Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Kiếm Hiệp >> Cô Gái Mãn Châu

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 89684 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Cô Gái Mãn Châu
Độc Cô Hồng

Hồi 92
Bao nhiêu nỗi đau buồn vì cửa tan nhà nát, vì sự chết chóc ly tan đều dẹp qua một bên để cùng reo hò chiến thắng.
Đại binh chưa về tới, nhưng thành Bắc Kinh bóng giặc đã tan rồi.
Đám nghĩa sĩ Cùng Gia Bang họp với tráng đinh trong thành đánh đuổi và tiêu diệt đến tên giặc cuối cùng.
Những đống gạch ngói ngổng ngang còn đó, nước mắt vì thảm họa cũng vẫn chưa khô nhưng tất cả những bộ mặt còn lại thảy đều rạng rỡ, một mùa xuân bừng dậy trong hồn người yêu nước thương nòi, giữa cảnh hoang tàn cháy xém của chiến tranh.
Tất cả, tất cả đều gói kín những đau thương của riêng mình, của gia đình, để cùng chung với muôn dân reo hò chiến thắng, hát khúc thanh bình cho xứ sở quê hương.
Những mái tóc bạc phơ run rẩy hướng lên bàn thờ của đứa con xấu số đã chết vì chiến họa và lật đật lau nước mắt, run rẩy chống gậy trúc lần dò ra ngõ đưa tay che mắt hấp háy đón chờ đứa con mang kiếm trở về...
Những người thiếu phụ đầu chích khăn sơ vì cha, vì mẹ, vừa bị tên bay đạn lạc cũng vội tay nách tay bồng lóc thóc chạy xuống cuối thôn, nước mắt đầm đìa tưới xuống nụ cười hớn hở, cầm tay con chờ ngoắc người chồng trong đoàn quân chiến thắng đang hát khúc khải hoàng ca...
Những thân nhân của kẻ lầm đường theo giặc, cũng cùng khỏa lấp tủi hờn xấu hổ để cùng mọi người chung vui ngày đất nước quê hương không còn lửa cháy tên bay...
Tất cả, những bộ mặt kinh hoàng ngày hôm qua đã không còn nữa, đâu đâu, dầu không quen, dầu xích mích hận thù cũng đều nhìn nhau nhoẻn miệng cười xí xoá, hể hả, nắm tay nhau cùng chào đón ánh bình minh...
Bọn Lý Đức Uy mình đầy bụi cát về tới Kinh sư trong khung cảnh đó.
Nghê Thườngv vừa thở vừa chỉ trên mặt thành:
- Kìa, nhìn xem, thấy chưa? Cờ gì? Lăng Phong, tỏ mắt nhìn kỹ?
Nhiều tiếng rập lên:
- Minh, rõ ràng, "Nhựt" "Nguyệt" là "Minh" chớ còn gì nữa? Rõ ràng thấy chưa?
Quả nhiên, sau khi đám nghĩa sĩ Cùng Gia bang huy động anh em, hợp lực với dân chúng, với tráng đinh trong thành đuổi đám tàn quân của Lý Tự Thành, họ đã lên khắp mặt thành trương cờ Đại Minh phất phới, cũng lá cờ đó, nhưng trước khi biến động, họ thấy nó tầm thường, nhiều khi có người còn bực tức, khi bị tên tham quan nào đó lợi dụng danh nghĩa triều đình để húng hiếp để bóc lột họ, bây giờ, cũng lá cờ đó, hơi tệ hơn, vì đám nghĩa sĩ tạm thời may lấy cho nên màu sắc không đẹp, thước tất không dúng, thế nhưng đối với mọi người, nó cao quí làm sao!
Điều đó không lấy gì khó hiểu, vì lá cờ dựng lên được là đổ xương máu, do công lao của những người tha thiết yên lành, đã đem sinh mạng làm thành những bậc thang trèo lên dựng nó.
Triệu Trác vùng thụp xuống khóc rống lên:
- Hoàng thiên hữu nhãn, Sùng Trinh hoàng đế có linh thiêng thì hãy về đây...
Không ai hiểu hết ý nghĩa câu nói xuất phát từ đáy lòng xúc động hân hoan của một con người có nhiệt tâm vì đất nước.
