Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Triết Học, Kinh Tế >> Thuế

  Cùng một tác giả
Không có truyện nào


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 3624 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Thuế
Allen Bellas

Bài 2: Tác động, Gánh nặng, Tính mềm dẻo và điều kiện tốt nhất thứ hai

Đừng đánh thuế anh,

Đừng đánh thuế tôi,

Hãy đánh thuế gã kia

Ở đằng sau cái cây.

Một trong những sự cân nhắc quan trọng nhất về thuế là ai thực sự là người trả thuế. Đây không phải là một câu hỏi ngớ ngẩn giống như hỏi bạn sẽ thực sự muốn đưa tiền cho ai để nộp cho Chính phủ, ai sẽ là người chịu thuế thực sự là một vấn đề quan trọng.

Trong thực tế, phân tích cơ bản về cung và cầu lại chỉ ra rằng ai thực sự trả thuế không quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất đều như nhau.

Những người làm luật Bảo hiểm xã hội hoặc là không hiểu gì về điều này hoặc là đã trả lời những người không hiểu. Thực sự, đó là một điều ngớ ngẩn, rằng chương trình lớn nhất của Chính phủ được thiết lập theo sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc kinh tế học.

Dù sao, câu hỏi là: ai sẽ chịu thuế. Điều này có thể được trả lời theo nhiều cách. Ta sẽ tiếp cận với  vấn đề một cách lý thuyết và sau đó nhìn vào một vài ví dụ về thuế trong thực tế, cố gắng hình dung ra nó sẽ đánh vào ai. Ở đây, ta có một câu trả lời rất vui đối với trường hợp thuế cho thuốc lá.

Phân tích trên lý thuyết.



Từ các nguyên tắc, đây là một bức tranh cơ bản về thuế. Loại thuế đánh vào người cung cấp sẽ làm đường cung tăng lên một lượng bằng với thuế trong khi thuế đánh vào người tiêu dùng sẽ làm đường cầu giảm một lượng bằng thuế. Kết quả đều giống nhau cho dù thuế có được thực thi như thế nào.






P0 là giá thị trường gốc.

PPBC là giá người tiêu dùng trả sau thuế.

PRBS là giá người cung cấp nhận được sau thuế.

PPBC-PRBS=t, thuế trên mỗi đơn vị.


Những điều này có thể được tính trong một mô hình đường thẳng đơn giản.

Ví dụ: Qd=120-P, Qs=P-10

Tình huống ban đầu:


Qd=Qs

120-P=P-10

130=2P

P=65, Q=55


Đánh thuế $20 vào người bán.


Qs=P-10

P=Qs+10

P=Qs+10+20 (có thuế)

Qs=P-30

Qd=Qs

120-P=P-30

2P=150

PPBC=75, PRBS=55, Q=45


Người tiêu dùng phải trả = (75-65)*45 = $450

Người sản xuất phải trả = (65-55)*45=$450

Tổng thuế = $20*45 = $900.

Số tiền thuế phải trả của hai bên (người tiêu dùng và người cung cấp) là ngang bằng với số lượng thay đổi sau khi thuế được áp dụng được thực hiện do sự thay đổi về giá cả hoặc là được trả bởi người tiêu dùng hoặc được nhận bởi người cung ứng.

Trong biểu đồ trên, hình chữ nhật trên đỉnh là số tiền mà người tiêu dùng phải trả và hình chữ nhật thấp hơn là số tiền mà người cung ứng phải trả.

Căn nguyên của phân tích này là câu hỏi ai thì linh hoạt hơn, người tiêu dùng hay là người sản xuất. Bên nào ít linh hoạt hơn thì sẽ là người phải chịu thuế nhiều hơn.

Gánh nặng thuế và Tính mềm dẽo (elasticity).



Sự linh hoạt, dĩ nhiên, là một phần quan trọng xác định tính mềm dẻo, vì thế bên nào ít mềm dẻo hơn sẽ đóng một phần nhỏ hơn trong việc gánh nặng thuế.

Xem xét biểu đồ về thị trường trong đó người tiêu dùng và người sản xuất ít hay nhiều linh hoạt hơn.

-linh hoạt hơn = cong lên

-ít linh hoạt hơn = cong xuống.

