Năm 1831 , ông Gillenormand ngụ tại khu phố Marais, đường Filles-du-calvaire số 6.
ông Gillenormand mang đặc tính tư sản cũ kỹ của mình bằng dáng vẻ của các hầu tước thế kỷ XVIII khi mang cái tước hầu của họ. ông đã quá tuổi 90, ông bước
thẳng, nói to, trông rõ, uống rượu không pha nước. ông còn đủ ba mươi hai cái răng và chỉ mang kính khi phải đọc ông còn một lợi tức khoảng mười lăm nghìn đồng frăng. Trong mọi câu chuyện, ông luôn lớn tiếng quát tháo, khi người ta nói trái ý ông, ông giơ gậy đánh bừa vào những người nhà của ông, như ở thời đại của vua Jouis xiv. ông sống với một trong những người con gái của ông đã năm mươi tuổi và chưa hề lập gia đình, và mỗi khi giận, ông vẫn thường thẳng tay quất roi lên cô con gái già : cô này cho ông cái cảm giác cô mới tám tuổi. Người con gái khác của ông đã chết khi sinh một bé trai. ông Gillenormand đòi nuôi dưỡng đứa cháu ngoại của mình đồng thời hăm dọa truất quyền thừa kế của nó nếu người ta không cho ông làm việc đó. Vì quyền lợi của đứa con, người cha đành nhượng bộ với cõi
lòng tan nát và còn phải chấp nhận những điều kiện nghiệt ngã của lão tư sản già nua cao ngạo và cứng đầu :
ông đã không bao giờ tìm cách gặp lại cậu con trai Marius của mình và làm cho cậu yêu thương mình. Một mối ác cảm không khắc phục ngăn cách ông Gillenormand và người con rể ông. ông Gillenormand ngưỡng mộ dòng Bourbons và căm ghét cách mạng 1789.
ông nói một cách quyền uy : "Cuộc cách mạng Pháp gồm toàn bọn vô lại". ông chỉ gọi người con rể ông là " tên cướp sông Loire ? " Người con rể ông đã từng là một
trong những người anh hùng trong quân đội cách mạng và đế chế. Napoléon đã gắn huy chương cho ông tại Auterlitz, sắc phong cho ông cấp bậc đại tá và phẩm trật
nam tước trên chiến trường Waterlo. Với ông, Gillenormand là một lão già ngớ ngẩn. ông sống tại Vernon và vì không được gần con, ông bắt đầu yêu hoa.
Như thế, Marius Pontmercy sống gần ông ngoại. Cậu có đôi mắt to màu nâu sẫm, dịu dàng và đầy tự tin trên một khuôn mặt xinh đẹp. Cậu run rẩy trước ông Gillenormand luôn nói chuyện với cậu bằng một giọng nghiêm khắc.
- Đây này nhóc tì, ông bảo cậu. Đồ xỏ lá, ba que, đến đây! Hãy trả lời đi, ranh con! Tao phải thấy mày, đồ vô lại! v v
ông rất cưng chiều cháu ngoại của mình. ông dẫn cậu tới các phòng khách bảo hoàng nơi ông vẫn lui tới. Tại những nơi đó, Marius thường nghe nói tới "chằn tinh đảo Corse" hoặc "hầu tước Bonaparte", vị trung tướng quân đội nhà vua. Những
người theo chủ nghĩa bảo hoàng cuồng tín đó đòi xóa sạch những trang đẹp nhất của lịch sử nước Pháp, đang ngắm dấu vết của họ trong tâm hồn đang rộng mở kia.
Sau những năm trung học, khi vào trường luật, Marius theo chủ nghĩa quân chủ và sống khắc khổ. Cậu không thích ông ngoại cậu lắm bởi sự vui vẻ và tính vô liêm sĩ
của ông khiến cậu thương tổn và cậu cũng không vui gì đối với cha cậu. Dù sao cậu vẫn là một chàng trai cuồng nhiệt và thanh cao, quảng đại và tự hào, đường hoàng và trong sáng đến nghiệt ngã.
Ngày cậu vừa được mười bảy tuổi, buổi chiều khi trở về nhà, cậu thấy ông ngoại cậu cầm một lá thư trong tay.
- Cha cháu bịnh, ông Gillcnormand nói, cha cháu mong gặp cháu. Ngày mai cháu đi Vernon.