Nhưng không biết có ai nghĩ rằng đó là một câu nói đau lòng của những người đã chứng kiến thảm cảnh của lê dân.
"Sùng Trinh hoàng đế có linh thiêng thì hãy về đây..." Về đây để làm gì?
Phải chăng về để chứng kiến một sự trả thù rửa hận?
Mà trả thù rửa hận cho ai? Ai đã tạo nên nông nổi?
Tào Hóa Thuần, Lý Tự Thành và những kẻ bòn rút xương máu lê dân?
Phải không?
Không.
Mặc dầu cũng vẫn là cảnh của ngày hôm qua, cũng tường long ngói đổ, cũng nhà cháy cột xiêu, có hơn lên vì sau trận đuổi giặc cuối cùng chớ không kém, thế nhưng trước mắt bọn Lý Đức Uy vụt như rạng rỡ, như vườn hoa khoa sắc giữa trời xuân.
Bá tánh dập dìu, kẻ dắt mẹ, kẻ bồng con, họ chạy đi từ chỗ này sang chỗ khác thăm hỏi lăng xăng, họ trèo lên cây, họ nằm lăn dưới đất, họ cười cười nói nói, bây giờ ai cũng là ruột thịt, ai cũng là thân thích bạn bè.
Bọn Lý Đức Uy gặp ngay anh em Cùng Gia bang đang giữ các cửa thành, nói giữ là vì họ có nhiệm vụ trong mình, chớ thật thì họ cùng với bá tánh đang đổ xô ra để chờ đón đại binh.
Ngô Thượng Võ nhảy lên mặt thành hô lớn:
- Bà con hãy về lo dọn dẹp nhà cửa, gom góp lại những vật dụng bị thất lạc của mình, và còn phải lo ăn uống cho no nữa chớ? Đại binh chưa về kịp bây giờ đâu, Ngô Tổng binh còn truy kích đám tàn quân Lý Tự Thành, có lẽ phải đến ngày mai, ngày mốt...
Ông ta vừa nhảy xuống thì từ xa xa, Mạnh Nguyên, Mông Bất Danh, Dương Mẫn Tuệ, luôn cả Bạch La Hán, Triệu Nghê Thường và đám Lạc Kiều Sanh lao tới như bay.
Người nào cũng không còn nhận ra vì đầu cổ mình mẩy bùn đất lấm lem, nhưng ai cũng vui cười hớn hở...
Mọi người xúm lại hỏi thăm, nhưng Mông Bất Danh khoát tay lia liạ:
- Đừng có hỏi, chút nữa là chết cả đám rồi biết không, các ngài đi rồi thì bọn này nhận được tin Nghê Thườngq bại binh, chạy trở về quan ngoại, bọn này dậm chân đấm ngực, ai cũng muốn tự tử cái cho rồi, may làm sao lại có tin về nữa bảo rằng sau trận đấu, Nghê Thườngq lại nhập quan, Lý Tự Thành bại tẩu về hướng Vĩnh Bình, đại quân truy kích... Kế tiếp La Hán, Nghê Thường và Lạc chỉ huy sứ về tới, chứng thực quân ta đắc thắng, tàn quân Lý Tự Thành đã bôn đào, bọn này mừng quá, bèn họp cùng Lạc chỉ huy sứ và Nguyên Ngự sử Tào Dung đại nhân, chiêu tập tráng đinh tảo trừ bộ phận địch quân còn đóng trong thành, mẹ họ, làm một trận thật gọn. Đó thấy chưa, cờ đó, bọn này dựng đó đa. Bây giờ chỉ còn chờ Thái tử và lão Nghê Thườngq về là dâng trào tức vị.
Lý Đức Uy vội hỏi:
- Thái tử đâu?
Lạc Kiều Sanh rước nói:
- Tại trung quân của Ngô tổng binh, sau khi truy kích Lý Tự Thành hiện đang trên đường về, tuy nhiên, tại Bắc Kinh đã được sắc chỉ của Thái tử định ngày mồng hai nhập thành điếu tế tiên vương.
Lý Đức Uy hỏi:
- Bữa nay là...
