Liên Mạng VietNam || GiaiTri.com | GiaiTriLove.com | GiaiTriChat.com | LoiNhac.com Đăng Nhập | Gia Nhập
Tìm kiếm: Tựa truyện Tác giả Cả hai

   Tìm theo mẫu tự: # A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z Danh sách tác giả    Truyện đã lưu lại (0
Home >> Truyện Ngắn >> Đường Về Quê Mẹ

  Cùng một tác giả


  Tìm truyện theo thể loại

  Tìm kiếm

Xin điền tựa đề hoặc tác giả cần tìm vào ô này

  Liệt kê truyện theo chủ đề

  Liệt kê truyện theo tác giả
Số lần xem: 449 |  Bình chọn:   |    Lưu lại   ||     Khổ chữ: [ 1, 2, 3

Đường Về Quê Mẹ
Nguyễn Thị Long An

Đã ba ngày qua, giấc ngủ trái giờ chưa quen, đêm thức trắng ngày ngủ triền miên cho tới lúc mặt trời xuống tận chân trời, tôi đang tập lần cho mình có được giấc ngủ bình thường như mọi người ở đây, vậy mà đêm nay cũng tỉnh giấc giữa lúc cả nhà đang say sưa trong hơi thở.

 

Ánh sáng mù mờ tỏa ra từ ngọn đèn nhỏ áp sát tường soi mơ hồ bốn bên căn phòng gần đầy đủ tiện nghi của người chú dành cho đứa cháu thân thương từ phương xa mới về. Nằm yên trên giường rộng, mắt mở lớn dòm trần nhà xuyên qua nóc mùng lưới, bốn cánh quạt xoay vù vù hòa với tiếng muỗi kêu vo ve xa xa trong hóc kẹt, thêm những tiếng động đâu đó thỉnh thoảng dội lại. Đồng hồ dưới nhà gỏ lên ba lần ngân dài trong khoảng không gian im vắng, thầm nghĩ có thể đêm mai mình sẽ tròn giấc hơn. Nhắm mắt cố gắng ngủ tiếp, nhưng thần trí tỉnh táo lạ lùng, tôi ngồi bật dậy nhẹ nhàng bước xuống khỏi giường, mở cửa bước ra ngoài.

 

Tựa người vào lan can của bao lơn, một chút hơi sương mát mát dịu dàng cuối đêm phả vào mặt vào cổ. Vòm trời trong đen rải rác mấy ngôi sao nhỏ lạc lõng, nhấp nháy từng tia sáng bơ vợ Ngọn gió nhẹ từ một hướng xa xôi nào thổi tới, lay động ngọn cây, đùa mớ tóc phủ xuống che gần hết nửa mặt, mặc nhiên cảm nhận chút dễ chịu len nhẹ trong hồn và không khí oi nồng đang lắng xuống của đêm hè về sáng. Vài chiếc lá khô của một ngọn cây sát góc nhà, tách mình rời cành rơi xuyên qua từng chòm lá xanh, bay vèo xuống mặt hẽm tối đen.

 

Mùa nắng ở đây nóng bức mường tượng cái nóng ở xứ "cao bồi" của nước Mỹ, nơi chốn tôi lớn lên và đã hấp thụ những thứ văn minh vật chất hơn hai mươi năm.

 

Trên lầu cao, dòm bao quát khoảng không gian trước mắt, phai tàn một vài hình ảnh quen thuộc ngày xưa. Những nóc nhà chen chúc dầy đặc, cái thấp cái cao, nóc xam xám, đen đen mập mờ giữa sương mù, không thể nhận biết nơi nào, vùng nào của thành phố với sự đổi thaỵ Xa xa từ khung cửa nhỏ nào đó gần bên mái, tỏa ra những vệt sáng lợt lạt, dường như có mùi khói bốc từ củi lửa trong lò và mùi mốc meo còn lại của thời gian trước. Mùi hăng hăng trong không khí len lén đi vào cảm giác ngất ngưởng vờn lên thưở xa xưa và khuấy động nỗi cô đơn trong tâm thức như thúc giục nhớ tới một bóng đen lớn úp chụp xuống đời mình, lao đao ngập hồn với sự côi cút từ tuổi ấu thơ...

 

"... Một tỉnh lỵ xa xôi, miền cao nguyên đất đỏ bụi mù. Ngoài đường rần rần người di tản, trong nhà mẹ ngồi chóng tay lên bàn bất động, dường như đang suy nghĩ điều gì? Tiếng súng mỗi lúc một nhiều và gần thêm. Ba từ đơn vị trở về theo sau là chú lính cận vệ quen thuộc. Mẹ vội vàng vào phòng trong, ôm ra bọc quần áo và phong thơ trao cho chú lính, hối tôi thay áo quần theo chú lính di tản trước. Tôi vùng vằn, bật khóc, không muốn đi, nắm áo mẹ trì kéo. Mẹ gỡ tay rồi dỗ dành giọng nghẹn ngào giữa hai hàng nước mắt:

- Con theo chú Bổn về Sàigòn ở với bác Hai trước, cho ba mẹ yên lòng, vài tuần nữa ba mẹ sẽ về sau, không có con ba mẹ dễ dàng lo liệu.

