sẽ làm cho người bệnh hứng khởi về một niềm hy vọng, và đi tìm kiếm một thứ gì đó hữu hiệu cho bệnh hoạn của họ.”


Về chuyện khoa học đứng sau Y khoa ngoại khoa nói chung, Bác sĩ Weil nói, "Những nghiên cứu đang tiến hành, bằng chứng đều tích tụ mỗi ngày, đặc biệt là về thực vật học (botanicals) và sự phối hợp tâm trí thể xác.” Một ví dụ điển hình là một ủy ban được Viện sức khỏe quốc gia, sau khi xem xét các vấn đề Y khoa, đã kết luận trong tháng 11 năm 1997 rằng, "có bằng chứng rõ ràng rõ ràng cho thấy chuyện châm cứu bằng kim có hữu hiệu cho những bệnh nhân sau giải phẫu, sự nôn mửa khi điều trị bằng hóa học, nôn mửa khi mang thai, và đau răng sau khi giải phẫu.”


Bác sĩ Weil nói tiếp, " Y khoa được luôn điều hành trong sự không chắc chắn. Văn phòng giám định của quốc hội Hoa Kỳ ước lượng có chừng ít hơn 30 phần trăm của những tiến trình chữa bệnh hiện nay trong Y khoa hiện đại được thử nghiệm ráo riết kỹ càng. Trong lúc chờ đợi thêm nhiều thử nghiệm, chúng ta nên làm những gì tốt nhất chúng ta có thể làm được là cố gắng đưa ra những dự đoán có căn bản học vấn.”
Về cái từ "giai thoại " (anecdotes), Bác sĩ Weil cho biết nó tầm thường lắm, Nó gợi ra hình ảnh một ông cụ già lẩm cẩm ngồi trên một cổng ra vào để kể chuyện. Bác sĩ Weil thường muốn đề cập đến chuyện những gì ông đã nhìn thấy là "sự quan sát bệnh lý không kiểm soát được". Trong một bài viết nhằm trả lời những luận điệu phê bình của Relman, Bác sĩ Weil ghi chú chuyện Đại học Arizona mới cấp một học bổng trị giá 5 triệu dollars của Viện sức khỏe quốc gia để tìm hiểu về giá trị của chuyện nắn xương sọ (cranial therapy) dùng tay để nắn khéo léo xương sọ để trị bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ con. Bác sĩ Weil nói tiếp, "Nếu tôi bỏ qua những thành công mà tôi nhìn thấy (sự trị liệu) như thứ chuyện giai thoại, chúng ta sẽ không ở vị trí đi tiếp bước kế tiếp và thu thập những dữ kiện mà ông Relman muốn thấy.”


Giữa những dự nghi ngờ ở Philadelphia cũng như sự e dè của những bác sĩ hiện đại khác, Anarew Weil nói, "Cái hình ảnh mà tôi nhận được là có một nhóm con khủng long đang nhai thực vật trong đồng lầy. Bất ngờ từ nửa vòng trái đất, một ngôi sao đâm vào trái đất. Rầm ! Những con khủng long ngó lên. Chúng biết có cái gì đó đã xảy ra cho chúng, nhưng chúng không biết đó là gì!"
Ở tuổi 56, Bác sĩ Weil trông tráng kiện và tràn đầy năng lực. Nhà xuất bản sách Knopf mới ký hợp đồng với ông để ông viết hai cuốn sách một về dinh dưỡng (nutrition) và một về tuổi tác (aging). Ông có một số phụ tá giúp ông trả lời 500 thư độc giả gửi về hàng tuần, phần lớn là những bệnh nhân năn nỉ ông về chuyện điều trị bệnh. Nhưng mục đích chính ngày nay của ông là làm sao đem Y khoa bổ sung vào trong dòng Y khoa chính một cách đàng hoàng. Tại trường đại học Arizona, ông là một giảng sư Y khoa, ông hiện đang hướng dẫn một chương trình 2 năm về Y khoa bổ sung. Ông hướng dẫn 8 bác sĩ trong một nhóm giảng dạy Y tế mà ông hy vọng sẽ làm kiểu mẫu cho ngành thuốc tương lai.