Mẫn Tuệ liếc hắn và xì một tiếng:
- Thét rồi quên luôn ngày tháng tư, nhớ chưa?
Lý Đức Uy cười:
- Quên thật đấy, tệ quá!
Mông Bất Danh cười:
- Quân ngày nào cũng được cả, nhưng có một ngày không được quên nghe, biết không, đó là sau ngày Thái tử nhập cung tức vị thì hai cô cậu phải cho tụi này uống rượu vậy hà, cả La Hán và Nghê Thường nữa đó nghe, cho say luôn.
Lý Đức Uy, Mẫn Tuệ, La Hán, Nghê Thường thẩy đều đỏ mặt, nhưng trong lòng ai cũng phơi phới niềm vui.
Không biết đèn ở đâu đã lên nhưng tất cả mọi nơi trong kinh thành đều rộn ràng như ngày hội.
Đêm đầu của ngày hết giặc thật huy hoàng như đêm Hoa Đăng của toàn thể Bắc Kinh.
Quan quân chưa rõ, nhưng giặc cướp cũng không, nhà nhà thả cửa và có bao nhiêu đèn mang ra đốt hết một lượt, đốt sáng đêm luôn.
Ngoài đường, cứ cách một khoảng là có một đống lửa, họ quyết thức suốt đêm trong ánh sáng để bỏ những ngày tăm tối.
Có nhiều việc màkhông ai có thể tưởng tượng được, mới ngày hôm qua, nhà cửa sụp đổ, cây cỏ điêu tàn, thế mà ngay đêm nay không hiểu họ đào ở đâu ra nào màn nào tước, nào hoa nào rượu, nào đàn và nhất là tiếng khóc bây giờ được thay bằng tiếng cười tiếng hát.
Nơi nào cũng tưng bừng rộn rịp, làm như trong đời họ chưa biết khổ là gì.
Mẫn Tuệ dựa sát vào người của Lý Đức Uy, nàng hiện giờ mới trở về đúng tư thái của một thiếu nữ dịu dàng:
- Đức Uy, anh định làm sao?
Lý Đức Uy đáp nhỏ:
- Nghĩa phụ đã dùng áo vải để thọ tước hầu, anh cũng dùng áo vải để quay về đồng ruộng. Anh định trở về ngôi nhà tranh bên dòng suối, bao nhiêu ngày tháng trôi qua, nhà cửa chắc nhện đã giăng màng, ruộng vườn chắc cỏ đã lên hoang, khi về, chắc anh phải mất một thời gian mới được khang trang như cũ.
Mẫn Tuệ ngửa mặt nhìn lên, và hỏi qua hơi thở nhẹ:
- Có cần làm phụ hay không?
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Không.
Mẫn Tuệ nhìn sâu vào mắt chàng:
- Tại sao vậy?
Lý Đức Uy bẹo má nàng:
- Chuyện ngoài đồng thì anh thừa sức, nhưng trong chuyện ăn uống thì phải có người để nấu cơm.
Mẫn Tuệ ửng hồng đôi má, nàng nắm tay thụi vào lưng chàng nhè nhẹ.
Lý Đức Uy vuốt tóc nàng, cả hai cười nho nhỏ...
Mẫn Tuệ hỏi:
- Mình đi ngay à?
Lý Đức Uy nhướng mắt:
- Không, tuy không vào triều, nhưng mình cũng cần tham quan ngày về của Thái tử chớ, anh nghĩ chắc cũng phải có tiếng giã từ vì nếu không thì sợ mang tiếng vô tình.
Mẫn Tuệ nói:
- Như thế sợ kéo dài thì giờ quá!
Lý Đức Uy lắc đầu:
- Không, anh đã có ý định rồi, anh sẽ xin đặc ân được bái kiến Thái tử tại cửa thành khi người vừa về tới.
Mẫn Tuệ tán đồng:
- Ừ, như thế để khỏi phải nghĩ này lễ nọ phiền lắm...
Nàng vụt nín ngang vì bên hòn giả sơn đối diện, cách bởi hồ sen nhỏ, chợt có tiếng cười khúc khích...
