Lý Đức Uy vẫn ôm choàng qua vai Lý Quỳnh, mắt hắn vẫn nhìn chăm vào mắt của nàng.
Không phải hắn không có cử động, nhưng chỉ vì cử động một tay vàvì nhanh quá nên khi sự việc "an bày" thì người ta có cảm tưởng như chuyện xảy ra vừa rồi do môt người khác làm ra chớ khôngphải hắn.
Độc Nhãn Long tối mặt, hắn đưa thanh kiếm lên quay một vòng trong không khí, hai mươi mấy tên kiếm sĩ áo vàng cùng thét rập lên, và bao nhiêu mũi kiếm đều chĩa về phiá Lý Đức Uy.
Vành môi run run của Lý Quỳnh đã tím bầm, da măït nàng cũng đã nhờn nhợn, nàng bấu vào cánh tay của Lý Đức Uy, nàng nói qua hơi thở thều thào:
- Lý huynh, kiếm trận của chúng hung ác lắm, một khi chúng đã liên thủ tấn công thì không ai thoát nổi... ngay bây giờ Lý huynh hãy đi đi... hãy tận dụng khinh công mà thoát, đừng bao giờ tham chiến.
Lý Đức Uy gật gật đầu, giọng hắn hết sức bình tĩnh:
- Tôi biết, tôi biết kiếm thuật của chúng nhưng không sao, Lý Quỳnh nàng hày yên lòng, tôi không thể chết bởi tay của chúng đâu.
Lý Quỳnh nhìn vào mặt Lý Đức Uy, cái nhìn của nàng thật là tha thiết, hình như nàng cố tập trung nhãn lực, vận hết sức tàn vào đôi mắt để ghi lấy một hình ảnh thương yêu và nàng bỗng bật cười, giọng cười nghe như tiếng khóc:
- Lý huynh, chàng rán mà đi, rán mà làm tròn nhiệm vu.... Kiếp sau, Đức Uy, kiếp sau em sẽ trả nợ chàng... em đi...
Thân người của nàng vụt nẩy lên...
Tay chân nàng giật mạnh...
Lý Đức Uy hoảng hốt nhìn chăm vào mặt nàng, từ vành môi run run xanh tím của nàng vụt ứa ra hai dòng máu.
Thôi rồi, nàng đã cắn lưỡi quyên sinh.
Thuốc độc ngấm quá lâu, nàng không chờ được nữa, không muốn đến giờ phút cuối cùng vẫn cứ làm vướng víu người yêu.
Lý Đức Uy siết mạnh thân nàng, hắn thấy máu ứ lên buồng ngực.
Đôi mắt thất thần của Lý Quỳnh cứ như dừng đứng lại trên mặt chàng thật lâu, nàng từ từ khép lại và cơn run của nàng cũng im luôn.
Lý Đức Uy bỗng nghe tay mình lạnh ngắt.
Hắn nghiến răng bồng xốc Lý Quỳnh đứng dậy, tia mắt hắn lồng lộn xồng xộc, tia mắt của hắn làm cho Độc Nhãn Long và những tên kiếm sĩ áo vàng đứng trước mặt hắn thụt lùi...
Lý Đức Uy từ từ nhích tới.
Đôi mắt hắn bắn ra như những tia lửa hừng hừng...
Hắn nhích tới sát cây cột đá lớn, hắn với tay giật tấm màn nhung chắn ngang đại sảnh và lót đặt Lý Quỳnh nằm xuống, hắn keo tay chân nàn gxuôi ra ngay ngắn và hắn vùng quay lại.
Sự thương xót người con gái bạc phần đã nung đốt căm thù, lửa căm thù bắn ra ánh mắt.
Ánh mắt đó đà làm cho Độc Nhãn Long rúng động.
Bỗng không, tên tướng giết người không nháy mắt, giết người không gớm tay của Lý Tự Thành nghe hơi lạnh luồn trong xương sống.
Đó là một hiện tượng lạ lùng.