Bác sĩ Weil cũng làm chủ bút cho một tờ báo khoa học được 2 tuổi tên Y khoa bổ sung (Integrative Medicine) vốn xem xét những sự tìm tòi về châm cứu, vi lượng đồng căn (homeopathy), ngành chỉnh xương và chữa trị bằng dược thảo. Một bài viết điển hình là bài của Jay Udani của trung tâm Y khoa Cedarssinai so sánh thuốc ginkgo biloba, với chất thuốc lấy tinh chất từ lá, so sánh với một chất thuốc thường dùng để ngăn chặn bệnh Alzheimer dẫn đến sự tệ hại về tinh thần. Kết luận, Bạch quả (ginkgo biloba) có vẻ là thuốc an toàn và hữu hiệu dùng để thay thế phương pháp điều trị hiện nay trong chuyện trị bệnh mất trí (dementia), nó có ít phản ứng phụ hơn thuốc Tacrine, một loại thuốc thông thường dùng để điều trị chứng mất trí.


Bác sĩ John Renner, một giảng sư về môn Y khoa gia đình cho rằng những đề nghị của Bác sĩ Weil như "ăn đồ ăn hữu cơ, đừng uống nước vòi, thở cho đúng, giảm sự căng thẳng, tập thể dục, dùng nhiều vitamin C, ăn nhiều tỏi, đem cái radio báo thức ra khỏi phòng, mua nhiều hoa, tìm cách ra mồ hôi cho nhiều, uống trà xanh, tránh đọc tin tức hàng ngày" là những núi ý kiến thiếu chứng cớ về sự giá trị của hiệu lực. Ông phản bác những câu nói của Bác sĩ Weil như "Chất phụ trội vitamin C không có chất độc" Nhưng bằng chứng ông ở đâu? Cho tất cả mọi người? Trong quãng thời gian bao lâu?


Bác sĩ Weil trả lời, "Vấn đề này đã được giải quyết" Bác sĩ Weil khuyến cáo dùng 250 milligrams vitamin C hai lần một ngày. Viện Linus Pauling có tất cả dữ kiện. Có một số người bị sạn thận khi uống vitamin C nhưng rất hiếm hoi. Vấn đề sức khỏe nói chung là tốt cho những người dùng vitamin C.


Những người phê bình cho rằng Y khoa hiện đại đi theo chiều hướng làm phù hợp với vấn đề. Bị căng thẳng, mất ngủ thì cho thuốc men trị bệnh tiêu chuẩn tương ứng. Bác sĩ Weil thì không thích chuyện tương ứng (nonconformity). Ông nói, " Trong đời tôi, bất cứ khi nào có người nói với tôi, nó phải được làm như thế này Tôi sẽ nghĩ như thế này, Tôi cá là có một cách khác để làm chuyện đó"


Một trong những bài học ông rút tỉa được từ chuyện đi du lịch vòng quanh thế giới tiếp xúc với những nền văn hóa địa phương là "mối quan hệ tuyệt vời" giữa người Cuteo ở vùng phía cận Đông Columbia và cây coca, đây là loại cây có lá chế ra chất ma túy cocain. Người Cuteo thưởng thức sự lâng lâng nhẹ nhàng do bột chế từ lá của cây coca đem lại nhưng họ không tỏ ra ghiền và dùng nó cho đến tuổi già mà vẫn mạnh khỏe. Đây là một trong những kinh nghiệm đã thuyết phục ông ngành tinh lọc thuốc tây của Tây phương - đã tách và lấy đi tinh chất chính thay vì dùng nguyên cả cây thực vật - là một chuyện làm sai lầm nghiêm trọng. Những chất phức tạp của những hợp chất tương tự mà thực vật sinh ra có kết quả có tính chất sinh hóa độc đáo vốn không thể quy vào một thành phần riêng lẻ nào. Khi bạn cho cơ thể tiếp xúc với chất này, tình trạng của những vật nhận tế bào sẽ quyết định những kết quả nào vượt trội. Điều này giải thích tại sao có vài loại dược thảo Trung Hoa vừa làm cho áp suất máu cao xuống thấp vừa làm cho áp suất máu thấp lên cao, và điều này làm cho những nhà nghiên cứu Tây phương muốn điên lên vì không hiểu tại sao.