Trong ví dụ trên, đường cong mỗi bên đều có cùng một độ dốc (-1 đối với người tiêu dùng và +1 đối với người cung ứng) và gánh nặng thuế được chia cân bằng.

Trong trường hợp đặc biệt, đường cong nằm ngang có nghĩa là bên đó không chịu thuế trong khi đó nếu đường cong nằm thẳng đứng có nghĩa là họ sẽ chịu tất cả thuế. Trong một vài trường hợp, mức độ tột cùng này rất hữu dụng:


1. Những tác động ngắn hạn của thuế tài sản tăng lên ? ai sẽ chịu gánh nặng thuế?

2. Những tác động dài hạn của thuế tới một ngành công nghiệp có chi phí không đổi và cạnh tranh - điều gì sẽ xảy ra?


Nếu ta để ý thấy rằng định nghĩa chính xác về một loại hàng hoá xác định nhu cầu và cung ứng cho nó có thể mềm dẻo như thế nào thì ta sẽ cảm thấy vui vẻ hơn. Xét sự phát triển từ mức ít mềm dẻo nhất tới mức mềm dẻo nhất:


-thực phẩm.

-rau quả.

-ngũ cốc.

-ngũ cốc đóng hộp.

-ngũ cốc đóng hộp nhãn hiệu S&W (ở Hoa Kỳ, đây là thức ăn hộp thông thường cho dân bản xứ).


Điều này rất quan trọng trong việc xét thuế. Đặc biệt, nó có thể giải thích tại sao các thành phố lại có nhiều lợi nhuận thu được từ thuế tài sản và ít lợi nhuận thu được từ thuế bán hơn.

Phân tích toán học trên đây có vẻ hơi ngớ ngẩn một chút. Trong thực tế, không ai thực sự ước tính được toàn bộ đường cầu. Cái thực sự có thể ước tính được đó là tính mềm dẻo. Thật vui, tính mềm dẻo chính là tất cả những gì bạn cần để tiên đoán gánh nặng về thuế sẽ được phân chia như thế nào.

Ví dụ: Gánh nặng về thuế và Tính mềm dẻo.

Nếu ta biết được độ mềm dẻo, ta có thể đoán được gánh nặng về thuế sẽ được phân phối như thế nào. Để thấy được điều này, xét ví dụ về một thị trường trong đó cung và cầu được đưa ra là:


Qs=P-10

Qd=200-2P


Phương trình cân bằng mới có PPBC=70.00333 và PRBS=69.99333.

Kết quả do loại thuế này là người tiêu dùng phải chịu 1/3 và người sản xuất chịu 2/3. Không cần phải chứng minh điều này một cách chính xác, ta có thể nói rằng để có mức tăng thuế biên đối với hàng hoá, những gánh nặng mà người tiêu dùng và người cung cấp phải chịu sẽ được đưa ra bởi công thức:


Gánh nặng của người tiêu dùng = thuế*[PES/(PES-PED)]

Gánh nặng của người cung cấp = thuế*[-PED/(PES-PED)]


Trong ví dụ trên ta có PED=-7/3 và PES=7/6


Gánh nặng của người cung ứng là 7/3/(7/6+7/3)=2/3

Gánh nặng của người tiêu dùng là 7/6/(7/6+7/3)=1/3


Tức là, người cung ứng chịu 2/3 gánh nặng về thuế trong khi người tiêu dùng chỉ chịu 1/3.

Gánh nặng thuế và Cấu trúc thị trường.

Trong khi có rất nhiều ước đoán độ co giãn về giá của cầu, ta lại khó có thể ước đoán được độ co giãn của cung. Thật may, một chút kiến thức về cấu trúc thị trường có thể giúp bạn có được những gì bạn muốn khi phân tích thuế.

1. Sự cạnh tranh hoàn hảo, dài và ngắn.

Dưới ảnh hưởng của sự cạnh tranh hoàn hảo, có một số lượng lớn các công ty nhỏ cùng sản xuất một loại hàng hoá và bán ở cùng một mức giá. Đầu vào và đầu ra được điều tiết một cách tự do và như vậy, cuối cùng, lợi nhuận chỉ là 0. Giá cả tương đương với chi phí biên và rốt cục, bằng với chi phí trung bình tối thiểu.

