Nếu cơ thể quá tốt trong sự lành lặn, tại sao chúng ta đau ốm ? Hệ thống lành lặn luôn luôn nằm đấy, lúc nào cũng hoạt động, lúc nào cũng làm việc để duy trì sự quân bình khi sự quân bình ấy mất đi; nhưng ở vào một thời điểm nào đó, khả năng duy trì của nó có thể không thích hợp cho một nhiệm vụ đòi hỏi nào đó. Hãy nhìn ví dụ về thương tích của DNA bởi ánh sáng hồng ngoại tuyến (ultraviolet light). Nếu chỉ một dây của cặp vòng xoắn bị thương tổn, sự sửa chữa bằng enzymes là chuyện bình thường. Trong tiến trình sửa chữa, chất tổng hợp polymerase dùng như một dây còn nguyên vẹn để hướng dẫn thay thế cái nhân tế bào bị thương tổn (nucleotides). Nhưng nếu cả cặp dây xoắn bị thương tổn thì sao? Nếu hai tia hồng ngoại tuyến dùng để chiếu vào cả đôi dây xoắn cùng chung một nơi, sự thương tổn sẽ nằm ngoài khả năng sửa chữa của chất tổng hợp polymerase I. Sự thay đổi trở nên cố định trong chuyện sao lại DNA - đó là một sự hoán chuyển, và điều này có nhiều cơ hội xảy ra hơn là không có những kết quả có hại.
Hay hãy nhìn chất cholesterol LDL và khả năng của cơ thể chuyển nó đi từ dòng máu bằng hoạt động của những vật nhận LDL trên bề mặt của những màng nhầy tế bào. Lúc nào mà chất cholesterol cho ra từ gan giữ ở một mức độ thấp, huyết thanh cholesterol LDL sẽ nằm trong mức độ giới hạn an toàn, nhưng nếu chủ nhân của lá gan cứ ăn đều đều những thứ nhiều dầu mỡ như bánh kẹp thịt có thịt heo cán mỏng( bacon cheeseburgers), thì rồi huyết thanh cholesterol sẽ lên tới một mức mà những tai hại về động mạch sẽ xảy ra.
Hơn nữa, một số người không đủ vật nhận LDL (LDL receptors). Trong một cuộc nghiên cứu kỹ càng về sự rối loạn bẩm sinh của cơ cấu cholesterol, những vật nhận LDI còn thiếu, và huyết thanh Cholestrol (serum cholestrol) vẫn ở một mức độ cao nguy hiểm bất chấp sự ăn uống điều độ, khéo léo. Trừ phi họ dùng thuốc giảm chất cholestrol, những người có triệu chứng này sẽ phát triển bệnh tim mạch (cardiovascular) ở tuổi còn rất trẻ.
Trong những trường hợp khác, những hoạt động của hệ thống lành lặn có thể bị bế tắc bởi những hoàn cảnh phức tạp. Sự lành lặn vết thương không thể toàn vẹn nếu có một vật thể lạ hay nếu sự nhiễm trùng phát triển. Nếu bạn thiếu dinh dưỡng hay có một cơ cấu thân thể thấp một cách bất bình thường (abnormally low metabolism) hoặc vì bệnh hoạn kinh niên, hệ thống lành lặn có thể không có đủ năng lực có sẵn để đối phó những vết thương và những xương bị gãy.
