Người đàn ông đứng dậy từ biệt ra về thì vừa đúng chín giờ tối. Vào giờ này ngoài thành phố còn rầm rập người đi lai, xe cộ đầy đường, trai gái kéo nhau đến Câu lạc bộ nghe ca nhạc hoặc đến rạp chiếu phim. Vậy mà ở đây đêm tối mù mịt, sương mù bay lờn vờn trong gió rét. Mảnh trăng hạ tuần nhòe nhoẹt trên đầu dẫy núi đá phía xa. Người đàn ông nguyên là chủ nhân của ngôi nhà sàn, bắt tay anh trưởng bản, không phái là một ông già râu tóc như ta thường thấy trên màn hình mà là một thanh niên trạc ba mươi tuổi, đội mũ biên phòng, áo bông biên phòng, giầy vải cao cổ, chỉ hiện đại có chiếc quần bò đã cũ, cõng trên lưng thằng con trai bốn năm tuổi đang ngủ, hai bố con về trước, sau khi quay lại nói:
- Hôm nào rảnh mời cô sang nhà cháu, ngay gần am Ni cô thôi, gần mà...
Người đàn ông nhìn theo trưởng bản, rồi nói:
- Cậu này tốt bụng lắm chị ạ. Đi nghĩa vụ trên biên giới mới về hai năm nay rồi lảm trưởng bản. Tiến bộ lắm giúp ai là giúp thật lòng, chị cần gì cứ đến bảo cậu ta... Chị bảo cháu Vượng nó đưa đến.. À, mai nếu nắng ráo, cháu Vượng nó đưa chị đi thăm khắp vùng, lên chùa rồi xuống am Ni cô, có cô sư nữ xinh đẹp lắm.
Nữ chủ nhân mới về, hỏi:
- Vậy sáng mai anh vào Nha Trang ngay sao?
- Chưa, tôi còn làm ngoài Hà Nội vài việc, rồi bay vào Buôn Mê Thuộc kiểm tra mấy lô cà phê, hồ tiêu cũng mất cả tuần. Sau đó mới vào Nha Trang, tôi đã gọi điện cho hai mẹ con trong đó rồi... Bây giờ tôi coi như bàn giao xong ngôi nhà sàn này cho chị. Trước kia tôi định kinh doanh du lịch nhưng không đủ sức, hết ngoài Bắc lại vào Đắc Lắc rồi Nha Trang, không thể kham được, vợ con không chịu ra, chị bảo làm sao?
Người đàn bà nói:
- Tôi mua ngôi nhà sàn này của anh vì tôi thích chứ không hề nghĩ đến việc kinh doanh. Thằng con tôi nó cũng chỉ đá gà đá vịt đến đây thôi chứ học xong nó lấy vợ, hai vợ chồng nó chẳng bao giờ về ở đây đâu.
Chiếc tắcxi chở người đàn ông và con trai chị rời khu núi rừng vắng vẻ này trở về thành phố.
Người đàn bà quay lại thấy cô gái giúp việc đã dọn dẹp xong gian nhà sàn, hũ rượu cần được rửa sạch đặt vào cạnh bếp lửa và mấy cái mẹt cao chân đựng cơm lam với thịt nướng cũng được bỏ ra ngoài. Chị ngồi bên bếp lửa đang tàn với cô gái:
- Vượng này - chị nói - ngày mai cháu đưa cô lên chùa trên nhá, sau ta xuống am Ni cô. Mai cần đi chợ không?
- Chẳng phải đi chợ cô ạ, thức ăn hãy còn cháu để cả trong tủ lạnh, rau thi đầy ngoài vườn, có ai ăn đâu. Mai cháu đưa cô đi, mai là hai mươi âm, chắc vắng người đến lễ. Cô đi nghỉ đi. Chăn nệm của cô, cháu đã rũ rồi.
Chị lặng lẽ nhìn cô gái giúp việc người mà chủ nhân cũ đã bàn giao lại cho chị cùng với ngôi nhà sàn và các tiện nghi khác. Vùng này mới mắc điện sau khi được tỉnh đầu tư làm khu du lịch sinh thái. Du khách có thể đến đây tắm nước nóng thăm cảnh chùa, ngôi chùa cổ có từ mấy trăm năm nay rồi vào tham quan rừng quốc gia có hàng mấy trăm loài thực vật và động vật.
Đêm nay là đêm đầu tiên chị ngủ ở đây trong ngôi nhà sàn này, ngôi nhà được chủ nhân thiết kế vừa dân dã vừa hiện đại, làm toàn bằng loại gỗ tốt, những ván bưng và sàn nhà. Bếp lửa không đặt chính giữa nhà mà về gian cạnh. Ngôi đấy có thể bao quát khắp dãy núi đá vôi phía đông, những dải rừng già và rừng tre trúc. Chị nhấp chén nước do cô hầu gái đưa tới.
