Nhìn thấy hai gã da đen tôi đã hoảng hồn. Chúng sóng đôi tiến ra phía cửa phòng tôi. Gã bên phải cao gầy với mái tóc mịn như nhung. Hắn mặc một chiếc áo gilê bẩn thỉu bằng da dê để lộ bộ ngực xương xẩu. Một vòng các hạt ngọc rẻ tiền nhảy nhót trên rốn hắn. Chiếc quần đỏ bó chặt của hắn dây đầy những vết bẩn ở giữa hai đùi. Gã bên trái tóc đen bóng nhẫy, nhỏ con hơn, nhưng cũng hốc hác như thế. Gã mặc chiếc vét da tả tơi và chiếc quần da đen. Cả hai đều đi chân trần, với những bàn chân bẩn thỉu và hôi hám.
Tất cả những thứ đó tôi thấy trong chớp mắt. Chính cái mùi bốc ra từ chúng đã làm cho tôi không bị bất ngờ và đã cứu sống tôi.
Cửa ra hành lang vẫn còn để mở.
Khi hai tên tới gần, tôi thấy mắt chúng đảo như điên và ngất ngư do tác dụng của ma túy.
Tôi nhảy vội ra hành lang, đóng sập cửa lại và chạy tới thang máy, rất may là lúc đó vẫn đang dừng ở tầng của tôi. Tôi ấn nút đi xuống, trong khi hai gã đang ra sức phá cửa. Cánh cửa thang máy khép lại đúng lúc chúng lao về phía tôi.
Tôi tựa người vào vách cabin thang máy và thở hổn hển. Lạy Chúa, thật hú vía!
Hai thằng cô hồn đúng là hung hãn và nguy hiểm nhất mà tôi đã từng gặp.
Trong khi thang máy xuống chầm chậm, tôi nghe rõ tiếng bước chân của chúng trên cầu thang. Những bước chân trần nhảy ba bậc một lúc của chúng cộng hưởng thành một thứ âm thanh trầm đục. Tôi tính rằng chúng sẽ tới tầng trệt trước và sẽ đón chộp tôi ở đó.
Tôi chờ cho chúng chạy vượt qua cabin liền nhấn nút dừng. Khi tới tầng hai, tôi nhấn nút trở lại tầng năm.
Tha hồ cho chúng bay đuổi, hai thằng khốn, tôi nói thầm, khi thang máy lại bắt đầu đi lên. Tôi buồn rầu nghĩ về khẩu 38 li tôi đặt ở tủ hốc tường. Nhưng tôi không muốn liều mạng trở về phòng để lấy nó. Rất có thể chúng đuổi kịp trước khi tôi lấy được vũ khí.
Ở trong cabin thang máy tôi thấy an toàn hơn. Chợt tôi lại nghe thấy những bước chân trần. Thì ra một thằng nhọ chạy lên đuổi theo thang máy, còn tên kia đợi tôi ở dưới.
Nguy hiểm đã được phân đôi, nhưng viễn cảnh phải đối phó với một tên nghiện hung hãn có dao trong tay không mấy hấp dẫn đối với tôi.
Cửa thang máy mở ra ở tầng năm. Tôi có đủ thời gian để thoáng thấy gã có mái tóc chải bóng lộn ló ra từ cầu thang. Tôi ấn nút cho thang máy lên tầng mười ba, tầng cuối cùng.
Vào đúng thời điểm cửa thang máy đóng lại, gã tóc mượt cũng tới nơi và nhìn tôi với đôi mắt đầy căm thù. Hắn cố lách mũi dao vào hai cánh cửa, nhưng đã muộn mất rồi. Thang máy cứ tiếp tục đi lên. Tôi lại nghe thấy hắn chạy theo cầu thang. Tôi thèm khát nhìn nút báo động, đó là nút sẽ báo chuông khi có ai đó bị kẹt trong thang máy, nhưng lại không muốn ấn vào đó. Gác thang máy là một ông già mà tôi rất mến. Hai thằng khốn đó sẽ xé xác ông già nếu ông can thiệp vào chuyện này.
Tới tầng mười ba, cánh cửa thang máy mở ra. Tôi đã đặt sẵn ngón tay vào núm tầng hai, nhưng tôi đợi và nghe thấy gã da đen đang hổn hển leo lên. Thấy rõ là hắn đã hụt hơi rồi. Đợi cho hắn tới góc hành lang, tôi vẫy tay gọi hắn, rồi ấn nút. Chiếc thang máy bắt đầu đi xuống. Tôi lại nghe thấy tiếng thằng cha đó lết xuống cầu thang và vui mừng thấy hắn đã kiệt sức.
Chỉ còn thằng áo da dê.
Tôi có người bạn láng giềng ở tầng hai, đối diện với cửa thang máy. Nếu tôi có thể chuồn vào phòng anh ta, khóa trái cửa lại và gọi cảnh sát, thì sẽ thoát khỏi cơn ác mộng này một cách an toàn. Nhưng nhỡ anh ta không có nhà thì sao? Hoặc nếu anh ấy không mở cửa ngay? Thằng cha áo da dê có nguy cơ sẽ chộp kịp tôi trong lúc tôi đang rối rít ấn chuông.
Trong khi thang máy đang từ từ hạ xuống, tôi cởi áo vét và cuốn nó xung quanh cánh tay trái. Cũng là một cách bảo vệ bất đắc dĩ đối với một cuộc tấn công bằng dao.
Cửa thang máy lại mở ra ở tầng hai. Tôi nhảy đại đến cửa phòng người bạn.
Đúng là thằng áo da dê đã đợi tôi. Tôi chỉ vừa mới giơ tay quấn áo lên và chưa kịp gõ cửa. Nếu không có chiếc ví trong túi áo, thì tôi chắc đã bị thương rồi.
Tôi nghiêng người qua bên phải và cú đấm của tôi đã giáng đúng mặt hắn. Hắn hộc lên một tiếng , rồi gục xuống như người không xương. Hắn buông con dao ra và lấy đôi tay bẩn thỉu che mặt.
Cũng lúc đó tôi nghe thấy tên kia hổn hển đi xuống. Tôi nhặt vội con dao của thằng áo da dê và lùi lại đúng lúc tên kia vừa tới sàn cầu thang.
Thằng bạn hắn vẫn đang rên rỉ. Hắn dừng lại quan sát và chợt nhìn thấy tôi.
Tôi giơ con dao lên.
- Tiến lại đây, thằng khốn,- tôi nói.- Tao sẽ cho mày đi tong con ạ.
Thách thức một thằng du đãng ghiền ma túy, nói chung là một việc làm thiếu thận trọng. Hắn lao tới như con bò tót, dao chĩa vào người tôi, nhưng tôi đã nhanh chân nhảy qua chỗ khác. Hồi ở quân đội, người ta cũng đã dạy tôi những kỹ thuật chiến đấu với dao.
Thằng nhọ mất đà đâm dao vào bức tường bêtông. Lưỡi dao gẫy đôi văng ra. Tôi quẳng con dao đang giữ trong tay và lấy hết sức thoi mạnh vào hàm gã. Gã đổ sập xuống và bất tỉnh như ngọn nến phụt tắt.
Gã áo da dê định lồm cồm bò dậy. Tôi tiến lại đá một cú trời giáng vào thái dương hắn. Hắn gục hẳn, nằm sõng soài như con vịt chết.
Tôi nhặt con dao, đi tới thang máy và lên tầng năm. Tôi trở về phòng, đóng cửa và cài then cẩn thận.
Mùi hôi hám của hai tên nghiện vẫn còn phảng phất trong phòng. Tôi đi tới cửa sổ và mở toang hai cánh.