Được tin đó Marius không xúc động lắm. Đối với cậu, ý tưởng về cha cậu chỉ thể hiện qua hai lá thư mỗi năm. Những lá thư vì bổn phận do dì cậu đọc cho cậu viết vào ngày một tháng giêng và vào ngày Sinh- Georges và người ta bảo là được ghi trong tập công thức nào đó. Do đó mà cậu không vội vã gì với lời kêu gọi của đại tá Pontmercy. Đến đỗi ngày sau, khi tới chỗ trọ tại Ve mon, cậu được một bà giúp việc già tiếp trong nước mắt ràn rua, ông đại tá đã chết hai giờ trước đó, ông đã ngồi dậy trên giường bịnh dù người làm ngăn cản, và ông kêu lên : "Con trai tôi không đến! Tôi phải đi đón nó".
Rồi ông bước ra khỏi phòng và ông đã ngã xuống trút hơi thở cuối cùng trên nền lát gạch vuông của phòng đợi.
Bên thi thể của người lính già, một vị linh mục già, người bạn độc nhất của ông, đang canh thức. Marius nhìn rất lâu người đàn ông, cha cậu, mà cậu trông thấy lần đầu và lần cuối. Khuôn mặt khả kính và uy nghi đó, thân thể nhiều nơi đầy những vết sẹo dọc ngang đó, chính cha cậu đó Vị linh mục và người tớ gái đều khóc. Mắt cậu vẫn khô khốc. Cậu chỉ thấy mình xúc động đôi chút bởi cha cậu quá xa lạ với cậu.
ông đại tá không để lại gì. Tiền bán mớ đồ đạc chỉ xấp xỉ đủ trang trải việc chôn cất. Người tớ gái tìm thấy một mảnh giấy lộn trong một ngăn kéo và trao cho Marius. Trên đó có những dòng này, tự tay ông đại tá viết :
" Cho con trai tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho tôi trên chiến trường Waterloo. Bởi chế độ vương chính chống đối tôi trong tước hiệu này mà tôi đã phải trả giá bằng máu, con trai tôi sẽ nhận nó và giữ lấy. Chắc chắn nó sẽ xứng đáng với tước hiệu đó".
Phía sau mảnh giấy, ông đại tá viết thêm : " Cũng trong trận Waterloo một trung sĩ đã cứu mạng tôi. Người đó tên là Thénardier. Thời gian sau này dường như ông có một cái quán nhỏ trong một ngôi làng thuộc vùng lân cận Paris, tại Chelles hay tại Montèrmeil gì đó. Nếu con trai tôi gặp ông ấy nó sẽ làm tất cả những gì có thể cho
ông ấy".
Marius cho mảnh giấy vào ví. Sau đám ma cậu trở về Paris và tiếp tục việc học luật, không nghĩ gì tới cha cậu nữa. Không còn thứ gì của ông đại tá nữa. ông Gillenormand sai đem thanh kiếm và bộ lễ phục của ông cho người buôn đồ cũ. Marius chỉ còn lại miếng băng tang nơi mũ, thế thôi.
Nhưng sự lãng quên đó chỉ kéo dài được vài tháng. Một ngày nọ khi Marius đi xem lễ mi sa tại St-sulpice, trung thành với tập quán tôn giáo thời thơ ấu, một lão già trông giữ nhà thờ đến bên cậu :
- Xin lỗi cậu, ông nói. Cậu đã ngồi trên ghế tôi. Và khi người thanh niên vội vàng đứng dậy, ông tiếp lời :
Tôi rất gần bó với chỗ này, nó gợi cho tôi nhiều kỷ niệm. chính nơi gần cây cột này, trong hàng chục năm trời, thường xuyên cứ trong khoảng hai, ba tháng tôi vẫn trông
thấy một người cha dũng cảm tìm đến, ông không có dịp nào khác để gặp con mình. Những cuộc dàn xếp gia đình đã ngăn cản ông chuyện đó. ông đến vào giờ khắc mà
ông biết người ta dẫn người con trai của ông đến xem lễ mi sa. Cậu trai không ngờ cha mình đang có mặt ở đó.