Hắn đã từng mổ bụng móc tim thiên hạ, hắn đã từng ngốn đến những miếng gan người, đã từng dùng hai tay vốc máu địch uống nghe ồng ộc, thế mà bây giờ...
Tia mắt của Lý Đức Uy, tia mắt vì quá xót thương biến thành căm thù bỗng làm cho hắn rùng mình.
Lần thứ nhất trong đời giết chóc, Độc Nhãn Long biết sợ.
Những tên kiếm sĩ áo vàng tái mặt.
Và như một tia sét chớp thình lình giữa trời quang mây tạnh, tia sét thình lình làm cho mọi người cảm nghe như gan ruột trào lên...
Mười mấy tên áo vàng vụt xuôi kiếm cúi đầu...
Thân áo trước của họ bứt ngang.
Không biết họ cúi đầu để nhìn vào cái đường kẻ toàng hoạt nơi bụng họ, hay tại vì những đường dây thần kinh bị đứt thình lình làm cho gân cổ của họ không chịu nổi sức nặng của cái đầu.
Cái đường kẻ trắng toát nơi bụng họ như miệng con cá mập ăn no, nó há miệng ra một lượt, ruột gan và máu cũng ọc ra một lượt.
Mười mấy thây ngươòi gục xuống.
Họ gục xuống cùng một động tác giống nhau, thế nằm của họ giống nhau, vì đường kiếm của Lý Đức Uy đi ngang qua bụng họ giống nhau, không ai hơn ai kém và tuy có trước có sau nhưng vì nhanh quá nên gần như một lượt.
Họ chết thật ngon.
Không một tiếng la, không một cái giẫy.
Không khí vụt như đọng cứng, tất cả những tên áo vàng còn lại y như nín thở, họ không dám nhìn xuống bụng mình, họ chưa bị mũi kiếm liếm ngang nhưng họ vẫn ngán, họ không biết bụng họ đã bắt đầu "toàng hoạt" hay chưa?
Họ đứng trân trân.
Độc Nhãn Long đứng trân trân.
Con mắt một của hắn nhìn thẳng vào mặt Lý Đức Uy? Không, hắn nhìn vào thanh Ngư Trường kiếm và hắn bỗng rùng mình lần nữa.
Không biết hắn thấy cái gì, hắn chỉ ý thức rằng hắn đang thấy và hắn cũng chỉ ý thức thôi chớ không phải là rõ rệt vì bằng vào tiềm thức của bản năng tự vệ, hắn tung mình nhảy dựng lên và ngay khi đó, hắn nghe thân dưới của hắn nhẹ hều.
Hắn rơi xuống đất, hắn chỉ còn khúc thân trên, hai chân của hắn, từ ngang hắn trở xuống văng cách đó gần một trượng.
Ngư trường kiếm chém sắt như bùn chạm vào xương không một tiếng khua!
Hai mươi mấy tên kiếm sĩ áo vàng bây giờ chỉ còn lại mười tên, thanh kiếm họ vẫn nắm chặt trong tay, mắt họ vẫn trợn trừng nhưng hình như họ không nhìn vào khoảng trống...
Vì ánh théo từ nơi tay của Lý Đức Uy nhoáng lên liền sau đó mà họ không nhìn thấy, họ không hay biết.
Ánh thép lướt qua ngực họ, họ vẫn không hay.
Sáu cái thây ngã xuống như hình nộm, không có một phản ứng nào.
Bốn tên còn lại cũng như hình nộm, họ đều chết trân, mắt họ lồi ra nhưng đã thất thần.
Thật là khủng khiếp.
Không phải khủng khiếp vì máu, vì thây người.
Những tên kiếm sĩ áo vàng của Lý Tự Thành là những kẻ từng rửa chân bằng máu, từng uống rượu trên xác chết, từng cười hô hố khi lột trần những cô gái nhà lành bừa trên xác chết ngổn ngang.
Họ không phải là hạng người dễ dàng khủng k hiếp, nhưng bây giờ thì khủng khiếp.
