Mấy đêm kế tiếp tôi thu mình vô một cõi riêng biệt. Tôi tới quán bar uống cho say bí tỉ tới mười một giờ đêm về đến nhà. Giờ đó mọi người đã yên giấc ngủ. Tôi cảm thấy được tự do hít thở, không bị ai quấy rầy hỏi han gì cả.
Cả đời chẳng thấy ai có thể tiếp cận hỏi chuyện đời tư của tôi. Đã có lúc tôi thà nhổ hết hàm răng còn hơn là chịu ngồi cung khai trước mặt một tên cớm. Thế mà giờ đây tôi đang đối mặt với sự im lặng với thói đa nghi của Regina.
Đêm ngủ tôi mơ thấy tàu chìm, đi thang máy bị đứt dây.
Cứ thế mãi qua đến đêm thứ ba không tài nào ngủ được.
Suốt đêm, tôi nằm nghe từng chuyển động trong nhà, tiếng xe chạy lúc tờ mò sáng hướng ra phố Cental Avemie. Sáu giờ rưỡi sáng Regina thức dậy, một lát sau có tiếng Edna khóc, một hồi nó lại cười.
Đến bảy giờ bà giữ trẻ Gabby Lee mới tới, có bà con với Regina. Giọng nói ồn ào vậy mà con bé Edna rất thích, tôi phải ngồi ngay dậy.
“Ối dà dà!” bà cứ la oang oang. “ối dà, ối dà dà!”.
Con bé Edna lại càng thích hơn.
Bảy giờ mười lăm có ai xô cửa cái rầm. Regina bước ra ngoài, chỗ xe Studebaker đang đậu. Tôi nghe tiếng đề máy nổ rồi nhấn ga lao tới trước.
Bà Gabby Lee dắt con bé Edna vào buồng tắm. Bà cho rằng trẻ con nên thay đồ trong buồng tắm. Nhưng tôi lại nghĩ bà đang tập cho nó thói quen sáng sớm vô nhà cầu.
Chờ bà bước ra tôi mới lên tiếng: “Chào bà”.
Bà Gabby Lee thân hình cao lớn. Tuy thân hình bà to như cái thùng tô nô nhưng vẫn còn dịu dàng hơn các bà da trắng khác. Tóc bà màu đỏ nâu nhìn là biết ngay dân Negro chính cống. Bà chỉ thích vui cười với mấy bà phụ nữ và bọn con nít mà thôi.
“Bữa nay ông ở lại?”, bà hỏi, hình như bà không biết tôi là người trả lương hàng tháng cho bà.
“Nhà tôi đây mà, bà không biết sao?”.
“Honeybell, bà đặt tên cho Regina cái biệt danh thật lạ tai. Dặn tôi lo lau nhà. Ông ở đây vướng víu”.
“Nhà tôi đây mà, bà nói gì lạ vậy?”.
Bà Gabby Lee lầm bầm trong miệng.
Tôi đi dạo một vòng rồi vô buồng tắm xả hơi.
Có chiếc tả lót bẩn, còn sót lại trong chậu nước nóng.
Ra tới cửa thấy có tờ báo quấn tròn lại buộc vòng sợi dây thun xanh, tôi cúi xuống nhặt lên rồi đi pha một bình cà phê, cái bình mà tôi mua được ba ngày sau khi bị cho thôi việc vào năm 1945.
Thằng nhóc Jesus chạy tới hôn tôi một cái. Nó đeo chiếc túi đựng đầy sách vở, mang giày thể thao mặc quần jean và áo sơ mi ngắn tay.
Sáng nay con dễ thương lắm, ráng học giỏi nghen con!, tôi nói.
Nó gật đầu lia lịa, miệng cười tươi như một ứng viên đi xin việc. Nó chạy vụt ra cửa rồi dông thẳng ra đường phố.
Thằng bé không làm sao đạt danh hiệu học sinh xuất sắc được. Lên lớp năm, nó bị chuyển qua lớp học đặc biệt dành cho trẻ yếu kém. Bọn học trò chung lớp với nó, đứa thì chơi bời lêu lỏng, đứa thì học chậm. Cô giáo Keesh Jones dạy riêng cho Jesus cách đọc sách. Nó lên giường rất khuya nhưng vẫn còn ngồi học.