Đường cung trong thời hạn ngắn (the short run supply curve) cong dần lên trên nhưng, như được đề cập đến ở trên, có lẽ bạn sẽ không có được một giới hạn chính xác nó cong đến mức nào, vì độ co giãn của cầu rất khó đạt được.

Thật vui mừng, trong một ngành công nghiệp có chi phí không đổi, nghĩa là đầu vào có thể hoàn toàn được tái tạo qua một số mức sản lượng nào đó, cung ứng trong thời gian dài (the long run supply) co giãn hoàn hảo và tương đương với chi phí trung bình tổi thiểu.

Trong trường hợp này, có thể bạn không thể đoán được gánh nặng thuế sẽ được phân chia trong thời gian ngắn như thế nào nhưng cuối cùng thì câu trả lời cũng chỉ rất đơn giản. Vì cung ứng trong thời gian dài là hoàn toàn co giãn, nhà sản xuất sẽ không chịu gánh nặng thuế trong khi người tiêu dùng lại chịu tất cả.

Đặt vào trường hợp khác, trong phương trình cân bằng lâu dài, nhà cung ứng được đặt vào một thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không thu được lợi nhuận gì cả. Một vài trong số họ sẽ bỏ việc kinh doanh, giá cả sẽ tăng vì cung giảm xuống và cuối cùng tổng số lượng thuế sẽ chuyển sang người tiêu dùng dưới dạng giá cả cao hơn.

Đồ thị này biểu diễn hậu quả của những đường MC và AC bị tăng lên do thuế và hậu quả nó gây ra cuối cùng trên thị trường.



Quá trình này diễn ra bao lâu tuỳ thuộc vào thời gian các công ty tồn tại bao lâu trong ngành công nghiệp.

2. Độc quyền (monopoly)

Mặc dù từ độc quyền có nghĩa đen là ?một người bán? phân tích này mô tả những đặc trưng khi đưa ra đại diện là một nhà tư bản độc quyền có thể gắn liền với với bất cứ một công ty săn giá nào (price-seeking firm).





Trong trường hợp này, mức giá tăng mà người tiêu dùng phải trả (giá ở đồ thị trên) ít hơn lượng thuế. Cũng giống như những nhà cung ứng khác, các nhà tư bản độc quyền phải cùng chia sẻ gánh nặng thuế với khách hàng của họ. Điều này được thể hiện trong một mô hình đường thẳng đơn giản.

Một dạng khác của nó dựa vào công thức giá cộng lãi (the mark-up pricing fomula) dành cho nhà tư bản độc quyền. Giá cả phải trả để tối đa hoá lợi nhuận cho nhà độc quyền có thể được thể hiện bằng một hàm số của lợi nhuận biên và độ co giãn của cầu đối với sản lượng của họ. Mối quan hệ này được đưa ra bởi:


P*=MC*(PED/(1+PED))


Ví dụ, nếu độ co giãn của cầu đối với nhà độc quyền là ?2, độ tăng lên tối đa của lợi nhuận trên chi phí biên sẽ là:


P*=MC*-2/(1-2)=2*MC


Vì thế giá cả để tối đa hoá lợi nhuận sẽ gấp hai lần chi phí biên.

Tuy vậy, kết quả đáng lo ngại là điều này cho thấy rằng $1/1đơn vị thuế đánh vào nhà độc quyền (có thể được hiểu như là $1 tăng lên về chi phí biên), sẽ làm cho giá cả phải tăng lên $2. Trong thực tế, mức tăng lên của giá cả lớn hơn lượng thuế phải gánh chịu, một kết quả ngược với sơ đồ trên.

Ví dụ:

Giả sử một nhà độc quyền có lượng cầu là Qd=10000*P-2 và chi phí biên là $20. Tính giá cả và số lượng để tối đa hoá lợi nhuận.

Giá cả sẽ được đưa ra bởi công thức:


P(Q)=100/Q1/2


Tổng thu nhập là:

Thu nhập biên là:




Đặt nó bằng lợi nhuận chi phí biên:


50Q-1/2=20

Q1/2=2.5

Q=6.25, P=40


Bây giờ, ta đánh thuế $1 và xem chuyện gì sẽ xảy ra với giá cả.