Buổi tối diễn ra rất nhanh. Đăng, người chủ cũ của ngôi nhà sàn vừa bán cho chị đem lên mấy túi thịt bò nướng, túi mực khô, ở đây chị chuẩn bị thêm mấy ống cơm lam và vò rượu cần. Họ uống với nhau suốt buổi tối, rượu cần càng uống càng la đà cùng với món nhắm. Anh trưởng bản cũng xách đến cân thịt lợn rừng. Bữa tiệc hoang dã làm vui cho mọi người và chị cảm thấy đã lâu lắm chị mới được hưởng thú vui trong cái thung lũng nhỏ bé này. Rồi con trai chị sẽ chở lên băng tắcxi mấy hòm sách của chị. Chị sẽ sống ở đây, nghiền ngẫm những cuốn sách mà chị yêu thích nhưng ở thành phố chẳng có khi nào giở ra đọc được. Người đàn bà ngủ đêm đầu tiên trong rừng.
Trong ngôi nhà sàn đẹp đẽ mà chị đã mua lại. Con trai chị năm nay học năm cuối khoa Du lịch trường Đại học Mở. Thằng bé lanh lẹn vả cởi mở khác hẳn tính cha nó. Năm ngoái nó đã được mấy chuyến đưa khách du lịch đi khắp nơi. Nó đã lên đây và đã gặp chủ nhân của ngôi nhà sàn này. Ông ta dựng ngôi nhà với ý định kinh doanh du lịch, một ngôi nhà đẹp, nhà sàn nhưng lợp ngói với nội thất khá hoàn hảo. Nó rất mê và khi nghe chủ nhân nói ông ta có ý muốn bán bởi ông ta sống có một mình. Ở đây còn bao nhiêu cơ sở khác cần trông nom, mấy héc ta cà phê và hồ tiêu ở Đắc Lắc rồi cả cơ sở chế biến cá tận Nha Trang. Vợ ông và cô con gái đang sống trong đó, cô gái học nghề thuỷ hải sản, còn mẹ thì dạy ở trường. Vậy nên tuy rất thích ngôi nhà mà ông đã bỏ nhiều công sức xây dựng, ông không kham nổi. Con trai chị về nhà nói với mẹ, thoạt đầu chị lưỡng lự. Lên sống trong vùng rừng núi đó ư? Mặc dù vào mùa thu, mùa hè hay mùa xuân có từng đoàn du khách lữ hành đến đây, mặc dù vào dịp lễ hội, dân làng mở mấy ngày liền, khách các nơi đến rất đông và tháng nào cũng có đoàn Phật tử đến lễ trên ngôi chùa cổ bao quanh bởi những hàng thông. Rồi nghe nói cũng có nhóm mấy chục người từ kinh thành về đấy cùng với ông thày của mình đến để học thuật trường sinh, họ ở đó hàng tháng trời, trọ ở nhà dân, cơm nước đều thuê dân nấu.
Cậu con trai thuyết phục mẹ và chị đã dùng số vàng mà mẹ chị vừa bán ngôi biệt thự ở Quán Thánh chia cho các con. Ngôi nhà sàn cực rẻ, chị chỉ bỏ ra hơn chục cây vàng là mua được. Chủ nhân của nó cũng là người sởi lởi. Ông ta để lại hết nội thất cho chị, tuy nội thất chẳng có gì nhiều nhặn. Trên nhà sàn, không có giường ghế chỉ trải nệm chiếu và mấy cái bàn thấp. Nhà được thiết kế đẹp, gầm sàn không cao lắm, đủ để xe cộ, trong là nhà tắm nhà vệ sinh, bồn nước bằng i-nốc treo cao đủ nước dùng cho bếp và toa lét. Trên nhà gian giữa là nơi tiếp khách gian bên có bếp lửa trông ra dãy núi đá vôi phía xa. Ngồi đó có thể nhìn thấy con đường nhỏ đi lên ngôi chùa cổ, chân núi là am Ni cô rồi bản làng lấp ló dưới những lùm cây. Ngôi nhà nằm giữa mảnh đất khá rộng phía trước trống toàn hoa một rặng hoa ban sát bên lối hàng rào ngắn. Lối vào nhà được xếp những tảng đá phẳng giống như ngôi nhà của Nhật cả cổng vào cũng thiết kế theo kiểu Nhật. Ngoài đường nhìn vào đã thấy mê. Phía sau nhà là khu vườn rộng trồng rau và các loại cây ăn quả, những gốc vải thấp loà soà, những gốc cam mà chủ nhân chỉ trồng cho đẹp chứ không có ý lấy quả. Mấy cây táo, nhót lá bạc biếc sà cành xuống đầu người. Ngôi nhà được mắc điện, có máy bơm nước từ giếng khoan, nước trong như nước máy ngoài thành phố. Suối nước nóng gần đó có thể nhìn thấy nước phun ra từ khe đá và khói bốc là là như sương...