Từ phòng thay áo trở ra chưa kịp nói lời nào, ba đã vội vàng nắm tay tôi lôi đi ra ngõ như trốn chạy, gấp rút đẫy lên chiếc xe "Jeep" đậu sẵn, thúc dục chú lính lái xe ra phi trường. Ấm ức trong lòng không giải bài được, chưa từ giả mẹ, chưa được mẹ Ôm vào lòng như những bận trước phải đi xạ Nước mắt đầy tròng, quay mặt phía sau, dòm qua lớp bụi mù dáng mẹ lung linh bên khung cửa đứng ngóng theo. Hình ảnh mẹ khuất sau khúc quanh, cụm thông già che mất mấy dãy nhà tôn trắng, không còn thấy mẹ tôi đành xoay mình lại phía trước ngó con đường đá đỏ ngoằn ngoèo, có những chiếc xe chạy hối hả vô duyên quậy lên những vần bụi đỏ tấp vào đầu tóc áo quần và luồn trong hơi thở. Không khí trong xe im lặng và cảm thấy có chuyện quan trọng, nhưng trong lòng còn tư tưởng đến sự trở về muốn cầu cứu cha nhưng khuôn mặt trang nghiêm rắn rỏi pha chút xót xa ẩn kín trong đôi mắt có màng nước mong mỏng quanh tròng, tôi đành nuốt xuống sự mong muốn, cúi đầu khóc thầm với sự chia ly vội vã.

Chú Bổn ẫm tôi chạy nhanh lên thang của chiếc vận tải cơ C 130. Không còn chỗ ngồi tôi phải ngồi trên mình chú Bổn. Tiếng nổ của máy ầm ầm, phi cơ rời phi trường chạy một đường dài rồi cất lên cao đảo vòng trở lại, tôi chòm qua khung cửa nhỏ dáng cha đứng yên lặng nhỏ xíu, và mờ lần dưới sân bay cạnh bên rừng cây dầy đặc.

Ở gia đình bác, đều đặn mỗi ngày cắp sách tới trường, siêng năng, cố gắng học hành hầu quên lảng nỗi buồn đơn độc. Sự mong đợi mẹ cha, sự ước vọng sum họp cũng lần trôi theo ngày tháng mõi mòn, mường tượng sự mong ngóng đó ngàn năm sẽ không hề lai vãng, và thứ hạnh phúc nhỏ nhoi bên cha mẹ bình thường hạn hẹp khẩn cầu không hề thấy tới. Một ngày về học, bỗng nhiên bác Hai gái ôm tôi vào lòng nói trong tiếng khóc: "Thảo ơi! Ba mẹ con chết hết rồi". Tôi ngơ ngác, không biết nổi, không đo lường được sự chết chóc ra sao, đứng im lặng với hai hàng nước mắt chảy ròng ròng. Cả nhà buồn bã, thương cảm và xót xa mỗi khi thấy tôi đứng thơ thẩn trước sân nhà, mặt đăm chiêu nghiêng về hướng có những tiếng súng nổ ì ầm xa xôi. Lần lần tôi hiểu và biết được rõ ràng hơn ba mẹ tôi không còn trên thế gian, hai người đã thành cát bụi, linh hồn bay về đất khác do lửa hồng, súng đạn của chiến tranh. Vĩnh viễn không còn thấy lại gặp lại hai người thân yêu. Hình ảnh cuối cùng gờn gợn lên trong trí, căn nhà nơi trại gia binh và sân bay bên cánh rừng đầy dẫy người di tản. Trong gia đình bác mọi người thương yêu chiều chuộng tôi hơn, nhứt là bác Hai lo lắng và coi tôi như con ruột để bù đắp nỗi bất hạnh của đứa cháu còn quá nhỏ...

Nỗi đau buồn tang tóc chưa nguôi, tai họa dữ dội khác trút xuống thành phố và nguyên cả miền Nam mà mọi người đang sống êm đềm hạnh phúc. Hàng loạt súng nổ rất gần giữa đêm khuya, xa hơn đại bác rền rĩ, càng lâu càng nghe dữ dội bốn bề. Từ ngoại ô, từ nơi nào đó đạn pháo kích bay vút lướt trên những nóc nhà, đổ xuống vùng nầy, góc kia, lửa đỏ lan tràn. Một lần nữa phải rời bỏ chút kỷ niệm ngắn ngủi nơi học đường nơi thành phố ngựa xe, cùng gia đình bác di tản. Lại phải ra đi lần nữa, sang một đất nước xa lạ, không biết sẽ tới đâu, ra sao những ngày kế tiếp... "

Mọi việc đã qua rồi rất lâu, hình ảnh tan tác đã bay vèo mất hút và bây giờ ở đây giữa lòng đất cũ dường như tôi còn nghe mơ hồ, tiếng xe chạy rộn ràng hòa với tiếng đạn nổ. Những đống binh phục hiển hiện bên lề đường, ngập đầy các góc phố, hình dáng những người lính chỉ còn chiếc quần đùi trên người trốn chạy mãi mãi còn ấn sâu trong trí nhớ.

Đứng bên hành lang một lúc chân đã bắt đầu mỏi, tôi đi lần về phía sân thượng. Ngồi lên băng đá đưa mắt lướt qua bốn bề mênh mong. Từng vũng tối, sáng kế tiếp xen kẽ rộng lớn, dòm sâu vào những nơi không có ánh sáng đó, tìm kiếm nguyên do, nhưng sự tìm tòi không lâu, vụt hiểu ra những vùng tối đen là những nơi bị "cúp điện".