Thậm chí có thể cậu cũng không biết mình có một người cha, cậu trai ngây thơ đó! Còn người cha thì vẫn lẫn khuất. ông nhìn đứa con và không cầm được giọt lệ, bởi
ông yêu quý cậu. Tôi đã trông thấy cảnh đó. Với tôi đây là nơi chốn đã trở nên linh thiêng. Người cha đó đã hy sinh thân mình để có ngày đứa con trai của ông được
giàu có và hạnh phúc. Người ta ngăn cách ông với cậu vì chính kiến! Đó là một vị đại tá của Bonaparte. ông có cái tên tương tự là Pontmarie hay Pontmercy gì đó... ông
ở tại Vernon, nơi tôi có một người em là linh mục.
- Thưa ông, Marius nói trong cơn dao động, đó chính là cha tôi.
- à! Cậu là con của ông ấy! lão già trông giữ nhà thờ kêu lên, hai bàn tay chấp lại. Thế thì, người con đáng thương, cậu có thể nói rằng cậu có một người cha rất đỗi
yêu cậu
Marius đưa cánh tay ra cho lão già nắm và đưa lão về chỗ trọ.
Từ hôm ấy cuộc sống chàng trai đã thay đổi sâu sắc Cậu gặp lại lão già trông giữ nhà thờ và cha xứ Vernon. Cậu yêu cầu được kể lại từng chi tiết nhỏ nhặt về ngày cuối đời của người đàn ông quý hiếm, cao cả và dịu dàng đã là cha cậu. Trong tủ sách " Người thầy " cậu đọc tất cả nhũng câu chuyện về nền cộng hòa và nền đế
chế, cậu hào hứng với những trang báo cáo về quân đội vĩ đại trong đó thường xuất hiện tên tuổi Pontmercy. Cậu tìm gặp những vị tướng mà cha cậu từng phục vụ dưới
quyền.
Việc nghiên cứu đó chiếm hết thì giờ cũng như tâm trí cậu, gần như không cho cậu còn thì giờ gặp những người trong gia đình Gillenormand. Khi cậu xuất hiện trong giở ăn với vẻ mặt xanh xao và lo lắng, ông ngoại và dì cậu càu nhàu và nói với nhau :
- Marius đang bận tâm chuyện gì, nó học hành không được nghiêm túc như trước.
Marius đang ngưỡng vọng cha mình, và qua cha mình, cậu bất đầu ngưỡng vọng đất nước cậu.
Cho tới bấy giờ nền cộng hòa và nền đế chế đối với cậu chỉ là những từ quái lạ. Việc tìm hiểu các giai đoạn lịch sử đó của nước Pháp giúp cậu tỉnh táo xem xét các cuộc biến động cùng các nhân vật. Cậu thấy từ cuộc cách mạng hiện ra khuôn mặt vĩ đại của nhân dân và từ nền đế chế, khuôn mặt vĩ đại của nước Pháp. Trong thâm tâm
của mình, cậu tuyên bố tất cả những điều đó đều tốt đẹp.
Tất cả những sự đảo lộn đó diễn ra trong cậu và gia đình cậu không hay biết về chuyện đó. Cậu âm thầm vứt bỏ lớp da bảo hoàng cũ kỹ của mình. Cậu trở nên cách
mạng hoàn toàn và dân chủ một cách triệt để. Cậu đến một người thợ khắc và đặt làm một trăm cái thẻ mang tên " hầu tước Marius Pontmercy " .
Càng đến gần cha cậu, với ký ức về ông và những gì mà ông đã chiến đấu để bảo vệ trong hai mươi lăm năm, cậu càng rời xa ông ngoại cậu. Vả chăng tính khí của ông Gillenormand luôn gây thương tổn cho cậu. Giữa họ có tất cả những mối bất hoà của chàng trai trẻ uy nghiêm đối với lão già phù phiếm. Lại nữa, Marius cảm thấy lòng mình dâng trào những tình cảm nổi loạn không tả hết được khi nghĩ rằng chính ông Gillenormand, vì những động cơ ngu xuẩn, đã tách cậu khỏi cha cậu một cách không thương tiếc.
Thỉnh thoảng Marius vẫn vắng nhà nêu ly do tham dự những buổi đi săn với bạn.
- Cháu cứ vui chơi, cháu cứ vui chơi ! ông ngoại cậu bảo. Tuổi trẻ phải đi qua thôi.