Không phải khủng khiếp vì những đường kiếm quá nhanh của Lý Đức Uy mà là họ đang khủng khiếp vì tia mắt của hắn.
Những con người giận dữ, hồ hồ hộc hộc, lồng lộn như một con thú say máu, cái đó đối với những tên kiếm sĩ áo vàng là chuyện tầm thường, vì chính chúng đã từng điên lên như thế.
Nhưng, một con người khi mà căm hờn đã làm cho họ trở thành bình tĩnh, căm hờn đã dồn lên mắt họ, tia mắt mà đứng cách xa cả trượng vẫn nghe hơi nóng bắn ra, thì quả là khủng khiếp.
Những tên áo vàng khủng khiếp vì sát khí của Lý Đức Uy.
Họ là những kẻ đã mang sẵn trong người một sát khí hừng hừng, họ hiểu hơn ai hết về sát khí, một cây lửa do chất dẫn hỏa quá mạnh bốc lên, những ngọn lửa nho nhỏ, thâm thấp chung quanh đều rạp xuống, vì cây lửa quá mạnh, quá cao làm cho không khí chảy tiêu, những đốm lửa nhỏ chung quanh vì thế mà không bùng lên được nữa, sát khí tầm thường của bọn kiếm sĩ áo vàng bị sát khí của Lý Đức Uy trùm lên, dập mất.
Giá như bình thường, họ gặp Lý Đức Uy trong lúc bình thường, họ vẫn có thể bị hạ, nhưng hạ họ được Lý Đức Uy cũng phải trả lại một giá tương đương, hắn phải tốn nhiều thì giờ mệt nhọc, nhưng bây giờ thì khác, cái chết của Lý Quỳnh đã làm cho sát khí của hắn bốc cao.
Bọn kiếm sĩ áo vàng đã bị hạ vì sát khí của chàng trước khi hắn vung thanh kiếm.
Bốn tên còn lại đứng như chết sững một hồi rồi vùng buông kiếm bò càn ra phía cửa.
Chúng vừa bò vừa té, chống tay chỏi cẳng mà chạy một cách thảm thương.
Lý Đức Uy đứng yên một chỗ, tia mắt hắn dịu dần và dời xuống thi thể của Lý Quỳnh.
Tia mắt hắn đậu lại trên vành môi đã tím nhưng vẫn còn dờn dợn nét cười, hai dòng máu từ khoé miệng nàng ứa ra như muốn đem màu đỏ của nó để tô lên cuộc đời đen tối của nàng cho rạng rỡ...
Lý Đức Uy băng mình một hơi ngoài mười dặm.
Hắn sợ bọn Lạc Kiều Sanh và Lăng Phong gặp trắc trở dọc đường.
Thế nhưng đã hơn mười dặm mà vẫn không thấy bóng có lẽ họ cũng đi nhanh lắm.
Thật là ngoài ý định, hắn không gặp được Lạc Kiều Sanh và Lăng Phong, nhưng hắn lại gặp Bạch La Hán và Triệu Nghê Thường.
Hắn đem chuyện đã cứu được thái tử, Định Vương, và Vĩnh Vương thuật lại...
La Hán thở phào:
- Như thế thì tốt quá rồi, tôi có thể rảnh tay lo chuyện khác.
Lý Đức Uy thừa biết chuyện khác mà La Hán vừa nói là chuyện gì, nên hắn lật đật nói:
- Tại Kinh sư đã có tôi xin phiền anh và Triệu cô nương đi giúp giùm một chuyện.
La Hán nhướng mắt:
- Anh muốn tôi và Nghê Thường đi đâu? Làm chuyện gì?
Lý Đức Uy nói:
- Ngô Tam Quế đã phát đại tang và kéo quân về phạt ngụy. Lạc Kiều Sanh, Lăng Phong đã phò Thái tử,Vĩnh Vương và Định Vương thẳng đến trung quân, tôi chỉ ngại đường xa phát sanh biến cố, và cũng sợ trung quân của Ngô Tam Quế thiếu người ứng biến khi đại sự xảy ra, vì thế tôi nghĩ...