50Q-1/2=21

Q1/2=2.38095

Q=5.6689, P=42


Thế nên, thú vị thay, giá cả đã tăng lên $2 để phản ứng lại mức tăng thuế $1. Đây chính là những gì mà quy luật định giá bán đã tiên đoán vì PED cho phương trình cầu là -2.

3. Cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition).

Cạnh tranh độc quyền là một thị trường trong đó có rất nhiều những người buôn bán nhỏ và không có rào cản về đầu ra, đầu vào và trong đó những người buôn bán đó bán những loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ ưa thích của tôi về vấn đề này là thị trường bán đồ ăn trưa ở quận U. Ở đó có nhiều nhà cung cấp nhỏ, mỗi người lại bán những đồ ăn trưa khác nhau.

Ở loại thị trường này, lợi nhuận bị đưa về 0 khi có những công ty mới xuất hiện thâm nhập và đánh cắp khách hàng của những công ty xuất hiện trước.

Với sự cạnh tranh hoàn hảo, nếu một thị trường đã được cân bằng trong một thời gian dài khi đã được áp đặt một loại thuế (chẳng hạn như thuế đánh vào đồ ăn trưa), người cung cấp sẽ không thu được lợi nhuận và không có tiền để trả thuế. Một vài trong số họ sẽ tiếp tục công việc trong một thời gian ngắn, nhưng cuối cùng một vài người sẽ từ bỏ việc kinh doanh, làm cho giá cả của các đồ ăn trưa tăng lên, và người tiêu dùng sẽ phải chịu gánh nặng về thuế trong khi đó, lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ trở về con số không.

Thêm một chú ý. Sự khác nhau giữa thuế và sự thay đổi về giá cả mà người tiêu dùng phải trả có thể mờ nhạt. Giá cả mà người tiêu dùng phải trả sẽ tăng, nhưng mức tăng đó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn lượng thuế.

4. Độc quyền nhóm.

Trong trường hợp độc quyền nhóm bán, không thể chắc chắn được điều gì, phụ thuộc vào sự dàn xếp trước giữa các nhà cung ứng. Tuy vậy, xác định giá cân bằng Nash sẽ thay đổi để phản ứng khi đánh thuế $1 vào nhà cung ứng trong trường hợp lưỡng độc quyền có thể sẽ là một bài tập thú vị. Nếu bạn biết phải làm như thế nào, bạn có thể thử.

Gánh nặng của một vài loại thuế trong thực tế.

Có một cách để tiến gần tới phân tích về gánh nặng thuế là nhìn vào nó khi áp dụng cho người mua và bán trên thị trường. Phân tích này đã được chỉ ra ở trên.

Một cách khác để xác định nhóm dân bị ảnh hưởng nhất bởi một hoặc một nhóm các loại thuế.

Bruce (chương 11) đưa ra một phân tích về một số loại thuế và những nhóm thu nhập phải chịu loại thuế đó.

Tỷ lệ thuế trung bình liên bang (Thuế tính theo phần trăm thu nhập)

Bảng so sánh bộ năm thu nhập gia đình đã được điều chỉnh (1999)

Nguồn
: Bảng ghi nhớ ngân sách quốc hội, Dự thảo ngân sách về trách nhiệm pháp lý của các cá nhân và các gia đình về thuế liên bang theo phân loại thu nhập và dạng gia đình năm 1995 và 1999.

Sau đây là một vài câu hỏi có liên quan tới bảng này.


1. Tại sao tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân lại bắt đầu bằng số âm?

2. Tại sao tỷ lệ FICA giảm đối với những người bộ năm cao nhất.

3. Chuyện gì xảy ra với các loại thuế môn bài?


Đây là bảng 1 mô tả ảnh hưởng của thuế thuốc lá (Bruce, trang 338)

Bảng 11.4. Ảnh hưởng về thu nhập của thuế môn bài cho thuốc lá.

Thực tế buồn cười là thuế thuốc lá cao hơn sẽ ảnh hưởng không cân xứng tới những người nghèo. Tỷ lệ thuế trung bình (các loại thuế thuốc lá trả theo phần trăm thu nhập) đối với người nghèo cao hơn nhiều so với những người giàu.

Học thuyết về điều kiện tốt nhất thứ hai và hệ thống thuế (second best theory and taxation).