Tôi vừa rót cà phê, sửa soạn bữa ăn vừa lo đối phó với Regina. Có ai ngờ được tôi đang ở một xó xỉnh nếu chẳng may được nêu tên trên trang báo Los Angeles Exmaniner.
MỘT VỤ GIẾT NGƯỜI.
NẠN NHÂN NỮ THỨ TƯ.
SÁT THỦ STALKS SOUTHLAND.
Lần cuối người ta còn nhìn thấy, Robin Garnett quanh chỗ hiệu thuốc Thrifty gần quán bar Avalon. Nàng đứng nói chuyện với một gã lạ mặt, mặc áo bờludông, cổ áo kéo ngược lên, đội mũ rộng vành hiệu Steson. Bài báo còn nêu rõ vì sao xác chết được tìm thấy nằm trong ngôi nhà nhỏ tại khu đất trống cách đó bốn dãy nhà. Nàng bị hành hạ đến ngất xỉu rồi có thể bị cưỡng hiếp. Mặt mũi của nàng không còn nhận dạng được. Dù bài báo không nhắc đến chuyện vì sao lại được đưa lên trang nhất nhưng ai cũng hiểu vì trước đó ba vụ là người da đen còn Robin Garnett là người da trắng.
Tôi biết Robin là sinh viên trường UCLA, còn ở chung với cha mẹ. Nàng từng học trung học LA. Báo không nêu rõ lý do vì sao nàng quanh quẩn ở khu đó.
Chín giờ bà Gabby Lee mới lo cho bé Edna xong. Tôi dang tay ra nó mừng rơn reo lên một tiếng, rồi chạy đến chỗ tôi nhưng bà Gabby Lee đã níu lại.
“Cứ để cho con bé bước tới”, tôi nói.
Tôi ôm con bé lại, nó lấy tay khều vào mũi tôi. Tôi đùa chơi với nó một hồi.
“Tôi phải đi thôi”, ngồi lại một lát Gabby Lee nói.
“Bà còn lo rửa nhà kia mà?”.
“Chỉ còn mỗi mình tôi mới quét dọn, bữa nay trời nắng ráo tôi cho con bé đi chơi”, bà nói.
Tôi giao con bé lại cho bà già chanh chua. Nó chạy tới bà Gabby vui lên ngay. Con bé xinh xắn, nụ cười nó có thể tạc thành tượng.
Tôi vừa bước ra, chuông điện thoại reo. Tôi chạy vào người gọi cúp máy. Tôi gác điện thoại, ra ngoài.
Ngồi bên cửa sổ tôi lôi mấy tác phẩm Platon ra đọc “Phaedo”. Mắt tôi hoa lên khi thấy gã nằm chết trên chiếc ghế ngoài kia. Có phải đó là một người da trắng; một người tự cho mình là đồng loại. Tôi nghĩ trong đầu nếu chẳng may lìa đời bởi tôi yêu quê hương trên hết cả mọi thứ. Không phải cái chết của một chiến sĩ anh hùng giữa trận tiến mà là cái chết của một tên tội phạm.
Lúc mười một giờ bốn mươi bảy phút một chiếc xe đồn đến đậu ngay trước nhà tôi. Bốn người bước xuống, ba tên trang phục dân làm ăn, mỗi tên một vẻ. Người thứ tư là Quinten Naylor. Cả bốn đang đứng lại nhìn quanh không có vẻ ngần ngại khi đi sâu vô khu phố Watts như lúc này. Nhìn họ tôi biết ngay là bọn cớm.
Quinten đi hàng đầu đến ngay trước cửa nhà tôi. Cà bọn đều cao to lực lưỡng. Quinten nổi bật hơn mấy gã kia. Nhớ lại tôi cộng tác với mấy tay sếp đều là da trắng cao lớn to béo; họ tuyệt đối trung thành với nhiệm vụ được giao.