La Hán chận nói:
- Anh muốn tôi và Nghê Thường nhập trung quân bảo hộ Thái Tử và nhị Vương và đông thời tạo thế nội ứng ngoại hiệp với anh khi đến Kinh sư chăng?
Lý Đức Uy gật đầu:
- Đúng rồi, chỉ có như thế mình mới yên tâm. Chỉ có điều sẽ làm cho anh và Triệu cô nương vất vả...
La Hán chắc lưỡi:
- Sao lại có chuyện vất vả hay không vất vả ở đây? Chuyện không thể diên trì, anh trở lại đi, tôi và Nghê Thường phải cấp tốc đuổi theo cho kịp đám Lăng Phong...
La Hán vẫn là La Hán, bất cứ lúc nào hắn vẫn như thế ấy, nói làm là làm, nói đi là đi, nói xong, hắn kẹp thanh Tử kiếm đao và kéo Nghê Thường phi nhanh về hướng bắc.
Lý Đức Uy nhìn theo bóng hai người khuất lần theo dãy núi xanh vùng biên tái, hắn thở phào như vừa trút xong gánh nặng và quay nhanh trở lại...
Lý Đức Uy để cho La Hán và Triệu Nghê Thường ra vùng biên tái, vừa để bảo hộ Thái Tử và nhị Vương mà cũng vừa để giúp Ngô Tam Quế một tay làm thế nội ứng ngoại hiệp với hắn khi nhập kinh sư.
Đó là cách vẹn toàn.
Thế nhưng hắn hãy còn nhiều đối nghịch, hắn còn phải đương đầu.
Đối thủ cũng đang sách hoạch mưu kế nhắm vào hắn mà đối phó.
Đó là chuyện xảy ra ở ngoại thành bắc kinh không xa lắm.
Ngoại thành Bắc Kinh về hướng tây có một toà nhà thật lớn.
Vòng tường chung quanh thật cao, bên trong có nhiều cổ thụ.
Bên dưới, gốc cổ thụ rất thưa, nhưng là vì "cổ thụ" cho nên bên trên tàng rất rậm.
Bên trong vòng tường ngoài toà nhà lớn, đất còn lại mênh mông.
Phía trước, phía sau và hai bên hông ngôi nhà có đủ những thứ của một ngôi nhà cổ, ao sen, thủy tạ, non bộ và vườn hoa.
Rất đẹp và rất rộng.
Nhứt định ngôi nhà đó phải của một chủ nhân nhiều thế lực trong vùng, nếu không phải là nhà quan thì cũng là nhà phú hộ.
Mà nếu là phú hộ thì cũng phải là hạng nứt đố đổ vách, phải là hạng không kém vương hậu.
Thất Cách Cách dẫn bốn cô tỳ nữ thân tín đi vào ngôi nhà đó.
Phía hông tòa nhà có hành lang.
Mút đầu dãy hành lang, gần bên hòn giả sơn cao lớn có một đại hán mang đao.
Hắn mặc chiếc áo gấm thật sang, hắn im lìm như pho tượng gỗ.
Hắn không quay chào Thất Cách Cách, không phải hắn vô lễ, nhưng hiệm vụ của hắn buộc hắn không được quay mặt lại, hắn phải quay lưng vào trong, bên trong có một khung cửa màu hồng.
Thất Cách Cách thản nhiên, nhưng bốn tên tỳ nữ đã tỏ ra khó chịu.
Cánh cửa màu hồng vụt mở, hình như bên trong có thể nhìn thấy bên ngoài.
Một tên đại hán bước ra, cũng lại áo gấm, nhưng tên này vẻ mặt có phần khiêm tốn, hắn vòng tay trước mặt Thất Cách Cách:
- Vương Gia cho thuộc hạ thỉnh Thất Cách Cách vào trong.
Thất Cách Cách lạnh lùng:
- Dẫn đường!
Tên đại hán áo gấm quay vào.