Đầu hẽm bây giờ đã có bóng người, chị bán phở đang nhóm bếp hâm nồi nước lèo. Ánh lửa bập bùng soi rọi những chiếc ghế đẩu kê chung quanh cái bàn cây cũ kỷ gá nhờ vào bức tường phía trên của căn nhà họ đang nấu sữa đậu nành, tiếng rang đậu rào rào vang động như tiếng mưa rơi trên mái tôn và những luồng khói trong lò bay tỏa khắp các khu nhà lân cận. Lần lượt những món hàng ăn sáng khác, được mang ra bày biện mọi chỗ ở đầu hẽm. Mọi người ở đất nước nầy sanh phương bằng những cách buôn bán nhỏ nhoi, nồi chè, nồi cháo, tràn bánh hay những nghề lao động - gánh gồng, đạp xe ba bánh, phu xích lô - để tìm cái sống qua ngày.

Chân trời phương đông hừng lên dãy sáng dài. Ngôi sao hôm, sừng sững sáng rực phía trên cao. Uể oải, trở vào phòng lên giường, giấc ngủ chập chờn trở lại giữa sự huyên náo của đầu ngày. Bỗng một thứ âm thanh từ xa văng vẳng xoáy vào đầu óc, lối gỏ nhịp dòn tan sành sỏi của hai thanh tre nhỏ "lắc cắc cụp, lắc cắc cụp, cắc cụp, cắc cụp" mỗi lúc một gần thêm, tiếng rao mì mà lâu lắm tôi chưa hề được nghe ở phía bên kia trời.


* * * * *
Chiếc "Honda dame" hai bánh nổ dòn trước nhà, tôi leo lên ngồi "chàng hảng" phía sau yên xe của cô em họ. Hằng cho xe lao ra khỏi hẽm, chạy chầm chậm sát lề ngược chiều, chờ khoảng trống để đâm thẳng qua phía chiều bên kia.


Lao lách giữa rừng xe gắn máy, san sát, kè nhau trong gang tấc. Một chiếc gắn máy từ sau ủi tới chặn trước đầu xe rồi lòn qua bên trái, tôi hết hồn bấu chặt hai tay vào phía trước bụng cô em. Hằng vẫn băng băng phóng tới, được một đoạn ngắn, hai tay tôi càng bấu chặt hơn vào người Hằng để kềm thân thể mình vững vàng. Nhiều tiếng máy nổ khác nhau ồn ào vang rền bên tai. Lần đầu tiên ngồi xe hai bánh chạy vun vút, lách qua bên nầy, lượn qua bên kia giữa khoảng đường nhiều thứ xe, không trật tự, tôi nín thở, muốn biểu Hằng quay về, nhưng chút tự ái của người ở từ một nước văn minh tột cùng bắt tôi im lặng. Mặt đường có nhiều lỗ bể lớn, bánh xe lọt xuống nhảy lên nhiều bận. Từ nãy giờ thế ngồi của tôi bị chệch một bên, chưa biết làm sao sửa lại, thì lại lọt xuống và hất lên với lỗ đường quái ác khác. Tôi chưa dám nhít người, chưa dám động đậy khi bánh xe còn lăn tròn trên mặt lộ và còn hàng hàng lớp lớp những chiếc xe honda xấn tới vây quanh.

Nắng hè gay gắt chiếu trên tóc, trên vai, trên cổ. Sự nóng rát bắt đầu, mồ hôi tuôn từng dòng từ mặt xuống cổ. Nhiều đoạn đường đã chạy qua, dường như đã quen với những chiếc xe song song sát bên mình và sự hỗn độn trên những con đường bể nát. Cơn lốc hãi sợ dịu xuống, bây giờ mới cảm thấy đôi mắt cay cay mù mờ bởi mớ bụi dấy lên, nhè nhẹ rút một tay lên dụi mắt, một lằn nước đen đen quét dài trên mu bàn taỵ Dòm sang chiều đối diện, có những bà, những cô che mặt như mang mặt nạ sát thủ, che luôn hai tay bằng chiếc găng dài từ bàn tay đến khuỷu, nghĩ mình chưa có chút kinh nghiệm nào về sự di chuyển bằng xe Honda ở đây.

Hằng đã đưa tôi di hành khắp nẽo trong thành phố, từ những nơi đông đúc nhứt tới những chỗ hẻo lánh ngoại ô . Khuôn mặt đời quen thuộc bây giờ biến thành kẻ lạ. Ngồi trên xe không nhận định được phương hướng, tôi mặc kệ Hằng muốn mang tôi đến nơi nào cũng được. Những dãy nhà cũ đã phá bỏ, xây lên những cái mới, có lầu cao, khang trang xinh xắn, nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy bất ổn, cứ ngỡ mình đang đi đến nơi chốn nào, một đất nước khác. Nhà cửa, hàng quán, san sát choáng ngập, thay thế những hàng cây cao bóng mát ngày xưa nhiều lần tôi đi bộ dọc dài từ nhà bác đến nhà bạn, thường khi núp nắng hoặc ẩn trốn dưới đám mưa mây. Tôi không còn nhận ra một quen biết nào trong tâm tưởng sau mấy tiếng đồng hồ quan sát thành phố.