Những buổi đi săn đó có nghĩa là tới Vernon cầu nguyện và khóc trên mộ ông đại tá. Một lần Marius đã tới tận Monttermeil và hỏi thăm ông cựu trung sĩ Thénardier của trận Waterloo, người mà cha cậu đã chịu một cái ơn quá lớn. Với Marius, cái tên Thénardier sáng rực khí phách anh hùng và lòng tận tụy. Thật ra ông chủ quán ác độc không phải là trung sĩ mà là kẻ đi tuột lại sau đoàn quân và là kẻ trấn lột xác chết. ông ta đã lục lạo một cách tàn nhẫn trên người ông đại tá tường đâu đã chết nên bị bỏ lại nơi con lộ trũng Ohann tại Waterloo.
chính lúc kéo ông ra từ dưới một đống xác chết để dễ dàng cướp tiền của, đồ đạc của ông hơn, Thénardier không ngờ giúp ông đại tá tỉnh lại. Nhưng cả Pontmercy
lẫn Marius đều không thể nào biết được rằng một sự trớ trêu của định mệnh đã biến tên trộm ươn hèn đó thành một người cứu nạn tận tụy. Và Thénardier cứ chiếm lĩnh
vị trí của mình trong trái tim nồng nhiệt của chàng trai trẻ. Marius rất đỗi buồn phiền khi biết được tại Monttẻrmeil rằng quán đã đóng cửa, rằng Thénardier bị phá sản và người ta không biết ông ra sao.
Trở về sau chuyến đi Vernon, cuộc sống của Marius chợt đổi sang một hướng đi khác với hướng đi của cậu cho tới bây giờ.
Mệt mỏi sau hai đêm hộc tốc, chàng trai trẻ thấy cần lấy lại sức sau những giờ thiếu ngủ bằng cách đi bơi, cậu vội vã lên phòng mình, chỉ kịp cởi chiếc áo rây đanh gột mặc đi đường của mình và đi tắm. Nhưng trong cơn hối hả cậu đã bỏ lại trên giường mình một chiếc hộp bọc da lừa màu đen giống như một miếng mề đay mà cậu vẫn buộc giây đeo lủng lẳng nơi cổ. Cậu đã cất trong chiếc hộp đó lá thư cuối cùng của đại tá Pontmercy.
ông Gillnormand nghe tiếng người cháu ngoại trở về rồi lại đi. ông vội chạy vào phòng cậu trên đôi chân già yếu của ông. Vật đầu tiên ông bắt gặp trên giường là chiếc hộp bọc da lừa màu đen. ông mở chiếc hộp và lấy ra một tờ giấy xếp cẩn thận .
- Đây là một mảnh giấy thân thương, ông nói với cô Gillnormand mà ông đã gọi tới. Nó giữ mảnh giấy này trên trái tim đó. à! Những người trẻ tuổi.
- Chúng ta hãy đọc nó xem sao, cha, người dì vừa nói vừa mang kính.
Và họ đọc : "Cho con trai tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho tôi trên chiến trường Waterloo. Bởi chế độ vương chính ...".
Khi đọc xong lá thư đó, ông Gillenormand nói nhỏ như nói với chính mình :
Đây là chữ viết của tên lính quê mùa đó.
CÔ Gillenormand nắn cái túi áo rây đanh gết của Marius. CÔ lấy ra một cái gói nhỏ bọc giấy xanh. Đó là những tấm thẻ của " hầu tước Marius Pontmercy " .
- Đẹp lắm! người dì nói. Và hai cha con lặng nhìn nhau trong một tiếng đồng hồ, không ai nói gì.
Cuối cùng Marius trở về. Cậu thấy ông ngoại cậu đang cầm trong tay một tấm thẻ của cậu và khi trông thấy cậu, ông kêu lên, giọng nhạo báng :
- Nào! Bây giờ cháu là hầu tước đấy à? ông xin chúc mừng cháu. Thế là cái quái gì?
Marius hơi đỏ mặt, cậu đáp :
Điều đó có nghĩa cháu là con của cha cháu.
ông Gillenormand dứt tiếng cười và nói giọng cứng cỏi :
- Cha của cháu chính là ông đây.
Cha cháu, Marius tiếp lời, mắt nhìn xuống, nhưng giọng cương quyết, đó là một con người khiêm tốn nhưng anh hùng đã phục vụ một cách vẻ vang nền cộng hòa và nước Pháp, đã bảo vệ hai ngọn cờ, đã nhận hai mươi vết thương, đã chết trong quên lãng và trong sự ruồng rẫy, và chỉ có một điều ngộ nhận trong đầu là đã quá yêu hai thứ bất nghĩa, đất nước của người và cháu.