Chỉ qua một đêm ngủ trong ngôi nhà sàn, lòng chị thư thái hẳn, yên tĩnh hẳn, không còn gợi chút băn khoăn không nghe tiếng còi xe máy, tiếng đọng cơ xe hơi tiếng ồn ào của những người hàng xóm, chỉ có mình chị với trời đất rừng núi. Vẳng nghe tiếng chổi tre quét ở ngoài lối vào nhà chắc là cô gái giúp việc đang đưa những nhát chổi vun những lá khô đêm qua rơi đầy trên lối đi. Một cô gái phúc hậu, chân chất và nghèo. Gia đình cô ngay trong bản, giáp am Ni cô, chắc cửng xóm với anh chàng trưởng bản tối qua.
Chị đứng bên cửa sổ nhà sàn ngắm nhìn cảnh vật trước mặt. Trên đỉnh núi nhuộm một mầu vàng nhạt của nắng sớm. Mùa thu sắp qua và những cơn gió lạnh luồn lách qua dãy núi làm những vòm lá đu đưa. Cô gái giúp việc đã quét xong lối đi, ngẩng lên nhin chị với nụ cười cởi mở, gió lạnh làm gò má cô rực lên. Chị khoác thêm tấm áo ấm, xuống cầu thang bước ra ngoài nhà sàn. Một bóng áo nâu đi lướt qua cổng, đó có lẽ là sư nữ tru tri ở am Ni cô. Nhà sư đi đáng điệu hơi tập tễnh như bị vấp ngã hay bị tật. Bóng áo nâu khuất dần sau lùm cây. Nhà sư đi đâu mà sớm vậy. Sương đêm còn đọng trên lá cỏ và những bụi hồng. Chị quay lại đi lên nhà sàn. Người ở gái đã sắp sẵn món điểm tâm, hai quả trứng gà và một ly sữa. Tối qua chị đã dặn thư vậy. Chị ngồi xuống sàn nhà trên cái đệm cỏ, lặng lẽ ăn uống.
Người hầu gái hỏi:
- Sáng nay cô có vào núi không ạ?
- Ờ ờ... - chị lơ đãng trả lời.
- Nếu đi thì lát nữa có nắng hãy đi, bây giờ sương lạnh lắm cô ạ.
Chị mỉm cười gật đầu. Giọng nói của người con gái rất nhẹ nhàng, âu yếm lảm chị cảm động. Ở đây chỉ có hai cô cháu chẳng còn ai khác Chị hỏi:
- Chảu có hay ra am lễ không?
- Dạ, có, tuần rằm mồng một nào cháu cũng đi. Trong am chỉ có ni cô và một bà giúp việc. Trên chùa cô sư cụ với dăm ba sư ông và chú tiểu. Ở đây vắng vẻ lắm, chắc cô buồn, khác với ngoài Hà Nội cô nhỉ?
- Cháu có ra Hà Nội bao giờ chưa?
- Có, một lần chuyến ấy chú Đằng có xe ra, chú ấy cho cháu ra chơi từ sáng đến chiều, hồi ấy cô ấy với em Minh còn ở ngoài này. Bây giờ vào miền Nam cả rồi...
Cô gái đứng lên:
- Thôi bây giờ cháu đi chợ...
- Thức ăn hâm qua hãy còn mà...
- Nhưng chỉ ăn buổi trưa là hết. Ngày mai chẳng còn gì cả. Cô thích ăn gì cháu mua?
- Cháu ăn gì thì cô ăn nấy. Có cá khô cháu mua vài lạng ăn dần, cô thích ăn cá khô...
- Vâng, cá khô vùng này hiếm lắm mà có thì đắt hon ngoài thành phố. Cô ở nhà cháu đi khoảng gần trưa cháu về nấu cơm. Cô muốn lên chùa chiều nay cô cháu ta cùng đi...
Cô gái vào trong bếp cầm cáỉ túi đi xuống cầu thang. Mình chị ngồi lại trong ngôi nhà sàn vắng vẻ.
Chị sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hà Nội. Khi xưa, mẹ chị có cửa hàng vải ở phố Hàng Đào, cha chị làm nghề thầu khoán. Nguyên mấy vụ buôn bán dây thép gai và xây công sự cho quân đội Pháp thời kỳ bị chiếm đóng khiến ông giàu hẳn lên và tậu được ngôi nhà ở phố Quán Thánh. Năm Năm Tư, ông và bà vợ quyết định bán cửa hàng tơ lụa ở Hàng Đào và thu xếp đưa con cái di cư. Ông không dám ở lại sợ Việt Minh tính sổ việc xây lô cốt cho quân đội Pháp, mặc dù về lý lẽ ông không làm thì sẽ có bao nhà thầu không xông vào nhận. Nhưng dủ sao cũng là tiếp tay cho giặc. Ai đời bố xây lô cốt cho giặc, còn đứa con trai đầu của ông lại chỉ huy bộ đội xông vào đánh, thế là hai bố con đánh lẫn nhau. Ông sợ, muốn di cư vào Nam nhưng lại nghĩ đến đứa con trai đã theo Việt Minh từ ngày đầu nổ súng. Sau ngày tiếp quản thủ đô, hai vợ chồng nấn ná chờ con, cuối củng thì ở lại với bao nỗi lo âu và phấp phỏng. Đứa con không trở về giấy báo tử ghi rõ con ông bà hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Gia đình ông là gia đình liệt sĩ, chẳng lẽ lại ra đi?