Nhiều năm trước đây tôi gặp một người đàn bà cứ than phiền về chuyện mệt mỏi và không đủ khả năng tập trung. Bác sĩ không tìm thấy gì sai trái bệnh hoạn trong con người bà, và bà ta cứ phải khổ tâm khổ trí đi tìm ý kiến chữa bệnh với những người thực hành khoa ngoại khoa (alternative practioners). Bà cũng đã thử vài phương pháp chữa trị vi lượng đồng căn (homeopathic rememdies) nhưng không có kết quả. Theo lời khuyên của một người theo phương pháp tự nhiên, bà tìm cách loại chất đường ra khỏi thức ăn uống. Dùng phương pháp châm cứu cũng như dược thảo cũng không thấy thành công. Bà đã bỏ ra một phần tài sản nhỏ để trả cho khoa trị liệu tâm lý nhưng cũng không tìm ra được một lý do xúc cảm nào về chuyện thiếu năng lực. Lúc tôi gặp bà, bà trông có vẻ ủ rũ, thờ ơ, và căng thẳng, nước mắt bà cứ chảy ra lúc bà kể cho tôi nghe về những triệu chứng của bà và sự thất bại của bà trong khi đi tìm thầy thuốc để trị cho có kết quả. Những triệu chứng của bà bao gồm sự rối loạn về tiêu hóa và kinh nguyệt cũng như sự tiêu hao rõ rệt khả năng lành lặn của bà. Một năm trước ngày đi khám bệnh, bà bị gãy một chân trong một tai nạn xe cộ. Mặc dù được điều trị đúng cách, cái xương gãy cũng không lành; danh từ y khoa chuyên môn cho những gì xảy ra gọi là vết gãy không kết hợp (nonunion). Bà chỉ cho tôi móng chân cái bên phải của bà, giờ này đã đổi sang màu xanh đen. Bà nói với tôi, " Nó vẫn có màu như thế kể từ ngày tôi bị vấp bốn tháng trước đây. Những vết cắt và bầm không lành như chúng vẫn thường xảy ra. "
Người đàn bà này bị chứng giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism) một cách trầm trọng, mà bác sĩ không tìm ra vì sự thử nghiệm chức năng của tuyến giáp (thyroid) coi như bình thường. Những thử nghiệm về tuyến giáp không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, đặc biệt là ở những người đàn bà trẻ. Tôi nghi hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân này tiết ra chất chống lại cơ thể tới chất hócmôn của tuyến giáp, trung hòa nó trước khi nó có thể biểu lộ hiệu quả của nó. Và kết quả là cơ cấu thân thể của bà quá chậm, dù thử nghiệm máu cho thấy chức năng của tuyến giáp làm việc bình thường. Hệ thống lành lặn của bà chỉ đơn giản không có đủ năng lực chuyển hóa (metabolic energy) sẵn có dành cho nó để làm công việc được yêu cầu. Lúc bà bắt đầu dùng thuốc hócmôn tuyến giáp phụ trội, cơ cấu thân thể của bà dần trở lại bình thường một cách chậm chạp, và khả năng lành lặn của bà cũng như thế.
Cho nên câu trả lời ngắn cho câu hỏi, "Tại sao chúng ta đau?" là khả năng của hệ thống lành lặn thiết lập sự quân bình có thể đã bị vượt quá bởi những lực hay những hoàn cảnh của sự mất quân bình. Một câu trả lời dài hơn cần phải ghi nhận vấn đề tại làm sao những lực bất quân bình tồn tại, và chuyện đó khiến chúng ta đào sâu thêm vào lĩnh vực của sự nghiên cứu thẩm tra có tính triết học. Niềm tin của tôi là sức khỏe và bệnh hoạn là hai thứ đối nghịch bổ sung cho nhau, chúng ta không thể có một mà không có hai, bất cứ cái gì hơn tốt và xấu đều có thể đứng một mình. Thử thách ở đây là có thể dùng bệnh hoạn như một cơ hội cho sự chuyển hóa.
Liệu sự lành lặn có thật sự có nghĩa là sự biến mất hoàn toàn của một bệnh trên mức độ thể xác? Không. Nghĩa đen của "lành lặn" là "trở nên toàn thể" (becoming whole). Nó có thể có phần cảm nhận bên trong của toàn thể, tuyệt hảo, cân bằng, và hòa bình ngay cả khi thể chất không được tuyệt hảo. Tôi biết có những người thiếu chân tay mà họ đối với tôi còn toàn vẹn hơn những người có đầy đủ chân tay (Hãy đọc câu chuyện của Jan trong cuốn sách này). Dĩ nhiên, ai cũng muốn thiết lập một thể chất hoàn toàn, và hệ thống lành lặn sẽ làm chuyện đó nếu nó có thể, nhưng khi bệnh hoạn thể chất đã được hàn gắn và không thể thay đổi được, sự lành lặn có thể xảy ra theo những chiều hướng khác, bao gồm sự thích nghi và sự đền bù cho bất cứ sự mất mát của cấu trúc hay chức năng.