Tôi đang đứng ở cửa phía sau tấm bình phon, bọn chúng bước tới bậc thềm.
“Chào ông, Easy, tôi định cho gọi ông trước. Hôm nay tôi cho người đến bàn chuyện với ông”. Naylor vừa lên tiếng, gã không tươi cười như mọi khi.
“Tôi còn bận việc riêng, khoảng bốn lăm phút”, tôi nói như đinh đóng cột.
“Mở cửa ra đi, Rawlins!”. Gã nói hai hàm răng nghiến lại. Người vùng địa trung hải mặc bộ đồ hai mảnh sáng bạc. Tôi nhớ đã gặp ở đâu một lần, cả bọn đứng đó hai tay nắm chặt lại nhắm vô tôi.
“Quý vị đến nhà tôi thì phải trình giấy tờ chứ?”, tôi hỏi với giọng xẳng.
“Đại úy Violette đây, Easy”, Quinten nói. “Ngài quận trưởng cảnh sát”.
Tôi giả vờ ngạc nhiên, “có phải cái anh chàng đẹp Pep Boys nữa không đấy?”.
Violette đứng cao ngang tôi, cỡ mét tám. Tên đứng sau Naylor, mặc bộ đồ xanh, gã thấp hơn, mặt mũi đần độn, nước da bóng lưỡng úc núc, tai vểnh lên. Tóc tai đen xì,lông mày rậm tịt. Gã xô Naylor qua một bên bước tới chỗ cửa, thô lỗ, cọc cằn.
“Chào ông Rawlins. Tôi là Horace Voss, nhân viên giao tiếp văn phòng Thị Trưởng với bên Sở Cảnh sát.
Không nghĩ được cách tống khứ bọn này đi tôi đành kéo tấm bình phong qua một bên, đưa tay ra bắt tay ông Voss.
“Ồ, mời mấy ông vô nhà, nhìn coi tôi chưa kịp mặc quần áo, tôi còn phải lo đi công chuyện một lát”.
Năm tên đứng chật cả phòng khách, bọn chúng tưởng đây là toilet. Tôi tìm cách chỉ chỗ ngồi cho bọn chúng, còn tôi đứng dựa vô tủ TV.
Tay này tôi chưa hề biết mặt, đứng cao hơn cả đám. Gã mặc bộ đồ hàng hiệu Sears. Ba mươi năm trước đây ông chủ tôi sắm được một bộ y như vậy, hồi còn ở Louisiana.
Gã người dong dỏng cao hơi gầy, ngón tay dài, mắt xanh thẳm. Đầu hói để trần, hai bên tai có một chòm lông đen lưa thưa.
Gã ngồi xếp tréo chân, nhếch mép cười. Hắn làm tôi liên tưởng tời hình nộm bằng sứ hay bán ở phố người Tàu Chinatown.
“Mời quý vị dùng thức uống?”, tôi nói.
“Cám ơn!, Violette đỡ lời thay cho cả đám: “Tôi thấy ông Voss đây phải cần uống một chút gì mới được”.
“Chúng tôi đến đây…” Quinten đang nói bỗng Violette cắt ngang.
“Chúng tôi đến đây truy tìm thủ phạm giết mấy con bé”. Violette nói mà môi trên bám vô hàm răng. Chúng tôi không muốn nhìn thấy tên cuồng sát nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”.
“Xin lỗi quý vị, mời quý vị dùng bia rồi bàn chuyện tiếp”, tôi nói.
Tôi chạy xuống bếp. Tôi làm nghề tự do không lo gì đến chuyện mấy tay này đuổi việc, cũng chẳng phải lo sợ bọn chúng đánh đập, bọn chúng chỉ làm bộ vênh váo ta đây. Lẽ tất nhiên bọn chúng có thể thuê mướn mấy tay xã hội đen giải quyết. Thôi thì tôi cũng phải tỏ ra biết điều một chút. Nhưng nghĩ cảnh tượng bọn chúng xông vô nhà tôi muốn lộn ruột.
Tôi rót đầy một bình bia lớn mang trở lên phòng, nhìn theo lớp bọt trên mặt, ráng mà nhịn thèm không dám thè lưỡi miếm môi.