Tôi đứng bên cửa sổ một lát, hít đầy lồng ngực không khí đêm nóng, ẩm và trong lành. Không thể để cho hai thằng khốn đó trốn thoát, tôi đã định gọi điện cho cảnh sát, nhưng rồi lại lưỡng lự vì sáng sớm mai tôi cần phải tới Searlẹ Cảnh sát chắc sẽ không để cho tôi đi, họ sẽ muốn thẩm vấn tôi và buộc tôi phải phát đơn kiện. Nhưng dù sao thì cũng phải báo.
Vào đúng lúc tôi rời cửa sổ, tôi chợt dừng lại. Một chiếc xe màu đen vừa đỗ lại trước ngôi nhà tôi. Một người đàn ông từ xe bước ra. Khi người đó đi qua cột đèn, tôi nhận ra đó là gã da đen to vật mà tôi đã nói chuyện trên đường phố lúc rời nhà Hank Smith. Tôi nhận ra ngay đôi vai lực lưỡng, cái đầu bé tí và bộ quần áo đen của gã. Tôi chạy vào phòng, mở vội tủ tường và lấy ra khẩu 38 ly chuyên dùng cho cảnh sát đặc biệt, kiểm tra nó đã được nạp đạn đầy đủ, rồi ra phòng khách quan sát qua cửa sổ. Chiếc xe vẫn đậu ở đó, nhưng không thấy thằng khỉ đột đâu. Hay hắn đang đi lên phòng tôi? Hay là đang chăm sóc hai thằng khốn kia?
Tôi đứng đợi, người vã mồ hôi và mặc dù biết rằng cần phải gọi cảnh sát, nhưng tôi vẫn còn lưỡng lự. Khẩu súng trong tay mang lại cho tôi sự tự tin. Không có nó chắc tôi đã hét lên gọi xe cảnh sát.
Tôi bực bội thấy gã khỉ đột đi ra kéo theo hai tên nghiện, một thằng kéo tay và một thằng kéo tóc. Gã ném hai thằng vào ghế sau, như người ta ném hai con mèo con, rồi ngồi vào tay lái phóng vụt đi.
Tôi lảo đảo đi tới tủ rượu, rót một ly uytski, uống cạn rồi thả người trên ghế. Chưa bao giờ tôi thấy sợ và bị sốc tới quá năm phút như lần này. Với bàn tay vẫn còn run, tôi bật lửa châm thuốc hút, rồi đứng dậy đi vào buồng ngủ. Tôi mở toang cửa sổ để xua đi cái mùi hôi hám. Tôi trở lại phòng khách xem có bị mất mát gì hay bọn nó có lục lọi gì không. Sau khi thấy không suy xuyển gì, tôi đi vào phòng ngủ kiểm tra tiếp. Ở đây bọn nó cũng không lục lọi gì.
Thần kinh tôi đã bình phục trở lại.
Có lẽ tôi đã yên tâm hơn nếu phát hiện ra hai thằng nghiện đó tới kiếm cái gì đó để bán. Nhưng tôi đã lo lắng thấy rằng chúng tới đây chỉ để băm vằm tôi hoặc chỉ để giết tôi.
Thần kinh tôi lại căng như dây đàn.
Tại sao lại thế nhỉ?
Có phải vì tôi đã tới gặp Hank Smith không? Tôi không thấy có nguyên nhân nào khác. Thằng khỉ đột đã đợi để dọa tôi và hắn dễ dàng tìm ra địa chỉ theo biển xe tôi. Khi thấy rằng tôi không sợ, chắc chắn đã gọi điện cho hai thằng kẻ cướp kia đợi tôi ở nhà và thanh toán tôi.
Ngồi trên giường, tôi suy ngẫm về những điều Hank Smith đã kể với tôi. Mitch buôn bán ma túy. Rồi tôi lại nghĩ đến Hank Smith. Liệu ông ta có bị nguy hiểm không? Tôi nghĩ tới người đàn bà đáo để và bức ảnh hai đứa con họ. Tôi bỗng toát mồ hôi. Tôi nhớ khi chúng tôi nói chuyện với nhau tôi có nhìn thấy trong phòng ngủ của Hank có điện thoại. Tôi đứng dậy lấy quyển danh bạ và tìm số điện thoại của Hank. Khi quay số, tôi liếc nhìn đồng hồ xem giờ. Đã mười một rưỡi đêm. Biết bao nhiêu điều đã xảy ra từ khi tôi rời Searle.
Sau tiếng chuông thứ hai, có giọng ai đó trả lời.
- Tôi nghe đây.
Đó là giọng một người da đen.
- Bác Hank hả?
- Không. Tôi là Jerry, láng giềng của Hank.
- Tôi có thể nói chuyện với bác Hank được không?
Một khoảng im lặng khá lâu, rồi giọng đó nói.
- Bây giờ thì không ai có thể nói chuyện với Hank được nữa rồi. Ông ấy đã chết.
- Sao? Bác ấy chết rồi sao?
- Tôi không biết ông là ai, nhưng tôi cũng chẳng cần biết. Tôi tới đây trông hai thằng bé cho bà Smith tới bệnh viện.
- Thế chuyện gì đã xảy ra vậy?
- Một thằng khốn nào đó đã hạ Ông ấy trên đường tới Câu lạc bộ.
Tôi chậm rãi gác máy.
Tôi còn đứng một lúc lâu với đôi mắt vô hồn và những cơn ớn lạnh chạy dọc theo sống lưng. Đêm nay quả thật kinh khủng. Tôi cố trấn tĩnh lại tinh thần. Đại tá cần phải được biết chuyện này. Biết rằng giờ này ông không còn ở văn phòng, tôi gọi điện cho ông về nhà.
Trả lời tôi là bà Parnell. Bà cho tôi biết đại tá đã đi Washington và ít nhất là một tuần nữa mới về.
- Cháu là Dirk Wallace đây, cháu là nhân viên của bác trai – tôi nói. – Cháu có việc rất quan trọng cần liên lạc với bác ấy.
- Thế thì anh phải đợi ông ấy trở về thôi. – bà ta nói bằng một giọng hách dịch.
Tôi có cảm tưởng như bà ta xem đám nhân viên của chồng mình như một lũ ăn hại vậy.
- Đại tá đang lo một việc đại sự quốc gia. (Bà ta nói thêm rồi cúp máy).
Tôi rất muốn tham khảo ý kiến của Chick, nhưng lại đắn đọ Đây là việc của riêng tôi. Đúng nhất là xin ý kiến đại tá chứ không ai khác. Tôi cởi quần áo, đi tắm rồi lên giường ngủ. Đúng như tôi dự kiến, tôi trằn trọc suốt đêm không sao chợp mắt được.
***
“Jumping Frog” (Ếch nhảy) là khách sạn duy nhất ở Searlẹ Nhìn vẻ ngoài nó như một cái lán gỗ. Nhưng leo lên hết mươi bậc gỗ cọt kẹt dẫn tới cửa vào, tôi thấy yên tâm hơn. Đứng trong quầy tiếp tân là một cô gái rất xinh với mái tóc vàng như lúa. Cô cười rất tươi đón tôi.
- Chào ông Wallace, - cô nói khi tôi bước lại gần. – Ông tới ở đây chứ ạ?
Tôi không hề ngạc nhiên. Ở Searle này mọi người đều biết nhau, kể cả người lạ. Silas Wood chắc đã nói về tôi.
- Đúng như vậy,- tôi nói.
- Tên em là Peggy Wyatt. Cha em là chủ khách sạn này, nhưng em là người quản lý, cô phân trần. – Ông muốn loại phòng nào, ông Wallacẻ Ông cho phép gọi ông là Dirk được chứ ạ? Ở đây mọi người đều thân mật với nhau lắm.
Tôi ngắm nhìn cô gái. Cô có thân hình hơi nhỏ. Thực tình, ở cô ta có một vẻ gì đó – mà tôi không biết chính xác là điều gì – khiến ta nghĩ rằng đưa cô ta lên giường là việc không khó khăn gì.
- Tất nhiên rồi. – tôi nói và mỉm cười thân thiện. – Loại phòng nào ấy à? Thế cô có những loại phòng nào?