Ta không thể tránh khỏi thực tế là trong thế giới của chúng ta còn tồn tại cả những điều khá méo mó. Có rất nhiều lý do giải thích tại sao không thể đạt được hiệu suất hoàn hảo đối với mọi loại thị trường, hơi xấu hổ một chút vì, trong khi điều này có vẻ vô cùng nhàm chán, ta đều có thể tối đa hóa lợi ích của mình.

Dầu sao chăng nữa, những dạng này vẫn tồn tại và không thể thay đổi, người ta có thể hỏi ta làm thế nào để thực thi các chính sách nhìn nhận và thích ứng với những sự méo mó không thể tránh khỏi ấy. Đó chính là học thuyết về điều kiện tốt nhất thứ hai.

Đặt vào trường hợp khác, học thuyết về điều kiện tốt nhất thứ hai hỏi: ?Nếu ta không thể làm được điều tốt nhất vì lý do nào đó, thì trong tình trạng không hoàn hảo không thể sửa chữa được, chúng ta có thể làm tốt đến mức nào??

Mặc dù vậy, theo cách khác (E. Silberberg, Cấu trúc của Kinh tế học, xuất bản lần thứ 2, trang 593). "Bởi thế nên, nói chung, không thể tranh cãi rằng nếu  có sự méo mó nào đó, tức là bị loại khỏi nền kinh tế, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển gần hơn tới ranh giới Pareto nếu xuất hiện những méo mó sai lệch khác."

Nếu có một thị trưòng quan trọng nào đó không tồn tại sự cạnh tranh hoàn hảo, khi đó không thể xảy ra chuyện có thể đạt được những kết quả tốt nhất do tất cả các thị trường khác có sự cạnh tranh hoàn hảo, nhưng vẫn còn hơn kết quả có được từ một thị trường không hoàn hảo duy nhất.

Ngắn gọn hơn, tốt hơn hết là có hai thị trường không hoàn hảo còn hơn là chỉ có một thị trường không hoàn hảo duy nhất.

Toàn bộ ý tưởng quay lại với mối quan hệ về hiệu suất Pareto, mối quan hệ này chỉ ra rằng tỷ lệ thay thế biên phải bằng tỷ lệ chuyển đổi biên.




Nếu có sự sai lệch nào đó dẫn tới kết quả là sự khác nhau giữa giá và chi phí biên, khi đó mối quan hệ này sẽ bị xâm phạm theo một cách nào đó.

Chẳng hạn, trong trường hợp kinh doanh độc quyền, giá cả bằng chi phí biên cộng với số tiền cộng vào giá vốn, kết quả là sự thoả hiệp của người tiêu dùng giữa các loại hàng hoá theo cách khác với người sản xuất. Kinh doanh độc quyền về một loại hàng hoá, thuế đánh vào những loại hàng khác sẽ phục hồi lại sự cân bằng giữa MRS và MRT.

Tôi sẽ không đi vào vấn đề này, nhưng mối quan hệ còn phức tạp hơn nhiều nếu hai loại hàng hoá được xét tới là hàng bổ trợ hay thế phẩm.

Neil Bruce (trang 48) đưa ra ví dụ thiết lập một loại phí trả cho hệ thống xe công cộng vì đường xá sử dụng hiện thời vẫn chưa phải trả tiền. Thông thường, chúng ta sẽ nói rằng giá cho một lần đi bằng phương tiện trong hệ thống giao thông công cộng nên đặt bằng chi phí biên cung cấp cho một lần đi, nhưng trong trường hợp này, một loại hàng hoá thay thế là việc sử dụng đường bộ được đặt giá ở mức 0, thấp hơn chi phí biên cho một chuyến đi bằng đường bộ. Vì đường bộ bị đánh giá thấp quá mức, có lẽ tốt nhất là việc chuyên chở bằng các phương tiện trong hệ thống giao thông công cộng nên được đặt giá ở mức dưới chi phí biên. Trong trường hợp này, vấn đề đặc biệt nhạy cảm vì các thiệt hại bên ngoài còn liên quan tới việc lái xe.

Ở đây gợi ra vai trò của Chính phủ trong việc cung cấp một số những hàng hoá trong khi còn tồn tại trên thị trường những loại hàng bổ trợ hay thế phẩm. Dĩ nhiên, cũng có thể Chính phủ cho phép người dân lái xe vào những con đường mà chi phí biên là 0.