Hai bánh xe của Hằng vẫn lăn đều trên mặt đường, tôi buâng khuâng tự hỏi, mình đi quan sát gì, đi tìm gì trên những chỗ đổi dời, ngày trở về với cuộc hành trình vô bổ mà tốc độ từ đầu dốc của hiện tại nầy từ từ tuột thẳng xuống đáy vực trong tương lai. Những biến cố của đời đã tạo nên, không can đảm đương đầu đã băng mình chạy đi trước những tiếng kêu cứu mất còn vừa dấy lên trên mảnh đất an bình. Và bây giờ trở về như con thú bị thương kiệt sức oằn mình phủ phục trước thợ săn... Đi ngang qua ngôi trường mang tên một nhà bác học, cũng nhà cửa, hàng quán che khuất, ngôi trường lùi vào phía trong ẩn dật, khiêm tốn cũng như tên trường đã thay vào một tên khác. Tôi quay đầu tìm kiếm cổng ra vào những không thấy chỉ thấy trên chóp cao mái ngói rêu phong và chút tường vôi loang lở. Đột nhiên nhớ da diết những ngày theo bác với các anh các chị trên chiếc xe "Jeep" mỗi ngày đưa lũ chúng tôi đi học. Không phải một ngôi trường học nầy mà tất cả các thứ khác cũng đã đổi thaỵ Lạ một điều, những khách sạn, những căn nhà mới rất nhiều, nhưng chưa hề thấy một ngôi trường mới nào được dựng thêm. Tôi thở dài bởi trong lòng ngao ngán với nhiều đổi thay vô dụng. Chớp mắt lắc mạnh đầu để xua đi những ám ảnh làm đôi mắt cay xè rưng rưng muốn khóc. Liếc thấy những người qua lại chăm chăm dòm mình biết họ tò mò ngắm nghía, có thể vì bộ quần áo ngoại quốc và dáng vóc khác lạ.

Nắng chiều vàng hoe nhảy nhót trên những nóc nhà cao, chiếu xuống những con đường luôn luôn không ngớt có hàng hàng lớp lớp xe đạp, xe Honda, vội vã hấp tấp ngược xuôi dưới sức nóng thiêu đốt của mặt trời hè.. Tôi đã mệt nhoài và đói bụng, mặc kệ không còn muốn dòm ngó nữa, tất cả mọi chỗ gần như giống nhau dưới đôi mắt đầy bụi đường lẫn với mồ hôi chảy đầy mặt mũi.


* * * * *
Chú, thím và các em đã ùa xuống nước. Tôi ngồi trên bãi dòm ra khơi, nghe bọt sóng tan lao xao giữa vòm trời mênh mong. Những tàu, ghe đánh cá nhấp nhô ngoài xa, khơi dậy trong tôi ngày nào xa thật xa trên chiếc tàu đầy người, trong đêm có vô số vì sao chiếu trên vùng trời đen nhánh. Những nỗi lo sợ, băn khoăn, ray rức về sự sống và cái chết của hàng ngàn người loay hoay như mấy con dã tràng trên bãi cát trắng phau. Tiếng cầu kinh rì rầm vọng âm vào tiếng sóng vỗ quanh thành tàu... Mường tượng như có những xác người bị đắm tàu trôi dạt trong lòng biển ngày xưa, những ngọn sóng lớn bạc đầu trắng xóa giận dữ thi nhau nhận chìm những xác người, hiện đang cuồn cuộn lướt vào bờ vỗ ầm ì giữa ghềnh đá. Bây giờ, một mình ngơ ngáo ngồi đây dòm quanh quất chạnh lòng nhớ ba mẹ tôi vô vàn, đành bó tay không thể tìm đâu ra hai mảnh hài cốt chôn vùi thất lạc trên vùng đất cao nguyên.


Thoạt thấy hình dáng ốm nhom của người chú lững thững bước đi xiêu vẹo trên mặt cát. Chú tuy ở thành phố, làm việc đầu tắt mặt tối mới nuôi nổi mấy đứa con và có được ngôi nhà kha khá như vậy thì những cuộc vui chơi những hưởng thụ chung quanh chú đành không nghĩ tới. Tự biết cuộc sống ở đây thật khắc khổ, thật vất vả mới tìm ra được đồng tiền. Lòng thầm ray rức, muốn giúp đở mọi người thân nhưng ngoài tầm tay với, ngoài sức của mình. Nghe mấy đứa em nói với nhau "Lần đầu tiên mới biết biển". Thật tội nghiệp, từ nhà tới bờ biển không xa mấy mà suốt cuộc đời, nếu không có dịp trở về của tôi thì có thể cả nhà chú và các em không hề đặt chân tới nơi nầy.

Vòm trời đang trong sáng bỗng tối sầm. Mây đen từ phía cuối trời kéo lên. Gió bắt đầu thổi mạnh hơn, sóng biển chòm lớn hơn. Chú, thím và các em ùa lên khỏi bờ, tắm rửa ra xe trở về. Người tài xế cho xe rời khỏi bãi đậu thì trận mưa trút xuống, xe lăn bánh thật chậm lần ra khỏi tỉnh Vũng Tàu dưới màn nước trắng đục mù mờ.


* * * * *
Chiếc xe đò ì ạch lăn trên mặt lộ. Đường về quê ngoại không còn thấy đôi bờ ruộng lúa mênh mông, không còn thấy những bụi tre già, những đoàn mục tử trên lưng trâu, những đám người lom khom cấy hay gặt lúa trên mặt ruộng.