Bác sĩ Saul Green, giảng sư của viện Sloan Kettering thì có lời nhắn nhủ với Bác sĩ Weil rằng, "Làm ơn chỉ cho tôi bằng chứng. Chỉ cho tôi phương pháp ngoại khoa hữu hiệu như thế nào. Lúc ấy thì nó không còn là ngoại khoa nữa.”
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với báo Modern Maturity vào tháng 2 năm 2000, ông đã nói hết những điều ông suy nghĩ về các vấn đề Y khoa như sau:
Hỏi: Những nguyên tắc chính của thông điệp về sức khỏe mà ông muốn mọi người nghe là gì?
Đáp: Đó là cơ cấu con người (human organism) có sức chịu đựng dẻo dai, thế mà chúng ta quá tùy thuộc vào những chuyên viên y tế quá mức. Những chính sách bảo hiểm trả trước (prepaid medical plan) càng làm cho vấn đề tệ hại hơn vì người ta cứ chạy tới bác sĩ dù chỉ mới bị đau sơ sài.
Hỏi: Có thật là ông tin Y khoa hiện đại (conventional medicine) chỉ tốt cho chừng 15 đến 20 phần trăm những gì làm chúng ta bệnh?
Đáp: Vâng. Đa số những bệnh mà người bệnh đến khám bác sĩ như bệnh khó tiêu kinh niên, cảm, bệnh nhiễm trùng đường phổi, những vấn đề về da, nhiễm trùng tai của trẻ con, và mất ngủ. Những bệnh đó có thể giải quyết bằng cách thay đổi lối sống, những phương cách điều trị tự nhiên, giảm sự căng thẳng, thay đổi cách ăn uống, hay cơ thể tự nó làm lành lặn.
Hỏi: Hãy cho tôi một ví dụ của một tình trạng thông thường và ông trị nó khác với Y khoa hiện đại như thế nào.
Đáp: Hãy thử lấy bệnh thấp khớp (Rheumatoid arthritis). Cách điều trị hiện đại chính là cho thuốc đàn áp (suppressive drugs). Thay vào đó, tôi sẽ tìm cách điều chỉnh cách ăn uống của người đó, đường lối tập thể dục, và cách dùng những chất phụ trội chống viêm (anti - inflammatory supplements). Tôi sẽ tận dụng sự phối hợp tinh thần / thể xác từ phương pháp trị bệnh Trung Hoa và phương pháp trị bệnh Ayurvedic của ấn Độ để rán kiểm soát những triệu chứng. Tôi sẽ dành những biện pháp đàn áp khi bệnh phát ra trầm trọng, nghĩa là khi bệnh thực sự cần đến.
Hỏi: Khi nào thì Y khoa hiện đại được dùng?
Đáp: Y khoa tiêu chuẩn hiện đại rất tốt cho chuyện đối phó với những chấn thương, bệnh lên cơn ngặt nghèo, và những bệnh có nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn có những triệu chứng báo động có thể nói lên bệnh ở bộ phận quan trong cơ thể, những triệu chứng mạnh mẽ hơn bất cứ lần nào trước đó, hay những triệu chứng kéo dài một thời gian, hãy đi đến với Y khoa hiện đại để được thẩm định, đánh giá. Về những tình trạng khác, hãy xem xét coi bạn có thể thay đổi chúng bằng cách thay đổi cách ăn uống, bằng những phương pháp thư dãn, hay bằng những phương cách điều trị dược thảo. Hai tháng là thời gian thử hợp lý. Nếu nó vẫn y nguyên hay tệ hơn thế thì hãy đi khám một bác sĩ của Y khoa hiện đại.
Hỏi: ông muốn tạo nên một hệ thống Y khoa sử dụng cả Y khoa hiện đại lẫn ngoại khoa. Nó sẽ hoạt động như thế nào?
Đáp: Tại trường đại học Arizona chúng tôi đào tạo ra một thế hệ bác sĩ được huấn luyện khác và có một chương trình giảng dạy mà chúng tôi hy vọng sẽ được các trường Y khoa khác đưa vào chương trình giảng dạy như thuốc phối hợp tinh thần / thể xác, những thực hành ngoại khoa, thuốc tinh thần, và dinh dưỡng. Tôi muốn những bác sĩ biết rõ tất cả những phương pháp lành lặn có mặt bên ngoài, sức mạnh cũng như điểm yếu kém của chúng, cùng cách dùng chúng, tôi có một cái nhìn dự phóng rằng những y sĩ tương lai gần giống như những thầy giáo hơn là những nhà chữa trị bệnh.