Rosen (trang 304) đưa ra ví dụ về thị trường rượu gin và rượu rum, hai loại thế phẩm. Nếu trong thị trường rượu rum tồn tại một loại thuế không thể tránh được, có lẽ cũng nên đánh thuế gin, một loại hàng thế phẩm cho rum.




Thuế cho rượu gin làm tăng nhu cầu mua rượu rum. DWL của thuế rượu gin được bù bằng DWL giảm từ thuế rượu rum.




Giả sử điều tiết giá rượu vodka dẫn tới sự khan hiếm và thiệt hại nặng nề. Phụ cấp cho những người sản xuất rượu gin ra sẽ làm giảm nhu cầu rượu vodka và giảm thiệt hại trong thị trường rượu vodka.

Nếu DWL sinh ra ở thị trường rượu gin ít hơn mức giảm của DWL trong thị trường rượu vodka, khi đó việc đánh thuế trợ cấp gin làm giảm tính mất hiệu quả chung ở cả hai thị trường.

Tóm tắt.



Câu hỏi ai là người chịu nhiều thuế hơn, người bán hay người mua, phụ thuộc vào các độ co giãn tương đối của chúng. Trong khi người phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn có độ co giãn càng ít thì người phải chịu gánh nặng thuế ít hơn lại có độ co giãn càng cao.

Có lẽ khó xác định ai thì co giãn ít hơn hay nhiều hơn, nhưng nhìn vào những đặc trưng của hàng hoá trong câu hỏi và có lẽ cấu trúc của thị trường được đưa ra có thể giúp bạn có một vài manh mối về gánh nặng thuế cuối cùng sẽ được rải ra như thế nào?

Gánh nặng thuế cũng có thể được phân tích theo nhóm xác định bởi mức thu nhập, vì thế bạn có thể thấy gánh nặng thuế đặc biệt lên vai người nghèo và người giàu bằng cách nhìn xem họ chi cho một loại hàng hoá cụ thể như thế nào.

Nếu một thị trường có tồn tại sự sai lệch, thêm vào một loại thuế có thể thực sự cải thiện được hiệu suất.

Câu hỏi.



Những câu hỏi bài tập này xuất hiện trong suy nghĩ của tôi khi tôi đang viết các bài giảng và chúng quá hay nên phải viết vào. Chúng sẽ đưa ra rất nhiều dạng trong những bài tập về nhà và bài kiểm tra cụ thể cuối kỳ học, nhưng không phải là cần hay bắt buộc theo bất cứ nghĩa nào khác.

Câu hỏi bài tập: Giải thích mối quan hệ phạm vi nhóm hàng hoá phải chịu thuế, gánh nặng quá mức, và độ co giãn. Theo như Bruce, bạn có thể giảm gánh nặng thuế quá mức bằng cách tăng cơ số thuế. Giải thích tại sao, cả bằng tiếng Anh thông thường và kiến thức về độ co giãn.

Câu hỏi bài tập: Thảo luận tỷ lệ thuế đánh vào các hàng hoá khác nhau liên quan tới độ co giãn của chúng hiệu quả tới mức nào và sau đó bàn về việc điều này liên quan tới tính công bằng như thế nào. Đưa ra một vài ví dụ vui.

Câu hỏi bài tập: Xét tính co giãn, thảo luận liệu đánh thuế lương của chồng cao hơn hay hay vợ cao hơn thì hiệu quả.

Câu hỏi bài tập: Ở những công ty tính thuế, hoạt động càng hiệu quả càng tốt. Thảo luận tính hiệu quả tương đối của mỗi cách trong ba cách có thể mà công ty có thể bị tính thuế và những phản ứng có thể xảy ra từ phía công ty.


1. Phí cấp giấy phép là một số tiền cố định cho mỗi công ty trong vùng.

2. Thuế cho tổng thu nhập của công ty (Bang Washington có loại thuế này).

3. Thuế cho lợi nhuận của công ty.


Câu hỏi bài tập: Xét thuế cho sách. Đưa ra 3 cách có thể tính thuế và chỉ ra mỗi loại sẽ có những tác động như thế nào.