Liệu có thể chết trong một điều kiện được chữa lành lặn ? Tại sao không? Chết và sự lành lặn không đối nghịch nhau. Chết như một người lành lặn có nghĩa là có thể nhìn đời sống của một người như là hoàn toàn và chấp nhận sự tan rã của thể chất con người. Có rất nhiều câu chuyện đáng tin cậy về những ngày cuối của những vị đạo sĩ, đặc biệt là trong truyền thống Phật giáo và kéo dài cho đến ngày nay, đã minh họa khả năng của sự lành lặn vào cái chết. Chúng có rất ít sự khác nhau so với những gì xảy ra trong bệnh viện hiện đại, trong đó bác sĩ luôn coi cái chết như là một kẻ thù cuối cùng cần phải chiến đấu với tất cả những võ khí của kỹ thuật Y khoa hiện đại. Bị kẹt trên trận chiến này, những bệnh nhân thường không có cơ hội cho sự lành lặn cuối cùng, cũng như những người trong nền văn hóa của chúng ta không có phương tiện để có những thông tin thực tiễn về cách dùng đời sống để chuẩn bị cho cái chết. Ở những nền văn hóa khác và ở những thời khác "nghệ thuật chết" là một chủ đề quen thuộc cho sách và những cuộc đàm luận. Tôi muốn thấy chuyện này sống lại.
Quan hệ giữa chữa trị (treatment) và lành lặn (healing) là gì? Nên tôi muốn theo đuổi chuyện lành lặn, liệu tôi có nên bỏ qua chuyện chữa trị hay không? Chẳng hạn như tôi bị bệnh sưng phổi có vi trùng (bacterial pneumonia), một bệnh hiểm nghèo có nguy hiểm đến tính mạng do sự nhiễm trùng của phổi. Tôi đi bệnh viện, dùng thuốc trụ sinh theo đường tĩnh mạch, hồi phục, rời bệnh viện và coi như được chữa lành. Thế thì chuyện chữa lành là chuyện gì? Nhiều người, phần lớn là bác sĩ và bệnh nhân, sẽ nói rằng đó là do sự chữa trị (treatment). Nhưng tôi muốn bạn hãy xem xét một sự diễn dịch khác. Trụ sinh giảm số lượng vi trùng tấn công xuống một mức để cho hệ thống miễn nhiễm có thể lo liệu và dứt điểm công việc trị bệnh. Chuyện chữa lành thật sự (real cure) là do hệ thống miễn nhiễm, vốn không đủ sức chấm dứt một sự nhiễm trùng vì nó bị tràn ngập bởi toàn những vi khuẩn và tất cả những sản phẩm độc hại gì mà chúng có thể làm ra. Dĩ nhiên, hệ thống miễn nhiễm tự nó là một bộ phận của hệ thống lành lặn.
Tôi vẫn duy trì quan điểm là nguyên nhân thông thường cuối cùng của tất cả những chuyện chữa lành là do ở hệ thống lành lặn, cho dù có hay không có sự chữa trị áp dụng vào. Khi sự chữa trị hữu hiệu, chúng có được là do khởi động những cơ cấu lành lặn bẩm sinh. Sự chữa trị - bao gồm thuốc men và giải phẫu- có thể làm cho sự lành lặn thuận tiện và tháo gỡ những chướng ngại dính với nó, nhưng sự chữa trị không giống như sự lành lặn. Sự chữa trị hình thành từ bên ngoài bạn; sự lành lặn đến từ bên trong bạn. Tuy thế, từ chối sự chữa trị trong lúc chờ đợi sự lành lặn có thể là một điều ngu xuẩn.
Tôi nhớ lại chuyện một con người tu hành bị kẹt trong một cơn lụt. Lúc nước bắt đầu dâng cao quanh nhà ông, ông chăm chú cầu nguyện, và vững tin rằng Thượng đế sẽ cứu ông. Cuối cùng thì ông buộc phải leo lên nóc nhà nhưng ông vẫn tiếp tục cầu nguyện. Có hai người trong toán giải cứu lái thuyền chèo chạy trước căn nhà bị ngập lụt và kêu ông ra để cứu ông. Người đàn ông từ chối, ông nói “Thượng đế sẽ cứu tôi. ". Một lát sau nữa, lúc mực nước đã lên tới mắt cá ông, một chiếc thuyền máy giải cứu lại chạy ngang và đề nghị giúp đỡ ông. Người đàn ông đáp, "Ô không, cám ơn. Tôi tin tưởng Thượng đế sẽ cứu tôi.” Cuối cùng, một chiếc máy bay trực thăng của vệ binh quốc gia bay ngang đầu và thả thang dây xuống. Mặc dù nước đã lên tới cổ, người đàn ông vẫn xua đuổi máy bay đi ông nói với phi hành đoàn chiếc máy bay trực thăng, "Thượng đế sẽ cứu tôi”. Nhưng trong chốc lát nước đã bao phủ lấy đầu ông, và sau một cuộc vùng vẫy ngắn ngủi, ông chết đuối. Điều kế tiếp ông biết là ông lên thiên đàng, đứng cạnh Thượng đế và hỏi ngài, “Sao ngài không cứu con, Thượng đế? Lòng tin của con nơi ngài không bao giờ lay chuyển. Sao ngài lại bỏ rơi con như thế?" Thượng đế giận dữ mà quát rằng, "Bỏ rơi ngươi à? Ta đã gửi một thuyền đến cứu cấp. Rồi lại một thuyền máy tới cứu nguy. Sau đó ta gửi đến cho ngươi một chiếc máy bay trực thăng. Thế thì ngươi còn đợi chờ gì nữa?”