Hỏi: Làm sao ông kết hợp những hệ thống lại với nhau trong khi căn bản chúng có những lý thuyết khác hẳn nhau.
Đáp: Tôi không chắc là bạn có thể, nhưng là một người thực hành Y khoa bổ sung là một người trị bệnh giỏi có vai trò như người làm mai (good therapeutic mariage broker). Bạn phải biết cách dàn xếp sự tương ứng giữa bệnh nhân và người chữa bệnh cùng những hệ thống.
Hỏi: Hệ thống Y khoa lý tưởng của ông còn gì nữa không?
Đáp: Tôi muốn nhìn thấy một viện mới mà tôi gọi là Trung tâm con người, hơi giống một y viện và là một trung tâm tập thể dục, dưới sự điều hành của bác sĩ được huấn luyện lại (retrained integrative MD) với những người thực hành với những môn khác nhau. Bạn có thể đến đó vài ngày hay một tuần để phân tích về lối sống của mình, được cố vấn về cách phòng ngừa bệnh hay điều chỉnh bệnh. Bạn có thể học hỏi cách mua và sửa soạn thức ăn, cách nghỉ ngơi thư dãn, cách tập thể dục, những phương cách trị bệnh để dùng, và có thể cách làm vườn nữa.
Hỏi: Nhiều bác sĩ có thể muốn loại huấn luyện mới này lắm, nhưng những bác sĩ khác phê phán một cách cay đắng.
Đáp: Đó là chuyện cách biệt thế hệ. Những bác sĩ già có lẽ sợ nhất chuyện gãy đổ quan hệ quyền lực truyền thống "bác sĩ biết rõ ngọn ngành hết mọi chuyện". Dù nhiều điều trong Y khoa hiện đại không tìm thấy trong khoa học tốt, họ nhìn những nỗ lực mang những hệ thống khác vào như là chuyện làm phản khoa học (antiscientific). Ngành ngoại khoa có thể là một đe dọa về kinh tế khi vấn đề tài chánh của Bác sĩ bị lung lay. Và thật sự là một mối đe dọa thực sự khi một bác sĩ tốt nghiệp trường Havard danh tiếng như tôi nói những điều ấy.
Hỏi: Nó thực sự không giúp ông khi ông đang làm giàu bởi những thành công và danh tiếng à.
Đáp: Người ta đố kỵ không chỉ vì tiền, mà vì tôi tương đối tự do. Tôi không cần phải đi làm và họp 8 tiếng một ngày. Nếu tôi làm vì động lực muốn kiếm tiền, tôi chỉ cần ủng hộ sản phẩm và đã không đi làm bán thời gian cho một trường đại học.
Hỏi: Có những lời tố cáo cho rằng ông ủng hộ những phương pháp ngoại khoa mà chưa chứng minh được là hữu hiệu?
Đáp: Có một số những điều chưa chứng minh được trong Y khoa ngoại khoa và chúng tôi đang làm việc để điều chỉnh lại cho đúng. Có rất nhiều rác rưởi ở đó những điều kinh hoàng, nguy hiểm mà bạn không tin nổi như chất hydrogen peroxide trong và ozone trong tĩnh mạch. Bạn nghĩ là những người bình thường sẽ cám ơn nếu tôi rán giải quyết cho xong chuyện đó ư. Tôi đôi lúc cảm thấy rất cô đơn vì tôi đứng giữa và nhận nó từ hai phía.
Nhưng Y khoa hiện đại cũng phải nhìn là có bao nhiêu phần họ làm cũng chưa được chứng minh. Bất cứ một bác sĩ tim thông minh nào sẽ nói với bạn có nhiều phương cách mà diễn tiến làm như biểu đồ tạo hình mạch và giải phẫu theo lối tắt (bypass surgery ) được dùng ngày hôm nay không được hỗ trợ bởi bằng chứng. Và chúng được dùng rất lâu trước khi thử nghiệm y khoa được làm. Nếu mà tôi có dùng lời lẽ nặng lời với Y khoa hiện đại là cũng bởi vì nó dùng những phương pháp sinh ra nhiều chất độc, cho nên nó cần phải được kiềm chế bằng những tiêu chuẩn khắt khe hơn.