Câu hỏi bài tập: Giải thích, cả bằng lời và thảo luận về độ co giãn, tại sao các thành phố ít khi đánh thuế xăng dầu, thậm chí mặc dù điều này có thể là một phương hướng tốt để giảm tắc nghẽn giao thông ở những vùng đô thị đông đúc.

Câu hỏi bài tập: Xét trường hợp một người tiêu dùng có phương trình tiện ích là , với giá , thu nhập 120. Giải phương trình tìm ra lượng mỗi loại hàng hoá có thể làm tối đa hoá lợi nhuận của họ. Giờ hãy giả sử rằng thuế $1/1đơn vị thuế đánh vào X làm tăng giá của loại hàng hoá đó tới $2. Tính số lượng mới làm tối đa hoá lợi ích và số lượng tăng lên do thuế. Ảnh hưởng của loại thuế này tới mức tiện ích của người đó so với ảnh hưởng của một loại thuế khoán tương tự như thế nào?

Câu hỏi bài tập: Nghĩa đen của từ vật đổi chác (quid pro quo) và nó có nghĩa gì trong tiếng Anh hiện thời.

Câu hỏi bài tập: Sự khác nhau quan trọng về kinh tế giữa tiền bảo kê trả cho bọn cướp trong vùng và thuế hoạt động trả cho Chính phủ địa phương?

Câu hỏi bài tập: Hãy nhìn vào ngân sách đề nghị năm 2002 cho thành phố Seattle. Những loại thuế nào cho tổng thu nhập và bạn phân loại chúng như thế nào?

Câu hỏi bài tập: Với thuế lương đồng loạt, tổng lương được viết bằng phương trình tính theo tỷ lệ thuế là: . Giải phương trình tính tỷ lệ thuế sao cho tổng thu nhập là tối đa.

Câu hỏi bàì tập: Xét một cộng đồng xã hội gồm có hai cá nhân, Smith làm việc còn John thì không. Smith bị đánh thuế, và tiền thu thuế lấy từ Smith được đưa cho John. Nếu đường bàng quan xã hội đi xuống, cho thấy phúc lợi xã hội không phải là tối đa khi Smith bị đánh thuế ở một tỷ lệ làm tối đa hoá tổng thu nhập từ thuế.

Câu hỏi bài tập: Giả sử giá hiện tại của cirene, một loại pho-mat ngon của Bulgary, là $5/1pao. Chính phủ xét đánh thuế $1/pao, vì những lý do mà ta sẽ bàn sau, sẽ làm tăng giá của nó lên là $6/1 pao. Nếu số lượng hiện bán là 1000 pao và độ co giãn về cầu là ?1.5, tính tổng thu của thuế.

Câu hỏi bài tập: Thuế cho chorapi hiện tại là $0.50 một đơn vị và giá người tiêu dùng phải trả là $1.75. Chính phủ xét tăng thuế lên $1.00/đơn vị và mong rằng điều này sẽ làm cho giá tăng tới $2.25. Nếu vậy, độ co giãn về giá cả của cầu sẽ dẫn tới tỷ lệ thuế bị tăng, không có tiền sinh ra để nộp vào tổng thu nhập từ thuế là gì? Điều gì sẽ xảy ra cho tổng thu nhập từ thuế nếu cầu co giãn nhiều hơn thế? Nếu cầu co giãn ít hơn thế?

Câu hỏi bài tập: Xét một thị trường được mô tả bởi Qd=250-P và Qs=2P-20. Giải tính cân bằng. Cho rằng $20/đơn vị thuế có thể bị đánh vào hoặc người cung ứng hoặc người tiêu thụ với cùng một hiệu quả về số lượng và giá cả. Tính thiệt hại về thuế ở mỗi trường hợp. Chỉ ra sự phân chia thuế tương đương ($10/đơn vị cho người tiêu dùng và $10/đơn vị cho người sản xuất) có cùng hiệu quả như vậy và muốn cấu trúc thuế lại thực là ngớ ngẩn đến vô nghĩa. Bạn không phải chỉ ra phần ngớ ngẩn ấy, chỉ đơn giản là hãy chỉ ra rằng chúng có cùng một hiệu ứng.