Rồi cũng khỏng ai đả động tới chuyên ông thầu xây đồn bốt cho Pháp. Nhưng ông vẫn lo, nỗi lo gậm nhấm ông nhất là khi cải tạo tư sản. Lo quá đến sinh bệnh và qua đời. Ngôi biệt thự của ông còn nguyên vẹn cho tới ngày một hợp tác xã may thuê ở tầng dưới. Bốn đứa con ông vẫn tiếp tục đi học nhưng cũng chỉ đến hết cấp ba thì chuyển thi vào trung cấp rồi tự chung mảy mò học lên đại học. Cha chị qua đời, người mẹ tham gia may trong hợp tác xã và nuôi bốn người con hai gái hai trai. Năm ấy bà cũng trạc tuổi chị bây giờ, thời kỳ chiến tranh bao nhiêu là khó khăn gạo sổ, vải phiếu, thịt tem... Rồi sơ tán, mỗi người một nơi, đứa theo trường, đứa theo cơ quan xí nghiệp và mẹ vẫn sống với người con gái út làm việc bên cái cái bàn may trong ngôi nhà cổ. Năm ấy chị đã đi làm trong xí nghiệp in, sau đó chị lấy chồng ngườỉ chồng là kỹ thuật viên về máy móc. Lần lượt các em đều lấy chồng lấy vợ, trừ chị, còn tất cả đều sống chung trong ngôi nhà của cha mẹ, mỗi cặp ở một phòng. Cách đây chừng ba năm, mẹ chị đòi được tầng dưới của hợp tác xã may mặc, thực ra cái hợp tác này cũng đã giải thể nhưng họ vẫn muốn chiếm nhà. Mẹ chị, khi thu hồi được toàn bộ ngôi nhà, bán rồi chia cho các con, mỗi người một phần, bà cũng một phần, anh chị nào cũng đều mua nhà riêng, mẹ chị cũng có căn hộ riêng, ngày chủ nhật các con về đoàn tụ với bà. Nhờ món vàng được chia, chị đã có thể mua được ngôi nhà sàn này cộng với căn hộ mà chị và con trai chị đang sống.
Người đàn bà đã ngoài năm nhăm tuổi trải qua một cuộc đời tưởng là bình dị mà đầy nỗi niềm. Người chồng cũ của chị mất khi đứa con gái được năm tuổi vì mắc một căn bệnh hiểm nghèo, kết thúc sự đau đớn vật vã, nằm liệt hai năm trời, hết ở bệnh viên lại về nhà. Người vợ tận tuỵ chăm sóc chồng tuy biết anh không thể sống được. Chị đã làm tròn chức phận của người vợ cộng với lòng thương chồng. Tình yêu ư? Chị lấy anh không hẳn vì tình yêu, chị lấy anh bởi lúc đó chị cần lấy chổng, cần một chỗ dựa về chính trị và tỉnh thần. Lúc ấy cuộc cải tạo tư sản đang diễn ra, cha chị đi đâu cũng phải cúi mặt xuống vì nhưng cái nhìn của hàng phố, về nhà cũng len lét sợ sệt... Ở nhà, chị là con đấu, làm sao cùng với mẹ chia sẻ được nỗi mất mát và gồng mình lên để nuôi ba em ăn học. Trên tường hình ảnh người anh trai được lồng trong chiếc khung lính viền đen lặng lẽ nhìn mẹ và các em. Người mẹ ngày càng hốc hác, cùng với cô gái lớn, nhận lạc vỏ mậu dịch vê bóc lấy mấy hào công mỗi ngày. Hết bóc lạc lại nhận hộp giấy về bồi dán. Rồi bà góp máy khâu vào làm trong hợp tác xã thuê ở tầng dưới. Chủ nhiệm hợp tác xã nguyên là ông thợ may đồ tây thời trước thông cảm với hoàn cảnh của bà vui lòng chấp nhập. Mãi sau này, khi ông qua đời, chủ nhiệm mới lên đã xoay sở, ỳ ra không chịu trả lại nhà bà. Hợp đồng thuê hai năm vậy mà hai mươi lăm sau, hợp tác xã rệu rã, công việc chẳng có, các xã viên bỏ đi gần hết, ông ta vẫn cứ ôm lấy và đòi bà phải trả mấy chục cây vàng mới chịu đi. Bà phải nhờ cậy đến toà án thành phố căn nhà hoàn toàn về với người chủ cũ. Lấy lại được nhà, lập tức bà muốn bán. Bốn người con cùng với dâu rể cũng tán thành với mẹ và sẵn sàng ký vào văn tự bán nhà cùng với mẹ...