- Nói thật với ông các phòng ở đây đều chật chội lắm, nhưng có một phòng dành cho các cặp vợ chồng: một giường đôi rất rộng. (Cô ta bẽn lẽn nhìn tôi với đôi mắt có hàng lông mi dài và tỉa cong cầu kỳ). Một phòng ngủ nhỏ và tủ lạnh đựng đồ uống.
- Thế là tốt rồi.
Cô gái đưa cho tôi bảng giá. Vì mọi chi phí của tôi đều được thanh toán nên tôi chấp nhận. Sau đó cô đẩy quyển sổ đăng ký về phía tôi. Chờ tôi ký xong, cô gái vòng qua quầy đi ra.
- Em sẽ dẫn ông đi xem phòng.
Cô gái mặc chiếc quần bò bó như mọi thanh niên khác và tôi đi theo cặp giò bó chặt đó đến cửa thang máy. Chúng tôi lên tầng một. Cô gái không lúc nào ngừng mỉm cười nhìn tôi. Nếu ở cái làng Searle này mọi người đều là bạn bè thì cô gái đúng là một quảng cáo sống.
Cô gái mở cửa và chỉ phòng cho tôi. Căn phòng tiện nghi mặc dù hơi nhỏ: một buồng ngủ có cửa sổ nhìn ra phố chính, một giường rộng và một phòng tắm nhỏ ngay bên cạnh.
- Tuyệt vời, - tôi nói và đặt vali xuống.
Peggy ngồi xuống giường nhún nhảy.
- Lò xo không cọt kẹt chút nào, cô mỉm cười nói.
Đúng lúc tôi nghĩ rằng đó là một lời mời khéo, thì cô gái đứng dậy đi ra phòng khách.
- Mời ông ra đây làm một lỵ Nhà hàng mời. – cô nói và bước tới gần tủ lạnh. – Uytski Êcốt chứ?
- Được thôi, với điều kiện cô phải cùng uống với tôi.
- Em thích rượu gin hơn. (Cô vừa rót đồ uống vừa nói tiếp). Nhà ăn ở đây chắc sẽ vừa lòng ông. Đừng có ăn ở chỗ khác làm gì. Bà đầu bếp ở đây hơi bị siêu. (Cô ta đưa ly cho tôi và nâng cốc về phía tôi, uống cạn rồi buông một tiếng thở dài và lại mỉm cười nhìn tôi). Vào giờ này trong ngày, hôm nào em cũng phải uống thứ gì đó. Cha em thì không muốn thế.
- Tất cả những người lao động nặng nhọc đều nên uống một ly vào lúc mười một giờ rưỡi mỗi sáng. – Tôi đáp và nhấp một chút uytski êm và ngon.
- Hình như ông là thám tử phải không? Chứ ở cái xó xỉnh này thì có gì hay đâu mà xem. Có đúng là ông đang tìm Johnny Jackson không?
Tôi dự tính màn giáo đầu này còn kéo dài, nên ngồi xuống và mời cô gái ngồi xuống ghế đối diện.
- Để em rót thêm một ly nữa đã, - cô nói rồi lúc lắc cặp mông đi tới tủ lạnh.
Tôi ngạc nhiên là ly của cô ta hết nhẵn. Sau khi rót đầy một ly nữa, cô gái quay lại và ngồi xuống.
- Có đúng là vì Johnny mà ông đến đây không?
- Đúng.
- Ông già Jackson tự sát, thật khủng khiếp. Ông có thấy thế không?
- Đó là những chuyện thường xảy ra ấy mà.
- Em cũng hiểu. Ông già còn gì để mà hy vọng nữa đâu. Có phải vậy không?
- Một số người thì không, nhưng một số người khác lại có.
Cô gái uống một hơi hết nửa ly.
- Em không muốn già một tẹo nào.
- Nhưng điều đó sẽ đến với tất cả chúng ta, có trừ ai đâu. Cô có quen Johnny không?
- Em cùng học với anh ấy. Em rất nhớ anh ấy. Bọn con gái trong lớp mê anh ấy lắm, nhưng anh ấy chỉ có mến em thôi.
Johnny mất tích đã sáu năm nay, mà cô bé này lúc đó chỉ khoảng mười lăm mười sáu. Nếu cô ta không nói xạo, thì ở cái thị trấn nhộn nhạo này bọn trẻ có đời sống tình dục sớm thật.
- Nhưng tôi nghe nói Johnny đâu có thích chơi với con gái.
- Đúng vậy, hoàn toàn đúng. Anh ta thuộc loại con trai chỉ có một bạn gái, và người đó là em. (Cô gái uống cạn ly). Ông có nghĩ rằng sẽ tìm được anh ta không?
- Cũng không biết nữa, nhưng tôi hy vọng là được. Đó là nghề của tôi mà.
Cô gái nghiêng người ra phía trước. Gương mặt xinh đẹp của cô bây giờ đã đỏ lựng.
- Ông nhất định phải tìm ra anh ấy. Em nhớ anh ấy quá.
- Theo người ta nói thì cậu ấy bỏ đi sáu năm trước. Thời gian như vậy là quá lâu để một cô gái xinh đẹp như cô còn nhớ và lại còn tơ tưởng nữa.
- Johnny hoàn toàn khác bọn con trai khác. Anh ấy không giống bọn vô tích sự Ở đây. Johnny thông minh. Em đánh cuộc là anh ấy đã thành đạt ở đâu đó và kiếm được hàng đống tiền. (Peggy thở dài). Em mơ ước anh ấy sẽ trở lại đây và đưa em ra khỏi cái xó xỉnh chán chết này. (Cô gái nhìn chiếc cốc rỗng không với vẻ chán chường).
- Cậu ấy có nói là sẽ bỏ đi không?
Cô gái lắc đầu.
- Anh ấy không bao giờ nói về mình. Cũng chẳng bao giờ nói về ông nội anh ấy.
- Thế cậu ấy nói những chuyện gì?
- Ồ, ông còn lạ gì bọn con trai. Khi thì nói về tình yêu, khi thì phàn nàn thế giới này thật khó nhọc đối với cánh đàn ông. Em có thể ngồi nghe anh ta nói hàng giờ. (Cô ta lại nhìn trộm chiếc tủ lạnh). Để em rót thêm ly nữa, - cô nói và chìa cho tôi xem chiếc ly rỗng.
- Thôi đủ rồi, Peggỵ Rượu gin rất có hại đối với những cô bé tử tế như cộ Không nên uống quá nhiều.
- Cái gì khiến ông nghĩ rằng em là cô bé tử tế? (Cô bé đứng dậy và rót thêm một ly rượu gin nữa). Ở cái xó xỉnh này chẳng có ai nghĩ như vậy cả.
- Tại sao?
Cô bé đã say, cười khanh khách.
- Rồi người ta sẽ kể cho ông nghe. Chàng trai duy nhất quý mến con bé hư đốn này là Johnny.
- Giữa cô và Johnny đã có chuyện gì chưa?
- Tại sao ông lại hỏi vậy? Em thì muốn lắm, nhưng Johnny thì làm ra vẻ rằng tình yêu không phải như thế. Nó phải đến cùng với hôn nhân. (Cô gái uống cạn ly, rồi loạng choạng để rơi cốc xuống thảm; sau đó cô nhìn tôi và nói trong cơn nức nở). Chính vì thế mà em muốn ông phải tìm ra anh ấy. Em muốn anh ấy quay lại đây và cưới em. Phải tìm bằng được anh ấy, ông nghe rõ chưa?
Rồi cô gái quay gót loạng choạng đi ra khỏi phòng và đóng sập cửa lại.