“Ông bày cái trò gì lạ vậy, Rawlins?” Violette la lên một tiếng.
“Ồ, tôi đang ở nhà, phải không? Tôi đâu có mời quý vị đến đây. Các ông tự tiện kéo nhau vô đây ngồi chật ních, nói chuyện y như thể là đang thủ sẵn cây dùi cui trong túi”. Tôi thấy trong người nóng ran nên nói tiếp: “Rồi mấy ông la toán lên vụ giết người. Tôi nhớ còn thêm ba vụ nữa, mấy ông có thèm ngó ngàng gì tới đâu! Bọn đó là người da đen, còn con bé này là da trắng. Chuyện này nếu được chiếu lên TV thì tất cả đàn ông, đàn bà da đen khắp nước Mỹ đều đồng lòng đứng dậy vỗ tay hoan hô tôi?”.
Violette đứng dậy không một tiếng khen, mặt đỏ bừng. Ngay lúc đó tôi chợt nhớ ra gã. Hắn từng là một tay thám tử tham gia vụ bắt Alvin Lewig tại nhà riêng ở phố Satter Place. Alvin can tội hành hung một con bé trong xóm gần quán bar. Lúc đó Violette đáng ra phải gọi điện báo cho cảnh sát. Nạn nhân Lola Jones không tố cáo, Violette tự quyết định ghép tội. Tôi nhớ lại lúc đó mặt gã đỏ bừng tay giơ dùi cui đánh vô người Alvin. Chứng kiến việc diễn ra trước mắt, tôi cảm thấy thật là khiếp nhược. Trong khi đó ba tên cớm da trắng đứng quanh nhìn, tay ghì lên báng súng vẻ mặt hân hoan. Không thể cho đó là niềm hân hoan của những kẻ ra tay đàn áp người yếu thế. Bọn chúng đang phô trương sức mạnh theo một cách riêng, cả đến phát xít Đức cũng không thể hơn được.
“Bình tĩnh nào, Anthony”, quan thanh tra mật thám Bergman ra lệnh. Xin lỗi ông thông cảm cho, ông Rawlins! Chúng tôi đột ngột đến làm phiền ông, vì đây là một nhiệm vụ khẩn cấp tìm cho ra thủ phạm vụ giết người hàng loạt. Chúng tôi chưa hay biết về các vụ kia, nhưng chúng tôi sẽ bắt tay vô ngay. Dù ông có nghĩ như thế nào, đây là nhiệm vụ chúng tôi phải thi hành”.
“Nhiệm vụ của cảnh sát là vậy sao. Tôi là người dân chỉ biết lo kiếm ăn”.
Ngài Bergman không có lý do gì phải tỏ thái độ, ông gật đầu cười: “Đúng thế. Nhiệm vụ của Anthony là truy tìm thủ phạm. Dĩ nhiên gã còn có thể nhờ vả người ngoài cuộc, hẳn ông phải biết chứ, ông Rawlins?”.
“Tôi làm sao giúp được, tôi không phải là cảnh sát”.
“Vậy mà được đó. Ông biết mặt mọi người trong xóm cả và ông còn biết những nơi mà cảnh sát không thể xâm nhập vô được. Ông có thể tiếp cận với những phần tử rất ngại phải đối mặt với pháp luật. Chúng tôi rất cần ông giúp một tay, ông Rawlins”. Gã dang rộng hai tay, tôi phớt lờ đi.
“Tôi còn công việc dở dang phải giải quyết, tôi không thể giúp gì được lúc này”.
“Được mà”, Violette nói như mắc nghẹn.
Nghĩ lại tôi thấy mình phán đoán sai lầm bọn này. Nếu cảnh sát trưởng Violette để cho tôi yên tôi sẽ tự lo liệu một mình.
“Chúng tôi có danh sách những nghi can trong vụ này, Easy”, Quinten nói.
“Tôi để ý làm gì? Các ông cứ bắt bọn chúng bỏ tù đi”, tôi đáp lại.
Gã chỉ vô danh sách những tên tôi biết mặt.