Lý Đức Uy ngẩng lên, Mẫn Tuệ cũng ngẩng lên, cả hai cùng ngó thấy:
Nghê Thường và La Hán đang đứng sát vào nhau bên lan can cây cầu nhỏ nhìn qua.
Mẫn Tuệ thẹn quá gắt lên:
- Cười cái gì, ngộ ghê!
Nghê Thường cười hắc hắc:
- Bây giờ phải gọi tỷ bằng gì đây ha, lệnh bà!
Mẫn Tuệ xấu hổ dứ dứ tay về phía Nghê Thường, nàng úp mặt ra phía sau lưng của Lý Đức Uy mỉm cười sung sướng.
Mồng hai tháng năm.
Được gọi là Đại Nhựt Tử, ngày lớn nhất của Bắc Kinh thành.
Từ những con đường lớn, từ những ngỏ hẻm, mái hiên, bá tánh sắp hàng nghiêm trang đón chờ Thái tử nhập thành.
Lý Đức Uy, Mẫn Tuệ, La Hán, Nghê Thường và toàn thể anh hùng trong cùng gia bang, những kẻ công thành thân thối ấy đứng chụp lại trên một gò cao nhìn xuống.
Họ không tiện trà trộn trong bá tánh, mà cũng không tiện cùng hàng với những người có trách nhiệm trong nghi lễ tiếp nghinh.
Từ ngoài xa, tiếng loa dậy, đất bụi cuốn mịt trời.
Đại quân nhập thành.
Thái tử hồi loan.
Chỉ huy sứ Cẩm y thị vệ, Lạc Kiều Sanh và thị lang Trầm Duy Bính phò linh vị Sùng Trinh hoàng đế tang phục chỉnh tề.
Đám tư lễ thái kiều do Vương Hóa Đầu, phò hương án cung nghinh Thái tử, bá quan văn võ chạy tập trung về, sắp hai hàng nghiêm chỉnh.
Đại quân tiến vào Triều Dương môn.
Không thấy Thái tử.
Nghi lễ giàn ra.
Không thấy Thái tử.
Các quan quì xuống.
Không thấy Thái tử.
Đại quân cứ tiếng vào và tất cả những vành tang được ném tung theo gió.
Đứng từ trên gò cao, Lý Đức Uy tái mặt thụt lui...
Những vành khăn tang được lột cả ra, đại quân hiện nguyên hình:
Binh sĩ Mãn Châu.
Đứng trên gò cao, toàn thân Lý Đức Uy run lên, mắt chàng trợn trừng, máu tươi từ trong miệng chàng ọc ra...
Mẫn Tuệ, La Hán, Nghê Thường và chư vị anh hùng lật đật bước lên, họ lo đỡ chàng lại phía sau gò.
Mông Bất Danh dậm chân:
- Ngô Tam Quế hàng giặc!
Mạnh Nguyên đấm ngực:
- Ngô Tam Quế rước voi giày mã tổ!
Thình lình, từ trong đám rừng rậm phía sau gò có tiếng:
- Mô phật, xin chư vị thí chủ đừng tháo thứ.
Một vị ni cô trẻ tuổi xuất hiện.
Mẫn Tuệ reo lên sửng sốt:
- Chị Thiên Hương!
Lý Đức Uy quay lại ngó sững nàng, Thiên Hương bước tới trước mặt chàng, giơ khẽ ra một phong thơ, giọng nàng vẫn nghiêm trang nhưng hiền dịu như ngày nào:
- Tiểu hầu gia, hầu gia có thư cho người, chuyện rất cần kíp.
Lý Đức Uy kêu lên:
- Nghĩa phụ tôi...
Thiên Hương nói:
- Chuyện Môi Sơn chỉ có thể nói là duyên của đức Thượng từ hải, còn Bố Y Hầu thì đã cùng sư phụ tôi hiện đang ở miền nam.
Mẫn Tuệ tiếp lấy thơ trao cho chàng, nhưng chàng khoát tay:
- Thơ của nghĩa phụ không có phải là chuyện riêng tư, xin đọc cho chư vị anh hùng cùng nghe.