Tắm rửa và thu dọn đồ đạc xong thì đến giờ ăn trưa. Bụng tôi đói cồn cào. Tôi đi xuống nhà ăn. Khoảng vài chục người, chủ yếu là đàn ông, đang ngồi ăn. Khi tôi bước vào, mọi người đều ngẩng mặt nhìn tôi. Một số người mỉm cười và một số khác chỉ gật đầu chào tôi. Trong cái phòng rộng lớn này chắc chắn mọi người đều biết tôi làm việc cho một hãng thám tử tư và tôi đang tìm đứa cháu nội của Fred Jackson. Tôi ngồi vào cạnh chiếc bàn xa cửa sổ. Một người hầu bàn già da đen mỉm cười tới mời tôi món đặc sản trong ngày.
- Đây là món tủ của bà đầu bếp ở đây đấy, ông Wallace ạ, - Ông nói. – Thịt bò hầm.
Tôi đồng ý gọi món đó và ông già chạy đi.
Biết mình là trung tâm của sự chú ý, tôi đan chéo hai bàn tay và đặt ngay ngắn trên bàn. Tôi biết chắc chắn rằng một ngày nào đó người ta không còn để ý đến tôi nữa. Nhưng cảm giác mình bị theo dõi, cứ như người ta chờ đợi tôi đột nhiên rút súng ra hay làm một trò ảo thuật nào đó, khiến tôi thấy khó chịu.
Tôi chợi thấy một người đàn ông cao lớn với vẻ mặt buồn bã đang đứng ngay cạnh tôi.
- Tôi là Bob Wyatt. Con gái tôi có nói rằng ông sẽ ở lại nhà chúng tôi đây một vài ngày. Thật là hạnh phúc lớn cho chúng tôi.
Bắt tay Wyatt, tôi quan sát vẻ mặt nhợt nhạt gầy guộc và đôi mắt đã lờ đờ của ông. Ông ta trạc ngoài năm mươi và có lẽ cuộc đời không mấy ân sủng với ông.
- Nếu ông cần điều gì đó, cứ nói với Peggỵ – Ông nói với nụ cười gượng gạo và nhợt nhạt. – Chúc ông ăn ngon miệng. (Nói xong ông bỏ đi).
Món thịt bò hầm quả là ngon tuyệt. Tôi ăn một cách chậm rãi và vào khoảng hơn hai giờ chiều, tôi bước ra tiền sảnh sau khi mọi người còn lại trong phòng ăn đã gật đầu hoặc mỉm cười chào tôi. Tôi cũng mỉm cười hoặc gật đầu đáp lại.
Peggy đang đứng tựa vào quầy tiếp tân. Cô mỉm cười rất tươi chào tôi nhưng tôi không dừng lại. Tôi bước ra đường phố nóng ẩm và đi tới đồn cảnh sát. Tôi gần như chắc rằng may ra giờ này Mason đang uống thứ thuốc của ông ta và Anderson ở đó một mình.
Tôi thấy Anderson đang gác chân lên bàn và dùng một que diêm xỉa răng. Thấy tôi, anh ta đặt vội chân xuống và đứng phắt dậy.
- Chào anh Wallace, rất hân hạnh gặp lại anh.
- Cứ gọi mình là Dirk, - tôi nói và đưa tay bắt. - Có thể chẳng bao lâu nữa bọn mình sẽ cùng làm việc với nhau đấy. (Và tôi kể cho anh ta những điều mà đại tá ủy quyền cho tôi).
Anh ta mừng rỡ cứ như vừa kiếm được một triệu đôla.
- Thật tuyệt vời! Cám ơn Dirk. Thật không thể tưởng tượng nổi.
- Cảnh sát trưởng có đây không? – tôi hỏi và ngồi xuống.
- Không. Ba giờ nữa ông ấy mới quay lại.
- Này Bill, ngôi nhà của Jackson bây giờ ra sao?
- Chẳng sao cả. Tha hồ cho chim chóc ở. Có thể có ai đó sẽ mua khu đất đó, nhưng là do thằng cháu nội quyết định. Tôi nghĩ nó là người thừa kế duy nhất của ông già Fred.
- Có ai biết nó hiện ở đâu không?
Anderson lắc đầu.
- Chẳng ai biết. Bác sĩ Steed nói ông ta sẽ cho thông báo trên các báo địa phương về cái chết của Fred. (Anh ta nhún vai). Tôi không biết điều đó có ăn nhằm gì không, nhưng Steed nói đó là điều cần phải làm.
- Mình rất muốn ngó lại ngôi nhà đó một lần nữa, - tôi nói. – Cậu có đi với mình không?
- Anh cho rằng có thể phát hiện được điều gì nữa à?
- Chừng nào chưa xem, làm sao mà biết được.
- Anh định đi ngay bây giờ à?
- Tại sao lại không, nếu cậu không bận gì?
- Tôi ngày nào cũng ngồi đây, nhưng có việc làm gì đâu. Rồi bọn tôi thành lũ vô tích sự hết. Ở cái làng Searle này tỷ lệ phạm pháp bé như đầu chiếc đinh ghim.
- Thế thì ta đi thôi.
Dọc đường, tôi nói với Bill về PeggyWyatt. Ngồi cạnh anh ta trong chiếc Chevrolet cũ rích, tôi cố moi mọi thông tin mà anh ta có thể cung cấp cho tôi.
- Peggy ấy à? Một con bé hư đốn. (Bill lắc đầu). Anh biết đấy, tôi rất thương hại bố con nó. Ông ấy bị bệnh ung thư không thể chữa khỏi, may lắm thì sống được vài năm nữa. Không có đám nhân viên da đen, thì khách sạn sập tiệm lâu rồi. Amy, cái bà đầu bếp da đen ấy, nấu nướng ngon lắm nên còn thu hút được khách ăn. Bob Wyatt chỉ luẩn quẩn trong nhà. Ông ấy đau yếu thường xuyên. Mọi việc quản lý trong tay Peggỵ Hồi xưa tôi học cùng trường với nó. Peggy là con bé thông minh. Rồi khi mẹ mất, nó bỏ học để giúp bố trông nom khách sạn. Và bắt đầu từ đó Peggy trở nên không thể chịu nổi.
- Thế mẹ cô ấy chết khi nào?
- Khoảng sáu năm trước. Khi đó Peggy tròn mười sáu tuổi.
- Cùng khoảng thời gian đó Johnny mất tích.
Anderson liếc nhìn tôi.
- Chuyện này thì có quan hệ gì với Peggy?
- Cậu nói là cô ấy trở nên không thể chịu nổi. Thế cô ấy có gây ra chuyện rắc rối gì không?
- Nói đúng ra là không. Cô ấy chỉ tự gây rắc rối cho mình thôi. Chuyện đó ở đây ai chả biết. Nó ngủ gần như với hết thẩy mọi người. Tai tiếng lắm. Nhưng mọi người rất quý và thương bác Bob lắm, nên thường tạo bằng chứng ngoại phạm cho Peggỵ (Lại một lần nữa Bill liếc nhìn tôi). Cái mà anh gọi là lá nho ấy mà. Nghe người ta nói gần đây nó còn uống rượu nữa.
- Hình như cô bé có quan hệ thâm mật với Johnny lắm phải không?
- Tin mới đấy. Johnny có để ý gì đến bọn con gái đâu. Vả lại, Peggy là loại con gái cuối cùng mà một đứa con trai như Johnny có quan hệ. Hắn là một thằng rất nghiêm túc.
- Cậu có biết anh ta hồi đi học không?