Tôi hỏi lại: “Nếu đã biết rõ bọn chúng các ông còn nhờ vả tôi làm gì”.
“Chúng tôi đang điều tra thêm tên Raymond Alexander”, gã nói.
Mọi cặp mắt đổ dồn về phía tôi.
“Ông không đùa chứ?, Raymond Alexander là tên thường gọi của Mouse. Hắn là một tay sát thủ cuồng trí và là bạn chí cốt với tôi.
“Không đâu, Easy”. Naylor nghiến răng ken két. Gã cũng đang bối rối như tôi. “Alexander hay lui tới các quán bar có mấy em dân Negro, còn hắn thì thích săn đuổi bọn gái da trắng”.
“Hắn với lại khoảng ba chục ngàn gã da đen tuổi từ tám mươi đổ lui”.
“Ông có cho là kế hoạch của Sở cảnh sát có chỗ thiếu sót, ông Rawlins?”, Horace Voss hỏi.
“Danh sách ông nắm mà, Mouse không giết ai hết”.
“Vậy thì ai?”, Voss cười khô khan không giống kiểu cười của những người văn minh.
“Ông tưởng tôi biết hết à?”.
“Tôi cho là vậy, nếu không thì ông khó mà sống chung với bọn Negroes”, Violette nói.
Tay cớm này có tâm hồn thi sĩ đây. “Vậy thì cũng đáng sợ”.
“Violette nhìn tôi.
“Làm gì có chuyện đó, ông Rawlins. Chả có ma nào hăm dọa ông. Chúng tôi đến đây cùng chung một nhiệm vụ tìm ra thủ phạm giết mấy con bé, buộc hắn phải ra hầu tòa. Nhiệm vụ chúng tôi chỉ có vậy”, Bergman nói.
Quinten đứng nhìn ra ngoài cửa sổ, gã biết giờ này tôi phải lo công việc. Ông Cò Violette sẽ còn nói nhiều nữa nếu tôi chưa rời khỏi nhà. Còn Quinten đã nổi giận bởi tôi khước từ lời đề nghị trong khi nạn nhân trong vụ này đều là dân da đen. Đến khi nạn nhân là một em da trắng gã lại ép buộc tôi phải hợp tác. Tôi đang sống trong một Nhà nước phân biệt chủng tộc.
“Bỏ qua mọi chuyện Raymond Alexander để lúc khác. Hắn không can tội giết người. Nếu ta bắt hắn sẽ làm mất lòng dân”.
“Nếu hắn là thủ phạm, Rawlins, thì phải ngồi ghế điện như những tên khác”, Violette nói lầm bầm trong miệng.
“Không phải tôi bênh vực cho riêng ai, các ông hiểu giùm cho, tôi cần có thời gian suy nghĩ, tôi sẽ tham gia vào mấy vụ này trong vòng vài hôm nữa”, tôi nói.
Bergman đứng ngay dậy, người gã cao khều. “Đến lượt tôi phát biểu. Tôi tin chắc bên Tòa thị chính với Sở cảnh sát sẽ sát cánh bên ông, ông Rawlins”.
Tất cả đồng loạt đứng dậy.
Violette không thèm nhìn mặt tôi, gã bước ra ngoài cửa, Naylor lặng lẽ nhìn theo còn Bergman nhếch mép cười, thân mật chìa tay ra cho tôi bắt.
“Ông cũng đến đây sao, ông Bergman?”, tôi hỏi.
“Công việc thường ngày mà”, gã nói, môi dưới trễ ra cả tấc vừa mỉa mai vừa khiêu khích.
Horace Voss giơ cả hai tay ra bắt.
“Cần gì gọi tôi là số bảy – bảy, tôi còn hợp tác đến khi nào điều tra xong vụ này”, gã nói.
Bọn họ kéo nhau ra về.
Kể từ ngày lấy vợ, tôi không bước ra khỏi nhà. Tôi muốn chôn vùi một quãng đời đầy gian lao, mạo hiểm. Nói thật, đi tìm cho ra bọn thủ phạm chẳng khác nào trở về từ cõi chết.