Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Suy ngẫm, Làm Người >> Già quá sớm, khôn quá muộn

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 20119 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Già quá sớm, khôn quá muộn
Gordon Livingston

Chương 10

Những đặc tính cá nhân có liên quan chặt chẽ với thành công trong lĩnh vực học thuật hay nghề nghiệp: tinh tế trong công việc, chú ý đến các chi tiết, khả năng thích ứng với thời gian, lương tâm nghề nghiệp. Những người có những nét tính cách này nói chung là những sinh viên xuất sắc và những công nhân có hiệu quả trong công việc. Nhưng sống với họ thường rất khó khăn.
Hãy nghĩ về điều đó: những ai yêu cầu nhiều đối với bản thân mình thì cũng thường có tiêu chuẩn cao về sự thực hiện công việc của những người xung quanh. Trong một tình huống công việc, điều này là một sự tiếp cận có điều tiết. Trong cuộc sống cá nhân, việc theo đuổi một loạt mục tiêu đã được lên danh sách. Thái độ hoàn hảo, sự nỗ lực hiến dâng cho công việc và tình bạn thì lại thường đi kèm với sự thiếu linh hoạt, sự cứng đầu cứng cổ khi ăn mặc và xu hướng thù địch với những ai có những giá trị về sự thân mật, thư giãn và khoan dung.
Một số lượng lớn sự kết hợp những điều trái ngược chính là những yếu tố cần thiết cho sự thành công của chúng ta trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Đánh giá và thực hiện những trách nhiệm đa dạng của chúng ta - làm cha mẹ, công chức, bạn bè, bạn đời - là một thách thức. Chúng ta thường nghĩ về mình như chỉ một con người trong khi chúng ta làm những công việc khác nhau vào những lúc khác nhau. Nhưng trong thực tế, vai trò khác nhau đòi hỏi chúng ta phải có những thái độ khác nhau. Nếu chúng ta cố gắng để có vẻ mặt của một người đang nghiêm chỉnh trong công việc để đưa ra những quyết định trong gia đình chúng ta, chúng ta chắc chắn sẽ vấp phải sự kháng cự và phản đối. Ngược lại, nếu chúng ta có xu hướng làm theo những cảm xúc tự phát, vượt trội lên người khác và chỉ tìm kiếm sự hài lòng cho riêng mình, chúng ta sẽ khó mà thành công trong công việc.
Một chủ đề mà người ta thường phải tìm ra giải pháp đó là hoà hợp giữa một người có những ám ảnh mạnh mẽ về tính cách (thường là đàn ông) với một người có cá tính có vẻ đầy kịch tính và tự phát hơn (thường là một người đàn bà). Những người này lúc đầu bị hút lại với nhau do những nhu cầu để bổ sung lẫn nhau. Người đàn ông cần một điều gì đó thư giãn, giải trí và anh ta đánh giá cao người phụ nữ ở chỗ ít bận rộn và mang tính tự phát hơn mình. Người đàn bà coi người đàn ông có óc tổ chức và cương quyết kia như một sự thăng bằng đầy hứa hẹn giúp cô ta chỉnh lại những xu hướng bột phát của mình. Rất dễ để thấy tại sao mối quan hệ như vậy thường chứa đựng những hạt giống của sự thất vọng và tức giận. (Anh ta: «Tại sao em không thể có tinh thần trách nhiệm hơn?» Cô ta: «Anh thực sự không biết thế nào là vui vẻ hết!»).
Mọi người với cấu trúc cá tính tự phát bốc đồng thường dễ bị tuyệt vọng như bất kỳ ai đi tìm sự hoàn hảo trong một thế giới không cái gì là hoàn hảo cả. Người ta thường bối rối tự hỏi tại sao những người có cách tiếp cận thành công trong công việc lại thường ít được tiếp nhận bởi những người mà họ cùng chung sống. Những người bị ám ảnh thường nhấn mạnh vào việc kiểm soát. Bất cứ điều gì đe doạ cảm giác kiểm soát này đều làm nảy sinh ra sự lo lắng. Điều này dẫn đến hậu quả không tránh khỏi là nỗ lực để giành lại quyền kiểm soát, nó sẽ gây ra ảnh hưởng gấp đôi vì gây ra những vấn đề ngay từ lúc ban đầu. Xung đột sinh ra sự tức giận và việc gây trở ngại đối với người khác chỉ càng làm người ta mau tiến đến sự thất bại.