- Có. Nhưng tôi không quan tâm tới hắn. Đúng là hắn học giỏi nhất trường, nhưng là đứa thích cô độc. (Anderson cho xe ngoặt vào con đường hẹp dẫn tới nhà Jackson). Có một số đứa định dần cho hắn một trận. Tôi nhớ là có một nhóm đã định ngày giờ cho hắn bài học hẳn hoi. Tôi cũng tham gia trong nhóm đó. Bọn tôi đã dồn hắn vào một góc sân chơi và định quét sơn vào mặt hắn. (Anderson gãi cằm). Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một hộp sơn và một chiếc chổi quét sơn lớn. Johnny đứng im trước mặt chúng tôi. Hắn chẳng buồn tìm cách tháo chạy nữa. Hắn cứ đứng đó và nhìn chúng tôi. (Anderson nhún vai). Tôi không biết sao, nhưng lúc đó chẳng thấy thích thú gì nữa. Ở hắn có điều gì đó khiến chúng tôi phải dừng taỵ Rồi chúng tôi cũng quên câu chuyện ấy đi. Hoặc có thể chúng tôi hiểu được rằng chúng tôi là một ngũ ngốc nghếch còn Johnny đã là một người lớn. Tôi không thể giải thích nổi điều đó. Trong đôi mắt hắn có cái nhìn không hề nao núng mà còn như đặt hắn sau một bức tường lớn vậy. Bọn tôi la hét ầm ĩ nhưng rồi đột nhiên tự tản ra. Và cũng từ đó mọi người để hắn yên.
Anderson dừng xe trước ngôi nhà lụp xụp của Jackson.
- Chúng ta tới nơi rồi, - Bill nói và xuống xe.
Chúng tôi cùng đi tới nhà và mở cửa. Những con nhặng đã biến đi đâu hết. Trong nhà phảng phất mùi ẩm mốc. Người ta chỉ còn nghe thấy tiếng ộp oạp xa xa của lũ ếch.
- Cậu đã kiểm tra xem ông già Jackson có giấy phép giữ súng chưa, Bill? – tôi hỏi và quan sát xung quanh.
- Rồi. Ông ta có giấy phép dùng súng carbin chứ không phải khẩu Beretta.
- Thế cậu đã kiểm tra xem ở Searle có ai có khẩu Beretta chưa?
- Rồi. Ở Searle không ai có khẩu Beretta cả.
Tôi gật đầu ra vẻ khen ngợi.
- Cậu đã làm tốt nhiệm vụ đấy.
- Bởi tôi rất muốn làm việc cho đại tá Parnell mà.
- Với đà này cậu nhất định sẽ đạt được ý nguyện. Bây giờ ta hãy đi xem xét một lát.
Trong một giờ rưỡi, chúng tôi đã rà soát ngôi nhà từng li từng tý. Nhưng không có một kết quả gì: không một bức thư, không một tờ hóa đơn, không một bức ảnh. Khi kiểm tra các ngăn kéo rỗng của cái tủ đầu giường, tôi có cảm tưởng rằng ai đó đã tới đây trước chúng tôi và đã mang hết những thứ có ở đây đi. Không thể có chuyện ông già Jackson sống bấy nhiêu nămở ngôi nhà này mà lại không giữ một bức thư hay một chứng từ nào.
- Mình có cảm tưởng rằng chúng ta đã tới muộn mất rồi, Bill ạ. – Tôi nói.
- Có lẽ vậy. (Anh ta đang ngồi quỳ gối nhìn dưới gầm giường). Hình như ở đây có cái gì đó thì phải.
Anderson giúp tôi đẩy cái giường dịch ra và chúng tôi phát hiện ra một cái hố đào xuống sàn nhà với tấm nắp bằng gỗ chỉ đậy một nửa. Tôi nhấc cái nắp ra và kiểm tra bên trong cái hốc rỗng. Tôi quay lại nhìn Bill đang quan sát qua vai tôi.
- Có thể ông già đã cất tiền ở đây và chắc là chưa tiêu bao nhiêu, - tôi nói và ngồi xổm dậy. – Cái lỗ này là nhà băng của ông ta và có kẻ nào đó đã phát hiện ra.
- Xem ra có lý lắm, - Bill thừa nhận.
Tôi nhún vai và đứng dậy.
- Thế là chúng ta chẳng thu được kết quả gì. Mình hy vọng sẽ tìm thấy thư từ, hay ít nhất cũng là một bức ảnh của Mitch và Johnnỵ Bây giờ ta thử xem xét quần áo của ông già xem sao.
Chúng tôi mở tủ quần áo. Chỉ còn độc nhất một cái quần cắt cụt hai ống và một chiếc áo vét bằng da đã sờn. Tôi lục tìm các túi, nhưng chỉ thấy bụi là bụi.
- Ông già sống hà tiện nhỉ? – tôi nói và khép cánh cửa tủ lại.
Bill lầu bầu gì đó trong miệng. Cậu ta đang đứng quan sát bức tường trước mặt. Tôi nhìn theo Bill và nhận ra ngay chỗ đã từng treo một bức tranh hay một khung ảnh gì đấy. Chỉ có ánh sáng mặt trời mới cho phép chúng tôi phát hiện ra điều đó. Theo dấu vết còn lại trên tường, thì cái khung này khoảng ba mươi nhân mười lăm xentimét.
Tôi đứng suy nghĩ một lát, mắt vẫn không rời bức tường, rồi nói:
- Mình đoán rằng đây là chiếc khung huân chương Danh dự của Mitch. Được treo ngay trên giường của ông già. Tất nhiên chỉ là giả thuyết thôi, nhưng mình sẵn sàng đánh cuộc là mình không lầm.
- Nếu kẻ tới đây trong khoảng thời gian từ hôm qua đến sáng nay là một tên trộm, - Bill nói. – thì nó sẽ làm gì với tấm huân chương ấy? Vì tên Mitch đã được khắc ở bên dưới rồi kia mà.
- Ai nói với cậu nó là kẻ trộm? Gã tới đây lấy đi những thứ trong các ngăn kéo tủ và tấm huân chương chính là kẻ đã giết Fred, - tôi nói. – Kẻ trộm thì lấy các thứ giấy tờ của Fred làm gì?
- Đúng thế.
Chúng tôi bước ra ngoài trong cái nóng hầm hập.
- Ta ra chỗ đầm nuôi ếch xem đi.
Chúng tôi đi tới đó và chỉ thấy ếch là ếch.
- Xong rồi, - tôi nói và châm thuốc hút. - Ta về thôi.
Tới chỗ đỗ chiếc Chevrolet của Bill, tôi hỏi:
- Liệu cảnh sát trưởng có lo lắng khi thấy cậu đi với mình không?
- Tôi đã xếp đặt cả rồi. Tôi đã nói với ông ấy cho tôi đi với anh để nắm được tình hình, đó là cách đề phòng tốt. Ông ấy rất hài lòng với ý tưởng của tôi.
- Đừng nói với ông ta quá dài dòng làm gì. Chỉ cần cho ông ta có cảm tưởng rằng mình chẳng tìm thấy gì hết. Mình có linh cảm cái lá nho này đang che đậy một điều gì đó quan trọng hơn mình tưởng.
- Ý anh muốn nói gì?
- Cậu cứ suy nghĩ đi, - tôi nói và ngồi vào xe. – Đây là một bài tập luyện tốt đối với cậu. Cậu đã nói chuyện với người bưu tá về thư tín của Jackson chưa?
- Chưa. Tôi không quên đâu, nhưng khó gặp Josh quá. Tôi hy vọng sẽ gặp ông ta tối nay.
- Đi gặp ông ấy đi, - tôi nói.
Tôi ngả người vào ghế trong khi Anderson chạy thẳng về Searle.
***
Trước khi chia tay với Anderson ở cửa đồn cảnh sát, tôi hỏi anh ta địa chỉ của bố Syd Watkins.
- Ông Wally Watkins ấy à? – Bill ngạc nhiên hỏi. – Anh muốn nói chuyện với ông ấy à?
- Tôi có thể gặp ông ấy ở đâu?
- Có một ngôi nhà nhỏ rất đẹp ở rìa làng. Đó là con đường thứ ba rẽ trái từ đường cái lớn, anh sẽ tìm thấy ngay thôi. Ở đó chỉ có một ngôi nhà duy nhất. Wally tới câu lạc bộ ba hay bốn tuần một lần. Ai cũng mến ông ấy. Bà Kitty, vợ Ông, và ông bố trí ngôi nhà rất đẹp. Khi bà Kitty qua đời, đó là một thảm kịch đối với ông Wally.