Làm sao tôi biết sự chữa trị thích hợp? Bạn phải học hỏi loại thuốc gì có thể hay không thể hoàn thành chức năng chữa bệnh của nó, những bệnh gì chịu sự chữa trị thông thường (conventional treatment) và những bệnh gì không chịu. Có thể dựa vào hệ thống lành lặn tốt hơn là dựa vào thuốc. Chẳng hạn như thử xem xét bệnh truyền nhiễm. Sự tiến bộ Y khoa tuyệt vời nhất của thế kỷ hai mươi là sự giảm thiểu của bệnh truyền nhiễm bằng những phương tiện tăng cường sự sạch sẽ của quần chúng, chủng ngừa và trụ sinh. Vào đầu thế kỷ này, bệnh truyền nhiễm gây nhiều chết chóc cho trẻ em và người trẻ tuổi. Vào cuối thế kỷ này, bệnh thoái hóa kinh niên, phần lớn ở người già hơn, đã thay thế bệnh truyền nhiễm như một loại bệnh tật mà thường thường bác sĩ được gọi đến để điều trị. Với sự thay đổi này, mọi người trong xã hội chúng ta đã trở nên bằng lòng vừa ý về bệnh truyền nhiễm, ít nhất là những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra (bacterial infections), tin rằng trụ sinh - thuốc thần diệu- đã cho chúng ta sự bảo vệ hoàn toàn.
Quan điểm này không được những chuyên viên trị bệnh truyền nhiễm chia sẻ, họ là những người chứng kiến sự tăng cao không ngừng nghỉ của những cơ cấu kháng cứ lại những thuốc mạnh nhất của chúng ta. Có những bệnh mà người ta tưởng rằng đã chiến thắng được rồi như bệnh lao (tuberculosis), đã nổi lên sống dậy trở lại. Những cơ cấu mà người ta tưởng chúng như không còn đủ sức chống cự, như loại vi khuẩn gây ra bệnh lậu (gonorrhea), giờ đây lại có khả năng chống cự lại thuốc. Tệ hơn nữa, mức độ phát triển sự đề kháng ngày càng tăng, như tốc độ truyền bệnh của nó. Một thứ trụ sinh mới có thể có hiệu quả trong vòng vài tháng, giờ đây những vi trùng (germs) học được cách trung hòa được thuốc (neutralize); và có lần những mầm mống chống đối của bệnh xuất hiện ở Chicago, chúng lan qua thủ đô Bắc Kinh của Trung cộng chỉ trong vòng có vài tuần lễ. Sự thật phũ phàng là chúng ta đang thua cuộc trong cuộc chạy đua với vi khuẩn.
Những sự phát triển đáng ngại ấy nêu ra một câu hỏi quan trọng. Liệu có tốt hơn khi đặt niềm tin của chúng ta vào những vũ khí chống lại những nhân tố bên ngoài của bệnh hay ở những nguồn bên trong vốn làm cho chúng ta ít bị thương tổn. Kinh nghiệm với thuốc trụ sinh và vi khuẩn đã đề ra rằng nếu quá tin cậy vào những vũ khí trị bệnh, cho dầu lúc đầu chúng có vẻ hiệu nghiệm, nhưng chúng sẽ gây rắc rối cho chúng ta vào giai đoạn cuối trị bệnh. Vũ khí trị bệnh tự chúng làm ảnh hưởng đến vòng tiến hóa của vi khuẩn trên chiều hướng gây thêm sự độc hại, càng làm cho chúng trở nên là kẻ thù đối nghịch hơn. Mặt khác, nếu chúng ta tập trung cải tiến khả năng đề kháng của cơ thể, vi khuẩn nằm đó, và chúng ta vẫn được bảo vệ. Cho nên có lẽ là điều khôn ngoan hơn khi chúng ta dựa vào hệ thống lành lặn hơn là vào thuốc và bác sĩ.