Thật là quá đáng đối với ông Gillenormand. Mỗi lời nói của Marius càng làm cho lão già theo chủ nghĩa bảo hoàng thêm đỏ mặt tía tai :
Thằng bé ghê tởm? ông kêu lên. Cha mày là cái giống gì tao chẳng cầm biết. Nhưng những cái mũ đỏ đó, tất cả đều là bọn khốn kiếp, bọn sát nhân. Tao nói tất cả, mày có nghe không? Tất cả bọn ăn cướp đều phục vụ Robespierre và Bonaparte, tất cả những tên phản bội đã phản nhà vua hợp pháp. Nếu có thằng cha mày trong đó cũng mặc xác, tao căm giận nó; thằng cha tôi tớ của mày.
Marius xúc động đến tái mặt. Cha cậu vừa bị lăng nhục trước mặt cậu. Và lăng nhục bởi ông ngoại cậu!
Làm sao trả thù cho người này mà không tổn hại tới người kia? Trong giây phút cậu lảo đảo như đang có một cơn lốc trong đầu mình, rồi cậu ngước mắt nhìn đăm đăm
vào ông ngoại cậu và hét lên giọng rền vang :
- Đả đảo bè lũ Bourbons và con heo mập Louis XVIII
Louis XVIII đã chết từ bốn năm trước nhưng cậu bất chấp điều đó.
Mặt ông Gillenormand trở nên trắng bệt như tóc của ông. ông quay về phía một pho tượng bán thân của quận công Berry đặt trên lò sưởi và kính cẩn chào nó với một vẻ uy nghi khác thường. Rồi nghiêng về phía con gái, ông nói với cô, miệng mỉm cười bình thản :
- Một hầu tước như cậu này đây và một người tư sản như cha không thể sống dưới cùng một mái nhà được.
Rồi bất ngờ ông đứng thằng, người run rẩy, mặt ông tái đi vì giận dữ, ông dang hai cánh tay về phía Marius và hét vào cậu :
Mày cút đi.
Marius rời khỏi nhà.
Ngày hôm sau ông Gillenormand nói với con gái :
- Mỗi sáu tháng con sẽ gởi sáu mươi đồng pixton cho kẻ uống máu đó và đừng bao giờ nói với cha chuyện đó
Marius ra đi trong phẫn uất, cậu không nói lời nào và cũng không biết mình đi đâu. Cậu có trong người 30 frăng. Cậu bước lên một chiếc xe độc mã và đi cầu âu về
phía khu La tinh. Trong khi xe lăn bánh trên quảng trường Si.-Miche một cách chậm chạp như thiếu dứt khoát, bất chợt Marius nghe một giọng nói kêu lên :
Ngài Marius Pontmercy
Xe dừng lại. Một người sinh viên tuổi trạc hai mươi lăm đội mũ lệch, mặt tươi vui, tiến đến gần.
- Tôi trông thấy cái tên này trên túi xách của anh, anh ta nói với Marius.
- Anh tìm tôi, Marius nói giọng kinh ngạc, nhưng tôi không biết anh.
Tôi cũng thế. hôm kia, anh không vào trường. Tôi cũng là sinh viên luật như anh và tôi có mặt ở đó. ồ? đó chỉ là chuyện tình cờ thôi. ông giáo sư đang điểm danh.
ông Blondeau ấy mà. Anh biết ông ta nham hiểm nhường nào. ông ta bắt đầu bằng chữ P. Việc điểm danh cũng êm xuôi, không ai vắng mặt. Blondeau có vẻ buồn.
Bỗng đâu ông ta gọi "Marius Pontmercy". Không ai lên liếng trả lời. Blondeau tràn trề hy vọng, lập lại hy vọng giọng to hơn : " Marius Pontmercy " và ông ta cầm viết.
lôi nghĩ thầm, ông ta sắp gạch tên một chàng trai dũng cảm đây, coi chừng. Và tôi lên tiếng trả lời : "Có mặt".
Do đó mà anh không bị gạch tên.
- Thưa anh! Marius nói giọng biết ơn.
Còn tôi thì bị gạch tên, người sinh viên tiếp lời.