Hỏi: Chúng ta nên hướng tới một tình trạng sức khỏe như thế nào?
Đáp: Hình ảnh mà tôi muốn dùng để diễn tả ở đây là cái đồ chơi úp lộn ngược (knockdown toy) bạn đẩy nó xuống, nó bật dậy trở lại. Nếu bạn có được sức chịu đựng bên trong dẻo dai như vậy, bạn có thể đi qua một thế giới nguy hiểm mà không bị mất thăng bằng trong một thời gian dài lâu.
Hỏi: Ông nói về khả năng của cơ thể tự làm lành lặn lấy mình và sự quan trọng của niềm tin trong sự lành lặn. Điều đó có giải thích được hiện tượng của hiệu quả của thuốc giả hay không (placebo effect).
Đáp: Nhiều bác sĩ được dạy để coi hiệu quả của thuốc giả là chuyện tào lao, nhưng đó chính là thực chất của Y khoa. Phản ứng của thuốc giả là phản ứng lành lặn từ bên trong, được sinh ra bởi niềm tin. Trong bất kỳ sự thử nghiệm thuốc nào, bạn cũng tìm thấy một vài chuyện trong nhóm người dùng thuốc giả tỏ ra mỗi một thay đổi được sinh ra trong nhóm thử nghiệm. Ngay cả khi bạn chữa trị thật sự cho bệnh nhân, bao gồm cả chuyện mổ tim, một số lợi ích bạn có được có thể là do phản ứng của thuốc giả.
Khi những bác sĩ giải phẫu bắt đầu trị bệnh tim vào thập niên 1950, một trong những phương pháp là cắt và mở vòng ngoài trái tim, phun đá nhỏ vào, và khâu lại. Điều này sẽ làm trái tim bực bội và sẽ làm nó sinh ra nhiều mạch máu mới. Một tư tưởng buồn cười. Nhưng nhiều người hưởng lợi ích từ nó. Một cách táo bạo hơn là cắt một động mạch ở thành ngực và ghim nó vào tim hay buộc đầu nó lại, làm như thế để đem thêm nhiều máu vào tim. Nhiều bệnh nhân cũng khá hơn nhờ làm chuyện này. Nhưng khi họ làm "chuyện giải phẫu giả dối" khi họ mổ ra và cố tình không làm gì để xem những gì xảy ra, thế mà cũng có một số bệnh nhân có kết quả tốt. Không có hiệu quả của thuốc nào được phát minh mà không sinh ra từ cơ cấu thuốc giả. Đó là điều đáng ngạc nhiên. Nghệ thuật của thuốc là học hỏi cách để làm cho nó xảy ra thường xuyên hơn.
Hỏi: Chúng ta làm như thế nào?
Đáp: Khi bệnh nhân đến với tôi, họ đặt niềm tin vào tôi. Có một kỹ năng làm phản ảnh lại cho bệnh nhân trong một cách làm tăng sự có thể xảy ra của phản ứng lành lặn bằng cách tự tin một cách thật sự rằng họ sẽ khá hơn. Nhiều bệnh nhân có sức khỏe khá hơn nói với tôi khi hồi tưởng rằng, điều quan trọng nhất mà tôi đã làm là nói cho họ biết họ sẽ khá hơn và tôi chính là người bác sĩ đầu tiên nói với họ như vậy.
Một hướng đi nữa là tin tưởng vào những sự điều trị mà bạn khuyến cáo. Trong chương trình của chúng tôi, tất cả những bác sĩ phải dùng những thuốc men mà họ biên toa. Một người hướng dẫn của tôi yêu cầu những bác sĩ của ông làm như thế đó. Sau cùng, là mức độ cho toa ở trong bệnh viện ấy hạ xuống thấp ngay.
Hỏi: Liệu cũng có đúng không khi bệnh nhân có thể bị nguy hại vì sự tiêu cực của bác sĩ hay vì bác sĩ thiếu tự tin?