Cũng nhà nhà, quán quán dọc dài theo quốc lộ, chắn ngang tầm mắt, tôi không còn phân biệt được những địa danh nhỏ ngày xưa nhiều lần theo mẹ về thăm quê ngoại. Nơi chốn quen thuộc gần như xóa sạch, không thể ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường đành ngồi dựa vào lưng ghế hình dung ngôi nhà ngoại và vuông vườn cây ăn trái, ngỏ ra vào có hàng sua đủa cao lêu nghêu, có những cây me đậu phọng bên dãy rào bông bụp, hình ảnh mấy dì và cậu út tất cả mơ hồ lung linh trong trí và bức thư sáu tháng trước bỗng hiện lên đậm nét những dòng chữ báo tin ngoại mất. Tôi mơ màng như vậy cho tới khi tiếng ồn ào và giựt mình vì một cái giặc mạnh khi xe de vào bến đậu. Theo hành khách xuống xe, chân bước khỏi xe vài bước ngơ ngác kiếm tìm giữa bến xe xa lạ chiếc xe lam - theo như lời chỉ dẫn của chú - có thể đưa mình về làng quệ Không thấy bản treo, không thấy chữ ghi địa danh nơi xe đến. Vài chiếc góc nầy, vài chiếc góc kia, không thể biết được xe nào mình có thể đi. Bối rối ngó quanh quất chưa biết hỏi ai, bỗng một bà già đến gần nói:

- Cháu muốn kiếm xe về Cầu Vàm hả?

Ngạc nhiên nhưng vẫn gật đầu, tự nghĩ bà già nầy chắc có sự thần giao cách cảm.Thộn mặt suy nghĩ chưa tìm được nguyên do sự đoán đúng của bà già, lại nghe bà nói tiếp:

- Bà cũng đi về gần đó, theo bà đến bến xe đậu ngoài kia. Bước đi sau lưng bà ra khỏi bến, đi hết con đường rồi quẹo sang phải một chiếc xe lam, máy đang nổ nhiều hành khách ngồi đầy trên băng. Lặng lẽ leo ngồi kế bên bà già như hai bà cháu. Người tài xế cho xe chạy. Trong lòng có chút áy náy khi chợt thấy những người ngồi trên dãy băng đối diện, dòm mình chăm bẳm, quan sát từ chân lên tới đầu, tưởng như một cái gì khác lạ trước mắt.

Giả đò không biết, ngóng ra khoảng trời trên cao. Chiếc xe rời khỏi tỉnh một thôi đường thì bắt đầu trồi lên hụp xuống giữa hai hàng dương liễu bị róc hết cành lèo tèo trên cao vài ba nhánh nhỏ héo úa vàng nghếnh chỉa ngọn lên trời. Hết đoạn đường nhựa bể nát nghèo nàn, xe quẹo sang con lộ nhiều bùn đen lẫn với bụi đỏ. Nghĩ tới cơn mưa bất ngờ xe sẽ không di chuyển được. Ngó lên khung trời xanh không gợn mây, lòng bớt lo ngại với khoảng đường dài mười hai cây số. Con đường dài đủ ghi nhận cảnh vật xung quanh, in đậm vào võng mô từng cụm cây, vườn chuối bên cạnh hàng dừa nước ven sông, từng con rạch nhỏ uốn cong chạy qua cánh đồng luồn vào thôn xóm.

Bà già ngồi cạnh bên như một nắm chắc, một cái phao để yên lòng hướng theo ngõ về ngập tràn bóng nắng. Ngồi sát bên bà như đứa cháu nhỏ, cánh tay bà xuôi theo chân tạo thế ngồi thong thả. Cái khăn xéo trên đầu, hai chéo buộc vòng xuống cổ, hình ảnh đó gợi nhớ trong tôi da diết người bà đã khuất, tự nhiên muốn kêu lên hai tiếng "ngoại ơi! " thật lớn. Những ngày nghỉ học về thăm, không có mấy dì và cậu út ở nhà, bà ra đón chúng tôi tận ngoài đầu bờ cái - gió mưa làm mặt đất lầy lội - bà cõng tôi trên lưng đi nghiêng ngả trên những đám bùn trơn trợt. Những lần mẹ về, không có tôi theo, lúc mẹ trở lên bà gởi cho đứa cháu ngoại mọi thứ trái cây vườn nhà. Hai mươi năm vật vờ nơi đất khách, không hề thấy mặt ngoại, không thể hình dung được hình dáng bà lúc tuổi đã về chiều, chỉ còn nhớ mang máng mặt bà lúc còn trẻ, trí óc non nớt chưa nhận biết được những đường nét nào quen thuộc đặc biệt trên khuôn mặt. Bây giờ thân thể người đã rã tan dưới huyệt lạnh, đâu còn thấy lại người bà thân yêu thưở trước. Thở dài, quay sang bà già bên cạnh, bắt gặp bà đang dòm tôi chăm chú, trong đôi mắt có một chút gì đó thật gần gũi thật thiết thạ Giọng nói bà thoảng bên tai:

- Cháu là người ở xa về phải không?

Tôi hơi luống cuống, nửa muốn gật đầu, nửa muốn chối từ. Trước khi ra đi đã mượn áo quần của Hằng mặc cải trang vậy mà cũng có người nhìn ra được. Cuối cùng không thể chối tôi gật đầu, lại nghe bà nói tiếp:

- Bây giờ cũng còn sớm, đừng ở lại, cố gắng trở về thành phố trước khi trời tối.

Vâng dạ, nhưng quả thật trong lòng đã nghĩ, không thể trở về được trong ngày, dẫu sao tôi phải ở lại với dì với cậu một hai hôm.