Bởi bất ngờ Blondeau, với cái mũi tinh ranh, nhảy từ chữ P tới chữ L. Tôi tên Lesgle. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi Hô "Có mặt" - Này cậu, bấy giờ Blondeau vừa nói với
tôi vừa mỉm cười một cách hung ác, cậu hãy chọn đi. hoặc cậu là Pontnlercy thì cậu không là Lesgle. Nói xong ông ta gạch tên tôi. Người trẻ tuổi, ông ta tiếp lời, đây sẽ
là bài học cho cậu; trong tương lai hãy đúng mực.
Tôi rất buồn..., Marius nói.
- Còn tôi thì rất hoan hỉ, Lesgle vừa nói vừa phá lên cười. Tôi sẽ không là luật sư, chính anh là người mà tôi nợ cái hạnh phúc đó. Tôi muốn đến thăm anh một
cách trịnh trọng để cảm ơn. Anh ở đâu?
Trong chiếc xe độc mã này, Marius vừa nói vừa mỉm cười buồn bã.
Dấu hiệu phong lưu đấy... Nhưng tôi vừa thấy một người bạn. Ê Courfeyrac ? Đây là Pontmercy, một luật sư tương lai có một lợi tức chín nghìn trăng mỗi năm và có
vẻ không hài lòng về chuyện đó..
Người sinh viên được gọi tên bước về phía Marius và xiết chặt tay cậu.
Các bạn không biết đi đâu, cậu nói, xin hãy đến tôi tại khách sạn Porte-st-jacques. Các bạn đừng từ chối.
Sinh viên phải tương trợ nhau. Lại nữa, anh bạn có một khuôn mặt cảm tình. anh có một chính kiến nào không?
Anh là ai?
- Người theo chủ nghĩa dân chủ Bonaparte.
- Độ xám đáng tin cậy, Courfeyrac vừa nói vừa mỉm cười. Chúng ta vẫn là bạn thôi. Tôi sẽ giới thiệu anh với hội A.B.C tại quán cà phê Musain, cậu ta thấp giọng, điều này sẽ giúp anh đi vào cách mạng. .
Ngay buổi chiều, Courtèyrac dẫn Marius tới quán cà phê nơi một số sinh viên và thợ thuyền họp mặt để nói về chính trị để ngấm ngầm chuẩn bị một cuộc nổi dậy chống lại những người bạn của chính quyền, hội A.B.C. Có mục đích giáo dục trẻ em, thực tế là cải tạo người lớn.
Nhóm cách mạng này đáng chú ý nhờ tính sáng giá của những thành viên của nó. Thủ lãnh của nhóm là Enjobras, một thanh niên tuấn tú, như Antinoùs, con của một gia đình giàu có, chiến sĩ đích thực của nạn dân chủ và giáo sĩ của lý tưởng, tiếp đến là Combetene, triết gia ôn hòa và nghiệt ngã thích từ "công dân" nhưng lại thích từ "con người " hơn ; Jean Prouvaire, một nhà thơ dịu dàng bận tâm tới những áng mây không kém gì những biến động xã hội, dễ đỏ mặt nhưng cũng rất dũng cảm.
Feuilly, người thợ làm quạt, kiếm sống vất vả với ba trăng mỗi ngày và chỉ có một tư tưởng là học tập một hoài bão là giải phóng thế giới; Courtèyrac, chàng trai gan dạ với vẻ ngoài của một tư sản và trái tim của một hiệp sĩ; Bahorel, người sinh viên trường luật luôn trốn học để lê la qua các quán cà phê; Lesgle với tính lạc quan yêu đời bất tận, sớm tiêu tới đồng xu cuối cùng nhưng tiếng cười thì không tắt bao giờ; Joly, học y khoa, được lời với tư cách bịnh nhân hơn là y sĩ; Grantaire, con người hoài nghi và uống rượu như hũ chìm, nhạo báng tất cả những hành động tận tụy, hy sinh trong các đảng phái và nói : " Chỉ có một điều chắc chắn là ly rượu đầy của tôi .
Tất cả những con người trẻ tuổi rất khác biệt nhau đó có cùng một tôn giáo : sự tiến bộ. Tất cả đều là con đẻ của cuộc cách mạng Pháp. Những con người hời hợt nhất cũng trở nên trịnh trọng khi thốt lên cái năm đó : 89? Là những người trong hội và những người am hiểu, họ bí mật phác thảo lý tưởng:
Coufeyrac giới thiệu Marius với các bạn của mình một cách giản dị.
- Một thư sinh.