Thất Cách Cách bước theo.
Bốn cô tỳ nữ dừng ngoài cửa.
Bên trong khung cửa màu hồng lại là một hành lang.
Hành lang rất rộng, hai bên có nhiều chậu hoa lan.
Mút trong cùng, phía bên tay trái có cánh cửa ăn thông.
Bên trong cánh cửa ăn thông đó là một gian phòng rộng.
Giữa phòng có một bàn vuông lớn, bên sau bàn vuông đó có một chiếc ghế dài, thứ ghế như trường kỷ có lót nệm nhung màu đỏ, trên ghế có một người ngồi:
Cửu Vương gia Đa Đạc.
Vị Cửu Vương gia Hoàng đệ Mãn Châu.
Hắn ngoài bốn mươi, nhưng hắn rất hồng hào, hắn có chùm râu ngắn lưa thưa, hắn ngồi dựa ngữa vào chiếc ghế rộng như nằm, hai chân hắn mang đôi ủng da đen ngời thật sạch, y như lúc nào cũng được lau chùi, hai chân hắn tréo chồng lên nhau và gát lên bàn.
Hai mắt hắn lim dim, tư thế của hắn rất đáng làm nhân vật lớn.
Chắc hắn không phải ngủ vì nếu ngủ thì đâu cho người thỉnh Thất Cách Cách vào làm chi?
Tên đại hán áo gấm cung kính dừng ngay ngoài cửa rồi thụt mất luôn khi Thất Cách Cách bước vào phòng.
Thất Cách Cách hơi nghiêng mình:
- Phúc Linh điệt nữ xin bái kiến và vấn an cửu thúc.
Đa Đạc nhướng đôi mày rậm trước khi mở mắt và "à à" trước khi mở miệng:
- Phúc Linh Cách Cách đó à, ngồi đi, ngồi đi.
Thất Cách Cách nghiêng mình lần nữa và ngồi xuống chiếc ghế trước bàn.
Chiếu đôi mắt tròn có vẻ âm trầm vào mặt Thất Cách Cách, Đa Đạc nói:
- Phúc Linh đến bao giờ thế?
Thất Cách Cách cung kính:
- Bẩm Cửu thúc, điệt nữ mới đến...
Và nàng ngồi thẳng mình lên, nhưng không ngó thẳng Đa Đạc, nàng hỏi:
- Nhưng nghe nói Cửu thúc có khách?
Đa Đạc bỏ đôi chân xuống khỏi mặt bàn, và gật gật:
- Phải, phải, có khách, có khách...
Và ông ta hỏi lại:
- Sao? Gần đây Phúc Linh có khỏe không?
Thất Cách Cách đáp:
- Đa tạ cửu thúc, nhờ phúc hoàng gia, điệt nữ vẫn khỏe.
Cung cách của hai người, vừa lễ độ mà cũng vừa có vẻ rất khách sáo và có hai điểm khác thường. Thứ nhất, Đa Đạc không gọi cháu mà thường gọi thẳng tên; thứ hai, Thất Cách Cách đáng lý phải nói một câu tuy khách sáo nhưng rất cần thiết quan trường, nhứt là trong hoàng tộc khi được người lớn hơn mình hỏi thăm về sức khỏe, trường hợp như thế đáng lý nàng phải nói:
"Nhờ phúc đưc Cửu thúc", thế nhưng nàng lại nói "nhờ phúc Hoàng gia", không phải điều quan trọng, nhưng bằng vào cung cách thông thường, hình như nàng không ưa vị Cửu thúc này.
Không hiểu vì thấy "không khí" hơi lợn cợn, hay là vì có dụng ý nào khác, Đa Đạc vụt cười:
- Sao thế? Mới không bao lâu không gặp mà Phúc Linh hình như có vẻ khách sáo dữ vậy?
Và không đợi Thất Cách Cách trả lời, ông ta ngồi nhích qua một bên và vỗ vỗ phân nửa chỗ ghế trống của ông ta:
- Sang đây, sang đây, Phúc Linh, sang đây ngồi cho vui...