Nắng nửa chiều e ấp chiếu xuống mặt ruộng loang loáng nước, dàn trải trên những ngọn cau sau dãy nhà ai và phủ xuống lũy tre già ven xóm. Ngoài cánh đồng xa mấy đứa mục đồng trên lưng trâu như những chấm đen lớn đang di động nhẹ nhàng theo bờ ruộng. Ở đây, tôi mới thấy được cánh đồng xanh thẳm và những hoạt cảnh còn sót lại thưở xưa. Người tài xế cho xe ngừng, hành khách và bà già bước xuống xe. Trước khi rời chỗ bà vỗ nhẹ vào cánh tay tôi như thầm nhắc nhở nhớ lời dặn dò. Cúi đầu chào bà, dòm theo dáng đi nhanh nhẹ, xấn vào lùm cây gần đó mất hút. Xe chạy.

Trong xe còn lại một vài người, băng ghế trống rỗng, tôi quay mặt ra phía trước, khoản cách không xa, cây Giáng hương cao nghệu sừng sửng già nua, làm điểm nhớ đầu bờ cái mà ngày xưa tôi thường ngồi dưới đó chờ người nhà ngoại ra đón.

Xuống xe, men theo lối mòn trên bờ đất với hai hàng cỏ mọc xanh um. Tôi bỡ ngỡ đứng khựng lại, không hiểu nên rẽ lối nào ráng nhớ, nhưng tâm trí mù mờ không định được phương hướng. Dòm quanh quất không có một vật gì, một dấu vết nào để dễ dàng tìm được nơi chốn mà tôi muốn tới. Tiếng gà gáy nơi nào thật xa vẳng lại, ầu ơ... điệu hát đưa em từ căn nhà ai đưa ra não nuột, Phân vân trước mấy ngả đường, đành bước vào căn nhà phía ven cây gần nhứt hỏi thăm. Cửa ngõ khép hờ, trong sân dưới tàn cây một người đàn ông đang ngồi chẻ lạt. Lại một lần nữa bối rối, đầu óc mù mịt không biết tên ngoại, chỉ còn nhớ tên dì ba em kế của mẹ mà thôi. Ông nhìn tôi từ đầu đến chân, ý chừng như quan sát người đối diện, mới chịu trả lời:

- Chị ba Sen hả? Cô là cháu chị ba ? Để tôi biểu con nhỏ tôi dắt cô đi.

Ông kêu vọng vào trong nhà, có tiếng dạ lớn, một cô bé khoảng mười tuổi bước ra sân ngó tôi không nháy mắt. Giọng ông ngọt ngào nói với con gái:

- Tầm à, dắt cô nầy đến nhà bà ba Sen, nha con".

Đứa con gái không nói không rằng, đi ra ngõ, tôi vội vàng cám ơn và cuối đầu chào ông ta và đi mau theo đứa nhỏ.

Đi loanh quanh mấy con bờ cặp theo xóm, tôi đến trước ngôi nhà lá một căn một chái lụp xụp xác xơ, đàng sau là con rạch nhỏ với những bụi dừa nước, tàu lá đan nhau. Bước chân của hai người vừa trờ tới, từ trong nhà vọng ra sân tiếng chó sủa gâu gâu. Đến cửa dòm vào không thấy ai chỉ có vài món đồ vật cũ kỹ, một cái bàn dài với sáu cái ghế loại cây thường kê giữa nhà, phía sau sát vách buồng là bàn thờ, lư hương và hai chân đèn bằng cây đã ngả màu đen, đáng kể hơn hết bộ ván gỏ bóng láng bên tay phải kê sát vách. Lòng tôi chợt nhói đau và đứng lại ngay giữa cửa. Con bé gái dẫn đường, chạy tuôn ra phía chái kêu lớn:

- Bà ba ơi ! có ai kiếm ở ngoải á.

Tiếng chân khua động, một người đàn bà ốm yếu bước ra, mặt hốc hác nhưng những đường nét giống mẹ tôi còn phản phất trên đó. Tôi nhận ra ngay người dì sau những năm xa cách. Ngược lại, dì ngó tôi với ánh mắt sững sờ không biết tôi là ai. Nén cơn xúc động đang dâng tràn nghẹn cổ, tôi nói lớn thảng thốt:

- Dì ba, cháu là Thảo, dì quên cháu rồi sao?".

Mắt dì mở lớn sáng rực, nói trong khi đôi mắc đầy nước:

- Trời ơi! Con chị hai... Cháu Thảo, lớn quá, dì không nhận ra cháu?

Dì chạy tới nắm tay kéo tôi tới ngồi trên bộ ván gỏ mếu máo hỏi:

- Cháu về lâu chưa? ghé trên nhà mấy chú rồi hả? Về đây ở chơi với dì lâu lâu nghe cháu. Còn dì tư với mấy đứa con đi làm đồng chưa về. Một lát dì sai mấy đứa nhỏ chạy cho cậu Út con haỵ Tội nghiệp lúc bà ngoại mất cậu út lo lắng hết mọi bề. Dì già yếu chỉ nhờ mấy đứa nhỏ con dì tư, vợ chồng tụi nó ở đây với dì".

Đứa con gái nhỏ đưa đường còn đứng xớ rớ chỗ đầu bộ ván. Dì quay sang phía nó nói:

- Tằm à, con chạy ra ruộng gần gò trăm bầu kêu dùm dì tư và dượng tư về gấp dùm bà.