- Chuyện đó xảy ra hồi nào?
- Cách đây hai năm. Người ta kể rằng bà ấy quá đau buồn về chuyện thằng con trai, nhưng anh biết rồi đấy, những chuyện đồn đại ở nơi khỉ ho cò gáy thế này chẳng có giá trị bao nhiêu. Bác sĩ Steed nói bà ấy bị sưng phổi.
- Theo những điều mình nghe được thì Syd Watkins sống bừa bãi lắm.
- Đúng như vậy, nhưng anh còn lạ gì những bà mẹ nữa. Wally không đồng ý kiến với vợ. Ông ấy hoàn toàn không hợp với Syd.
Trước khi tới nhà Wally Watkins, tôi dừng lại ở xí nghiệp Morgan & Weatherspoon. Harry Weatherspoon vẫn đang ngồi làm việc. Thấy tôi bước vào ông nghiêm mặt nhìn rồi mỉm cười.
- A, ông thám tử Wallace! Ông khéo bịa với tôi về cái chuyện thu thập thông tin cho các nhà văn đấy nhỉ.
- Tôi rất lấy làm tiếc, ông Weatherspoon ạ. Nhưng kinh nghiệm dạy tôi rằng chẳng mấy ai muốn nói chuyện với các thám tử cả.
- Cũng không sao. Hình như ông vẫn còn hy vọng tìm thấy thằng cháu nội của ông già Jackson?
- Theo như tôi thấy thì hệ thống thông tin trong làng thông suốt gớm nhỉ.
- Tất nhiên rồi. Tất cả những gì xảy ra ở đây chi sau nửa tiếng cả làng đều biết.
- Tôi chỉ muốn hỏi ông vài câu.
- Không sao cả. Xin mời ông. Về vấn đề gì vậy?
- Ông già Jackson hàng tuần đều cung cấp cho ông một số lượng ếch nhất định. Tôi muốn biết ông trả cho ông ấy bao nhiêu?
- Để làm gì?
- Johnny sẽ là người thừa kế. Ông già Jackson sống rất hà tiện, nên rất ít tiêu phạ Ông ấy chắc phải còn cả đống tiền.
- Tôi hiểu. Xét cho cùng, tôi cũng chẳng giấu ông làm gì. Có những tuần nhiều, nhưng cũng có những tuần ít. Bình quân tôi trả ông ấy một trăm năm mươi đô một tuần
- Thế ông thanh toán với ông ấy như thế nào?
- Luôn luôn bằng tiền mặt. Tôi cho tiền vào phong bì rồi Abe đưa cho Jackson và Jackson gửi lại giấy biên nhận.
- Vậy thì ông ta phải tiết kiệm được một trăm đôla một tuần.
- Có thể lắm.
- Việc đó kéo dài được bao nhiêu năm rồi?
- Jackson là người cung cấp cho chúng tôi hơn hai mươi năm naỵ Tính cả tới những năm bội thu, ông ta phải kiếm được hai trăm đô một tuần.
- Bằng tiền mặt và không phải đóng thuế?
- Bằng tiền mặt, đúng như vậy. Còn chuyện thuế má thì tôi không biết.
- Tính đại khái thì ông ta cũng có được khoảng một trăm ngàn đôla để dành.
- Tôi không biết. Ông ta có thằng con trai tên là Mitch. Có thể ông ta cho nó tiền.
Tôi chợt nghĩ về cái lỗ ở dưới gầm giường Jackson. Đó chắc phải là nơi ông ấy giấu tiền. Thậm chí nếu tôi nhầm, thì chắc chắn ông ấy cũng đã mất một khoản tiền lớn.
- Thật đáng buồn là ông già tội nghiệp đã tự sát, - Weatherspoon nói tiếp. – nhưng ông ấy còn gì trên đời này nữa đâu. Tất cả chúng tôi đều thương tiếc ông ấy. Khu nuôi ếch của ông ấy rất năng suất.
- Ông có tính chuyện mua lại khu đất đó không?
Weatherspoon lưỡng lự và nhìn tôi với con mắt dò hỏi.
- Cũng có, - Ông ta nói. – Tôi biết một người nuôi ếch còn trẻ nhưng năng động lắm. Nếu mua được tôi sẽ cho anh ta thuệ Nhưng nó thuộc tài sản thừa kế của Jackson. Chừng nào chưa tìm được đứa cháu nội hoặc chưa chứng minh được là nó đã chết, thì tôi chẳng làm gì được.
- Chẳng làm gì được ư? (Tôi nhìn thẳng vào mắt ông ta).
- Khi tôi biết về cái chết ông ta, tôi đã tính chuyện mua khu đất đó. Người được ủy quyền của tôi chuyên lo việc đó. Tôi đã yêu cầu ông ta đăng thông báo tìm Johnny Jackson. Có thể ông sẽ giúp được chúng tôi cũng nên, ông Wallace ạ. Nếu ông tìm được Johnny, nhờ ông nói với cậu ta rằng tôi rất muốn nói chuyện với cậu ấy. Ông cũng nói với cậu ấy rằng tôi sẽ trả một giá rất hợp lý.
- Ai là công chứng viên của các ông?
- Ông Howard và ông Benbolt. Ông Benbolt lo tất cả các vụ việc của tôi.
- Ông cho phép tôi đi gặp ông ta chứ?
- Tất nhiên. Nhưng là về chuyện gì?
- Tôi đang tìm kiếm Johnny Jackson. Mà ông nói với tôi rằng Benbolt cũng đang tìm kiếm Johnnỵ Chúng tôi có thể tiết kiệm thời gian khi hai người không phải làm chung một việc.
- Ông cứ tới gặp. Địa chỉ của ông ấy có trong danh bạ.
- Rất tốt. Cám ơn ông Weatherspoon. Hy vọng chúng tôi sẽ tìm được thằng bé đó.
Tôi bắt tay ông ta rồi đi ra.
Chưa đầy mười lăm phút, tôi đã tới nhà ông Wally Watkins. Lời mô tả của Bill cho tôi còn thua xa thực tế. Đây là ngôi nhà nhỏ một tầng quét vôi trắng, đứng biệt lập với một mảnh vườn xinh xinh và một bãi cỏ tuyệt vời và những bông hồng đang khoe sắc. Một con đường nhỏ rải sỏi, hai bên lề xây gạch đỏ dẫn tới cửa nhà. Cái cơ ngơi nhỏ bé này dường như được chăm chút một cách không tiếc sức bởi những bàn tay thương yêu.
Wally Watkins ngồi trong chiếc ghế phôtơi lắc lư ở hiên nhà, miêng ngậm tẩu. Ông mặc một bộ complê trắng tuyệt đẹp và đội một chiếc mũ rộng vành.
Ông nhìn tôi bước xuống xe. Trông ông trạc ngoài bảy mươi: gầy, gương mặt rám nắng với bộ râu trắng như cước.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã cảm thấy mến ông.
- Xin phép được hỏi có phải ông là Watkins? – tôi hỏi và dừng lại trước mặt ông.
- Chính tôi đây. Chắc anh là Dirk Wallace, thám tử của đại tá Parnell. (Ông mỉm cười và bắt tay tôi). Anh đừng ngạc nhiên, thông tin ở cái vùng hoang vu này truyền nhanh lắm.
- Cháu biết, - tôi nói và xiết chặt tay ông.
- Xin lỗi anh là tôi không đứng dậy được. Tôi bị đau gối. Trước khi ta nói chuyện với nhau, mời anh vào nhà, tới bếp, qua cái cửa đầu tiên bên trái ấy. Trong tủ lạnh có uytski Êcốt và một chai nước gạ Ly thì ở bên phải tủ lạnh. Anh có thể làm ơn giúp tôi được chứ? (Ông nhìn tôi và mỉm cười hiền hậu). Vào nhà anh cũng nên ngó qua một chút để xem tôi sống thế nào.