Mẫn Tuệ đọc lớn:
"Đức Uy, Thế nước phải đi vào ngõ ngoặc, con hãy cùng chư vị anh hùng xuống miền Nam xây dựng nghĩa quân cùng nhau tìm cách chống giặc. Chúng ta hãy tận lực cùng xã tắc cho tới hơi thở cuối cùng. Chỉ mong trời còn đói thương nhà Minh cho chúng ta có thẻ cứu nguy cho bá tánh trăm họ." Lý Đức Uy nghiêm giọng:
- Theo lời nghĩa phụ tôi thì ngay bây giờ chư vị Cùng gia bang hãy cùng nhau vòng ra cửa nam thành, chúng ta quyết hơn thua cùng bọn chúng lần chót. Tình thế đã quá nguy cấp, chúng ta không được phép trù trừ, Mông tiền bối hãy cùng Mạnh bang chủ và các trưởng lão Cùng gia bang đái lãnh chúng nhân băng rừng vượt tường thành đổ xuống Nam môn thành ngay lập tức.
Chàng quay lại gọi:
- La Hán...
La Hán mím miệng bước lên:
- Tôi đi với Lý huynh.
Lý Đức Uy nhìn Mẫn Tuệ, và Nghê Thường...
Nghê Thường gục đầu lên vai Mẫn Tuệ, nước mắt đầm đìa, Mẫn Tuệ ngẩng nhìn về phía nội cung, vành môi nàng run run nức nở:
- Nghê Thường, chị em ta cùng đi, chúng ta sẽ sống chết có nhau trên đường xuống miền Nam và sẽ cùng nhau tiến về Kinh sư trong tiếng hát huy hoàng.
Thiên Hương không nói một lời, nàng chỉ im lặng dẫn đường.
Những cặp trai tài gái sắc giàu lòng nhiệt huyết, nặng nghĩa giang sơn, âm thầm nuốt hận xuôi nam để mong dựng lại một ngày tươi sáng.
Nhưng không một ai nhìn thấy, tại thành Bắc Kinh trong cánh rừng ngang chỗ bọn Lý Đức Uy vừa mới đi qua, có một người con gái gục đầu nức nở...
Bốn cô tỳ nữ vịn lấy nàng im lặng cúi đầu.
Bọn Lý Đức Uy đã đi rồi.
Họ ra đi mang theo lòng căm hận đớn đau, nhưng cạnh họ còn có niềm an ủi, chỉ có một người ở lại Bắc Kinh khô héo một mình, sống dằn vặt trong chuỗi ngày âm thầm, tủi cực, đó là... Cô Gái Mãn Châu!
Bây giờ thì nhiệm vụ đã xong rồi, đối với hoàng gia đối với dân tộc Mãn Châu, nàng đã tròn nhiệm vụ, bây giờ nàng phải sống cho nàng.
Thất Cách Cách cúi đầu, nàng để mặc cho hai dòng nước mắt tuôn rơi, nàng lầm bầm như khấn vái:
- Đức Uy, em đã có lỗi với chàng... Nhưng bây giờ thì hết. Bây giờ thì em sẽ sống trọn cho chúng mình... Đức Uy, chàng có nghe em nói hay không? "Chàng đi theo nước, thiếp theo chàng" bây giờ đây, Đức Uy, em theo chàng!
Bốn cô tỳ nữ vùng khóc rống.
Chúng khóc vì mừng, nếu người chủ mà cũng là người chị của chúng theo chàng, chúng sẽ được nhẹ lòng vì thấy người mình kính yêu hết khổ, nhưng đồng thời chúng khóc cũng vì lo sợ, chúng không hiểu hết nghĩa cái câu, "chàng đi theo nước, thiếp theo chàng".
Theo chàng, có nhiều nghĩa, theo chàng là bám sát theo chàng, hay theo chàng là mang mảnh tình chung xuống chốn tuyền đài đi theo chàng muôn thưở?
Cô Gái Mãn Châu vùng ngẩng mặt lên nước mắt đầm đìa, da mặt nàng tái mét.
Bốn cô tỳ nữ quì xuống ôm lấy chân nàng và khóc rống lên.



Hết

<< Hồi 91 |


Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 266

Return to top