Marius rơi vào một tổ ong trí tuệ. Cho tới bây giờ vẫn sống cô độc vì thói quen và sở thích, cậu phần nào e ngại đám người chung quanh cậu. Cậu nghe nói về triết học,
văn chương, nghệ thuật, lịch sử, tôn giáo một cách hào hứng, bất ngờ. Khi rời bỏ những quan niệm của ông ngoại cậu để đến với những quan niệm của cha cậu, cậu
ngờ đâu mình đã cố định. Giờ đây cậu nghi ngờ, một cách bồn chồn lo lắng mà không dám thú thật, rằng cậu chưa hẳn thế. Góc độ qua đó cậu nhìn mọi vật lại bắt đầu
đi chuyển. Cậu phần nào khổ tâm về điều đó.
Quanh cậu, không một ai trong đám người trẻ đó nói : "hoàng đế". Chỉ có Jean Prouvaire thỉnh thoảng nói Napoléon. Mọi người khác đều nói Bonaparte. Enjobras
thì phát âm : Buonaparte.
Một ngày nọ trong một câu chuyện ồn ào, Lesgle kết thúc một câu nói của Combeferre bằng cái ngày này khiến Marius rùng mình :
18 tháng sáu 1815 :Waterloo ?
- Đúng thế, Coufeyrac kêu lên, con số 18 là con số định mệnh của Bonaparte. Hãy đặt ngày 18 sương mù trước Louis XVIII các anh có tất cả định mệnh của con người.
- Đúng, Enjobras cho tới bây giờ vẫn im lặng bỗng trịnh trọng nói. án mạng và hình phạt.
Từ "án mạng" không thể chấp nhận được đối với Marius. Cậu đứng dậy, bước về phía một tấm bản đồ nước Pháp trên tường và phía dưới người ta trông thấy một hòn đảo trong một ngăn cách biệt.
- Đảo Corse, cậu nói. Một hòn đảo nhỏ đã làm nên nước Pháp vĩ đại làm sao.
Câu nói như một luồng không khí giá băng. Mọi người im bặt trong câu chuyện của họ. Enjobras đáp giọng ôn tồn.
Nước Pháp không cần một đảo Corse nào mới vĩ đại Nước Pháp vĩ đại bởi nó là nước Pháp.
Marius quay sang Enjobras và bằng một giọng rung vang :
- Người ta không làm nước Pháp giảm sút chút nào khi kết hợp nó với Napoléon. Anh khiến tôi kinh ngạc.
Chúng ta hãy giải thích cho nhau nghe về hoàng đế. Anh nói về điều đó ngạo mạn như bọn bảo hoàng. Tuy nhiên anh ngưỡng vọng ai nếu không ngưỡng vọng con người
khổng lồ đó đã có trong não mình số lập phương những tài năng con người? Luật học, hùng biện, lịch sử, thi ca, khoa học, ngài biết tất cả. Ngài làm đảo lộn châu âu.
Dưới uy lực của ngài, tất cả những ngai vàng phải lung lay. Các anh hãy công bằng. Được làm đế quốc của một vị hoàng đế như thế, còn định mệnh nào huy hoàng hơn
cho một dân tộc ! Chiến thắng, chinh phục, nổi sấm sét, được làm một đất nước vàng son đầy vinh quang tại châu âu gióng lên hồi kèn của những con người khổng lồ qua lịch sử chinh phục thế giới, thử hỏi còn gì vĩ đại hơn.
- Được tự do, Combelerre nói.
Marius cúi đầu. Các từ đó xuyên qua lời lẽ tuôn trào một cách hùng tráng của cậu như một lưỡi dao thép :
cậu cảm thấy nó tắt ngấm nơi cậu. Enjobras đặt bàn tay lên vai cậu :
- Này người công dân, anh ta nói, mẹ của tôi là nền cộng hòa.
Buổi tối đó để lại trong lòng Marius một chuyển động sâu sắc. Cậu trở nên âm u, buồn bã. Những tư tưởng mới mẻ mà người ta nhồi nhét vào đầu cậu rồi sẽ đưa cậu
về đâu? Những cái dốc đứng dàn ra quanh cậu. Cậu không đồng tình với ông ngoại cậu lẫn các bạn cậu. Cậu càng thừa nhận mình càng cô đơn gấp bội và không đến
quán cà phê Musain nữa.
Nhưng những phương diện nghiêm túc của cuộc sống bất chợt tìm đến, nhắc nhở cậu những thực tại.