Nó "dạ" một tiếng lớn và chạy ra ngoài.

Độ nửa tiếng đồng hồ, dì dượng tư và hai đứa con trai về đến nhà. Sau khi chào hỏi, mừng rỡ cả nhà nhôn nhao, người hỏi điều nầy, người hỏi điều kia tôi trả lời không dứt. Sau những phút hàn huyên dì ba hối dì tư đi lo cơm nước. Dượng tư dành phần đi trình giấy tờ của tôi ở đồn Công An xã.

Cả nhà ăn cơm trên cái bàn dài sáu ghế, vừa ăn vừa nhắc lại chuyện ngày xưa cho tới khi hoàng hôn xuống. Bóng tối buông mau phủ trùm khu nhà nhỏ rợp bóng lá dừa lúc tôi dòm ra phía bên ngoài. Vệt sáng cuối cùng mờ mờ hấp hối vươn hắt hiu phía chân trời. Trong hơi gió mát mẽ của buổi tối thôn quê, tôi nghe thoang thoảng mùi lúa đồng nồng dịu. Từ xa văng vẳng trong màn đêm điệu nhạc muôn đời của đám côn trùng tấu lên từng đoản khúc. Ngọn đèn dầu leo lét trên bàn, gợi ở lòng nỗi buâng khuâng nhớ về một thành phố ngút lửa bây giờ đã xa xôi trong không gian và đời sống. Trời bên ngoài tối hẳn, mấy em đã lên giường chỉ còn lại dượng tư và hai người dì cùng tôi ngồi trên bộ ván. Bỗng cậu Út từ bên ngoài chạy vào và nói:

- Con Thảo đâu rồi, theo cậu về bên nhà ngoại, bên đây không có chỗ ngũ.

Tôi ngó người cậu bây giờ lạ hoắc, nếu không ngồi trong nhà nầy, gặp cậu ngoài đường không thể nào tôi nhận ra. Cậu dòm tôi, khóc ròng:

- Nó giống chị hai quá.

Và hướng về dì ba, dượng tư và dì tư cậu nói:

- Em đưa con Thảo về bên nhà, ngày mai chị ba, anh tư, chị tư mấy đứa nhỏ đi qua bển rộng rãi hơn. Gia đình đoàn tụ một bữa.

Day qua phía tôi cậu nói tiếp:

- Đi Thảo, theo cậu về nhà ngoại. Đáng lẽ cậu gặp cháu từ hồi sớm, nhưng phải đi về bên ngoại sắp nhỏ. Nghe mấy đứa nói lại, lật đật chạy qua rước cháu.

Dì ba đưa "sắc" quần áo và hối tôi đi với cậu út. Tôi cúi chào hai dì và dượng tư, theo cậu út ra ngoài.

Đường bờ nhỏ khó đi, cố gắng lắm mới theo nổi cậu Út. Nền trời trong đen lấp lánh từng chùm sao dầy đặt. Hai cậu cháu đi khoảng độ mười lăm hai mươi phút thì đến nhà. Đứng trước căn nhà của thưở xưa, hiển hiện giữa màn đêm rõ ràng quen thuộc. Thời gian làm cũ kỹ và xập xệ hơn nhưng dễ dàng nhận ra ở vài nét đặc thù của nó. Vào nhà, sau khi đốt nhang trên bàn thờ ngoại, tôi đi tắm và vào căn phòng mợ út đã sửa soạn sẳn, căn phòng trước kia mẹ tôi thường ngủ mỗi khi về. Một ngày mệt mỏi, đặt lưng xuống mặt giường, mắt hướng qua khung cửa sổ nhỏ trước mặt, bên ngoài tối đen không thể thấy gì chỉ nghe tiếng gió rì rào pha vào tiếng chó sủa và những tiếng động ngoài bờ rào. Cũng như trên nhà chú, tôi nghe tiếng muỗi vo ve chung quanh trong bóng tối. Cảnh vắng lặng của đêm ngoài những tiếng động thông thường dường như có tiếng đập cánh của dơi đâu đó. Mợ út vào buông mùng tấn bốn góc cho tôi, chúc tôi ngủ ngon rồi đi ra ngoài. Nằm yên trên giường ngỡ như mình đã lùi lại lúc sáu bảy tuổi, cũng trên chiếc giường nầy ngủ với mẹ, thấy như mẹ đang nằm bên cạnh, và cuộc sống thưở nhỏ chập chờn trong tôi hầu như ru tôi lịm lần trong giấc ngủ có nhiều mộng mị.

Sau giấc ngủ dài, tôi giật mình tỉnh dậy. Trời bên ngoài chưa sáng hẳn, tung mền ngồi lên. Ngoài hàng ba, tiếng người nói, tiếng bước chân nện mạnh trên mặt đất xôn xao. Bước xuống khỏi giường, đi về hướng có tiếng nói, tôi dừng lại bên trong cửa lắng nghe. Dường như tiếng dượng tư nói:

- Đâu lối mười hai một giờ gì đó, đám công an kêu cửa xét nhà. Không biết họ kiếm tìm gì, không hỏi một câu, đi khắp nhà, lục lọi đồ đạt. Ý chừng như kiếm con Thảo.

Lại nghe tiếng nói của dì ba:

- Nhà nghèo với lại đâu có chứa chấp cái gì? Tao cứ để yên cho họ xét.