Đáp: Vâng. Đôi khi nó xảy ra rành rành, nó có vẻ buồn cười. Có trường hợp tệ hại nhất mà tôi nghe thấy là trường hợp một người đàn bà bị bệnh rối loạn tự động miễn nhiễm (autoimmune disorder) nhưng không trầm trọng lắm, và bà cứ thúc dục bác sĩ của bà chẩn đoán cho bà. Ông nói, "Vâng, như thế này, tôi không thể mua bánh xe có sự bảo đảm trọn đời được".
Nhưng thường thường bệnh hoạn đôi khi cũng khó nhận ra đến mỗi bác sĩ cũng không nhìn thấy. Bệnh nhân có thể hỏi, "Tôi phải uống thuốc này trong bao lâu?" và bác sĩ trả lời, "uống cho hết cuộc đời.” Điều đó ngụ ý ám chỉ rằng là sức khỏe bạn không bao giờ khá hơn.
Hỏi: Thế thì nếu có người nào hỏi ông về tình trạng tệ hại nhất mà bệnh họ có thể có thì ông có nói cho họ nghe không?
Đáp: Tôi sẽ nói, "Tôi không biết”. Bởi vì trong nhiều trường hợp không có cách gì bạn có thể biết. Nếu bệnh nhân chỉ còn 72 giờ nữa thì chết, bạn có thể biết đại khái. Nhưng tôi thấy nhiều bệnh nhân ung thư nói với họ là họ chỉ có 6 tháng để sống, và bây giờ thì 6 năm trôi qua mà họ vẫn sống nhăn.
Hỏi: Một trong những vấn đề gây tranh luận nhiều nhất hiện nay là chuyện trợ giúp tự tử (assisted suicide) và chích thuốc cho chết (euthanasia). Ông đứng ở vị thế nào?
Đáp: Đây là một lãnh vực hóc hiểm nên phải suy nghĩ cẩn thận. Phải bảo đảm là nó không bị lạm dụng. Nhưng có nhiều bệnh nhân tìm đến bác sĩ vì chuyện này. Tôi có một người bạn mà bà mẹ vợ bị đau đớn vì bệnh và muốn ra đi. Bạn tôi hỏi vài bác sĩ để giúp đỡ chuyện tự tử nhưng bị từ chối. Cuối cùng gia đình quyết định chụp một cái túi lên đầu người đàn bà. Thật là dễ sợ.
Hỏi: Nếu chuyện trợ giúp tự tự trở nên hợp pháp, liệu ông có làm chuyện này không?
Đáp: Tôi có nhiều bệnh nhân yêu cầu tôi viết toa cho họ thuốc để họ có thể rũ bỏ mọi sự căng thẳng, có nghĩa là họ muốn có phương tiện để ra đi nếu họ có thể. Tôi đã không làm chuyện đó. Có một bệnh nhân gần 90 tuổi có bệnh khí thũng (emphysema) trầm trọng yêu cầu tôi điều trên.
Hỏi: Tại sao ông không làm?
Đáp: Vào lúc đó tôi không có cảm giác đúng để làm chuyện đó.
Hỏi: Bây giờ thì sao?
Đáp: Chuyện này khá phức tạp nhưng tôi nghĩ kỹ về điều này vâng, tôi nghĩ là tôi sẽ sắp đặt cái chết của một người theo một cách tốt nhất nếu tôi nghĩ rằng đó là điều họ muốn, nếu sự đau đớn của họ quá mức chịu đựng, và nếu tôi thấy không có cách gì làm cho họ khá hơn.
Hỏi: Ông bỏ ra nhiều năm để tìm tòi về thuốc và sự ghiền. Ông nghĩ sao về một chính sách về thuốc có tính chất thông minh và thành công cho quốc gia chúng ta.
Đáp: Cơ sở nền tảng phải là sự giáo dục thành thật về sự tích cực cũng như tiêu cực của tất cả loại thuốc. Khi tôi nói về thuốc men, tôi chia nhóm tất cả những thứ thuốc ảnh hưởng đến tính khí, cách nhận thức, và trí suy nghĩ cùng chung với nhau. Cho dù chúng thuộc loại hợp pháp (như cà phê, rượu, và thuốc lá) hay bất hợp pháp là điều không quan trọng. Tôi muốn thấy sự rút lui dần dần từ luật lệ về tội ác như là những phương tiện để đối phó với vấn đề này và là một sự hạn chế từ từ của sự quảng cáo và thương mại hóa những thứ thuốc như rượu hay thuốc lá. Đến khi đó thì chúng ta sẽ có sự tiến bộ.