Tôi làm đúng như yêu cầu của ông. Ngôi nhà vẫn được chăm sóc không chê vào đâu được. Phòng khách rộng và bếp được trang bị tốt. Tôi chuẩn bị đồ uống, đưa ra và ngồi xuống chiếc ghế cạnh ông già.
- Ông Watkins ạ, ông có thể không chỉ hãnh diện về ngôi nhà thôi đâu, mà còn hơn thế nữa kia.
- Cám ơn anh. (Ông già có vẻ rất sung sướng). Kitty là một nội tướng tuyệt vời. Bà ấy yêu ngôi nhà này lắm và chăm sóc nó chẳng kém gì chăm sóc tôi. Tôi không muốn bà ấy buồn. Tôi tin rằng những người thân yêu của chúng ta luôn ở bên cạnh chúng tạ (Ông chạm cốc với tôi và chúng tôi cùng uống). Có phải anh đang tìm Johnny Jackson?
- Đúng vậy. Ông có quen cậu ta không?
- Tất nhiên là có chứ. Đó là một thằng bé rất thông minh và đáng yêu. Ý tôi muốn nói là nó học giỏi lắm. Mà lại chăm chỉ nữa. Johnny phải đạp xe tám cây số đi học, sau đó lại về giặt giũ , làm cơm và giúp ông nó chăn nuôi và thu hoạch ếch. Mà nó yêu ông nó lắm. Theo điều tôi biết thì có thể nói rằng nó sùng bái ông nó.
- Thế thì tại sao nó lại bỏ đi?
- Đó cũng chính là điều tôi thắc mắc. Tại sao nó lại đột ngột bỏ đi như vậy?
- Ông Watkins này, ông có nghĩ là có chuyện gì đó đã xảy ra với thằng bé không? Liệu nó có bị bệnh chết hay chết vì tai nạn hay Fred không thừa nhận nó ở tòa thị chính?
Wally để rớt một chút rượu uytski, ông lẩm bẩm điều gì đó rồi rút khăn mùi soa lau quần.
- Ồ không, tôi không nghĩ là nó đã chết. Chết thì Fred đã báo ngay rồi. Chắc là ở trên đó đã xảy ra chuyện gì đó buộc thằng bé phải bỏ đi.
- Vậy cái gì đã xảy ra tới mức khủng khiếp như vậy?
- Tôi cũng luôn tự hỏi mình như vậy.
- Liệu có thể khi đã lớn, Johnny không chịu được phải sống vất vả nên đã bỏ đi không?
- Tôi đã nói với anh rồi. Thằng bé sùng bái ông nó lắm. Nó không thể bỏ ông nó mà đi được.
- Nhưng thực tế nó đã chả làm như thế là gì.
- Đúng thế.
- Thế ông có thân với Fred không?
- Còn hơn cả thân nữa kia. Có thời chúng tôi là bạn nối khố của nhau. Khi cá sấu cắn nát đùi ông ấy, tôi đã đi tiếp tế cho ông ấy. Hồi ấy Mitch còn ở nhà. Đối với Fred thì hắn là đứa con ngoan, còn với mọi người thì nó là tên quỷ sứ. Nó nhờ tôi trông nom bố nó. Cứ như là tôi sẽ bỏ mặc bố nó ấy. Tôi vẫn tiếp tế cho bố nó, nhưng mọi chuyện không như trước nữa. Fred trở nên trái tính trái nết. Ông không muốn để người ta nhìn thấy mình đi trên nạng. Rồi Johnny tới. Nó thường tới mua ở cửa hiệu của tôi ở ngay cổng trường học. Nó bảo tôi rằng ông nó không muốn tiếp khách và tôi không lui tới đó nữa.
- Fred có lấy vợ không?
- Tôi nghĩ là có. Chuyện cách đây đã hơn ba mươi năm rồi. Hồi đó tôi có mở một cửa hiệu thực phẩm, còn Fred làm thuê cho một người nuôi ếch trước khi mua khu đất hiện naỵ Tôi không hiểu sao Fred bỏ đi đâu đó chừng hai năm. Khi trở về ông có một ít tiền và dẫn theo thằng Mitch. Lúc đó thằng bé mới hơn một tuổi. Fred đã kể và bắt tôi giữ kín rằng mẹ thằng bé đã chết ngay khi sinh nó. Fred yêu và tự hào về thằng bé. Vào thời đó, tôi nhớ có lần Fred đã bảo tôi rằng nếu nó là con gái, ông đã cho người ta nuôi rồi. Có một đứa con trai là điều vô cùng quan trọng đối với ông.
- Ông có biết Fred để dành tiền không?
- Chuyện này thì tôi không biết, nhưng chính tôi cũng băn khoăn về chuyện này. Chắc là ông ấy phải để dành tiền.
- Chính vì nguyên nhân đó mà cháu muốn tìm Johnny, nó là người thừa kế duy nhất của Fred. Có người định mua lại trang trại đó.
- Weatherspoon phải không?
- Vâng.
- Anh đã gặp anh ta rồi à?
- Vâng.
- Anh ta tới đây khoảng mươi năm trước và mua tất cả những thứ hiện có lúc đó. Anh ta mua nhà máy ướp lạnh ếch, mua cửa hàng thực phẩm của tôi và tôi đoán rằng khi ông Bob tội nghiệp nhắm mắt, anh ta sẽ không chậm trễ mua nốt cả cái khách sạn.
- Bằng tiền kinh doanh ếch ư?
- Tôi không biết. Nhà máy phát đạt lắm, nhưng tôi không nghĩ là nó có thể mang lại nhiều tiền tới mức đó.
- Người ta nói rằng sau khi Johnny bỏ đi có một cô gái tới làm việc cho Fred.
- Lại chuyện lão Abe Levi chứ gì? Lão ấy nói có nhìn thấy cô bé, nhưng lão ấy thường say khướt ấy mà. Tôi không tin. Ở Searle này người ta có thể bịa đủ thứ chuyện.
- Abe nói rằng Johnny vẫn ở đó và cô bé sống với nó.
- Hoàn toàn là chuyện vớ vẩn do lão Abe bịa ra. Nếu ông ta có thấy ai khác ở đó thì đó là Johnnỵ Anh cứ thử nghĩ mà xem. Một cô bé liệu có thể sống với một ông già cụt cả hai chân, lại trái tính trái nết, ghét cay ghét đắng đàn bà con gái, giặt giũ cho ông ta và sống với lũ ếch ấy không? Không có con bé nào lại chấp nhận như vậy cả. (Wally bật cười). Không thể có chuyện đó được.
Tôi nghĩ có lẽ ông có lý.
- Thôi cháu không làm phiền ông nữa. – tôi nói. – những điều ông cho cháu biết rất lý thú. Sau này có gì cháu sẽ trở lại hỏi thêm ông sau.
- Thế anh có tới dự đám tang Fred không?
- Có lẽ là không. Khi nào ạ?
- Ngày mai, lúc mười một giờ. Cả làng đều có ở đó. Ở đây người ta rất thích tới các đám tang. Tôi cũng sẽ đi, dù gối có đau hay không.
- Ông có muốn cháu lấy xe đưa ông đi không?
- Anh tốt quá, nhưng cám ơn anh. Bob Wyatt đã hứa đến đón tôi rồi. (Ông lắc đầu). Ông ấy chắc là người đầu tiên sẽ đi theo Fred mất.
Tôi bắt tay ông già và trở lại Searlẹ Bước vào tiền sảnh của khách sạn tôi đã thấy Peggy đứng bên quầy tiếp tân. Cô cười rất tươi chào tôi.
- Anh có lấy chìa khóa không, Dirk?
- Cám ơn Peggỵ Cô có thể nối đường dây trực tiếp cho điện thoại của tôi được không? Tôi cần gọi gấp.
- Ba em đi vắng rồi. (Cô đưa cho tôi chìa khóa. Hơi thở đầy mùi rượu). Anh có muốn em lên phòng anh ít giờ để chứng minh cho anh thấy giường anh tuyệt vời tới mức nào không?