Thêm một lần nữa, câu hỏi: «Cái đó có hiệu quả ra sao?» sẽ khiến các bác sĩ tâm lý trở nên có ích để giúp mọi người đang bị thách thức có được một chỗ đứng thực tế hơn là trong lý thuyết. Tất cả chúng ta đều có xu hướng bị xúc phạm nếu những niềm tin sâu sắc và lâu đời của mình bị thách thức. Đây là lý do tại sao hầu hết các cuộc tranh luận tôn giáo hay chính trị thường không có hiệu quá. Nếu chúng ta có thể bình tĩnh lại mà xem xét điều chúng ta đang làm trên cơ sở có tính thực dụng nhất, đôi khi, chúng ta có thể bị thuyết phục để thử nghiệm những hướng tiếp cận mới.
Thực tế mà nói, bất cứ một tính cách con người nào, thậm chí cả lòng tốt- khi bị thử thách đến cực độ đều có thể sinh ra những kết quả không mong muốn. Có thể ở đây cần một cuộc tranh luận khác về mức độ trong mọi thứ. Nhưng chúng ta cần nhận thức ra rằng những phẩm chất mà chúng ta tự hào nhất rất có thể chỉ chứng tỏ những điều mà chúng ta chưa làm được mà thôi!
Chúng ta đang đối mặt với sự nhầm lẫn về vai trò của nghịch lý trong cuộc sống của chúng ta. Một ví dụ là lời khuyên nổi tiếng «Hãy cẩn thận với những điều mà chúng ta ao ước». Sự mong đợi và tình yêu tuổi trẻ mà chúng ta đã say đắm theo đuổi thường dẫn chúng ta đến sự kết hợp giữa niềm vui và sự hối tiếc sau này trong cuộc đời của chúng ta. Đâu rồi cái cô gái mà chúng ta khao khát đến thế ở trường trung học? Thậm chí ngay cả khi chúng ta cưới cô ấy, con người mà chúng ta đã phải lòng chỉ còn là dĩ vãng bởi vì nhiều khi những gì chúng ta ghi nhớ đó chỉ là những gì cô ấy gợi cảm hứng cho chúng ta chứ không phải là thực tế. Cái điều mà chúng ta đoán chắc rằng nó sẽ làm chúng ta hạnh phúc hiếm khi lại làm được như vậy! Số phận xem ra rất có óc hài hước?
Danh sách của những nghịch lý thì vô tận: sự theo đuổi niềm vui hoá ra chỉ mang lại sự đau đớn, sự liều lĩnh ghê gớm nhất hoá ra chẳng mang lại lợi lộc gì. Câu nói ưa thích của cá nhân tôi là sự thật thì mọi thứ trông cuộc đời đều là một câu chuyện hay hoặc tồi. Sự thăng cấp mà người ta mơ ước đã từ lâu mang lại thêm nhiều tiền và cả những điều phiền toái; kỳ nghỉ mơ ước khiến cho chúng ta mang công mắc nợ; kinh nghiệm dạy chúng ta những điều cần thiết nhưng chúng ta quá già để tận dụng được vốn hiểu biết của mình; tuổi trẻ đã bị lãng phí khi còn trẻ mất rồi…
Tính tạm thời đang cười nhạo chúng ta. Những nỗ lực của chúng ta- để học hành, để đòi hỏi- để nắm giữ những gì chúng ta có - trong thực tế tất cả chỉ là con số không. Đây là câu cuối cùng mà các bạn nên nhớ: Chỉ bằng cách nắm giữ được sự bất tử thì chúng ta mới có thể hạnh phúc được với thời gian mà chúng ta đã có. Sự căng thẳng trong sự tiếp xúc với những người mà chúng ta yêu là do chúng ta hiểu quá rõ rằng mọi người và mọi thứ đều là những ký ức mau phai mờ. Khả năng của chúng ta để trải nghiệm bất kỳ một sự hài lòng nào đều đòi hỏi hoặc là sự chối bỏ lành mạnh hoặc là sự chấp nhận can đảm gánh nặng của thời gian và triển vọng của sự thất bại hoàn toàn.

<< Chương 9 | Chương 11 >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 957

Return to top