Hỏi: Cà phê không lành mạnh phải không.
Đáp: Nó là một thứ thuốc nguy hiểm, là một thứ kích thích mạnh mẽ cũng ngang hàng cocain và amphetamines. Số đông những người uống nó là ghiền nó về mặt thể xác.
Hỏi: Thế thì rượu ra sao?
Đáp: Khi rượu chưng cất đầu tiên xuất hiện ở phần này của thế giới, thì bệnh ghiền rượu coi như bùng lên. Nếu bạn đọc về những hiện tượng say rượu vốn tồn tại vào những năm cuối 1970 và những năm đầu 1800, bạn thấy chứng ghiền rượu lan tràn khắp nơi. Bạn chỉ có thể say rượu hay không uống rượu, không có tình trạng đứng giữa. Do kết quả của những lễ hội chung quanh việc dùng rượu, chúng ta kiềm chế tiềm năng dùng rượu lại. Đó là một cách dùng thành công một chất vốn khó kiểm soát. Một sự chuyển biến thái độ cũng đang xảy ra bây giờ với chuyện hút thuốc lá một sản phẩm gây ghiền được biết đến nhiều nhất.
Hỏi: ông đáp lại như thế nào đối với những người cảm thấy khó chịu về vị trí và kinh nghiệm của ông đối với thuốc.
Đáp: Nếu người ta hỏi tôi, tôi sẽ đối diện họ để trình bày vấn đề. Tôi chưa bao giờ làm cố gắng nào để không công nhận phần việc đó của tôi. Tôi vẫn thường nói rằng sự hiểu biết sâu sắc về sức khỏe và sự lành lặn đến trực tiếp từ công việc nghiên cứu của tôi ngoài đồng, trong phòng thí nghiệm và ngay cả ở cơ thể tôi.
Hỏi: Có phải ông đã từng nói, "Tôi tin nhiều về giá trị của sự cảm thấy chơi vơi?”
Đáp: Vâng, khi tôi nói chữ "chơi vơi" (high), tôi không muốn nói đến ảnh hưởng của thuốc. Tôi muốn nói đang ở một trạng thái thay đổi của nhận thức, khi bạn cảm thấy bay bổng lên, mở rộng ra, nối kết lại. Có nhiều sự chơi vơi tự nhiên mà mọi người có, và bạn có thể có được bằng cách ngồi thiền, thể dục, giao hợp, cũng như dùng những thuốc tâm thần chủ động (psychoactive drugs). Lúc ở trong trạng thái đó, bạn sẽ thấy những tiềm năng và ý tưởng mà thường ngày bạn không thấy. Những trạng thái ấy là những cánh cửa dẫn đến hệ thống thần kinh vốn có thể làm hạ áp suất máu của bạn, giúp bạn đối phó dễ dàng hơn với sự đau đớn, cải tiến giấc ngủ, hay ngay cả kéo dài tuổi thọ của bạn.
Hỏi: Cuốn sách ông đang biên soạn đề cập về tuổi tác. Ông hy vọng học hỏi được gì khi tìm tòi nghiên cứu về nó?
Đáp: Cách đây không lâu, tôi đi dự ngày 25 năm hội ngộ các bạn cùng trung học với tôi. Có những người giống y khi tôi nhớ lại họ từ trung học. Y chang. Nhưng một số khác nhìn đúng là già đi. Có gì khác biệt ở đây? Vì gen chăng. Môi trường sống? kinh nghiệm sống? lối sống? Tôi không biết. Đó là một câu hỏi làm tôi thích thú tìm tòi.