Câu hỏi bài tập: Tại sao các thành phố lại thu được nhiều từ thuế bất động sản hơn và ít hơn từ thuế bán? Theo đà này, một loại thuế môn bài mà thành phố Seattle thu được rất nhiều lợi nhuận là thuế tiện ích. Tại sao nó lại khác với những loại thuế môn bài và thuế bán khác?? Để làm rõ điều này, hãy nói, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bellevue đánh một loại thuế xăng dầu lớn để gây quỹ cho Whirlydome?

Câu hỏi bài tập: Thuế xăng dầu cao ở các nước Châu Âu sinh ra hoàn toàn do người sử dụng dưới dạng giá xăng dầu rất cao, giải thích tại sao lại như vậy.

Câu hỏi  bài tập: Hãy chỉ ra rằng đối với phương trình cầu Qd=PA, độ co giãn về giá cả của cầu bằng A tại mọi điểm. Nó có thể giúp ta hiểu rằng công thức PED là l/độ nghiêng*P/Q.

Câu hỏi bài tập: Xét thị trường trong đó cung và cầu là:


Qd=120-P, Qs=P-10.


Cân bằng và tính thặng dự của người tiêu dùng và người sản xuất trong cân bằng. Đánh thuế $20 người bán và giải để tính tổng thu nhập từ thuế và thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất sau thuế. Sự thay đổi giá trị thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất so với thu nhập từ thuế như thế nào? Sự khác nhau này thể hiện như thế nào?

Câu hỏi bài tập: PED cho kashkaval là ?0.35 trong khi PES là 1.4. Thuế $1/1kg đánh vào loại hàng hoá này. Vậy thuế sẽ được phân chia cho người tiêu dùng và người sản xuất như thế nào?

Câu hỏi bài tập: Ai cũng ghét người giàu. Đó là điểm gặp nhau của ít nhất 3 trong số 7 tội lỗi lớn, trừ tội dâm dục, tham ăn. Dù sao, cách đây một vài năm, với cố gắng ?cắt cổ những người giàu?, một loại thuế nặng đã được áp dụng cho những chiếc du thuyền lớn mà họ thường thích du lịch trên đó. Vâng thưa ngài, chúng ta sắp làm cho những nhà tư bản kếch xù ấy phải trả một khoản hợp lý. Vấn đề là, không ai quan tâm tới hậu quả mà loại thuế này mang lại. Xét những lựa chọn sẵn có về tàu du lịch cho người cung ứng và người tiêu dùng rồi dự đoán gánh nặng về thuế sẽ có thể rơi vào ai.

Câu hỏi bài tập: Xét một công ty canh tranh hoàn hảo với những chi phí được đưa ra bởi công thức: . Tính số lượng làm giảm thiểu chi phí trung bình. Nếu công ty bị đánh thuế $20/đơn vị thì số lượng sẽ thay đổi thế nào?

Câu hỏi bài tập: Xét một nhà tư bản độc quyền có phương trình cầu P(Q)=240-Q và chi phí biên 20. Tính lợi nhuận làm tối đa hoá số lượng và giá cả. Giả sử đánh thêm $10 tiền thuế vào chi phí biên của mỗi đơn vị. Lợi nhuận thì kết quả sự thay đổi về lợi nhuận tối đa hoá giá cả thay đổi như thế nào?

Câu hỏi bài tập: Xét một nhà tư bản có phương trình cầu là  và chi phí biên là $10. Tính lợi nhuận tối đa hoá số lượng và giá cả rồi tìm xem liệu quy luật tăng giá áp dụng cho tư bản độc quyền tối đa hoá lợi nhuận có thoả mãn không. Giả sử một loại thuế được đưa ra làm tăng chi phí biên tới $10. Vậy sau đó giá cả tối đa hoá lợi nhuận thay đổi như thế nào?

Câu hỏi bài tâp: Tại sao sơ đồ đường thẳng tiêu chuẩn về độc quyền và quy luật tăng giá lại gây ra những dự đoán khác nhau cơ bản về ảnh hưởng của một loại thuế tới giá cả mà nhà độc quyền muốn người tiêu dùng phải trả? Bạn giải quyết nghịch lý này như thế nào?

<< Bài 1: Phần giới thiệu | Bài 3: Gánh nặng quá mức, sự tiến triển, hiệu suất, cân bằng và bang Washington >>


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 501

Return to top