Thất Cách Cách đứng lên, nàng không bước qua mà nàng lại hỏi:
- Đa tạ Cửu thúc, nếu không có chuyện gì cần lắm thì điệt nữ xin phép trở về.
Đa Đạc lật đật nói:
- Coi, nếu không có chuyện thì ta đâu lại cho gọi Phúc Linh đi xa xôi như thế. Sang đây, sang đây ngồi nói chuyện.
Thất Cách Cách không nói nữa, nàng bước qua ngồi xuống bên khoang trống của chiếc đài.
Nàng ngồi thật thẳng, mắt nàng nhìn tới trước, dáng cách của nàng thật nghiêm trang.
Tia mắta sâu sắc của Đa Đạc lướt thật chậm lên mặt nàng và ông ta hơi cau mày:
- Sao đó PhúcLinh? Sao mà lạnh lùng như thế? Ta đã có gì không phải với Phúc Linh à?
Thất Cách Cách mỉm cười:
- Thưa không, sao cửu thúc lại hỏi thế? Đừng nói cửu thúc không có gì không phải, giả như có gì không phải đi nữa, điệt nữ lại dám để tâm đối với bậc cha chú như thế hay sao?
Cái cười của nàng làm cho mặt của Đa Đạc dãn ra, ông ta vỗ vai nàng:
- Ừ, như vậy mới phải chứ, ta hằng mong nhớ Phúc Linh, gặp ta Phúc Linh phải cười vui mới được chớ...
Miệng ông ta nói mà tay cũng không chịu nằm không, ông ta vỗ nhẹ trên vai nàng và để bàn tay tuột xuống cánh tay nàng chớ không chịu bỏ ra...
Thất Cách Cách nhính qua một bên và đứng dậy:
- Cửu thúc, chẳng hay cửu thúc cho gọi điệt nữ đến đây có chuyện chi?
Nàng nói bằng một giọng thật nghiêm, và nét mặt nàng còn nghiêm hơn nữa.
Đa Đạc hơi khựng lại, vành môi mỏng mỏng cũng mím lại như cười:
- Phúc Linh, tahỏi, chẳng hay Phúc Linh có biết đoàn quân nhập Trung nguyên, bất cứ ai cũng răm rắp tuân theo lịnh của ta không chớ?
Thất Cách Cách trả lời nhưng vẫn không nhìn mặt ông ta:
- Thưc biết, điệt nữ rất biết, chẳng những biết rằng bất cứ ai ai cũng đều nghe theo mà còn biết trong tay của cửu thúc có đại quyền sanh sát nữa.
Đa Đạc cười ha hả:
- Hay, thật không ngờ Phúc Linh lại biết rành như thế!
Thất Cách Cách nói:
- Nếu cửu thúc không có chuyện gì khác nữa thì điệt nữ không dám làm mất thì giờ.
Đa Đạc gật gật:
- Tốt, biết như thế là tốt và Phúc Linh cũng cần biết rằng với tư cách Cửu Vương gia thụ mệnh viễn chinh, ta có quyền năng đưa một con người lên tột đỉnh vinh hoa và cũng có đủ sức hủy diệt bất cứ người nào.
Thất Cách Cách gật đầu:
- Vâng, điệt nữ cũng biết và đó là thực tế.
Đa Đạc cười khà khà:
- Thế thì Phúc Linh có sợ không?
Đôi mày của Thất Cách Cách như dửng lên:
- Thật không dám giấu Cửu thúc, điệt nữ đã thụ mạng viễn c hinh thì điệt nữ đã gác vấn đề sống chết ra ngoài.
Đa Đạc ngồi thẳng mình lên:
- Như vậy thì gan của Phúc Linh to hơn gan người khác đó.
Thất Cách Cách nói:
- Không phải thế, nhưng chắc Cửu thúc thừa biết rằng Cửu thúc là hàng cha chú của điệt nữ.
Đa Đạc nói:
- Ta biết và ta còn biết hơn nữa là dòng họ xa lắm chớ không phải còn gần.