Có bà dì, em ruột của mẹ chị sống bên Pháp. Bà sang đó từ mấy chục năm qua, lấy chồng rồi goá chồng. Bà về thăm quê hương và ngỏ ý muốn nhận đứa con gái chị, đưa nó sang học ở Pháp bởi bà không con. Mẹ chị hỏi chị, thoạt đầu chị không ưng thuận nhưng sau chị nghĩ đến tương lai của con, chị bằng lòng. Đứa con gái mới năm tuổi vẫn sống với bà ngoại bởi chị đã tái giá, lấy một người đàn ông mà chị cũng chẳng có tình yêu. Anh ta hơn chị mấy tuổi, mới đầu nói chưa vợ nhưng về sau chị mới rõ anh ta đã có vợ ở quê, thành danh ngoài thành phố anh không thể sống với bà vợ quê mùa lại già tuổi hơn mình, anh đã là người thành phố, ăn diện vào mới chỉ xoá đi chút ít vẻ quê kệch nhưng cách nói năng và ứng xử thì vẫn nguyên như thế.
Hai người sống với nhau được dăm năm và chị có được đứa con trai. Đứa con gái riêng của anh ở nhà quê tháng tháng vẫn ra Hà Nội buộc bố phải đưa tiền cho nó và mẹ nó. Cuộc sống của chị giống như địa ngục bởi người chồng giữ tiền, chi tiêu đến mức quá tiết kiệm. Khi nào anh ta sống ở nhà cả tháng thì đưa tiền cho chị cả tháng, y như người ăn cơm tháng. Chị làm sao sống nổi, nhiều ngày chị không nấu cơm cho ăn mà anh chồng cũng không dám ra tiệm ăn, cứ mua gói mì tôm dội nước sôi vào và sì sụp giống như anh lực điền. Họ chia tay nhau. Bây giờ anh chồng đã bỏ vào miền Nam, hy vọng tìm được người phụ nữ nào đó mà anh ta ưa thích lại giàu có. Đứa con trai của chị lớn lên, học hành không giỏi giang lắm nên hết trung học, chị xin cho nó vào học ở khoa Du lịch một trường đại học dân lập. Thằng bé giống bố ở cái tinh khôn ranh và chi ly. Học sang năm thứ hai nó đã biết cách làm ăn bằng cách nhờ bè bạn cho đi làm thuê các tour du lịch mỗi tour được trả 50 đôla. Vì thế nó đã đưa khách về vùng này và làm quen với ông chủ của ngôi nhà sàn và chấp nhận mua khi ông muốn bán. Nên bây giờ chị về đây, ngủ đêm trong thung lũng này, cái thung lũng bao quanh là núi và rừng. Chị đã thoát được sự ồn ào của cuộc sống đô thị, thoát được mọi nỗi ưu phiền thoát được mọi tranh chấp về đất cát trong khu chung cư của chị, thoát được những đôi mắt hằn học của người hàng xóm bởi chị không cho họ lấn sang đất của mình. Ai cũng kêu gọi đoàn kết nhưng hễ chạm đến quyền lợi mà họ cho là của họ thì lại tranh giành nhau, cắn xé nhau rồi đưa nhau ra cửa công mà anh nào cũng sắp sẵn cái phong bì tiền để đút lót. Chao ôi cuộc sống sao mà mệt mỏi, mà vất vả trong cái cơ chế thị trường này? Người nào cũng nói năng như rồng bay phượng múa mà chi ly như lão hà tiện chỉ thích nuốt của người khác dù là một tẹo đất bằng bàn tay...
Mãi quả trưa hai cô cháu, chị và cô gái mới đi vào núi. Con đường đã được rải đá răm cho xe đi lại được nhưng vào đến chân núi thì hết. Đến đây phải leo lên những bậc đá xếp, con đường ngoằn ngoèo giữa các lùm cây thấp. Chị vào chùa, ngôi chùa cổ mà dấu tích của thời gian chỉ là những chữ Hán viết trên các bức hoành phi, câu đối và những cây đại cổ thụ mọc trên các hốc núi. Từ cổng chùa, chị nhìn rõ cái thung lũng dưới chân và ngôi nhà sàn của chị nhờ mái ngói mới còn tươi. Chị nhìn thấy cái am Ni cô dưới chân núi, cái am nhỏ xíu nằm nép bên lùm cây và gần đó là một rừng hoa nở trắng xoá, một con suối uốn lượn lẩn quất quanh rừng hoa trắng kia. Hoa gì mà nở vào mùa này?