Để chi trả những món chi tiêu tại khách sạn Porte- St-jacques cậu đã phải bán đi chiếc đồng hồ vàng của cậu cùng mớ quần áo để thay. Cậu còn lại món tiền mười frăng. Tìm ra địa chỉ của cậu, dì Gillenormand của cậu đã gởi đến cậu 60 đồng piston, tức là 600 đồng trăng bằng vàng, của ông ngoại cậu cấp. Nhưng Marius đã gởi trả lại người dì số tiền đó với một lá thư đầy cung kính trong đó cậu tuyên bố đã có phương tiện để sống và tự hậu đã có thể chu toàn mọi nhu cầu của mình. Lúc đó, cậu còn ba trăng.
Người thanh niên rời khách sạn vì không muốn vướng nợ.
Đã có một giai đoạn trong đời Marius phải mua một xu phô mát Bric nơi bà bán hoa quả, phải sống ba ngày với một khúc xương sườn giá 7 xu, phải chỉ ra ngoài vào buổi sụp tối với chiếc áo độc nhất đã hóa lục và vá víu nhiều mảnh, phải chấp nhận mọi công việc miễn sao chúng lương thiện.
Qua tất cả những nỗi nhọc nhằn đó, Marius đã trở thành luật sư. Chàng đinh mình sẽ đến phòng Couteyrac ở vốn khá lịch sự và là nơi có một số sách luật, lại thêm những quyển tiểu thuyết, mỗi bộ tạo thành một thư viện đúng qui định. Chàng biên thư tới Couteyrac. Chàng vẫn ở trong ngôi nhà tồi tàn nơi chúng ta đã trông thấy Jean
valjean và Cosette đến ở khi họ tới Paris. Cái nghèo và cái sợ tìm ra những chỗ ở giống nhau. Được món tiền 30 trăng hàng năm, chàng được ở một phòng lụp xụp không có lò sưởi nên chàng chỉ bày biện mớ đồ đạc cần thiết nhất. Chàng trả ba trăng mỗi tháng cho người ở trọ chính để bà đến quét dọn và sáng sáng mang đến cho chàng một chút nước nóng, một quả trứng tươi và một ổ bánh mì một xu dùng làm bữa ăn trưa của chàng. Vào 6 giờ chiều chàng đi ăn tại tiệm Rousseau, đường St-jacques, một đĩa thịt một dĩa rau và một món tráng miệng. Chàng uống nước. Chàng trả mười sáu xu.
Trong ba năm, nhở lòng dũng cảm, sự làm việc nhọc nhằn, sự kiên trì và ý chí sắt đá, chàng đã bước ra khỏi ngõ ngách khốn cùng. Chàng đã học tiếng Đức và tiếng Anh. Coufeyrac đã giới thiệu chàng với một hiệu sách nơi chàng đảm trách một công việc khiêm tốn.
Chàng viết những giấy quảng cáo, dịch những tờ báo ngày, chú thích những tác phẩm xuất bản, nhờ đó hàng năm chàng trả sáu trăm năm mươi trăng việc ăn, ở, mua
sắm quần áo, giặt giũ. Chàng cảm thấy mình giàu có, nhân đó chàng cho một người bạn mượn mười trăng.
Khi nhớ lại những năm tháng nghiệt ngã mà chàng đã sống qua, chàng nhận ra mình không nợ ai một xu nào.
Chàng gìn giữ lòng tự hào của mình một cách đố kỵ. Chàng sống cô độc. Chàng cương quyết không gia nhập tổ chức do Enjobras đứng đầu. Chàng vẫn giữ mối
giao hảo tốt đẹp, nhưng chàng chỉ có một người bạn là Coufeyrac. Vả chăng dù đã là luật sư, chàng vẫn không biện hộ. Chàng thích được tự do trong công việc nhọc
nhằn tại hiệu sách hơn. Khi sửa xong những bản in thử của nhà in, chàng đi dạo và mơ mộng.
Chàng chỉ nghĩ về Gillenormand một cách nhẹ nhàng bởi sự khốn khổ đã tước khỏi chàng sự cay đắng nhưng chàng quyết không nhận thứ gì của người đã xử tệ với cha chàng. Bởi luôn bị ông ngoại chàng ngược đãi, chàng không thể tưởng tượng rằng lão già chỉ nghĩ tới chàng.