Mọi người sửa soạn kéo vào nhà, tôi rời chỗ đi thẳng ra sau vườn. Đưa mắt ngắm một vòng, cây cối già cỗi, những bụi bông mẫu đơn, bông trang dường như mới được trồng lại, tươi tắn và đơm đầy hoa. Cuối gốc vườn, cây bưởi bây giờ cao hơn, tàn lớn hơn vẫn trổ đầy bông trắng. Mặt trời thập thò sau dãy mây hồng tỏa từng chùm tia sáng rực rỡ phía bên kia hàng cây xanh. Ý nghĩ sẽ ra đi trong vài giờ nữa khiến một chút xao động, một chút gờn gợn se thắt trong lòng, biết bao giờ thấy lại những băng đá dưới cội cây bồ đào, những bật thềm nhà thông ra vườn và nhứt là cái võng giăng muôn đời dưới gốc hai cây cau cạnh giàn trầu nghệ. Tôi nghe nhói đau trong lòng ngực, không được thỏa thuê hưởng dụng vòm trời quê ngoại với đầy đủ hương thơm bát ngát của cây lá, của nụ hoa và cả mùi ẩm ướt của hơi sương sớm. Đến, rồi lại tức tưởi ra đi. Mặt trời bây giờ đã rạng rỡ trên những luống thược dược trắng và đám nở ngày tím rịm bên hàng trắc bá dịp ủ rũ như buồn bã cho sự vô phần của người con gái cút côi.

Tôi vội vàng đến bên lu nước với lấy cái gáo cán dài múc nước rửa mặt, dòng nước mát làm thần trí tỉnh táo và ý chí trở về thành phố sớm cho mọi người thân tránh được tai họa.

- Thảo ơi, vô nhà ăn sáng.

Tôi quay vào nhà thấy mọi người đều ngồi quây quần quanh bàn, kế cậu út là cái ghế trống có lẽ chừa cho tôi. Tuy ăn sáng nhưng nhiều món bày ra như một bữa tiệc tiển hành nho nhỏ. Cậu út nói:

- Cậu mừng cháu Thảo trở về, cậu ước ao cháu ở chơi với cậu vài tuần. Lần về nầy không biết khi nào cháu trở lại nữa. Cháu cứ coi nơi đây như nhà của mẹ cháu. Lẽ ra cậu phải nuôi dưỡng cháu, nhưng hoàn cảnh đưa đẩy cháu phải đi xa.

Cả nhà chúc tụng tôi, sau đó thì mọi người vui vẻ ăn uống. Tôi do dự nhưng cuối cùng cũng xin cả nhà cho tôi được trở về thành phố trưa naỵ Mọi người đang vui vẻ bỗng im lặng không khí buồn thiu, tôi rơm rớm nước mắt nói tiếp:

- Cháu biết ai cũng thương yêu cháu, nhưng có chuyện xảy ra đêm qua, cả nhà đã dấu không muốn cháu mất vui những ngày về đây. Suy nghĩ kỹ, cháu không thể ở lại thêm, phiền phức cho cậu và các dì dượng.

Cơm nước xong, vô phòng dọn đồ đạc, lấy ra ít tiền chia cho mọi người. Tội nghiệp dì ba bây giờ đã bắt đầu khóc thút thít, cả nhà phải khóc theo. Tôi cũng không cầm được nước mắt trước cảnh kẻ ở người đi. Từ giã mọi người tôi lầm lũi bước theo cậu út.

Qua mấy đường bờ đất ngoằn ngoèo tới trước mộ ngoại. Màu nước vôi trắng toát, không một miếng lá khô không một cây dại nào mọc lên xung quanh. Đốt ba cây nhang cậm xuống đất và quì lạy, bỗng nhiên đôi mắt tôi mở lớn ngó thẳng vào tấm hình nhỏ gắn dưới miếng kiến đặt trên đầu mộ, kê mặt sát vào dòm, dụi mắt hai ba lần, người trong ảnh quá giống bà già đã gặp trên xe, đúng là bà ngoại.

Đường xương sống buốt lạnh, há miệng nhưng kịp bậm môi ngăn tiếng la thất thanh sắp thoát ra khỏi cổ họng, ráng trấn tỉnh nhưng hai tay tôi vẫn run bây bẩy. Tôi lầm thầm khấn nguyện có linh thiêng ngoại phù hộ con cháu tránh được tai nạn. Chần chờ chưa đi, muốn nói với cậu út những điều đã gặp dọc đường.

Không biết cậu có tin hay cho là một sự lầm lẫn.

- Thảo, thôi đi cháu huốt chuyến xe lam chót, không kịp về tới thành phố.

Tôi vội vã theo sau cậu út, đi tắt trên bờ nhỏ xuyên qua mấy đám ruộng tới lộ cái.

 

Đứng trên lề lộ ngó mông về phía ngôi mộ, tằm mắt ngừng chỗ có lùm cây rậm, đúng là nơi bà già xuống xe đi vào lùm cây đó. Một sự trùng hợp hay sự hiển linh của người chết, hiện hình giúp đỡ đứa cháu mồ côi và như ngầm cho biết "đất nước nầy không phải là một đất nước an bình cho những người từ phương xa trở về ".

 
 



Dành cho quảng cáo

©2007-2008 Bản quyền thuộc về Liên Mạng Việt Nam - http://lmvn.com ®
Ghi rõ nguồn "lmvn.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này - Useronline: 948

Return to top