Hai cô cháu rời ngôi chùa cổ xuống núi. Tới cửa am thì họ gặp sư nữ đang quét lá rụng. Một người đàn bà tu hành thon thả cầm chổi tre dài đứng bên gốc đại già. Một gương mặt rất quen, chị rùng mình. Cô gái đi trước chắp hai bàn tay lễ phép cúi đầu: “Con chào sư thầy”. Nhà sư cũng chắp hai bàn tay: “A di đà phật, chào con...”. Chị tiến lên và biết chắc không thể lầm, chị kêu lên: “Kìa Thuý, sao lại ở đây?”. Ni cô nhìn lại: “Xin lỗi.. bà là..” “Trâm đây, Thuý không nhận ra sao? “Trâm, Bích Trâm...”. Ni cô hốt hoảng vội vất cái khăn nâu che kín cổ. Chị chạy lên nắm hai bàn tay nhà sư: “Ôi, sao Thuý lại ở đây, lại đi tu...?”.
Ni cô cúi đầu không nói. Chị quay sang cô gái đang ngạc nhiên: “Vượng ơi, cháu về trước đi, cô ở lại rồi về sau...”. Nhà sư cầm chiếc chổi tre dựa vào gốc cây đại đi vào trong am, Bích Trâm theo sau. Hai người ngồi trên chiếc chiếu trải dưới ban thờ phật. Sư nữ lấy khay nước và ấm ra rót mời khách. Người đàn bà tu hành khi nào cũng cúi đầu lặng lẽ, chị cũng lặng lẽ nhìn theo.
- Bà xơi nước, nhà sư bưng chén nước mời.
- Đừng gọi mình như thế, mình vẫn là Bích Trâm như xưa. Mình hỏi lại, sao Thuý lại đi tu? Tu từ bao giờ. Năm ấy mình nghe Thuý đi Thanh niên xung phong, có phải không?
Sư nữ gật đầu:
- Năm 67, tôi tình nguyện đi thanh niên xung phong. Vào chiến trường Trị Thiên, rồi vào tận Tây Nguyên suốt mấy năm chiến tranh. Sau khi bị thương tôi được ra Bắc điều trị an dưỡng rồi về nhà...
- Thuý bị thương có sao không?
Ni cô lẳng lặng bỏ chiếc khăn nâu lúc nào cũng quàng kín cổ, ở đó những vết sẹo loang lổ sần sùi.
- Tôi bị napan cháy cả ngực, cả cổ. Hồi đó tôi năm ở Viện điều trị tiền phương, vì bị thương ở chân, chúng nó bay đến và rải bom napan... Tôi tưởng lần ấy chết cháy may anh em cứu được vết thương nay chỉ còn sẹo. Nhưng thôi bây giờ Trâm sống ra sao? Chồng con vẫn ngoài Hà Nội chứ?
- Mình đã qua hai đời chồng nhưng chẳng ra sao cả. Người chồng thứ nhất qua đời vì ung thư phổi, để lại cho mình đứa con gái. Bây giờ nó sống ở Pháp lấy chồng bên ấy, một cậu người Việt nhưng quốc tịch Pháp, nó cũng vào làng tây, hai con rồi. Hai vợ chồng và con nó cũng có về nước thăm mình. Năm ngoái chúng nó đón mình sang chơi, đưa mình đi gần hết châu Âu, nó giữ lại nhưng mình về. Người chồng thứ hai thì bỏ nhau rồi, anh ta cũng để lại cho mmh thăng con trai đang học đại học, chính nó đã mách mình mua ngôi nhà sàn ở đây. Mình muốn về sống ở đây cho yên tĩnh, chẳng biết có trụ nổi không? Gặp Thuý, cứ nhớ lại ngày nào hai đứa còn học ở trường Hàng Cót, bé tí tẹo, vậy mà đã năm mươi năm rồi!
Chị uống cạn chén nước, đăm đăm nhìn bạn. Cô gái hồi nào cùng học với nhau, ngồi cùng bàn với nhau suốt cả thời thơ ấu hết tiểu học lại sang cùng trường Trưng Vương cho hết lớp bảy. Ngày ấy nhà chị ở Hàng Đào sau chuyển về phố Quán Thánh, còn Thuý ở Hàng Phèn, hai cái đuôi tóc ve vẩy bên nhau vậy mà thoắt cái, số phận đưa mỗi người đi mỗi nơi. Thuý ra tiền tuyến rồi kết cục sống trong cái am thờ phật này. Chị cũng bươn trải với đời, hai người đàn ông đến với chị, hai đứa con ra đời, bao nhiêu nỗi vất vả, bao nhiêu cảnh ngộ, cái chết thảm hại đến với người chồng trước và mọi nỗi ưu phiền mà người đàn ông thứ hai đem lại cho chị. Hạnh phúc đấy ư? Hạnh phúc là gì? Câu hỏi cứ day dứt chị bao lâu vẫn chưa trả lời được. Bây giờ chị về đây, liệu cuộc đời còn lại của chị có đưa lại hạnh phúc? Còn Thuý, phải chăng những ngày vật lộn giữa cái sống và cái chết ngoài chiến trường là những chuỗi ngày hạnh phúc? Vậy thì tại sao bây giờ Thuý phải ẩn dật về sống nhờ cửa Phật? Phật có đem lại hạnh phúc cho Thuý?