Nếu tôi thất bại trong chuyện làm cho tôi khỏe khoắn hơn, đó có phải là lỗi của tôi không? Tôi luôn cảm thấy thích thú khi hỏi mọi người tại sao họ nghĩ rằng họ đau. Lúc tôi còn là sinh viên Y khoa tôi hỏi câu hỏi đó với một số phụ nữ lớn tuổi hơn có bệnh ung thư vú, những phụ nữ của thế hệ bà của tôi. Những câu trả lời luôn có liên quan đến những thương tích trong quá khứ: "Hai mươi năm trước đây, tôi té vào một cái bàn và ngực tôi bị thương trầm trọng. " "Lúc tôi ở lứa tuổi đầu bốn mươi, tôi bị tai nạn, và ngực tôi bị đau. " Lúc tôi đem câu hỏi này để hỏi những bệnh nhân ngày nay thì không thấy họ nhắc đến thương tích. Thay vào đó họ nói như thế này, "Tôi cứ nung nấu sự tức giận với chồng tôi qua bao năm tháng," hay "Tôi chưa bao giờ diễn tả sự đau buồn tôi cảm thấy." hoặc "Tôi chưa bao giờ đụng chạm đến những cảm giác của tôi." Rõ ràng là có một sự thay đổi rõ ràng, nhưng nó rõ ràng cái gì.
Sự thích thú có tính văn hóa của chúng ta về sự tương tác của tâm trí / thể chất, thêm vào với sự phổ thông của những sách tự học và những tư tưởng của thời đại mới, đã tạo nên sự cảm nhận của trách nhiệm cá nhân về chuyện đau ốm. Chúng ta làm chúng ta đau vì một vài thói quen của tâm trí, bởi thất bại trong chuyện rũ bỏ những xúc cảm tiêu cực, bởi không theo đuổi một cuộc sống tâm linh. Những người quảng bá những tư tưởng này đều có ý niệm tốt. Họ muốn chúng ta phải có trách nhiệm hơn về tình trạng sức khỏe của chúng ta và công nhận chuyện chúng ta có thể dùng tâm trí để giúp vào tiến trình lành lặn, tất cả những thứ trên đều tốt. Nhưng có một kết quả không ngờ được của thông điệp của họ là tạo ra quá nhiều mặc cảm tội lỗi. "Tôi làm cho tôi mang bệnh ung thư”, "Nếu tôi không khá hơn, tôi phải là người xấu”. Sự mặc cảm tội lỗi về bệnh tật có tác dụng phá hoại; nó có thể không giúp gì cho hệ thống lành lặn.
Cái tư tưởng phổ thông một thời cho rằng bệnh ung thư là do những thương tích cũ không có giá trị khoa học. Có thể những công thức mới về những cảm giác tích tụ nung nấu gây ra bệnh cũng sai. Tôi nghĩ rằng bệnh ung thư vú là do sự tương tác phức tạp của những yếu tố di truyền và môi trường chung quanh, trong đó có sự lựa chọn lối sống như chế độ ăn uống, dùng rượu, sự phơi bày trước chất độc gây động dục (estrogenic toxins), có thể có nhiều ảnh hưởng hơn là những cảm xúc. Tôi tin chắc rằng sự đau buồn và sự căng thẳng có thể đè nén sự miễn nhiễm, làm cho những tế bào độc hại có cơ hội lớn mạnh thành những mụt u có thể cảm giác thấy; nhưng tôi phản bác cái quan điểm cho rằng người ta tạo bệnh ung thư cho mình bởi vì thất bại không biểu lộ được sự tức giận và những xúc cảm khác. Và tôi thực tình chống đối cái ý tưởng cho rằng khi thất bại trong chuyện lành lặn làm cho người khác có một sự phán đoán nào đó về tình trạng tâm trí hay tâm linh của người ấy. Bác sĩ Larry Dossey, một trong số một vài bác sĩ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự cầu nguyện và lành lặn, đã sưu tập một danh sách gây nhiều xúc động về những người hiển thánh, cả Đông phương và Tây phương, những người đã chết vì bệnh ung thư, nhiều đến nỗi bệnh ung thư có vẻ gần như một thứ rủi ro có tính chất nghề nghiệp của trạng thái hiển thánh (sainthood). Hãy ghi nhớ trong đầu nếu bạn bị xúi giục để còn tin rằng sự lành lặn tùy thuộc vào sự giác ngộ và sự vượt qua những xúc cảm tiêu cực !