Tôi cảm thấy thương hại cô bé. Cô ta đã say và có vẻ tuyệt vọng vì lý do gì đó tôi không biết.
- Nghe đây, cô bé. Cô còn quá trẻ đối với tôi, - tôi dịu dàng nói. – Và nhớ đừng có uống rượu nữa.
Peggy đỏ mặt và lườm tôi.
- Anh không biết mình sẽ bị thiệt tới mức nào đâu.
- Thôi, hãy nối dây cho tôi đi. – Tôi nói và bỏ đến cửa thang máy.
Tôi lấy thang máy đi lên phòng. Mười phút sau tôi gọi cho Chick Barley.
- Anh có tin gì mới cho tôi không, Chick.
- Chưa có. Chắc phải một thời gian nữa.
Tôi nghe có tiếng thở của ai đó và hiểu ngay Peggy đang nghe trộm.
- Không cần đi vào chi tiết, - tôi nghiêm giọng. – Có kẻ đang nghe trộm. Nhưng anh khẩn trương giúp nhé. (Tôi gác máy).
Phần còn lại của buổi chiều tôi ngồi viết báo cáo về chuyến khảo sát khu nhà Jackson: phát hiện được một hố ở dưới giường và cuộc nói chuyện với Weatherspoon và Wallỵ Sau đó đến giờ ăn tối. Tôi cho bản báo cáo vào tủ khóa lại rồi đi xuống nhà ăn. Tôi ăn một suất bitết với khoai tây rán rồi trở lại phòng bật tivi và ngồi xem cho tới lúc buồn ngủ.
Tôi khóa trái cửa, đi nằm và ngủ thiếp đi.
***
Wally Watkins nói đúng. Dân Searle rất thích tới các đám tang.
Vào lúc mười giờ rưỡi, chuông nhà thờ đổ hồi. Theo tín hiệu đó mọi người trong làng đều đổ ra phố.
Sau bữa ăn sáng thịnh soạn, tôi lên phòng ngủ, ngồi trước cửa sổ quan sát những điều diễn ra trên đường phố. Tất cả đều đóng cửa: từ các cửa hiệu, văn phòng, bưu điện tới các trạm bán xăng. Chỉ trừ có đồn cảnh sát. Tất cả người lớn đều bận đồ đen, còn trẻ con bận đồ trắng. Cảnh tượng thật xúc động.
Xe tang chở chiếc quan tài bằng gỗ sồi với những chiếc móc tay bằng đồng sáng choang dẫn đầu đám tang. Ông cảnh sát trưởng Mason dẫn đầu đám người đưa tang. Sau ông một hai bước là bác sĩ Steed, rồi Harry Weatherspoon, Bob Wyatt, Wally Watkins tay chống can và Silas Wood. Trong đám đông tôi thấy cả ông già Abe Levị Không có hoa. Có lẽ dân chúng ở đây cho rằng góp tiền mua một chiếc quan tài sang trọng như thế này là đủ rồi. Tôi nhìn đám tang xa dần, rồi đi xuống tiền sảnh.
Peggy vẫn ngồi ở quầy tiếp tân. Cô nhìn tôi không cười như mọi lần.
- Người ta đang đưa tang ông già Fred. Đám tang to lắm, - tôi bắt chuyện.
- Tôi không nói chuyện với anh.
Tôi tiến đến bên quầy, tựa khuỷu tay lên đó và nhìn thẳng vào mắt Peggy.
- Cô đã nói dối tôi khi kể rằng cô và Johnny đã có quan hệ thân mật với nhau, phải vậy không?
Cô đỏ mặt và lườm tôi.
- Anh hãy xéo đi, đừng có quấy rầy tôi.
- Cũng nhũ tất cả các cô gái khác, cô ghét Johnny vì anh ta không để mắt tới cô, - tôi nói tiếp. – nhưng cô đã tìm cách chơi trội bằng cách kể cho các cô bé ngốc nghếch bạn cô rằng Johnny là tình nhân bí mật của cộ Tất nhiên là để cho cô có một uy tín nào đó. Rồi chính cô cũng tin vào chuyện dối trá của mình. Nhưng cô cũng như tôi biết rằng Johnny không hề quan tâm tới cô cũng như những đứa con gái khác.
Cô ta đột ngột quay người định tát tôi, nhưng tôi không mấy khó khăn nắm được cổ tay cô.
- Thôi nào, Peggy, ngoan nào.
Peggy giật tay ra, nét mặt nhăn nhó và dàn dụa nước mắt.
- Tôi ghét anh lắm! Johnny là thằng ẽo ợt dơ bẩn. Tôi yêu là yêu những người đàn ông chân chính! Rồi anh xem.
Cô ta quay nửa vòng rồi chạy trốn vào văn phòng, đóng sập cửa lại. Tôi rất thương cô bé, nhưng tôi phải làm sáng tỏ chuyện này và bây giờ tôi đã biết.
Tôi ra khỏi khách sạn, vào đồn cảnh sát. Bill Anderson ngồi trên bàn.
- Chào anh Dirk! – anh ta reo lên. – anh thấy đám tang chỗ chúng tôi thế nào.?
- Rất có ấn tượng. Cậu đã gặp ông bưu tá chưa?
- Đã gặp tối hôm quạ Josh có vẻ ngu ngơ thế nhưng có trí nhớ rất tốt. Ông ta nói với tôi Fred không bao giờ nhận được thư từ gì trước khi Mitch chết. Quân đội gửi huân chương của Mitch tới bằng thư bảo đảm. Đó là lần đầu tiên Fred nhận được bưu phẩm. Sau đó, khoảng sáu năm trước có một bức thư gửi cho ông tạ Josh vốn là người tò mò cho tôi biết rằng nó tới từ Miamị Rồi thư từ cứ đến đều đặn vào ngày mồng một hàng tháng.
- Hôm qua đã là ngày mồng năm rồi, thế thư tháng này đã tới chưa?
- Chưa. Người trao đổi thư từ với Fred chắc là biết ông ấy đã chết.
- Fred chết mới được ba ngày, Bill ạ. Như vậy người gửi thư biết trước là Fred sẽ chết.
Tôi để mặc Anderson ngồi há hốc mồm kinh ngạc và đi về khách sạn. Tiếng chuông báo tử đã dừng ngân. Tôi đoán đám tang đã kết thúc. Khi tôi lên thang máy, tôi không thấy Peggy ở quầy. Tôi thêm vào bản báo cáo của tôi rằng Peggy đã nói dối tôi về quan hệ thân mật với Johnny và Fred mỗi tháng nhận được một bức thự Tôi cho bản báo cáo vào tủ và khóa lại, rồi đi xuống ăn trưa.
Nhà ăn vắng tanh. Tôi ăn món thịt nguội và salad. Ông quản lý già nói với tôi rằng chỉ chốc nữa khi đám tang kết thúc, nhà hàng sẽ chật ních người. Tôi ăn vội vàng rồi quay ngay lên phòng.
Tôi thấy mọi người đi đưa đám về túa xuống đường phố và ai về nhà nấy. Tôi đợi thêm lát nữa trước khi ra chỗ đỗ xe lấy xe để đi ra nghĩa địa. Đối với ngôi làng quê mùa như Searle thì nghĩa địa này là khá lớn và được chăm sóc khá chu đáo. Phải mất một lúc tôi mới tìm ra mộ của Fred Jackson.
Trên mô đất mới đắp lên, tôi thấy có vài chục bông hồng đỏ, những bông hoa tuyệt đẹp mà sau này khi tới lượt mình, tôi cũng muốn người ta đặt lên mộ tôi.
Tôi tiến lại gần và thấy một tấm các gài vào một mẩu dây thép. Tôi cúi xuống và đọc dòng chữ đánh máy trên tấm các:
“Cầu cho ông nội từ nay yên giấc ngàn thụ Johnny”