- Năm 75, ni cô nói, tôi về nhà sống với bà cụ được ít năm thì bà cụ mất. Mấy anh chị em vẫn sống trong ngôi nhà ở Hàng Phèn, đứa em sát tôi cứ giục chị lấy chồng nhưng tôi không thể lấy ai được. Trâm thử nghĩ xem thân thể tàn tạ của tôi bị nhiễm chất độc da cam ngoài chiến trường, lấy chồng liệu có sinh ra đứa con nguyên lành? Tôi khước từ tất cả. Một lần tôi đi thăm các chị em, đồng đội của mình hiện đang đi tu ở Thái Bình, tôi nghiệm ra cuộc sống còn lại của mình nên nương nhờ cửa Phật là hơn cả. Tôi được các sư già giới thiệu lên chùa này và sư cụ ở đây chấp nhận cho cắt tóc quy y, cụ giao cho tôi trông nom am thờ này. Mình sống thế này là yên ổn. Trâm ạ chẳng phiền luỵ đến ai. Tháng lĩnh tiền thương tật rồi các em chúng nó gửi lên thêm, đủ sống mà cuộc sống của tôi bây giờ có đòi hỏi gì nhiều?... tôi còn dư tiền giúp đỡ bà con nghèo ở đây...
Nhà sư im lặng một lúc rồi nói tiếp:
- Mình về đây, đã được gần mười năm. Những năm trước vùng này rất vắng vẻ, dân địa phương rất nghèo, trẻ con thất học nhiều. Chúng không có tiền để đi học mà trường thì xa cách đây năm sáu cây số. Bây giờ là một vùng du lịch và nghỉ ngơi, du khách về mùa hè đến đây đông lắm. Người ta ăn uống nghỉ ngơi, tắm nước nóng rồi leo núi nhưng nếu chỉ có thế thì không sao, nhưng nó còn kéo theo nhiều tệ nạn khác, đĩ điếm hút hít, cờ bạc đủ cả. Chẳng biết cái lãi thu được cố bù được vào sự mất mát ấy không? Đi đâu, mấy ông tỉnh, ông huyện cũng khoe khoang về khu du lịch này... phải, họ thì giàu có lên...
Chị im lặng nhìn gương mặt buồn buồn nhưng thanh khiết của bạn, tự hỏi liệu chị về sống ở đây có yên ổn? Chị như người đang chạy trốn cuộc đời, trốn mọi sự nhiễu nhương ngoài kia?
Hiểu được tâm trạng của chị, nhà sư nói:
- Tất cả đều do cái tâm của mình, Trâm ạ. Ở đâu cũng vậy, khi tâm mình yên thì sống ngay giữa chốn phồn hoa mình cũng thấy yên, tâm mà bồn chồn thì ở giữa rừng cũng không yên.
- Cậu còn được nương nhờ cửa Phật mà mình lại ở ngoài đời...
- Không, sống bên đức Phật mà tâm không yên thì sóng gió cuộc đời vẫn len lỏi tới... Mình hàng ngày tụng kinh niệm phật, ngoài ra cũng có nhiều việc phải làm... Dạy học cho các cháu nghèo thất học cũng là một việc hay nó làm tâm hồn ta dịu đi. Trâm hãy làm đi, tiếp xúc với những cảnh ngộ khó khăn của chúng sinh, mình đỡ băn khoăn day dứt về đời mình.
Buổi chiều sập tối từ lúc nào. Trâm đứng lên ra về. Ra tới cửa am thì gặp anh trưởng bản tối qua đi tới. Vẫn con người ấy với dáng vẻ năng nổ và sởi lởi, vẫn bộ quần áo ấy, bớt cái mũ biên phòng nhưng thêm con chó lực lưỡng chạy quẩn bên chân. Trưởng bản chào chị và thưa với ni cô:
- Bạch thầy, tối nay con phải xuống xã họp an ninh nên con xin nghỉ học, thưa thầy...
Sư thầy gật đầu:
- Vâng, anh cứ đi họp, tối khác học cũng được...