Thất Cách Cách đáp:
- Cứ cho rằng xa hơn chỗ mà Cửu thúc biết đi nữa, điệt nữ vẫn gọi Cửu thúc là cha chú.
Đa Đạc cười, giọng cười khà khà khề khề nghe thật là khó chịu, ông ta cười hơi lâu và hỏi:
- Có lẽ đối với gã tiểu tử họ Lý của Trung nguyên, Phúc Linh vẫn khó quên?
Thất Cách Cách nói:
- Cửu thúc, Cửu thúc đưa vấn đề đi đã quá xa rồi, tiểu điệt nữ nghĩ rằng Cửu thúc gọi điệt nữ đến đây bàn về công sự.
Đa Đạc nói:
- Có ngay, bây giờ bàn về công sự đây.
Thất Cách Cách nói:
- Điệt nữ xin nghe.
Đa Đạc lại "khà khà":
- Sao? Nghe nói gã tiểu tử họ Lý cũng đã đến Bắc Kinh rồi phải không?
Thất Cách Cách đáp:
- Vâng, đã đến rồi.
Đa Đạc tái mặt:
- Thảo nào... Phúc Linh hãy dập cái hy vọng trong lòng đi, lần trước, ta cóthể trả Phúc Linh trở về, lần này ta còn có nhiều quyền hạn.
Thất Cách Cách thản nhiên:
- Điều đó điệt nữ biết, vừa rồi điệt nữ đã chẳng nói thế sao? Điệt nữ biết nhiều quyền hạn của Cửu thúc hơn ai hết.
Đạ Đạc vụt đứng lên, ông ta nhích tới và dịu giọng:
- Phúc Linh, ta biết vì câu chuyện ngày trước nên PhúcLinh hờn ta, thật ra thì nếu bình tâm suy nghĩ, Phúc Linh còn nên cảm ơn ta, nếu ta không làm thế...
Thất Cách Cách nói:
- Cửu thúc, điệt nữ đã nói, bất cứ việc gì về Cửu thúc, điệt nữ cũng đều biết rất rõ ràng.
Đa Đạc nhích thêm lần bước nữa:
- Thế nhưng có một việc mà Phúc Linh không biết là bao nhiêu năm nay, ta nghĩ rất nhiều về Phúc Linh, chính chuyến xuất sư này là cũng đã hết lòng bảo cử Phúc Linh, ta thương yêu Phúc Linh thì Phúc Linh cũng nên nghĩ đến ta, nay mai đây, khi đại binh đã nhập quan, chúng ta muốn chi có nấy, cuộc đời chúng ta tại Trung nguyên...
Miệng thì nói, tay ông ta lại nhè nhẹ đưa về phía vai nàng.
Thất Cách Cách quay phắt lại:
- Cửu thúc, điệt nữ Phúc Linh tôn kính cửu thúc là bậc trưởng bối, xin Cửu thúc hãy nên tự trọng.
Đa Đạc đỏ mặt, và kế đó là xuống màu xanh, ông ta cười gằn:
- Phúc Linh, hình như nàng không biết cái dốc tâm nâng đỡ của ta.
Ông ta quay phắt trở lại ngồi xuống sau bàn bằng vẻ mặt xạm xanh và thò vào hộc tủ lấy ra một cuộn giấy ném về phía Thất Cách Cách, ông ta nói mà không thèm nhìn vào mặt nàng:
- Coi trong đó.
Thất Cách Cách thản nhiên nhặt lấy cuộn giấy mở ra xem và nói một cách thản nhiên:
- Điệt nữ biết và sẽ thi hành ngay.
Đa Đạc nói:
- Ta nói trước, nếu công việc mà bị tiết lộ thì người chấp hành phải chịu trách nhiệm.
Thất Cách Cách nói:
- Cửu thúc yên lòng.
Đa Đạc gật đầu:
- Tốt.
Thất Cách Cách hơi nghiêng mình và quay bước trở ra.