Sự giảm thiểu tự nhiên của bệnh ung thư có phải là ví dụ tốt nhất của hoạt động của hệ thống lành lặn không ? Bởi vì chúng là những sự xuất hiện hiếm hoi và ngoạn mục, và bởi vì ung thư là một căn bệnh đáng sợ vốn từ khước đa số những nỗ lực chữa chạy, những sự giảm bệnh tự nhiên gây sự chú ý và tạo ra những câu chuyện tốt cho ngành thông tin báo chí. Theo quan điểm của tôi chúng không phải là những ví dụ tất nhất của những đáp ứng lành lặn. Ung thư là một trường hợp đặc biệt, không giống như những bệnh khác (đọc chương 19), và những trường hợp này làm chúng ta bớt chú ý đến hệ thống lành lặn tuy kém hào nhoáng nhưng làm những công việc quan trọng hơn. Sự thuyên giảm tự nhiên của ung thư biểu hiện cho sự hoạt động đặc biệt của hệ thống lành lặn này. Hoạt động bình thường của hệ thống thực sự đáng ghi nhớ hơn nhiều.
Môn Thiền Phật giáo Nhật Bản (Zen) thúc dục những người thực hành kinh nghiệm lấy những gì đặc biệt từ những gì thông thường, bỏ đi cái màng lọc màu xám của nhận thức quen thuộc và nhìn bản chất diệu kỳ của kinh nghiệm hàng ngày. Những người mới ngồi thiền thường tưởng tượng mục đích có thể đạt được bằng những trạng thái bất thường của sự tỉnh thức: những kinh nghiệm xảy ra ngoài thân thể, nhận thức, hợp ca từ thiên đàng nghe được với tai của tâm trí, những sức mạnh siêu nhiên, và còn nhiều nữa. Những thiền sư dạy rằng những kinh nghiệm như thế trong có liên hệ gì đến sự phát triển tâm linh và không nên chú trọng đến nếu nó xảy ra. Thay vào đó, họ hướng dẫn học viên cách ngồi đơn giản và chú ý vào những hình thái thông thường của sự tồn tại hiện hữu, như sự tăng cao và xuống thấp của hơi thở.
Chúng ta khó lòng nhận thấy - hay chỉ biết ơn riêng thôi - những hoạt động bình thường của hệ thống lành lặn của cơ thể con người. Đưa ra tất cả những nhân tố có khả năng của sự thương tổn và bệnh hoạn chung quanh chúng ta, tất cả những thay đổi xảy ra bên trong và chung quanh chúng ta từng lúc, thật là kỳ diệu để thấy chúng ta đã sống còn trước những trở ngại nói trên. Hãy nghĩ trong một lúc nào đó tất cả mọi chuyện có thể trật đường rầy. Sự tiếp xúc thường xuyên với quang tuyến có thể làm hư hại DNA; hàng triệu tế bào phân chia mỗi một giây, bất cứ một trong những thứ đó có thể tạo nên một tai nạn về di truyền; vô số những phân tử của chất kích thích và chất độc lọt vào hệ thống của chúng ta từ mỗi một điểm có thể vào; những lực dằng co làm trầy trụa những mô; những áp lực của tuổi tác; hằng hà sa số những vi khuẩn (viruses), vi trùng (bacteria), và nhiều nhân tố có khả năng của bệnh tật khác nằm trong môi trường chúng ta đang sống; đó là không nói đến chuyện những tấn công về xúc cảm làm căng thẳng dây thần kinh và làm có nguy cơ làm xáo trộn đến sự quân bình giữa tâm trí / thể xác của chúng ta. Để sống còn từ ngày này qua ngày khác mà không gặp những biến chứng nguy hiểm thì gọi là phép lạ cũng không có gì là quá đáng.
Mỗi ngày chúng ta yên vui sống với sức khỏe tương đối tốt lành đã là chứng nhân sự hoạt động của hệ thống lành lặn. Giá trị không thể nào đo lường được của nó không nằm ở chỗ khả năng của nó làm giảm bệnh nhưng nằm ở sự duy trì sức khỏe từ những thăng trầm trong đời sống hàng ngày. Đây là một cơ hội thật sự để ghi ân những điều đặc biệt có từ những thông thường.
Liệu có thể tăng tiến hoạt động của hệ thống lành lặn để bảo vệ sức khỏe ? Vâng. Làm thế nào để làm được chuyện đó là những đề tài sẽ được bàn đến ở phần kế tiếp của cuốn sách này.