Vấn đề chủ chốt của tuổi tác là môi trường sống và chúng ta có thể làm ảnh hưởng tới nó. Tôi tự hỏi bao nhiêu phần mới đủ ao ước. Tuổi già mạnh khỏe có dính líu đến thể xác, tinh thần và năng lực để làm những điều bạn muốn lúc bạn đi qua cuộc đời, và cảm thấy thoải mái với tiến trình tuổi tác. Có nhiều thời gian và tiền bạc dùng để từ khước tiến trình già cả từ giải phẫu thẫm mỹ đến những ông bác sĩ màu mè khuyến cáo dùng những chất phụ trội hóc môn làm tăng trưởng con người vốn có rất ít bằng chứng hiệu quả. Văn hóa chúng ta tin rằng tuổi tác là điều gì đó bắt đầu bất thình lình sau tuổi trung niên (middle life). Tuổi tác là một tiến trình liên tục mà bạn muốn thích ứng với. Bước đầu tiên để thành đạt là biết chấp nhận nó. Nếu bạn từ chối sự hiện hữu của nó, thì trong định nghĩa bạn đã không chấp nhận nó rồi.
Hỏi: Ông có làm gì không để trì hoãn tiến trình tuổi tác của ông?
Đáp: Tôi không tin vào chuyện chống lại tuổi già (antiaging). Tôi theo đuổi những gì mà tôi nghĩ là một lối sống lành mạnh. Tôi cẩn thận với những gì tôi ăn. Tôi rán tập thể dục mỗi ngày. Tôi rán chú ý đến tình trạng tinh thần và sự căng thẳng của tôi và tôi rán vui chơi với những người trẻ hơn. Một trong những điều tệ hại nhất mà chúng ta đã làm trong nền văn hóa chúng ta tự ngăn cách chúng ta trong cộng đồng người già. Hãy nhìn loài chó - những con chó già trở nên cảm thấy trẻ lại khi có con chó nhỏ tới. Đây là một bài học mà chúng ta cần học.
Hỏi: Ông có cảm thấy bị áp lực khi chống lại nền Y khoa tiêu chuẩn?
Đáp: Không, tôi thấy có nhiệm vụ phải thay đổi nền Y khoa và sự đổ vỡ về kinh tế của nền Y khoa tiêu chuẩn làm cho thấy chuyện thay đổi có thể thực hiện được. Bạn hỏi tôi ở phần trên tại sao những bác sĩ lại quá cay đắng với tôi. Vì tôi là người chính. Tôi là người hứng chịu mọi sự tấn công. Và tôi sẵn lòng và trang bị mọi thứ để làm chuyện thay đổi.
Nhưng tôi là người nổi tiếng một cách bất đắc đĩ. Tôi không nhận thấy được điều này trước đây, nhưng tôi thà mắc cỡ và ẩn náu riêng tư còn hơn là để mọi người ngó tôi. Có nhiều chuyện buồn cười lắm. Có lần tôi đi chợ ở siêu thị để mua một ít thịt bò rẻ tiền về nấu cho con chó của tôi ăn. Tôi đi đến quầy tính tiền thì cô thâu ngân nói, " Ô, Bác sĩ Weil, tôi đọc hết những cuốn sách về sức khỏe của ông thế mà ông mua thứ thịt bò rẻ tiền này về ăn à ?” Tôi nghẹn ngào không nói nên lời!
Bác sĩ Weil là một sự tổng hợp tuyệt vời của Y khoa Tây phương và Đông phương. Phương pháp của ông hợp lý, có căn bản khoa học nên số lượng quần chúng theo ông ngày càng đông để thực tập những điều ông dạy về cách chữa bệnh và dinh dưỡng. Một thân thể tráng kiện luôn có một tinh thần minh mẫn hướng dẫn để tiến đến một sức khỏe toàn vẹn. Có tù đày mới thấy giá trị của tự do, có đau yếu mới thấy giá trị của sức khỏe. Sống ở đời này ai cũng đi tìm hạnh phúc mà sức khỏe là điều kiện thiết yếu để có được hạnh phúc. Để có được sức khỏe chúng ta phải chịu khó rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục, ăn uống theo chế độ lành mạnh như trong Bác sĩ Weil đã chỉ trong sách này, biết cách đối phó với bệnh khi đau yếu. Có thế ta mới sống một cuộc sống tươi vui và tràn đầy hạnh phúc.
Sức khỏe, hạnh phúc không tới ngẫu nhiên, nó cả là một sự nỗ lực tinh tấn rèn luyện không ngừng về thể xác lẫn tinh thần.


Lawndale, một đêm lạnh lẽo tháng 4 năm 2000
Trần Viết Hưng (Tổng hợp tài liệu báo chí ngoại quốc)

<< Lời Kết | Phụ Lục 2 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 129

Return to top