Ni cô quay nói với chị như khoe:
- Anh trưởng bản đây rất chịu khó học. Trước kia anh ấy đã học hết tiểu học, đi bộ đội học lên cấp hai, về nhà mình đang dạy tiếp cho anh ấy hết cuối cấp... Còn đây là cô Trâm, bạn học của tôi thời nhỏ. Anh biết chứ?
Người thanh niên gật đầu:
- Con biết ạ, tối qua con cũng được mời đến liên hoan tiễn chú Đằng... Vậy là cô Trâm lên đây sống với bà con?
- Cũng chưa biết anh ạ... Tôi có thể ở lâu trên này mà cung có thể về dưới xuôi...
Nhà sư nữ nói với anh:
- Này anh Xuyến này, tôi nghĩ ra rồi. Cô Trâm lên đây nếu chỉ ngồi nhà, cô sẽ buồn lắm. Anh tạo điều kiện cho cô tham gia công tác ở đây. Nhẹ nhàng thôi, như tôi chẳng hạn, cô Trâm dạy cho các cháu nhà nghèo, không có điều kiện đến trường..
Anh trưởng bản kêu lên:
- Ối dồi... thế thì tốt quá...
Chị lưỡng lự:
- Tôi chưa dạy các cháu bao giờ... chỉ sợ...
Ni cô cầm tay chị:
- Thi tôi cũng chưa bao giờ dạy học, vậy mà làm được. Vui lắm Trâm ạ. Phải có việc mà làm, mà việc công ích. Này nhé, buổi sáng Trâm ra vườn trồng rau trồng hoa, chăm sóc cây quả. Buổi chiều dạy các cháu... Đừng để phí thời gian, cuộc sống có ý nghĩa bắt đâu từ đó, nếu Trâm ở đây không có ý định kinh doanh nhà nghỉ.
Chị lắc đầu:
- Không, chưa bao giờ tôi chưa bao giờ kinh doanh dịch vụ. Già rồi không thể hầu hạ người ta được dù có kiếm được bao nhiêu tiền, mà tiền của làm gì kia chứ...
Anh trưởng bản cười rất to:
- Thế là cô Trâm nhận lời rồi nhé... Đêm qua cháu về nhà nói chuyện về cô với mẹ cháu, mẹ cháu quý cô lắm đấy tuy chưa được gặp cô. Hôm nào mời cô đến chơi với mẹ cháu.
Cuối cùng thì chị nói:
- Hôm nào tôi sẽ thăm bà và chị ấy với các cháu, còn chuyện dạy học, tôi nghĩ nên dạy các cháu ở ngay nhà tôi và nên học vào buổi trưa, buổi chiều tôi sợ ban đêm các cháu đi lại không tiện... Vào khoảng bao nhiêu cháu, anh Xuyến?
- Ôi dồi... học ngay nhà cô thì tốt quá, tôi sẽ bảo các cháu khênh mấy các bàn ghế đến. Học buổi trưa càng tốt, chúng nó cả ngày chăn dê ngoài núi, trưa chúng nó về học rồi chiều lại lên núi xua dê về nhà. Các cháu suốt ngày chăn dê. Ngày xưa mỗi gia đình chỉ vài ba con dê bây giờ có hàng ăn đặc sản họ nhận nên gia đình nuôi dê cũng bán được. Ôi tốt quá rồi. Chiều mai cháu sẽ huy động người đem bàn ghế đến.
Chị từ biệt ni cô theo anh trống bản đi về nhà. Anh ta vừa đi vừa kể chuyện làng bản gia đình cho chị nghe. Con chó chạy trước rồi rẽ ngoặt vào bụi cây, lại chạy ra đường. Anh trưởng bản bảo con chó này anh xin tận Cao Bằng, bố nó là giống chó miền núi anh hứa sẽ biếu chị một con để nuôi giữ nhà. Chiều sâm sẩm, tiếng bìm bịp hoang dã vùng lên từ hốc núi phía bụi cây phía nhà sàn của chị, mấy con khiếu lảnh lót hót giọng hót đối nhau của chúng làm xao xuyến lòng người. Anh trưởng bản đi thẳng ra khu nhà nghỉ, ở đó anh gặp trạm Công an lấy tình hình, tối nay anh còn lên họp trên xã bàn về công tác an ninh trong vùng.
Chị dừng lại trước cổng nhà, đứng nhìn theo anh con trai dân tộc, vai đeo khẩu súng săn, vừa đi vừa hát nghêu ngao. Con chó xám chạy vụt lên rồi quay ngoắt lại vòng sau lưng anh... Chị nhìn vào nhà, thấy ánh lửa lập lòe trong bếp, bóng cô gái đang lúi húi dưới ánh đèn. Ngôi nhà sàn im lặng, những lùm hoa phía trước đu đưa và tiếng suối xa rì râm, rì rầm.
Chị thở nhẹ nhàng, đẩy cánh cổng đi vào nhà trên những tảng đá xếp thành lối đi.